Nghiên cứu về tác động của quản trị rủi ro doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Vai trò của công nghệ thông tin và văn hóa tổ chức
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá mối quan hệ giữa ERM, CNTT, văn hóa tổ chức, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động phi tài chính trong một mô hình đường dẫn. Kết quả khảo sát từ 127 DN được phân tích bằng kỹ thuật PLS cho thấy ERM ảnh hưởng tích cực đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động phi tài chính của DN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu về tác động của quản trị rủi ro doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Vai trò của công nghệ thông tin và văn hóa tổ chức
- Nghiên cứu về tác động của quản trị rủi ro doanh nghiệp đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp: Vai trò của công nghệ thông tin và văn hóa tổ chức Influence of enterprise risk management on competitive advantage and performance: Role of information technology and organizational culture TS. Phạm Trà Lam* PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh* Phan Đoàn Trúc Phương* Lê Minh Hoàng* Lê Thị Quý Anh* Ngô Từ Thiện* Hiền Ngọc Thịnh* *Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Trong thế giới VUCA hiện nay, QTRR DN (ERM) dần trở thành nhu cầu bức thiết của mọi DN. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa ERM và công nghệ thông tin (CNTT) cũng như những tác động của nó đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá mối quan hệ giữa ERM, CNTT, văn hóa tổ chức, lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động phi tài chính trong một mô hình đường dẫn. Kết quả khảo sát từ 127 DN được phân tích bằng kỹ thuật PLS cho thấy ERM ảnh hưởng tích cực đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động phi tài chính của DN. Cấu trúc CNTT có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa ERM và lợi thế cạnh tranh. Các kết quả này cung cấp những hàm ý quản trị trong chiến lược tích hợp ERM và CNTT để đạt lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Từ khóa: quản trị rủi ro doanh nghiệp, công nghệ thông tin, văn hóa doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh, hiệu quả hoạt động phi tài chính. Abstract In the VUCA world, enterprise risk management (ERM) has gradually become an urgent need for every business. However, there have not been many studies on the relationship between ERM and information technology (IT) as well as its impacts on business performance. This study focuses on exploring the relationship between ERM, competitive advantage, IT, organizational culture and non-financial performance in a path model. Survey results from 127 enterprises analyzed by the PLS technique show that ERM
- positively affects the competitive advantage and non-financial performance of enterprises. IT structure has a moderate impact on the relationship of ERM and competitive advantage. These results provide managerial implications in the strategy of integrating ERM and IT to gain a competitive advantage and improve business performance. Keywords: enterprise risk management (ERM), information technology (IT), organizational culture, competitive advantage, non-financial performance. JEL Classification: M00, M19, M20. DOI: https://doi.org/10.59006/vnfa-jaa.03202325 1. Giới thiệu Trong thời đại toàn cầu liên tục hóa biến động với lượng công việc và quy mô DN khổng lồ như ngày nay, rủi ro của các DN có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Dưới bối cảnh đó, các phương pháp và quy trình QTRR DN (ERM) mới do (COSO, 2004 - Ủy ban Các tổ chức bảo trợ của Ủy ban Treadway) phát triển nhằm hỗ trợ các DN quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi thị trường quốc tế có những chuyển biến bất ngờ không báo trước, thì DN cần có khả năng phản ứng nhanh với những với biến động này, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động tài chính cũng như phi tài chính của mình. Các nghiên cứu trước cho thấy, văn hóa DN luôn là chủ đề được thảo luận nhiều trong các học thuyết quản trị, trong ít nhất vài thập kỷ gần đây. Theo Conference Board 2005, ⅔ số người được khảo sát xác nhận rằng, họ gặp khó khăn trong việc ứng dụng ERM trong DN của họ, vì các lý do liên quan đến văn hóa DN. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trước đây ấn định sự thành công của hệ thống ERM phụ thuộc hoàn toàn vào bất kỳ khuôn mẫu văn hóa nào. Do đó, nghiên cứu này tập trung tìm hiểu về tác động của văn hóa DN đến ERM (theo Mô hình văn hóa của Wallach's 1983). Khảo lược các nghiên cứu trước cho thấy, những nghiên cứu về chủ đề ERM ở các quốc gia đang phát triển là rất hạn chế và hầu như là chưa được quan tâm nhiều. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng ERM ở Việt Nam là không đồng nhất và nó thực sự gây khó khăn đối với các bên thứ ba, khi họ muốn đo lường độ hiệu quả của ERM mà DN đang sử dụng. Do đó, để thu hút các nhà đầu tư và duy trì sự bền vững của các DN quốc nội, ứng dụng ERM và nghiên cứu cách ERM hoạt động bên trong DN Việt Nam, nên được xem xét một cách nghiêm túc. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc khám phá mối quan hệ giữa ERM, lợi thế cạnh tranh, CNTT, văn hóa tổ chức và hiệu quả hoạt động phi tài chính của các DN trong một mô hình đường dẫn.
- 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khuôn mẫu QTRR DN (ERM) Trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng, các DN phải đối diện với rất nhiều rủi ro từ nhiều nguồn, trước những nguy cơ như thế thì QTRR đã trở thành một vấn đề trọng tâm của các tổ chức. ERM ngày càng được ứng dụng rộng rãi và được xem như là nhân tố chính, trong việc giúp tổ chức đạt được các mục tiêu và tạo ra thịnh vượng (Acharyya, 2008). Tám thành phần cấu tạo của ERM, bao gồm: môi trường nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận dạng sự kiện, đánh giá rủi ro, phản ứng với rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát (COSO, 2004). 2.2. Lý thuyết ngẫu nhiên Lý thuyết ngẫu nhiên là một trong những lý thuyết cơ bản thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về QTRR, một chủ đề nghiên cứu có nhiều khuôn mẫu và công cụ hỗ trợ. Lý thuyết này đề cập đến việc, không có một phương pháp tối ưu nào để tổ chức điều hành một công việc kinh doanh hoặc đưa ra các lựa chọn (Reinking, 2012). Theo Anette Mike's (2013), có 03 cách tiếp cận lý thuyết ngẫu nhiên, bao gồm: nghiên cứu lựa chọn (selective studies), nghiên cứu đồng dư (congruence studies) và nghiên cứu thực địa theo chiều dọc (longitudinal field studies). Cách tiếp cận của nghiên cứu này là cách thứ hai. Cụ thể, chúng tôi tiến hành khảo sát các DN, để rút ra các hàm ý quản trị nhằm cải thiện hiệu suất của hệ thống ERM. 2.3. Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV) Đây là lý thuyết được đề xuất bởi Barney vào năm 1991, sau đó được kế thừa và phát triển bởi Acedo, Barroso và Galan (2006). Lý thuyết RBV phát biểu rằng, mỗi tổ chức đều có những cấu trúc nguồn lực cụ thể là những tài sản vật chất, quyền sở hữu và kiểm soát của mình. Những nguồn lực này là yếu tố quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN trong dài hạn, thông qua sự sáng tạo và đổi mới liên tục. Các nguồn lực có thể được phân thành 03 nhóm là: nguồn lực về vật chất như là máy móc, nhà xưởng, văn phòng, máy tính,...; nguồn lực phi vật chất như cơ sở dữ liệu, mạng lưới quan hệ, mạng lưới thông tin và nguồn lực năng lực mà khả năng sáng tạo, năng lực kiến thức, kinh nghiệm, khả năng tối đa hóa hiệu suất tài sản cố định. ERM có thể được coi là một tài sản chiến lược, có thể làm tăng lợi thế cạnh tranh và hiệu suất hoạt động tổ chức (Barney, 1991). Do đó, nghiên cứu này kế thừa RBV nhằm phát triển mối quan hệ giữa ERM và hiệu quả hoạt động của DN.
- 2.4. Phát triển giả thuyết nghiên cứu Trong nghiên cứu này, QTRR DN được đo lường dựa trên tất cả 8 thành phần được cung cấp bởi (COSO, 2004). Hầu hết, các nghiên cứu về ERM đã được thực hiện ở các nước phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển về việc thực hiện ERM, do thiếu nhận thức và hiểu biết về nó. Các nước phát triển có tốc độ tăng trưởng về việc thực hiện QTRR DN cao hơn so với các nước đang phát triển (Subhani và Osman, 2011). Do đó, một số tác giả như Jalal-Karim (2013), đã đề xuất nghiên cứu thêm về QTRR DN và tình trạng của nó ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu này, chọn Việt Nam là một quốc gia đang phát triển cho mục tiêu mẫu của mình. Tập trung nghiên cứu về tác động của QTRR DN đến lợi thế cạnh tranh trong phạm vi các DN, các tổ chức ở Việt Nam. Điều này rất quan trọng, vì QTRR DN chưa giải quyết đầy đủ trong môi trường học thuật Việt Nam về mặt lý thuyết và trong các DN về mặt thực tế. Tất cả những lý do đáng để được đề cập, đã làm tăng nhu cầu nghiên cứu như vậy ở Việt Nam. Bên cạnh đó, lý thuyết RBV ủng hộ cho mối quan hệ giữa ERM và lợi thế cạnh tranh của DN. Do đó, chúng tôi phát triển giả thuyết sau: H1 - QTRR DN có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến lợi thế cạnh tranh. CNTT đã trở thành một trong những tài sản chiến lược quan trọng nhất là công cụ đảm bảo tính bền vững và phát triển của DN. Chức năng CNTT là chịu trách nhiệm thu thập, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, cung cấp và truy xuất thông tin một cách an toàn khi cần thiết (Abu-Musa, 2008). Tuy nhiên, nếu một hệ thống CNTT không phù hợp được áp dụng, nhiều hệ quả tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Theo Bergerona và cộng sự (2004) CNTT có thể được chia thành 02 loại, gồm chiến lược CNTT và cấu trúc CNTT. Chiến lược CNTT là một trong những khái niệm cốt lõi trong lĩnh vực CNTT và đã được nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Chen và cộng sự (2017), chiến lược CNTT được thúc đẩy bởi DN chứ không phải thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Cấu trúc CNTT bao gồm: xác định môi trường CNTT và chiến lược sử dụng CNTT (Bergerona và cộng sự, 2004). Thông qua, việc xác định môi trường CNTT một cách có hệ thống DN có thể nhận ra các lực lượng thay đổi của CNTT bên ngoài và hình thành các chiến lược thích ứng, để đối phó với những bất ổn từ môi trường. Chiến lược sử dụng CNTT, thúc đẩy việc sử dụng CNTT để đạt được các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Tổng quan lý thuyết cho thấy, các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh do CNTT gây ra vẫn chưa được nghiên cứu nhiều tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Do đó, 02
- khía cạnh của cấu trúc CNTT và chiến lược CNTT được tập trung nghiên cứu trong nghiên cứu này. Bài nghiên cứu này sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên, để giải thích ảnh hưởng của các khía cạnh khác nhau của CNTT đối với mối quan hệ ERM, với lợi thế cạnh tranh như một biến điều tiết (Reinking, 2012). Bên cạnh đó, Saeidi và cộng sự (2018) đã chứng minh, việc triển khai CNTT trong DN có tác động đến ERM. Do đó, chúng tôi phát triển giả thuyết như sau: H2 - Chiến lược CNTT có tác động điều tiết đến mối quan hệ ERM và lợi thế cạnh tranh. H3 - Cấu trúc CNTT có tác động điều tiết đến mối quan hệ ERM và lợi thế cạnh tranh. Văn hóa tổ chức là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một tổ chức hoặc một DN, được nhiều người coi là có ảnh hưởng lớn đến việc suy nghĩ và hành xử của tổ chức, đến cách mà mọi người và các nhóm tương tác với nhau, với khách hàng và với những bên liên quan. Oliveira và cộng sự (2019) đã đề cập rằng, giao tiếp, nhận thức và văn hóa rủi ro là một trong những yếu tố thành công quan trọng hàng đầu đối với quản lý rủi ro DN. Đã có một nghiên cứu đã xác định rằng, “Tổ chức văn hóa” và “Phạm vi tổ chức” có những rào cản hàng đầu đối với việc thực hiện ERM, bởi một nửa trong số người trả lời khảo sát (Miccolis, 2003). Và một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, khoảng 2/3 số người tham gia đã phải đối mặt với những thách thức trong việc quản lý sự thay đổi văn hóa cần thiết, để thực hiện ERM trong tổ chức của họ (The Conference Board, 2005). Kế thừa các nghiên cứu trên, chúng tôi xây dựng giả thuyết: H4 - Văn hóa tổ chức có tác động tích cực đến hiệu quả của hệ thống ERM. Hiệu quả hoạt động của công ty được đánh giá bằng cách phân tích hai khía cạnh, đó là hoạt động tài chính và hoạt động phi tài chính. Theo mục tiêu của bài nghiên cứu và một số chứng minh (Abernethy và Lillis, 1995; Banker, Gordon và Srinivasan, 2000; Banker, Potter và Srinivasan Hoque, 2005; Ittner và Larcker, 1998; Kaplan, 1984; Mia và Clarke, 1999; Smith và Wright, 2004), nghiên cứu này tập trung vào hiệu quả hoạt động phi tài chính của DN. Hiệu quả hoạt động tốt sẽ cải thiện lợi thế cạnh tranh của DN và từ đó sẽ củng cố lại hiệu quả hoạt động phi tài chính (Lee và Yang, 2011). Theo Endang Asuti (2018) tại Hình 1. Hệ số đường dẫn có ý nghĩa thống kê và có tác động dương cho thấy, mối quan hệ giữa hai yếu tố lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động phi tài chính. Điều này có nghĩa là, lợi thế cạnh tranh càng cao thì hiệu quả hoạt động phi tài chính càng cao.
- Hình 1: Kết quả nghiên cứu của Endang Asuti (2018) Từ những phân tích trên, chúng tôi phát triển giả thuyết sau: H5 - Lợi thế cạnh tranh có các dụng tích cực đến hiệu quả hoạt động phi tài chính. Hình 2: Mô hình nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thang đo Khái niệm ERM được chấp nhận theo khuôn mẫu ERM của COSO với 8 cấu trúc. Đây là thang đo đa hướng bậc hai, dạng kết quả - kết quả. Hai khái niệm gồm “Cấu trúc CNTT” - (ITU gồm 11 biến quan sát) và “Chiến lược CNTT” - (ITA gồm 18 biến quan sát) có thang đo đơn hướng, được kế thừa từ Bergerona và cộng sự (2004). Thang đo của văn hóa tổ chức (ORC) với 03 cấu trúc là dạng thang đo đa hướng bậc hai, dạng kết quả - kết quả (Wallach’s, 1983). Khái niệm “Lợi thế cạnh tranh” - (COA gồm 7 biến quan sát) có thang đo đơn hướng (Saeidi và cộng sự, 2015). Khái niệm hiệu quả hoạt động phi tài
- chính (NFP gồm 8 biến quan sát) là thang đo đơn hướng, được chấp nhận theo Ittner, Larcker và Randall (2003). 3.2. Mẫu nghiên cứu Nghiên cứu đã khảo sát những người đang công tác tại các DN Việt Nam, với số liệu thống kê mô tả người tham gia khảo sát, như sau: Bảng 1: Thống kê người tham gia khảo sát Thành phần Thuộc tính Số Tỷ lượng lệ Độ tuổi Dưới 25 23 18, 11% 25-35 94 74, 02% 35-50 9 7,0 9% Trên 50 1 0,7 9% Giới tính Nam 24 18, 90% Nữ 103 81, 10% Số năm công Dưới 5 năm 70 55, tác 12% 5 - 10 năm 43 33, 86% 10 - 20 năm 12 9,4 5% Trên 20 năm 2 1,5
- 7% Trình độ Cao đẳng 24 18, học vấn 90% Cử nhân/Kỹ sư 88 69, 29% Thạc sĩ 8 6,3 0% Tiến sĩ 0 0,0 0% Khác 7 5,5 1% Vị trí làm Thực tập/nhân viên 10 7,8 việc thử việc 7% Nhân viên chính thức 91 71, 65% Quản lý phòng/ban/bộ 17 13, phận 39% Quản lý khu vực 0 0,0 0% Nhà quản trị cấp cao 0 0,0 0% Khác 9 7,0 9% 4. Kết quả 4.1. Đánh giá mô hình đo lường
- Kỹ thuật bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS) được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy và giá trị hội tụ, phân biệt của thang đo khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng độ tin cậy tổng hợp (Composite reliability), Cronbach Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo và hệ số tải ngoài (Outer loading) của các biến quan sát, để thể hiện mức độ liên kết giữa biến quan sát với biến tiềm ẩn. Theo Hair và cộng sự (2016), hệ số tải ngoài cần phải lớn hơn hoặc bằng 0,708. Kết quả phân tích lần thứ nhất cho thấy, các biến ITA01, ITA03, ITU09 và ITU18 đã bị loại, vì có hệ số tải nhỏ hơn mức yêu cầu. Bảng 2: Tổng hợp kết quả kiểm tra mô hình đo lường Độ tin cậy nhất quán nội Hệ số tải bộ ngoài Độ tin Cronbach’s AVE (Outer cậy tổng Alpha loadings) hợp (CR) (min - max) 0,6 – 0,95 0,7– 0,95 Môi trường nội bộ (IE) 0,835 0,839 0,670 0,760 - 0,858 Hoạt động kiểm soát (CA) 0,686 0,701 0,760 0,847 - 0,896 Thông tin và giao tiếp (IC) 0,815 0,824 0,843 0,907 - 0,929 Giám sát (MO) 0,902 0,902 0,836 0,900 - 0,935 Thiết lập mục tiêu (OS) 0,887 0,894 0,689 0,778 - 0,867 Đánh giá rủi ro (RA) 0,702 0,708 0,625 0,771 - 0,816 Chiến lược CNTT (ITA) 0,924 0,926 0,623 0,758 - 0,822 Cấu trúc CNTT (ITU) 0,954 0,957 0,592 0,701 - 0,816 Lợi thế cạnh tranh (COA) 0,940 0,941 0,735 0,832 - 0,891 Hiệu quả hoạt động DN phi 0,913 0,914 0,622 0,749 - 0,828 tài chính (NFP) Văn hóa đổi mới (IN) 0,933 0,933 0,750 0,836 - 0,883 Văn hóa giúp đỡ (SP) 0,868 0,870 0,716 0,809 - 0,875 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả kiểm tra cho thấy, tất cả các cấu trúc đều có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,7, sẽ đạt được độ tin cậy (Hair và cộng sự, 2016). Trong nghiên cứu này, ERM và CA có hệ số Cronbach Alpha là 0,686. Tuy nhiên, vì AVE ở mức tốt (0,76) nên được chấp nhận để tiếp
- tục phân tích. Độ tin cậy tổng hợp của các cấu trúc là cao hơn 0,7 (Fornell và Larcker, 1981), chứng tỏ thang đo của các khái niệm đạt tính nhất quán nội bộ. Giá trị hội tụ của thang đo Hair và cộng sự (2016) cho rằng, AVE từ 0,5 hoặc cao hơn biến tiềm ẩn, sẽ giải thích hơn 50% phương sai các biến quan sát của nó, lúc này thang đo đạt tính hội tụ tốt. Trong nghiên cứu này, tất cả các hệ số AVE đều > 0,5. Hệ số tải nhân tố cũng được sử dụng các phát biểu có hệ số tải nhân tố mạnh ≥ 0,7, thì cần giữ lại trong mô hình nghiên cứu. Vì vậy, giá trị hội tụ của các biến quan sát cho từng khái niệm nghiên cứu là đạt được. Giá trị phân biệt của thang đo Nghiên cứu này sử dụng tiêu chí Fornell – Lacker và tiêu chí Heterotrait - monotrait ratio (HTMT), để đánh giá giá trị phân biệt của thang đo. Tiêu chí Fornell – Lacker đã được thỏa mãn trong nghiên cứu này. Bảng 3 thể hiện chỉ số HTMT. Henseler và cộng sự (2015) đưa ra đề xuất về hai ngưỡng đánh giá giá trị phân biệt giữa tập chỉ báo của biến tiềm ẩn i và của biến tiềm ẩn j như sau: - Nếu HTMTij > 0,9: dữ liệu của tập chỉ báo i và j khá tương đồng nhau. - Nếu HTMTij ≤ 0,85: đạt được giá trị phân biệt giữa hai biến tiềm ẩn i và j. Bảng 3: Chỉ số Heterotrait - monotrait ratio (HTMT) B C C E I I I I I M N O R R C A OA I C E N TA TU O FP S A R C 0 A ,599 C 0 0 OA ,437 ,714 E 0 0 0 I ,484 ,560 ,491 I 0 0 0 0 C ,380 ,702 ,497 ,425 I 0 0 0 0 0 E ,340 ,565 ,356 ,492 ,461 I 0 0 0 0 0 0 N ,603 ,672 ,653 ,513 ,630 ,379
- I 0 0 0 0 0 0 0 TA ,483 ,792 ,606 ,516 ,719 ,464 ,715 I 0 0 0 0 0 0 0 0 TU ,462 ,693 ,622 ,509 ,631 ,447 ,731 ,750 M 0 0 0 0 0 0 0 0 0 O ,479 ,797 ,587 ,501 ,755 ,504 ,730 ,752 ,748 N 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 FP ,461 ,709 ,891 ,410 ,496 ,284 ,725 ,627 ,682 ,595 O 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 S ,464 ,581 ,517 ,529 ,507 ,597 ,504 ,591 ,596 ,638 ,562 R 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 A ,348 ,773 ,569 ,436 ,606 ,375 ,518 ,608 ,666 ,689 ,539 ,588 R 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 R ,397 ,658 ,427 ,349 ,325 ,296 ,460 ,523 ,521 ,488 ,481 ,467 ,656 S 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 P ,316 ,503 ,583 ,336 ,423 ,218 ,678 ,467 ,420 ,420 ,702 ,388 ,469 ,317 Vì các chỉ số đều < 0,85. Điều này có nghĩa, các biến tiềm ẩn của bài đảm bảo được tính phân biệt với nhau. Đánh giá đa cộng tuyến Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập của phương trình hồi quy bội, có tương quan hoàn hảo với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Theo Hair và cộng sự (2016), VIF < 2 là tốt (không có đa cộng tuyến xảy ra). VIF < 5 là chấp nhận được và không vi phạm đa cộng tuyến hoàn hảo. Ngược lại, nếu VIF > 5 và dung sai > 0,2, đa cộng tuyến sẽ xảy ra. Kết quả cho thấy, các biến độc lập đều có giá trị VIF < 5 và giá trị dung sai > 0,2. Chứng tỏ, không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. 4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc với kỹ thuật bootstrapping 5.000 trên SmartPLS, cho kết quả như sau: Hình 3: Kết quả kiểm định giả thuyết
- Bảng 4: Kết quả kiểm định giả thuyết Giả thuyết Beta P Kết value quả H QTRR DN có ảnh hưởng tích cực và 0.337 p < Chấp 1 đáng kể đến lợi thế cạnh tranh 0.05 nhận H Chiến lược CNTT có tác động điều 0.147 p > Bác 2 tiết đến mối quan hệ ERM - lợi thế cạnh 0.05 bỏ tranh H Cấu trúc CNTT có tác động điều tiết 0.224 p < Chấp 3 đến mối quan hệ ERM - lợi thế cạnh tranh 0.05 nhận H Văn hóa tổ chức có tác động tích cực 0.002 p > Bác 4 đến hiệu quả của hệ thống ERM 0.05 bỏ H Lợi thế cạnh tranh có các dụng tích 0.829 p < Chấp 5 cực đến Hiệu quả hoạt động phi tài chính 0.01 nhận Đánh giá hệ số xác định R2 điều chỉnh R2 (coefficient of determination) của lợi thế cạnh tranh bền vững cho thấy, các biến ngoại sinh của nó gồm ITA và ERM, giải thích cho 44,2% sự biến thiên của nó. Trong khi, chỉ số này của NFP là 68,8%. Theo Hair và cộng sự (2011), hệ số xác định R2 nên > 0,20 trong các nghiên cứu khám phá. Trong đề xuất nghiên cứu này, hệ số R2 đạt mức trung bình của NFP và COA đều > 0,2. Vậy nên, mô hình này có ý nghĩa thống kê và dự báo ổn. Vấn đề chệch do phương pháp (CMB)
- Nghiên cứu này đã xem xét hệ số VIF theo như đề xuất của Kock và Lynn (2012) khi đã kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến dữ liệu đều đạt yêu cầu, thì có thể đánh giá độ chệch phương pháp thông qua hệ số VIF. Nếu hệ số VIF > 3.3, thì không xảy ra hiện tượng CMB. Bảng 4 cho thấy, trong nghiên cứu này không xảy ra hiện CMB. 5. Thảo luận kết quả nghiên cứu Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này đã chứng minh rằng ERM có tác động lên lợi thế cạnh tranh với chỉ số đường dẫn beta = 0,337. Kết quả này, tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu trước như Songling và cộng sự (2018); PT Lam và cộng sự (2021). Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh được xác nhận là có tác dụng tích cực đến hiệu quả hoạt động phi tài chính trong nghiên cứu này. Phát hiện này, phù hợp với kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Hoopes, Miller (2006) và Langerak (2003). Dưới góc nhìn của lý thuyết dựa trên nguồn lực, sự khác biệt của mỗi công ty sẽ tạo ra lợi thế cho nó và từ đó đem lại hiệu quả hoạt động, nhưng lợi thế về giá cả sẽ không tạo ra điều tương tự (Endang Astuti, 2018). Trong khi, cấu trúc CNTT có tác động điều tiết đến mối quan hệ giữa ERM và lợi thế cạnh tranh, tương tự như nghiên cứu của Saedi và cộng sự (2016) với hệ số đường dẫn beta = 0,224. Chúng tôi không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho chiến lược CNTT có tác động điều tiết lên mối quan hệ giữa ERM và lợi thế cạnh tranh. Cakmak và Tas (2012) đã chứng minh rằng, không có sự tương quan giữa việc sử dụng CNTT sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh. Hơn nữa, khả năng tổ chức CNTT còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của DN. Nếu CNTT không được tổ chức có hệ thống, thì sẽ gây rối loạn thông tin luân chuyển trong DN. Nghiên cứu đã chứng minh được, lợi thế cạnh tranh có ảnh hưởng đáng kể lên hiệu quả hoạt động phi tài chính với hệ số đường dẫn beta = 0,829. Kết quả này, phù hợp với nghiên cứu trước đó của Endang Asuti (2018). Tuy nhiên, nghiên cứu đã khám phá xác nhận rằng, không có bằng chứng chứng minh văn hóa tổ chức có tác động tích cực đến hiệu quả của hệ thống ERM trong bối cảnh tại Việt Nam. Bởi lẽ, ERM chưa nhận được nhiều sự quan tâm ở Việt Nam. Ứng dụng của ERM chưa được thực hiện sâu sắc, đặc biệt là tại các DN vừa và nhỏ. Vậy nên, mối tương quan giữa văn hóa và QTRR không được ủng hộ. 6. Hàm ý quản trị
- Nghiên cứu này đã chỉ ra, ERM có tác động tác tích cực lên lợi thế cạnh tranh của DN và bị tác động bởi cấu trúc CNTT. Vì thế, để nâng cao lợi thế cạnh tranh DN có thể bắt đầu từ việc cải thiện môi trường nội bộ của tổ chức (khẩu vị rủi ro, các giá trị đạo đức, năng lực nhân sự,...); cải thiện hiệu quả của quá trình thiết lập mục tiêu sao cho phù hợp; nâng cao năng lực nhận dạng sự kiện; đánh giá rủi ro và cơ hội của tổ chức. Bên cạnh đó, các nhà quản trị nên linh hoạt hơn trong phản ứng với rủi ro; thiết lập các hoạt động giám sát và kiểm soát hiệu quả với sự giúp đỡ của một kênh thông tin và truyền thông hiệu quả và đồng bộ. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, việc tích hợp các yếu tố CNTT vào trong vận hành quản lý DN, có thể giúp DN nâng cao lợi thế cạnh tranh giảm thiểu rủi ro cho DN. Để sử dụng cấu trúc CNTT một cách phù hợp, DN nên chủ động nắm vững các yếu tố về công nghệ cốt lõi, duy trì quyền kiểm soát các dự án liên quan đến yếu tố công nghệ. DN cũng cần xây dựng cho mình tiêu chí, để lựa chọn các hệ thống CNTT để thông tin được cung cấp kịp thời và có độ tin cậy cao, giúp cho DN ra quyết định chính xác và gia tăng lợi thế cạnh tranh. 7. Kết luận Nghiên cứu này đã củng cố, giải thích và cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa ERM và lợi thế cạnh tranh, bằng cách sử dụng RBV trong bối cảnh tại Việt Nam. Ảnh hưởng của cấu trúc CNTT đối với mối quan hệ giữa ERM và lợi thế cạnh tranh, cũng được tìm thấy tích cực và có ý nghĩa. Nghiên cứu này đã bổ sung tri thức để hướng dẫn các nhà quản trị trong chiến lược cải thiện khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của DN, thông qua việc đầu tư vào hệ thống ERM và CNTT. Nghiên cứu này đã được thực hiện một cách khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu tồn tại một số hạn chế, sẽ định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo tốt hơn trong tương lai; thứ nhất, nghiên cứu này được thực hiện dưới dạng khảo sát và tất cả các khái niệm nghiên cứu trong mô hình được đo lường tại cùng một thời điểm. Vì vậy, khi sử dụng kết quả nghiên cứu, nhà nghiên cứu nên cẩn thận để giải thích khái niệm nguyên nhân và kết quả trong mô hình; thứ hai, nghiên cứu này chưa xem xét đến yếu tố ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của đối tượng được khảo sát. Trong khi đó, ở các nghiên cứu thực nghiệm đi trước đã chứng minh ngành nghề kinh doanh có thể là một trong những yếu tố tác động đến ERM. Các nghiên cứu mới, trong tương lai nên cân nhắc thêm yếu tố ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
- Tài liệu tham khảo Abernethy, M. A. and Lillis, A.M. (1995). The impact of manufacturing flexibility on management control system design. Accounting, Organizations and Society, 20 (4), pp. 241-258. Abu-Musa, A. A. (2008). Exploring the importance and implementation of COBIT processes in Saudi organizations an empirical study. Information Management & Computer Security, 17(2), 73-95 Acedo, F. J., Barroso, C., & Galan, J. L. (2006). The resource‐based theory: dissemination and main trends. Strategic management journal, 27(7), 621-636.Acharyya, M. (2008). In measuring the benefits of enterprise risk management in insurance: An integration of economic value added and balanced score card approaches. ERM Monograph, 1-25. Banker, R.D., Gordon, P. and Srinivasan, D. (2000). An Empirical Investigation of an Incentive Plan That Includes Nonfinancial Performance Measures, The Accounting Review, 75 (1), pp. 65-92. Banker, R.D., Potter, G. and Srinivasan, D. (2005). Association of Nonfinancial Performance Measures with the Financial Performance of a lodging chain, Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly, 46 (4), pp. 394-412. Barney, J. (1991). Firm resources and sustained competitive advantage. Journal of management, 17(1), 99-120. Bergerona, f., raymondb, l. & rivardc, s. (2004). Ideal patterns of strategic alignment and business performance. Information & management, 41, 1003-1020. Cakmak, p. i. & tas, e. 2012. The use of information technology on gaining competitive advantage in turkish contractor firms. World applied sciences journal, 18, 274-285. Coso, I. I. (2004). Enterprise risk management-integrated framework. Committee of sponsoring organizations of the treadway commission, 2. Fornell, c. & larcker, d. f. (1981). Evaluating structural equation models with unobservable variables and measurement error. Journal of marketing research, 18, 39-50. Hair, j. f., hult, g.t. m., ringle, c. m., sarstedt, m. (2016). A primer on partial least squares structural equation modeling (pls-sem). Sage publications.h. d. tanyani and s. gilaniani (2015). Enterprise resource planning readiness Assessment. Arabian Journal of business and management review, 5(2), 8 -13.
- Hair, Jr. J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C., & Sarstedt, M. (2016). A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) (2nd ed.). Thousand Oaks: Sage. Henseler, J., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2015). A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling. Journal of the academy of marketing science, 43(1), 115-135. Hoa, t. a., Thanh, t. t. p., Lam, p. t., & Thoa, d. t. k. (2021). The Impact of Enterprise Risk Management Implementation on Organization Performance by Moderating Role of Information Technology. In International Conference on Emerging Challenges: Business Transformation and Circular Economy (Icech 2021) (pp. 221-236). Atlantis Press. Hoopes, D. G., & Miller, D. (2006). Ownership preferences, competitive heterogeneity, and family-controlled businesses. Family Business Review, 19(2), 89-101. Ittner, C. D., Larcker, D. F., & Randall, T. (2003). Performance implications of strategic performance measurement in financial services firms. Accounting, organizations and society, 28(7-8), 715-741. Jalal‐Karim, A. (2013). Leveraging enterprise risk management (ERM) for boosting competitive business advantages in Bahrain. World journal of entrepreneurship, management and sustainable development. Kock, N., & Lynn, G. (2012). Lateral collinearity and misleading results in variance- based SEM: An illustration and recommendations. Journal of the Association for information Systems, 13(7). Langerak, F. (2003). The effect of market orientation on positional advantage and organizational performance. Journal of strategic marketing, 11(June), 93-115. Lee, C.-L. and Yang, H.-J. (2011). Organization structure, competition and performance measurement systems and their joint effects on performance, management accounting research, 22 (2), pp. 84-104.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ứng dụng các mô hình VAR và VECM trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam 1999-2012 - Nguyễn Đức Hùng
36 p | 167 | 31
-
Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ Việt Nam tới tăng trưởng kinh tế và lạm phát dưới góc độ phân tích định lượng
10 p | 162 | 21
-
Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008-2017
6 p | 100 | 16
-
Tác động của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của ngân hàng: Nghiên cứu trường hợp Vietcombank tại Tp. Hồ Chí Minh
11 p | 99 | 10
-
Tác động của tài chính vi mô đến thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam
8 p | 80 | 6
-
Đánh giá tác động của các nhân tố tới khả năng niêm yết chéo trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore của doanh nghiệp Việt Nam
11 p | 103 | 6
-
Đánh giá tác động của chính sách thuế đến kinh tế xã hội tại Việt Nam (Sách chuyên khảo): Phần 1
90 p | 19 | 5
-
Nghiên cứu về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với hiệu quả hoạt động kinh tế ở các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
4 p | 10 | 4
-
Tác động của sử dụng đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính các doanh nghiệp ngành xây dựng và bài học cho những doanh nghiệp trẻ ngành xây dựng trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính
15 p | 51 | 4
-
Nghiên cứu về tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
20 p | 40 | 3
-
Tác động của chất lượng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tư: Nghiên cứu tại doanh nghiệp Việt Nam
18 p | 47 | 3
-
Nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán ở Việt Nam
10 p | 10 | 2
-
Tác động của hoạt động ngoại bảng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
10 p | 51 | 2
-
Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế địa phương
5 p | 56 | 2
-
Tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc trên địa bàn Hà Nội
5 p | 7 | 1
-
Xây dựng các giả thuyết của mô hình nghiên cứu về tác động của các sự kiện tổn thất hoạt động đến tổn thất danh tiếng
7 p | 53 | 1
-
Mô hình lý thuyết nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
19 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn