intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán ở Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên khái niệm về công nghệ trí tuệ nhân tạo và việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực kế toán, bài báo "Nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán ở Việt Nam" với mục đích nghiên cứu những tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán ở Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐỐI VỚI NGÀNH KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM STUDYING THE IMPACT OF ARTIFICIAL INTELLGENCE ON THE ACCOUNTING INDUSTRY IN VIET NAM ThS. Trần Thị Thu Huyền Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển trên thế giới. Nó chính là trí thông minh được tạo ra bởi máy móc, phần mềm và là lĩnh vực của khoa học máy tính. Trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế hoặc nâng cao khả năng của con người trong nhiều khu vực khác nhau cũng như các lĩnh vực trong cuộc sống. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo đang có tác động to lớn lên các lĩnh vực khác nhau như khoa học, kỹ thuật, kinh tế, dự báo…để giải quyết các vấn đề phức tạp và thay thế con người trong một số công việc cụ thể. Trong lĩnh vực kế toán trí tuệ nhân tạo đang đảm nhiệm ngày càng nhiều nhiệm vụ. Hiện nay có nhiều phần mềm tự động hóa quy trình của kế toán, thay thế một số công việc của kế toán viên. Trong tương lai, ngành kế toán sẽ như thế nào với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Dựa trên khái niệm về công nghệ trí tuệ nhân tạo và việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực kế toán, bài báo này với mục đích nghiên cứu những tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán ở Việt Nam. Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, kế toán, học máy, hệ thống chuyên gia, tự động hóa ABSTRACT The application of artificial intelligence is increasingly developing in the world. It is intelligence generated by machines, software and is the domain of computer science. Artificial intelligence will replace or enhance human capabilities in many different areas as well as areas of life. The application of artificial intelligence has a great impact on various fields such as science, engineering, economics, forecasting…to solve complex problems and replace humans in some specific jobs. In the field of accounting, artificial intelligence is taking on more and more tasks. Currently, there are many software that automate the accounting process, replacing some of the work of accountants. In the future, what will the accounting industry look like with the development of artificial intelligence? Based on the concept of artificial intelligence technology and the application of artificial intelligence in the accounting field, this paper aims to study the impacts of artificial intelligence on the accounting industry in Vietnam. Keywords: Artificial Intelligence, accounting, machine learning, Expert Systems, automation 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, sự phát triện mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo đã từng thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Chúng ta nhận thấy rằng trí tuệ nhân tạo đã tác động lên hầu hết lĩnh vực trên thế giới từ việc đơn giản là thay thế sức lao động con người tới việc ứng dụng 401
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 của nó vào cuộc sống hàng ngày. Theo các cuộc nghiên cứu và khảo sát, trong vòng 20 năm, hầu hết các công việc sẽ được xử bởi robot bao gồm các lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật, bán hàng, kế toán…Vì vậy, ngành kế toán cũng là một trong những nhóm ngành sẽ chịu tác động mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ 4.0, kế toán ở Việt Nam đã áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong việc xử lý dữ liệu kế toán cũng như phân tích báo cáo tài chính. Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu sai sót trong công việc kế toán, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Nguồn gốc và khái niệm trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - viết tắt AI) * Nguồn gốc của trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo đã được bắt đầu nghiên cứu từ thập niên 1950 bởi những nhà tiên phong như Allen Newell và Herbert Simon, người sáng lập phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo đầu tiên ở Đại học Carnegie Mellon, và John McCarthy và Marvin Minsky. Họ đã cùng dự hội thảo về trí tuệ nhân tạo tại Đại học Dartmouth vào mùa hè năm 1956, do McCarthy, Minsky, Nathan Rochester của IBM và Claude Shannon tổ chức. Tên gọi “artificial intelligence” được chính thức công nhận và được dùng cho đến ngày nay. Từ 1950 – 1965, Các nhà khoa học như John McArthy, Marvin Minsky, Allen Newell và Herbert Simon cùng với những sinh viên đã viết nên những lập trình giúp máy vi tính giải được những bài toán đố của đại số, chứng minh các định lý và nói được tiếng Anh. Bước sang thập nên 60, các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo chủ yếu tập trung vào biểu diễn tri thức và phương thức giao tiếp giữa người và máy tính bằng ngôn ngữ tự nhiên. Năm 2015, sự phát triển của nền tảng điện toán đám mây với chi phí ở mức chấp nhận được, cùng những bộ dữ liệu phong phú, các công cụ phát triển phần mềm đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà nghiên cứu. Chính điều đó đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư lớn đối với công nghệ trí tuệ nhân tạo như Facebook, Google, Microsof…tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm. 402
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 * Khái niệm trí tuệ nhân tạo Thuật ngữ "trí tuệ nhân tạo" lần đầu tiên được đưa ra tại hội thảo Dart mouth năm 1956. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều lý thuyết và nguyên tắc, đồng thời khái niệm trí tuệ nhân tạo cũng được mở rộng. Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI (Artificial Intelligence). Rich anh Knight (1991), trí tuệ nhân tạo là khoa học nghiên cứu xem làm thế nào để máy tính có thể thực hiện những công việc mà hiện con người còn làm tốt hơn máy tính. John Marthy (2007), trí tuệ nhân tạo là khoa học và kỹ thuật chế tạo máy móc thông minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh. Nó có liên quan đến nhiệm vụ tương tự là sử dụng máy tính để hiểu trí thông minh của con người, nhưng AI không phải giới hạn bản thân với các phương pháp có thể quan sát được về mặt sinh học. Theo Wikipedia, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là trí tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo là việc nghiên cứu và phát triển các máy móc và phần mềm thông minh có thể suy luận, học hỏi, thu thập kiến thức, giao tiếp, thao tác và nhận thức các đối tượng. Trí tuệ nhân tạo có thể được phân thành ba loại hệ thống khác nhau: trí tuệ nhân tạo phân tích, lấy cảm hứng từ con người và nhân tạo. Trí tuệ nhân tạo phân tích các đặc điểm phù hợp với trí tuệ nhận thức, dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Trí tuệ nhân tạo lấy cảm hứng từ nhận thức và cảm xúc của con người để xem xét và đưa ra quyết định phù hợp. Trí tuệ nhân tạo nhân cách hóa cho thấy các đặc điểm của tất cả các loại năng lực (nghĩa là trí tuệ nhận thức, cảm xúc và xã hội), có khả năng tự ý thức và tự nhận thức được trong các tương tác. Sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học quản lý (management science) và nghiên cứu tác nghiệp (operational research). Trong tương lai gần, máy móc thông minh sẽ thay thế khả năng của con người trong nhiều lĩnh vực. Trí tuệ nhân tạo khác với tâm lý học vì nó nhấn mạnh vào tính toán và khác với khoa học máy tính vì nhấn mạnh vào nhận thức, lý luận và hành động. Nó làm cho máy móc thông minh hơn và hữu ích hơn. Nó hoạt động với sự trợ giúp của các nơ-ron nhân tạo (mạng nơ-ron nhân tạo) và các định lý khoa học. Các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo chính là hệ thống chuyên gia, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, hiểu giọng nói, hệ thống cảm biến và robot, thị giác máy tính và nhận dạng cảnh, máy tính hỗ trợ thông minh,... Các kỹ thuật khác nhau được áp dụng trong trí tuệ nhân tạo là mạng thần kinh, logic mờ, điện toán tiến hóa. Ngày nay, chúng ta khó có thể tưởng tượng cuộc sống của mình nếu không có các giải pháp trí tuệ nhân tạo. Các phương tiện tự lái đã trở thành hiện thực. Điện thoại thông minh ngoài tính năng kỹ thuật của chúng còn kết hợp thêm các đặc điểm trí tuệ nhân tạo như có thể hiểu giọng nói, hoàn thành các từ trong khi viết văn bản và đưa ra lời khuyên bằng ngôn ngữ nói (Makridakis 2017). Từ Deep Blue, thông qua máy tính Watson đến AlphaGo và DeepMind, trí tuệ nhân tạo đang được cải thiện nhờ các thuật toán học sâu và khoa học dữ liệu lớn. Những máy tính thế hệ cuối cùng này có thể tự học dựa trên nguyên tắc “phần mềm viết phần mềm” (Parloff 2016). 2.2. Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực kế toán Lịch sử của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực kế toán có thể bắt nguồn từ những năm 403
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1980. Một nghiên cứu sâu rộng đã được thực hiện bởi các học giả và các nhà thực hành về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kiểm toán, thuế, kế toán tài chính, kế toán quản trị và lập kế hoạch tài chính cá nhân (Eleonora 2018). Các nhà nghiên cứu kế toán đã áp dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật trí tuệ nhân tạo trong các nhiệm vụ cụ thể về báo cáo kế toán và phân tích tài chính. Trong đó ứng dụng phát triển và sử dụng hệ thống chuyên gia (Expert Systems - viết tắt ES) trong lĩnh vực kế toán có lẽ là lĩnh vực được nghiên cứu nhiều nhất (Baldwin, Brown & Trinkle 2006). Hệ thống chuyên gia, được coi là chương trình phần mềm sử dụng công cụ tin học để tái tạo hành vi và kiến thức chuyên môn của các chuyên gia con người về một lĩnh vực nào đó, lưu trữ kiến thức và kinh nghiệm của con người để giải quyết các vấn đề kế toán và thực hiện một số nhiệm vụ kế toán. Một số hệ thống chuyên gia đã được phát triển để phân tích các quy trình ra quyết định dựa trên kế toán (O’Leary 2003). Ngoài ra việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi vai trò kế toán. Kế toán không còn tập chung vào vai trò thu thập ghi chép xử lý số liệu kế toán mà tập chung nhiều hơn vào tư vấn, phát triển kinh doanh, dịch vụ tư vấn và quản lý rủi ro (Greenman 2017). Kế toán sẽ cần chuyên môn hóa và sử dụng công nghệ 4.0. Trí tuệ nhân tạo đang được thiết kế để có suy nghĩ, cảm nhận và phản ứng như một chuyên gia kế toán. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Deloitte, trí tuệ nhân tạo có thể xuất hiện cùng với một loại sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới áp dụng cụ thể trong các lĩnh vực kế toán. Chúng bao gồm: dịch vụ khách hàng, nghiên cứu, phát triển phần mềm kế toán, phân tích hệ thống thông tin kế toán. Đối với ngành nghề yêu cầu tuân theo các phương pháp và quy chuẩn pháp luật như ngành kế toán. Việc phân tích thông tin, chuẩn bị báo cáo và nhiều quy trình như ghi sổ kế toán, mã hóa giao dịch, v.v.), trí tuệ nhân tạo có khả năng thay đổi hoàn toàn nghề nghiệp bằng cách tự động hóa công việc chuyên môn dựa theo quy trình đã được lập sẵn và các đưa ra các dự báo tương lai dựa trên những giao dịch đã phát sinh trong quá khứ. Quy trình tự động hóa sử dụng trong kế toán để xử lý chứng từ, hóa đơn, ghi sổ kế toán gọi là máy học (machine learning). Máy học có thể mã hóa các bút toán , có thể phân tích được các hợp đồng, có thể xác định được những giao dịch bất thường trong việc ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh để đưa ra phương án tối ưu cho người sử dụng kế toán. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng, trí tuệ nhân tạo sử dụng trong kế toán sẽ giảm bớt nhiều nhiệm vụ nặng nề giúp kế toán tập trung vào các dịch vụ tư vấn và các công việc khác có giá trị cao hơn (Bhumi Jariwala 2015). Trong tương lai rất gần, trí tuệ nhân tạo có thể hoàn toàn tham gia vào việc giám sát và đánh giá việc tuân thủ các quy định, chính sách tổ chức. Những đột phá công nghệ gần đây trong trí tuệ nhân tạo đang mở ra một trang mới trong ngành kế toán, tập trung nghiên cứu từ các ứng dụng hệ thống chuyên môn, hệ thống máy móc sang một số quan điểm mới đối với những người hành nghề kế toán: làm thế nào kế toán có thể hưởng lợi từ việc sử dụng các khả năng của trí tuệ nhân tạo, tầm nhìn dài hạn cho trí tuệ nhân tạo và kế toán, trí tuệ sẽ thay đổi vai trò kế toán trong tổ chức như thế nào (ICAEW 2017). Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo có tác động như thế nào đối với ngành kế toán nói chung và ngành kế toán ở Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảm và phương pháp nghiên cứu nhân quả để phân tích nghiên cứu này, cụ thể như sau: Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo: Tác giả nghiên cứu dữ liệu về trí tuệ nhân tạo: nguồn gốc của trí tuệ nhân tạo, khái niệm và nhận định về trí tuệ nhân tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kế toán để đưa ra những nhận định 404
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 về tác động của nó đối với ngành kế toán tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu nhân quả được sử dụng để chỉ ra tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán Việt Nam hiện nay. Thông tin về nguồn gốc, khái niệm về trí tuệ nhân tạo và ứng ứng dụng của nó trong lĩnh vực kế toán được tác giả nghiên cứu, sắp xếp và chọn lọc từ nghiên cứu trên các trang web về trí tuệ nhân tạo, các bài báo nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, nhận định của các chuyên gia kế toán về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực kế toán: Từ đó tác giả nghiên cứu những tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế tại Việt Nam. 5. Thực trạng trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng trong ngành kế toán ở Việt Nam Trí tuệ nhân tạo đang được đưa vào sử dụng trong ngành kế toán và đối với ngành kế toán ở Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Có rất nhiều phần mềm hiện nay ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kế toán như: Tubo tax, Quickbooks Accounting, Amis, Vacom online … Tubo tax là một phần mềm tốt cho các vấn đề kế toán và thuế. Ứng dụng này là một sản phẩm của Intuit và được thiết kế để kế toán và quản lý thuế của các hệ thống kinh doanh nhỏ. Ứng dụng này kết hợp các vấn đề kế toán và thuế với nhau, điều này đã dẫn đến nhiều tính toán thuế được thực hiện tự động bởi chương trình. Turbo Tax ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý cơ sở dữ liệu bằng cách kiểm tra dữ liệu toán học trên các hóa đơn cũng như xác minh thông tin về đơn vị phát hành, mã số thuế giá trị gia tăng trên hóa đơn. Nó tự động hóa các công việc kế toán liên quan đến thuế của một doanh nghiệp nhỏ với nhiều công cụ có sẵn và tất cả các phép tính cần thiết cần thiết để xử lý thuế và các tài khoản. Intuit TurboTax lưu lại ngày trả góp, ngày nộp thuế và hơn thế nữa và thông báo cho bạn đúng giờ để nhắc nhở bạn. Phần mềm cũng cho phép bạn đặt quy tắc tự động, ví dụ, để tự động khấu trừ các khoản cho vay vào một ngày cụ thể và gửi chúng vào hệ thống, v.v. Điều này giúp cho chất lượng thông tin giữa kế toán và thuế được chính xác và giảm thiểu được sự sai lệch giữa kế toán và thuế. Phần mềm Quickbooks Accounting, phần mềm kế toán dựa trên đám mây. Phần mềm đồng bộ hóa tất cả các dữ liệu tự động trên các thiết bị như máy tính, ipad, điện thoại…, truy cập trực tuyến ở bất kỳ nơi đâu, cho phép nhiều người truy cập, tự động sao lưu dữ liệu… Phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện khả năng tự động hóa các tác vụ của phần mềm dựa trên cơ sở dữ liệu kế toán. Chứng từ của khách hàng được chuyển lên hệ thống, các chứng từ sau đó được mã hóa và hệ thống phần mềm kế toán sẽ tự động phân bổ vào các tài khoản, tính thuế, lập báo cáo tài chính. Quy tình tự động hóa giúp cho chất lượng thông tin đầu ra chính xác, giảm thiểu được rủi ro trong quá trình ghi sổ. Ngoài ra phần mềm cũng cung cấp chức năng dự báo tương lại, đánh giá rủi ro của doanh nghiệp bằng các thu thập dữ liệu từ dự án trước của doanh nghiệp. Tại Việt Nam trí tuệ nhân tạo còn khá mới mẻ nhưng đã đạt được một số thành tựu. Một số phần mềm Amis, phần mềm kế toán của Misa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút rất nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp. Misa cũng đang ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải quyết bài toán về nhân lực kế toán, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp siêu nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể. Với các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thay bằng việc thuê kế toán toàn thời gian, việc sử dụng các dịch vụ kế toán sẽ đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều. Trí tuệ nhân tạo và máy học giúp tự động nhập liệu và hạch toán kế toán, làm tăng năng suất lao động của kế toán. MISA đang cung cấp nền tảng kết nối để giúp người làm kế toán có thể cung cấp dịch vụ kế toán cho nhiều doanh nghiệp một cách dễ dàng. 405
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Phần mềm kế toán Vacom online cũng giống như phần mềm trên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc xử lý cơ sở liệu, người dùng có thể làm việc mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị, kết nối linh hoạt với hóa đơn điện tử, tổng cục thuế, lập gửi hóa đơn với độ chính xác cao, tinh giản quy trình xử lý công việc. Bên cạnh phần mềm kế toán, hiện nay mô hình quỹ đầu tư mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích báo cáo tài chính đã xuất hiện thị trường Việt Nam. Mô hình đó có tên là Novaon Capital. Novaon Capital sử dụng AI để phân tích báo cáo tài chính, dựa trên các chỉ số quan trọng như P/E, ROE, biên lợi nhuận,... Đây là cách mà trí tuệ nhân tạo được ứng dụng nhằm dự đoán xu hướng phát triển của doanh nghiệp, chỉ ra các lợi thế, rủi ro đối với việc đầu tư tài chính. Novaon Capital có thể tự động đề xuất các chiến lược đầu tư sinh lời hiệu quả, quản trị rủi ro tối đa. Như vậy việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong kế toán có tác động lớn đến quy trình xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin kế toán và dự báo trong tương lai. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể đưa dữ liệu lên đám mây như vậy thông tin sẽ được xử lý theo thời gian thực, chất lượng thông tin cao hơn và giúp nhà quản lý đưa ra quyết định nhanh hơn, hiệu quả hơn. 6. Tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán tại Việt Nam Trong thời đại trí tuệ nhân tạo phát triển như hiện nay, một số công việc kế toán phức tạp sẽ do phần mềm đảm nhiệm và hoàn thiện, điều này sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả làm việc, giảm sai sót khi làm việc, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy sự chuyển đổi của ngành kế toán. Trên thực tế, kế toán viên ở Việt Nam có thể hưởng lợi từ các hệ thống thông minh bằng cách sử dụng khả năng của mình, họ sẽ có thể giải quyết ba vấn đề lớn (ICAEW 2017, trang 8): hỗ trợ việc ra quyết định bằng cách cung cấp dữ liệu tốt hơn và rẻ hơn, cung cấp những phân tích sâu sắc hơn về dữ liệu và đưa ra những hiểu biết mới về kinh doanh, tập trung vào các nhiệm vụ có giá trị hơn sau khi giải phóng thời gian làm việc do các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Chắc chắn một số nhiệm vụ có thể sẽ được thay thế bởi các hệ thống thông minh và khả năng của trí tuệ nhân tạo để giải quyết các vấn đề kế toán trong thế giới thực. Các lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo tác động lên ngành kế toán: kỹ năng mới, sự thay thế nhiệm vụ, vai trò nhiệm vụ mới, giáo dục và đào tạo. Sau đây là một số tác động của trí tuệ nhân tạo đối với ngành kế toán: * Cơ sở dữ liệu kế toán: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp giảm thiểu vấn đề của cơ sở dữ liệu kế toán (Avneet Pannu 2015). Một số khó khăn đối với cơ sở dữ liệu kế toán hiện có là các nhu cầu của người ra quyết định không được đáp ứng bởi thông tin kế toán, con người không không hiểu hoặc không thể xử lý cơ sở dữ liệu kế toán trên máy tính bởi hệ thống thường không dễ sử dụng và thường tập chung vào dữ liệu số. Việc tích hợp hệ thống thông minh như trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ người ra quyết định hoặc độc lập với người ra quyết định trong việc xử lý khối lượng lớn dữ liệu có hoặc không có sự tham gia trực tiếp của người ra quyết định. Do đó, hệ thống có thể phân tích dữ liệu và hỗ trợ người dùng hiểu hoặc diễn giải các giao dịch để xác định những sự kiện kế toán nào được hệ thống nắm ngữ. Trí tuệ nhân tạo lưu trữ và truy xuất kiến thức bằng ngôn ngữ tự nhiên. Có một số công cụ của trí tuệ nhân tạo giúp hiểu rộng hơn về các sự kiện được hệ thống kế toán nắm giữ, tập trung nhiều hơn vào dữ liệu biểu tượng hoặc văn bản hơn là chỉ dữ liệu số để nắm bắt nội dung. Trí tuệ nhân tạo và hệ thống chuyên gia được đưa vào vào cơ sở dữ liệu để hỗ trợ người dùng, giúp người dùng phân loại thông qua số lượng lớn dữ liệu, hỗ trợ những người ra quyết định trong điều kiện hạn chế về thời gian, đề xuất các giải pháp thay thế trong việc tìm kiếm và đánh giá dữ liệu. 406
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 * Chất lượng thông tin kế toán Đối với công việc kế toán hiện nay như việc lập chứng từ kế toán, đăng ký sổ sách kế toán, cho đến việc lập bảng sao kê, nhân viên kế toán sẽ phải kiểm tra tất cả các thủ tục này. Điều này tốn rất nhiều nhân lực, tài chính, mà hiệu quả thấp, không hoàn thành công việc như dự kiến, mặc dù hoàn thành đúng thời hạn nhưng tốn kém nhiều thời gian và công sức và thường dẫn đến sai lệch thông tin kế toán. Khi doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán để làm công tác kế toán thì một mặt mọi thủ tục tài chính có thể được hoàn thành kịp thời, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Kế toán chỉ cần thực hiện công việc kiểm toán trong hệ thống kế toán. Mặt khác, bằng cách sử dụng phần mềm kế toán, nhân viên kế toán chỉ cần nhập liệu, sau đó phần mềm sẽ tiến hành xử lý. Nếu kế toán nhập sai dữ liệu, hệ thống phần mềm kế toán sẽ tự động báo lỗi, điều này giúp giảm thiểu sai sót khi làm việc, nâng cao chất lượng thông tin kế toán. * Quy trình ghi sổ kế toán: Ghi chép sổ sách là công việc thường xuyên nhất, tốn thời gian nhất của kế toán. Quy trình này sử dụng hệ thống tự động hóa (một tính năng của trí tuệ nhân taoh) để giúp cho công việc kế toán trở nên dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Hệ thống bút toán kép cho phép mã hóa các bút toán kế toán cụ thể. Các giao dịch kinh doanh phức tạp dễ dàng được phân tách, mô tả bằng thuật ngữ kế toán và được ghi vào sổ cái. Quá trình này có thể hoàn toàn tự động bằng cách sử dụng các công nghệ máy học. Độ chính xác của dữ liệu kế toán cũng như thời gian ghi chép sẽ được cải thiện. * Ngăn ngừa gian lận trong kế toán Ngăn ngừa và phát hiện gian lận là một lĩnh vực khác mà các ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện được. Máy móc được điều khiển bởi các quy tắc định sẵn và vận hành theo quy trình cụ thể. Các hoạt động gian lận có thể được dự đoán và nhận dạng được dựa trên mô hình học máy. Ở các vị trí kế toán truyền thống, nhân viên tài chính sẽ tiếp cận cả dòng tiền và sổ sách kế toán, do đó, sẽ xảy ra tình trạng gian lận tài chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong môi trường của trí tuệ nhân tạo, một lượng lớn công việc kế toán và các công việc khác sẽ được giao cho máy tính để hoàn thành; nhân viên kế toán chỉ cần kiểm tra lại. Cuối kỳ, hệ thống sẽ tự động tất toán hóa đơn và thực hiện quyết toán thử. Trong hệ thống kế toán, mỗi nhân viên kế toán có những đặc quyền riêng, có tài khoản và mật khẩu khác nhau, có sự phân biệt trách nhiệm rõ ràng nên ở một mức độ nhất định, điều này sẽ làm giảm khả năng gian lận tài chính. Tuy nhiên, hệ thống kế toán này vẫn không thể giải quyết được gian lận tài chính xảy ra tại nguồn, bởi vì bất kỳ hệ thống nào cũng phải được kiểm soát bởi con người. * Thay thế nhiệm vụ kế toán truyền thống và nâng cao chất lượng kế toán Trong nghề kế toán truyền thống tại Việt Nam, nhiệm vụ công việc của cá nhân kế toán được phân chia theo quy trình kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ nhập dữ liệu tốn thời gian, dư thừa nhưng trong điều kiện trí tuệ nhân tạo, nó sẽ thay thế công việc kế toán, cải thiện hiệu quả công việc và thay đổi phương thức làm việc của kế toán. Điều này sẽ giúp nhân sự kế toán nâng cao năng lực và chất lượng công việc của bản thân. Khi áp dụng trí tuệ nhân tạo trong kế toán sẽ tối ưu hóa và thay đổi chế độ làm việc thực tế và tài chính truyền thống. Đồng thời, trí tuệ nhân tạo có thể xuất hiện những vấn đề mới trong ngành kế toán để có thể đưa ra các giải pháp mục tiêu. Khi việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành kế toán ngày càng sâu rộng, các vị trí kế toán truyền thống không cần quá nhiều nhân viên, đó là một sự thay đổi rõ ràng. 407
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Với việc tự động hóa tất cả quy trình kế toán, ra quyết định thông minh và chia sẻ dịch vụ kế toán, quy trình công việc kế toán cơ bản một mặt sẽ chuyên nghiệp hơn, mặt khác, một số lượng lớn các công việc kế toán cơ bản theo quy trình sẽ được thay thế bằng hệ thống thông tin kế toán, dẫn đến việc chuyển đổi nhân sự kế toán, từ việc phân tích, thủ tục, lặp lại công việc kế toán, sang đánh giá có giá trị hơn và chuyên nghiệp hơn, dựa trên phân tích dữ liệu lớn và khai thác dữ liệu như quản lý kế toán (Zehong Li, Li Zheng 2018). Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế một số bộ phận nhân sự kế toán; trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ giảm dần nhu cầu về nhân lực kế toán trong bộ phận kế toán, làm cho nhân sự kế toán đối mặt với tình trạng khủng hoảng đào thải. Kế toán không còn sử dụng cách làm việc cũ mà chuyển sang thành nhân viên tài chính chuyên nghiệp sử dụng công nghệ tự động hóa với tên gọi "kế toán robot". Trong khi sử dụng các công nghệ tự động hóa này, chúng cũng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên kinh nghiệm của chính họ. Công nghệ một mình không thể dẫn đầu tương lai. Điều quan trọng là làm thế nào mọi người có thể sử dụng tốt công nghệ mới để làm cho nó có giá trị hơn trong một cơ sở lâu dài. Khi quá trình tự động hóa bắt đầu thay thế các công cụ kế toán trước đây, nhiệm vụ của kế toán sẽ không còn là chỉ sao chép dữ liệu mà phải diễn giải và chuyển nó cho khách hàng. Trong thời đại mới này, kế toán không còn là những người chỉ biết sử dụng các công cụ mà phải là một bộ phận quan trọng trong việc cung cấp giải pháp cho khách hàng. * Dự báo doanh thu Một nhiệm vụ công việc khác mà trí tuệ nhân tạo có thể mang lại lợi ích là dự báo doanh thu (ICAEW 2017). Tính chính xác của dự báo doanh thu là rất quan trọng đối với ngân sách hoạt động và tất cả các ngân sách khác có được từ ngân sách đó. Việc sử dụng các mô hình dự báo, dựa trên các thuật toán học máy, có thể cải thiện chất lượng của dữ liệu dự báo và do đó là các quy trình lập ngân sách và quản lý chiến lược. Mặt khác, kế toán phải đặc biệt chú ý đến chất lượng của tập dữ liệu được sử dụng cho mục đích dự báo và lập kế hoạch vì rủi ro sai lệch vốn có (Shimamoto 2018). * Phân tích báo cáo tài chính Trí tuệ nhân tạo không chỉ áp dụng trong việc lập báo cáo tài chính mà còn được sử dụng trong quá trình phân tích báo cáo tài chính để xác định tình hình tài chính, khả năng sinh lời, nhận diện được rủi ro doanh nghiệp đã và đang sắp đối mặt để đưa ra quyết định trong kinh doanh. Bằng việc sử dụng các phương pháp máy học trong quá trình phân tích tài chính dựa trên các công nghệ mã nguồn có thể khám phá các thông tin cơ bản và phân tích nhiều chiều các thông tin có trong báo cáo tài chính (Amel-Zadeh, Amir and Calliess, Jan-Peter and Kaiser, Daniel and Roberts, Stephen 2020). Vì vậy các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính sẽ được phân tích tự động để đưa ra kết quả một cách chính xác nhất. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích báo cáo tài chính sẽ có ảnh hưởng lớn đối với ngành kế toán vì trí tuệ nhân tạo có thể phát huy vai trò trong việc phân tích một lượng lớn dữ liệu với độ chính xác cao hơn bất kỳ chuyên gia nào. Điều này mở ra trang mới trong việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để thay thế con người trong hoạt động đầu tư mà có thể đem lại hiệu quả cao. 6. Kết luận Trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng nhiều trong xử lý dữ liệu kế toán và đặc biệt trong phân tích báo cáo tài chính. Những đặc tính nổi trội của công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp cho công 408
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 việc xử lý dữ liệu kế toán diễn ra một cách tự động, linh hoạt, chính xác. Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh hơn và hiệu quả của nó làm cho công việc kế toán diễn ra nhanh chóng và đưa ra được những quyết định hợp lý nhất. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ cải thiện độ chính xác trong việc nhập dữ liệu và giảm rủi ro trách nhiệm cho kế toán; hiệu quả hơn trong việc phát hiện gian lận; cung cấp dữ liệu thời gian thực, cho phép kế toán viên cung cấp các giải pháp theo thời gian thực; khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu ngay lập tức; đánh giá những thành công và thất bại trong quá khứ để hoạch định cho tương lai. Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo là cơ hội, không phải thách thức đối với ngành kế toán và những người làm kế toán. Kế toán cần chủ động thích ứng với sự phát triển của xã hội, không ngừng đổi mới, thay đổi bản thân, cập nhật kiến thức không ngừng, để trở thành một kế toán chất lượng cao không thể thay thế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Amel-Zadeh, Amir and Calliess, Jan-Peter and Kaiser, Daniel and Roberts, Stephen (2020).Machine Learning-Based Financial Statement Analysis. Truy cập ngày 24/11/2021. Truy cập từ: http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3520684 [2] Avneet Pannu, M. Tech Student (2015).Artificial Intelligence and its Application in Different Areas.International Journal of Engineering and Innovative Technology,vol.4, Iss.10, 79-84 [3] Baldwin, AA, Brown, CE & Trinkle BS (2006).Opportunities for artificial intelligence development in the accounting domain: the case for auditing. Intelligent Systems in Accounting, Finance and management, vol.14, 77-86 [4] Bhumi Jariwala (2015).Exploring Artificial Intelligence & the Accountancy Profession: Opportunity, Threat, Both, Neither?. Truy cập ngày 10/9/2021. Truy cập từ https://www.ifac.org/knowledge-gateway/developing-accountancy- profession/discussion/exploring-artificial-intelligence-accountancy-profession- opportunity-threat-both-neither [5] Deloitte (2019). Thách thức và Cơ hội cho Doanh nghiệp Tư nhân Báo cáo đánh giá toàn cầu năm 2019. Truy cập ngày 10/9/2021. Truy cập từ: https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/vn/Documents/risk/vn-risk-deloitte- private-company-issues-opportunities-vn.pdf [6] Eleonora P. Stancheva-Todorova (2018).How artificial intelligence challenging accounting profession. Journal of International Scientific Publications, vol.12(1), 126-141 [7] Greenman, C. (2017).Exploring the Impact of Artificial Intelligence on the Accounting Profession. Journal of Research in Business, Economics and Management, vol.8(3), Iss.3, 1451-1454 [8] ICAEW (2017). Artificial intelligence and the future of accountancy. Truy cập ngày 11/9/2021. Truy cập từ https://www.icaew.com/technical/technology/artificial- intelligence/artificial-intelligence-the-future-of-accountancy [9] Kroize (2021).Nghề kế toán sẽ thay đổi như thế nào, truy cập ngày 10/9/20121.Truy cập từ: https://kroize.com/nghe-ke-toan-se-thay-doi-nhu-the-nao/ [10] John Marthy (2007).What is the artificial intelligence?. Truy cập ngày 10/9/2021. Truy cập từ http://jmc.stanford.edu/articles/whatisai.html [11] Makridakis, S. (2017).The forth coming Artificial Intelligence (AI) revolution: Its impact 409
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 on society and firms.Futures, vol.90, 47-60 [12] Người Việt đã có thể ứng dụng công nghệ AI để đầu tư tài chính. Truy cập ngày 24/11/2021. Truy cập từ: https://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/ung-dung/nguoi-viet-da-co- the-ung-dung-cong-nghe-ai-de-dau-tu-tai-chinh-788271.html [13] O’Leary, DE (2003).Auditor environmental assessments.International Journal of Accounting Information Systems, vol.4, 275-294 [14] Parloff, R. (2016).Why deep learning is suddenly changing your life. Truy cập từ http://fortune.com/ai-artificial-intelligence-deep-machine-learning/ [15] Rich, E. and Knight, K. (1991).On Natural and Artificial Intelligence. Open Access Library Journal,vol.6(2), 1-9, doi: 10.4236/oalib.1105221 [16] Shimamoto, DC (2018).Why Accountants Must Embrace Machine Learning. Truy cập ngày 10/9/2021.Truy cập từ https://www.ifac.org/knowledge-gateway/preparing-future- ready-professionals/discussion/why-accountants-must-embrace-machine-learning [17] Trí tuệ nhân tạo là gì?. Truy cập ngày 10/9/2021.Truy cập từ: [18] https://phamthongnhat.com/tri-tue-nhan-tao-ai-la-gi/ [19] Thanh niên (2020). Trí tuệ nhân tạo – Mối nguy hay lợi ích?, truy cập ngày 10/9/2021. Truy cập từ: https://thanhnien.vn/cong-nghe/tri-tue-nhan-tao-moi-nguy-hay-loi-ich- 1315616.html [20] Wikipedia (2005). Trí tuệ nhân tạo, truy cập ngày 9/9/2021. Truy cập từ: https:// vi.wikipedia.org/wiki/Trí_tuệ_nhân_tạo [21] Zehong Li, Li Zheng (2018).The Impact of Artificial Intelligence on Accounting. Advances in Social Science, Education and Humanities Research,181, 813-816.doi: https://doi.org/10.2991/icsshe-18.2018.203 410
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2