intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của quản trị rủi ro đến giá trị niêm yết của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động của quản trị rủi ro đến giá trị niêm yết của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn chứng khoán Việt Nam" được thực hiện nhằm mục đích xác định tác động của hoạt động quản trị rủi ro đến giá trị niêm yết của các DNBH trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thông qua bài viết tác giả mong muốn đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro trong DNBH. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của quản trị rủi ro đến giá trị niêm yết của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn chứng khoán Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO ĐẾN GIÁ TRỊ NIÊM YẾT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ThS. Lã Văn Đoàn1 Tóm tắt Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy cần có các công cụ sắp xếp, đánh giá để đưa ra quyết định về rủi ro, cũng như hoạch định các chi phí có liên quan đến việc ngăn ngừa hay khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra, đó là quá trình quản trị rủi ro. Hoạt động quản trị rủi ro có ý nghĩa trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH, ảnh hưởng đến giá trị của bản thân mỗi doanh nghiệp. Nhằm mục đích đánh giá tác động của hoạt động quản trị rủi ro đến giá trị DNBH ở Việt Nam, bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 12 DNBH có niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2021 để tiến hành phân tích. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động quản trị rủi ro có tác động làm tăng giá trị niêm yết của các DNBH. Bên cạnh đó, các yếu tố liên quan đến tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu hay tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng có tác động cùng chiều lên giá trị DNBH niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: Rủi ro; Bảo hiểm; Hiệu quả; Tác động; Giá trị. 1. Giới thiệu Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong điều kiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm dần trở nên hoàn thiện, nhu cầu bảo hiểm trên thế giới và Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên. Đây là nền tảng vững chắc để phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm cả ở hiện tại và tương lai. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn thử thách. Sự gia tăng áp lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, yêu cầu phát triển bền vững, hệ thống quản trị mạnh hay việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang làm thay đổi phương thức quản trị DNBH. Với tính chất đặc thù là một lĩnh vực kinh doanh rủi ro, trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã ý thức và hình thành thói quen quản trị rủi ro trong DNBH. Quản trị rủi ro trong DNBH không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các yếu tố rủi ro đối với các DNBH mà là cách thức để DNBH nhận diện, kiểm soát, xử lý rủi ro. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro cho phép các DNBH sử dụng tối ưu các 1 Giảng viên Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS II), Email: doanlv@ldxh.edu.vn, SĐT: 0984.399.631 883
  2. nguồn lực hiện có, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp và là công cụ hiệu quả trong việc đầu tư, phát triển kinh doanh. Trong đó một giá trị lớn nhất mà hoạt động quản trị rủi ro trong doanh nghiệp bảo hiểm đem lại đó chính là việc nâng cao giá trị DNBH. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các DNBH có niêm yết giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam. Khi mà giá trị DNBH được định giá theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán trên thị trường trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Như vậy, có thể thấy nếu công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp đạt hiệu quả nó có thể làm tăng giá trị của DNBH và ngược lại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định tác động của hoạt động quản trị rủi ro đến giá trị niêm yết của các DNBH trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thông qua bài viết tác giả mong muốn đề xuất một số hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro trong DNBH. 2. Cơ sở nghiên cứu Dickinson (2001) là một trong những người nghiên cứu đầu tiên nhắc đến khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM), theo đó ERM được định nghĩa là một cách tiếp cận hệ thống và tích hợp để quản lý rủi ro tổng thể của một doanh nghiệp. Theo COSO (2004), khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp được định nghĩa là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, ban giám đốc và các nhân sự khác của tổ chức, được áp dụng trong thiết lập chiến lược và trên quy mô toàn doanh nghiệp để xác định những sự kiện tiềm ẩn có thể tác động đến doanh nghiệp, quản lý rủi ro theo khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp để cung cấp sự đảm bảo hợp lý nhằm hướng tới việc đạt được những mục tiêu của tổ chức. Nghiên cứu của Standard & Poor (2008) đã chỉ ra rằng một quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả, chất lượng phải xác định được trong hoạt động kinh doanh của công ty đang tiềm ẩn những nguy cơ gây rủi ro nào để từ đó tiến hành đánh giá mức độ tác động và đưa ra các phương pháp xử lý thích hợp. Về bản chất, quản trị rủi ro doanh nghiệp được thiết lập nhằm đảm bảo duy trì khẩu vị rủi ro của doanh nghiệp tương thích với mục tiêu lợi nhuận đã đề ra chứ không có vai trò thay thế cho bộ phận kiểm soát nội bộ hay loại bỏ hết những rủi ro của doanh nghiệp. Theo ISO 31000:2009, quản trị rủi ro doanh nghiệp không phải là một hoạt động độc lập, tách biệt với hoạt động chính và quy trình của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro doanh nghiệp là các hoạt động điều phối để định hướng và kiểm soát một tổ chức về mặt rủi ro. 884
  3. Như vậy, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị rủi ro doanh nghiệp nhưng nhìn chung các định nghĩa này đều chỉ ra cùng một mục tiêu của quản trị rủi ro doanh nghiệp, theo đó, quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, xử lý, kiểm soát rủi ro trên phạm vi toàn bộ doanh nghiệp. ERM có tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, DNBH nói riêng. Thông thường hiệu quả tài chính thường được nhắc đến khi nói về vai trò của ERM trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên sự thống nhất quan điểm trong các nghiên cứu vẫn chưa thật sự rõ ràng. Thực tế có 2 khuynh hướng được đưa ra khi nói về mối quan hệ giữa ERM và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp: Thứ nhất, các biện pháp ERM ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Lý thuyết về quản trị rủi ro làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thông qua tác động làm giảm chi phí kiệt quệ tài chính; Lý thuyết về quản trị rủi ro làm giảm sự biến động của dòng tiền các doanh nghiệp, từ đó giảm chi phí kiệt quệ tài chính. Các nghiên cứu của Smith &Stulz (1985), Liebenberg & Hoyt (2003), Malik và cộng sự (2020) cho rằng, nếu kiệt quệ tài chính là tốn kém, các doanh nghiệp có động lực để làm giảm xác suất và quản trị rủi ro là một trong những phương pháp được lựa chọn thực hiện khi doanh nghiệp đối mặt với khả năng kiệt quệ tài chính. Thứ hai, ERM ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp. Theo Haushalter (2000), quản trị rủi ro có liên quan đến chi phí tài chính, DN có đòn bẩy tài chính cao sẽ quản trị rủi ro nhiều hơn, việc tăng thêm giá trị tài chính thông qua quản trị rủi ro. DeMarzo & Dufe (1995); Froot, Scharfstein và Stein (1993) ; Leland (1998) ; Mayers & Smith (1982); Smith & Stulz (1985) cho rằng, quản trị rủi ro đã làm tăng thêm khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp hoặc giảm lãi vay mà doanh nghiệp đang gánh chịu (Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2007). Như vậy hoạt động ERM làm phát sinh các chi phí tài chính có liên quan, việc duy trì khả năng thanh toán, thanh khoản và đảm bảo các chỉ tiêu tiêu tài chính ở ngưỡng an toàn có thể kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Còn khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ERM đến hiệu quả hoạt động trong DNBH, Hoyt và Liebenberg (2011), Bertinetti và cộng sự (2013), Baxter và cộng sự (2013), Eckles et al (2014) và Farrell và Gallagher (2015) đã chỉ ra rằng, ERM có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của công ty được đo lường bằng giá trị thị trường hoặc trong các chỉ số kế toán. Khi sử dụng một mẫu của 354 công ty bảo hiểm giao dịch công khai ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1990 đến 2008, Eckles et al (2014) nhấn mạnh việc áp dụng ERM làm giảm rủi ro của công ty và nó cũng làm tăng hiệu suất kế toán cho một đơn vị rủi ro nhất định. 885
  4. Trong nghiên cứu của mình, Beasley và cộng sự (2008) đã tìm thấy phản ứng thị trường không đáng kể khi các công ty tài chính tuyên bố bổ nhiệm giám đốc rủi ro trưởng (một ủy quyền cho việc áp dụng ERM). Sử dụng mẫu của các công ty Hoa Kỳ cho năm tài chính 2005, Gordon et al (2009) nhận thấy rằng, ảnh hưởng tích cực của ERM đến hiệu suất của công ty (được đo bằng lợi nhuận thị trường vượt quá một năm) phụ thuộc vào việc triển khai ERM phù hợp với các yếu tố cụ thể của công ty như thế nào. Tương tự, sử dụng xếp hạng ERM tiêu chuẩn và nghèo nàn cho các công ty bảo hiểm, McShane et al (2011) lập luận rằng, giá trị DN có liên quan tích cực với mức độ quản lý rủi ro truyền thống tăng lên và tiêu cực với xếp hạng ERM cao hơn. Như vậy,vẫn có những quan điểm đánh giá khác nhau về vai trò của ERM trong các doanh nghiệp nói chung, DNBH nói riêng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng ERM là một hoạt động quan trọng cần được thực hiện để kiểm soát và xử lý rủi ro trong các doanh nghiệp. 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 3.1. Mô hình nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết ban đầu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sự tác động của quản trị rủi ro đến giá trị niêm yết của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn chứng khoán Việt Nam. Cụ thể như sau: Tobin’s Qit = α + β1 ERMit + β2 SIZEit + β3 ROAit + β4 ROEit + β5 GRit + β6 LEVERAGEit + β7 DIVIDENSit + εit. Trong đó: - Tobin’s Q là giá trị DNBH, được tính bằng cách lấy giá trị thị trường của cổ phiếu cộng với giá trị sổ sách của các khoản nợ chia cho giá trị sổ sách của tài sản. - ERM thể hiện công tác quản trị rủi ro trong DNBH. Sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu năm đó DNBH có báo cáo rủi ro đầy đủ theo quy định, hoặc DN có chức danh CRO hay CEO và bằng 0 trong các trường hợp còn lại. - SIZE là quy mô của DNBH, được tính bằng logarit của tổng tài sản. - ROA là tỷ suất sinh lời trên tài sản, được tính bằng thu nhập ròng trên tổng tài sản của DNBH. - ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, được tính bằng thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu của DNBH. - GR là tốc độ tăng trưởng của doanh thu của DNBH. - LEVERAGE (LEV) là nợ vay, được tính bằng giá trị sổ sách của các khoản nợ chia cho giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trong DNBH. 886
  5. - DIVIDENS (DID) là biến giả, sẽ nhận giá trị bằng 1, nếu năm đó DNBH trả cổ tức và bằng 0 trong trường hợp ngược lại. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu sử dụng trong bài viết được trích xuất và thu thập từ 12 doanh nghiệp bảo hiểm có niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2021. Tổng số quan sát được thực hiện là 84 quan sát đảm bảo yêu cầu phân tích định lượng. Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu là phần mềm Stata 14. Nội dung phân tích định lượng tập trung vào việc xác định các đại lượng thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất. 4. Mô hình và phương pháp nghiên cứu 4.1. Mô hình nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết ban đầu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sự tác động của quản trị rủi ro đến giá trị niêm yết của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn chứng khoán Việt Nam. Cụ thể như sau: Tobin’s Qit = α + β1 ERMit + β2 SIZEit + β3 ROAit + β4 ROEit + β5 GRit + β6 LEVERAGEit + β7 DIVIDENSit + εit. Trong đó: - Tobin’s Q là giá trị DNBH, được tính bằng cách lấy giá trị thị trường của cổ phiếu cộng với giá trị sổ sách của các khoản nợ chia cho giá trị sổ sách của tài sản. - ERM thể hiện công tác quản trị rủi ro trong DNBH. Sẽ nhận giá trị bằng 1 nếu năm đó DNBH có báo cáo rủi ro đầy đủ theo quy định, hoặc DN có chức danh CRO hay CEO và bằng 0 trong các trường hợp còn lại. - SIZE là quy mô của DNBH, được tính bằng logarit của tổng tài sản. - ROA là tỷ suất sinh lời trên tài sản, được tính bằng thu nhập ròng trên tổng tài sản của DNBH. - ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, được tính bằng thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu của DNBH. - GR là tốc độ tăng trưởng của doanh thu của DNBH. - LEVERAGE (LEV) là nợ vay, được tính bằng giá trị sổ sách của các khoản nợ chia cho giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trong DNBH. - DIVIDENS (DID) là biến giả, sẽ nhận giá trị bằng 1, nếu năm đó DNBH trả cổ tức và bằng 0 trong trường hợp ngược lại. 887
  6. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu sử dụng trong bài viết được trích xuất và thu thập từ 12 doanh nghiệp bảo hiểm có niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2021. Tổng số quan sát được thực hiện là 84 quan sát đảm bảo yêu cầu phân tích định lượng. Phần mềm được sử dụng trong nghiên cứu là phần mềm Stata 14. Nội dung phân tích định lượng tập trung vào việc xác định các đại lượng thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Thống kê mô tả dữ liệu Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy, LEV có giá trị trung bình là 220.3444%, điều này cho thấy tiềm lực tài chính DNBH Việt Nam chưa thật sự vững mạnh, vẫn sử dụng các nguồn vốn vay, các khoản nợ phải trả là kênh tiếp cận nguồn vốn chủ yếu nhất. Đặc biệt có những DNBH có các khoản nợ phải so với vốn chủ sở hữu lên đến 669.8%, con số này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro thanh khoản cho DNBH. SIZE có trung bình là 22.46484, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất giao động từ 19.90505 tới 27.33675. ROA, ROE có giá trị trung bình lần lượt là 0.0392 và 0.0923 cho thấy hiệu quả hoạt động của các DNBH trong mẫu nghiên cứu tương đối thấp. Nguyên nhân chính là do DNBH gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tổ chức tài chính đang dần trở nên gay gắt. Bên cạnh đó, một phần cũng là do quy mô của tổng tài sản, nguồn vốn trong các DNBH rất lớn làm cho tỷ lệ giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tổng tài sản tính theo giá trị tương đối ở mức thấp. Hệ số TOBIN_Q trung bình của các DNBH đang là 1.007081, cao nhất là 1.084187 và thấp nhất là 0.9452419. Nhìn chung, giá trị thị trường của DNBH được khách hàng đánh giá cao hơn so với giá trị sổ sách do hoạt động kinh doanh của các DNBH tương đối ổn định, doanh thu tăng đều qua các năm. Giá trị trung bình của ERM là 0.8928571, cao nhất là 1.00 và thấp nhất là 0.00. Điều này hàm ý gần như tất cả các DNBH trong các năm đều có hoạt động ERM. Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GR) tương đối tốt đạt giá trị trung bình 13.74756%/năm, cao nhất 38.7% và thấp nhất giảm 7,6%. Hoạt động chi trả cổ tức trong mẫu DNBH nghiên cứu diễn ra tương đối đều đặn, chỉ có một số ít năm, DNBH mới không chi trả cổ tức do hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Giá trị trung bình DID là 0.8809524. Bảng 1: Kết quả phân tích thống kê mô tả Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max ROE 84 .0923244 .0315542 .0169216 .164 ROA 84 .0392102 .036948 .0030338 .29 ERM 84 .8928571 .3111524 0 1 888
  7. SIZE 84 22.46484 1.608096 19.90505 27.33675 Tobin’s Q 84 1.007081 .0261955 .9452419 1.084187 GR 84 13.74756 10.10476 -7.6 38.7 LEV 84 220.3444 131.5796 64.8 669.8 DID 84 .8809524 .3257896 0 1 (Nguồn: Dữ liệu trích xuất từ nghiên cứu của tác giả (2022)) 5.2. Phân tích tương quan ERM có tương quan đồng biến đến hiệu quả hoạt động của các DNBH được đại diện bởi ROA và ROE. Qua đó có thể thấy việc quản trị rủi ro là rất quan trọng trong hoạt động của quản trị của DNBH. Đặc biệt, luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam còn chưa chặt chẽ, nhiều nội dung quản trị rủi ro tài chính cần được thực hiện… Vì vậy nếu muốn sử dụng các công cụ quản trị rủi ro thì chính những DNBH đó phải minh bạch hóa thông tin để tạo tiền đề cho việc kiểm soát hoạt động của DNBH. Các biến độc lập ROA, ROE, ERM, SIZE, GR, DID có mối tương quan đồng biến đến giá trị DNBH (Tobin’s Q). Điều này cho thấy các nhà đầu tư nhìn nhận khả năng sinh lời của tài sản, vốn chủ sở hữu, hoạt động quản trị doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, hoạt động chi trả cổ tức làm tăng giá trị thị trường của DNBH. Trong khi đó biến độc lập LEV có tác động ngược chiều đến Tobin’s Q vì nhà đầu tư đánh giá DNBH có khoản nợ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các khoản đầu tư. Chính vì vậy, giá trị thị trường của DNBH sẽ giảm xuống. Xét hệ số tương quan giữa các biến độc lập có thể thấy, các hệ số tương quan này đều nhỏ hơn 0.8 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Bảng 2. Tương quan giữa các biến trong mô hình ROA ROE ERM SIZE LEV GR DID Tobin’s Q ROA 1.0000 ROE 0.7118 1.0000 Sig 0.0246 ERM 0.1981 0.1670 1.0000 Sig 0.0115 0.0217 SIZE 0.0101 0.2942 0.0540 1.0000 Sig 0.0366 0.0498 0.0244 LEV 0.2190 0.3543 -0.0909 0.3597 1.0000 Sig 0.0484 0.0170 0.0326 0.0152 GR 0.1640 0.2271 0.0688 0.6099 0.5491 1.0000 889
  8. Sig 0.0417 0.0335 0.0433 0.0000 0.0001 DID 0.369 0.401 0.257 0.186 0.152 0.636 1.000 Sig 0.0261 0.0143 0.0000 0.0337 0.0001 0.0000 Tobin’s Q 0.457 0.554 0.145 0.219 - 0.042 0.416 0.295 1.0000 Sig 0.0228 0.0003 0.0042 0.0000 0.0478 0.0000 0.0154 Nguồn: Dữ liệu trích xuất từ nghiên cứu của tác giả (2022) 5.3. Kết quả hồi quy Từ kết quả phân tích tương quan, tác giả thực hiện phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để xem xét sự tác động của từng biến trong mô hình nghiên cứu đến giá trị DNBH. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính OLS cho thấy, các biến độc lập ROA, ROE, ERM, GR được cho là có gây ảnh hưởng cùng chiều lên Tobin’s Q ở mức ý nghĩa 5%. Các nhân tố còn lại đều không tìm thấy tác động ở mức ý nghĩa
  9. doanh bảo hiểm được coi là một nhiệm vụ tối quan trọng. Những rủi ro này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của DNBH. Để đảm bảo công tác quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao, các DNBH ở Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp: Thứ nhất, nâng cao ý thức thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc duy trì khả năng thanh toán. DNBH phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2010 và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ. Thứ hai, thúc đẩy các giải pháp làm tăng tài sản ngắn hạn, giảm tỷ lệ các nợ ngắn hạn phải trả để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng đều kiểm soát tỷ lệ thanh toán nhanh ở mức trên 1 lần. Tuy nhiên, nhiều tài liệu và nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ này ở mức ≥ 0.5 lần cũng có thể coi là chấp nhận được. Nếu các DNBH thúc đẩy các biện pháp làm tăng hiệu quả kinh doanh, khai thác sản phẩm và mở rộng thị trường thì tỷ lệ này sẽ đảm bảo hiệu quả về cả mặt số lượng và cấu trúc. Việc cắt giảm các khoản phải thu của khách hàng, giảm hàng tồn kho sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Chẳng hạn như tăng lượng tiền mặt, tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng doanh thu và giảm các chi phí không cần thiết. Đối với các hợp đồng bảo hiểm có mức độ rủi ro cao cần tiến hành thực hiện tái bảo hiểm để phân tán rủi ro cho các DNBH. Thứ ba, cơ cấu lại nguồn vốn của DNBH. Vốn luôn là yếu tố cần thiết cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Hiện nay, nguồn vốn của đơn vị được hình thành từ nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Thông thường tỷ lệ này ở mức 50/50 là hợp lý. Tuy nhiên nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn 50% thì chỉ tiêu này càng cho thấy “sức khỏe” của doanh nghiệp bảo hiểm. Vay mượn ít đi thì lợi nhuận sẽ được phân phối nhiều hơn cho các chủ sở hữu. Đồng thời cũng là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư và trả các khoản nợ đã vay. Thứ tư, kiểm soát những rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Rủi ro hoạt động phát sinh từ hoạt động kinh doanh thông thường của DNBH. Rủi ro hoạt động bao gồm các vụ kiện, rủi ro gian lận, các vấn đề nhân sự và rủi ro mô hình kinh doanh, đó là rủi ro mà các mô hình tiếp thị và tăng trưởng của công ty có thể chứng minh là không chính xác hoặc không đầy đủ. Hiện nay tình trạng trục lợi bảo hiểm còn diễn ra khá thường xuyên và phức tạp làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DNBH và làm xói mòn niềm tin của khách hàng, đối tác kinh doanh. Vì vậy cần thường xuyên tổ chức theo dõi, quản lý và giám sát nhân viên, hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm. 891
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abeyrathna, G. M., & Kalainathan, K. (2016). Financial risk, financial risk management practices and performance of Sri Lankan SMEs: Special reference to Anuradhapura district. Research Journal of Finance and Accounting, 15(7), 16-22. 2. Adam, M., Mukhtaruddin, M., Yusrianti, H., & Sulistiani, S. (2016). Company characteristics and enterprise risk management disclosure: Empirical study on Indonesia listed companies. International journal of applied Business and Economic Research, 14(2). 3. Afonso, A., Schuknecht, L., & Tanzi, V. (2010). Income distribution determinants and public spending efficiency. The Journal of Economic Inequality, 8(3), 367-389. 4. Akdemir, B., Erdem, O., & Polat, S. (2010). Charactieristics of high performannce organizations. Suleyman Demirel University Journal of Faculty of Economics & Administrative Sciences, 15(1). 5. Al Mutairi, M. E., Hasan, H., & Risik, E. A. (2011). The impact of corporate financing decision on corporate performance in the absence of taxes: Panel data from Kuwait stock market. In World Finance Conference, June. 6. Allayannis, G., & Ofek, E. (2001). Exchange rate exposure, hedging, and the use of foreign currency derivatives. Journal of international money and finance, 20(2), 273-296. 7. Allayannis, G., & Weston, J. P. (2001). The use of foreign currency derivatives and firm market value. The review of financial studies, 14(1), 243-276. 8. Allison, P. D. (1999). Comparing logit and probit coefficients across groups. Sociological methods & research, 28(2), 186-208. 9. Baxter, R., Bedard, J. C., Hoitash, R., & Yezegel, A. (2013), Enterprise risk management program quality: Determinants, value relevance, and the financial crisis. Contemporary Accounting Research, 30, 1264–1295. 10. Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 210/2009/TT-BTC: Hướng dẫn áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, Hà Nội. 11. Eckles, D. I., Hoyt, R. E., & Miller, S. M. (2014), The impact of enterprise risk management on the marginal cost of reducing risk: Evidence from the insurance industry. Journal of Banking and Finance, 43, 247–261. 12. Farrell, M., & Gallagher, R. (2015). The Valuation Implications of Enterprise Risk Management Maturity. Journal Risk and Insurance, 82(3), 625–657. 892
  11. 13. Hoyt, R., & Liebenberg, A. (2015). Evidence of the value of enterprise risk management. Journal of Applied Corporate Finance, 27(1), 41–47. 14. Mai Thị Tuyết Nhung (2021), Tác động của quản trị rủi ro tài chính đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Tạp chí Công thương, Số 3, Tháng 02/2021. 15. Pagach, D. P., & Warr, R. S. (2010). The effects of enterprise risk management on firm performance. Working Paper, Social Science Research Network. Available at SSRN. 16. Mã Văn Tuệ (2016). Quản trị rủi ro của doanh nghiệp nhỏ và vừa. NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007). Quản trị rủi ro tài chính. NXB Thống kê. 18. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2008). Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Mã số: B2007- 09-26 19. Mã Văn Tuệ (2020). Quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh (sách chuyên khảo). NXB Tài chính. 893
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2