TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG ĐẠM, LÂN VÀ KALI<br />
HỢP LÝ CHO XÀ LÁCH (lactuca sativa L.) TRỒNG TRONG NHÀ MÀNG<br />
TẠI BẢO LỘC, LÂM ĐỒNG<br />
Đoàn Thị Hồng Cam, Nguyễn Đình Thi, Lê Diệu Tâm<br />
Trường Đại học Nông Lâm, đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định liều lượng đạm, lân và kali thích hợp<br />
cho cây rau xà lách trồng trong nhà màng tại Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ đó góp phần hoàn thiện<br />
quy trình thâm canh cây xà lách trồng trong nhà màng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) sử<br />
dụng đạm, lân và kali với liều lượng 60 kg N/ha, 60 kg P2O5/ha, 20 kg K2O/ha có tác dụng tốt<br />
nhất cho cây xà lách trồng ở đây sinh trưởng phát triển và tạo năng suất; 2) năng suất xà lách<br />
tăng 7,64 – 27,80 % o với đối chứng; 3) chỉ số VCR đạt 11,11-13,39.<br />
Từ khoá: đạm, lân, kali, sinh trưởng và năng suất xà lách<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Những năm gần đây, ngành rau quả ở tỉnh Lâm Đồng phát triển khá mạnh, nhiều<br />
kỹ thuật mới được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất trong đó có kỹ thuật trồng cây trong<br />
nhà màng [10]. Trong các đối tượng cây trồng trong nhà màng, xà lách là loại rau ăn lá<br />
được gieo trồng với diện tích lớn do giá trị dinh dưỡng, giá trị sử dụng và đặc biệt là giá<br />
trị kinh tế to lớn của nó [3], [6]. Tuy nhiên, liều lượng đạm, lân và kali bón cho cây xà<br />
lách trồng trong nhà màng hiện nay còn chủ yếu là áp dụng như quy trình trồng rau<br />
ngoài đồng ruộng. Lượng phân bón cho 1 ha xà lách hiện đang được áp dụng là: 16 tấn<br />
phân chuồng hoai mục + 2 tấn vôi bột + 90 kg N + 80 kg P2O5 + 20 kg K2O [4], [9].<br />
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng<br />
rau do điều kiện giữa 2 hình thức canh tác trên (trong và ngoài nhà màng) là khác nhau<br />
[1].<br />
Đề tài này được tiến hành tại Bảo Lộc, Lâm Đồng nhằm xác định liều lượng<br />
đạm, lân và kali thích hợp cho cây xà lách trồng trong nhà màng. Từ đó làm cơ sở để<br />
xây dựng quy trình thâm canh xà lách năng suất và chất lượng cao trong nhà màng tại<br />
Bảo Lộc, Lâm Đồng và những vùng khác có điều kiện tương tự. Trong phạm vi bài viết<br />
này, chúng tôi giới thiệu một số kết quả nghiên cứu mới của đề tài.<br />
<br />
5<br />
<br />
2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Vật liệu<br />
- Giống: xà lách Dún HN313 đang được sản xuất phổ biến trong nhà màng [2],<br />
[8].<br />
- Phân bón: đạm urê, supe lân, kali.<br />
- Xà lách được trồng và chăm sóc theo quy trình chung [3], [7].<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm, lân, kali đến thời gian sinh trưởng phát triển,<br />
các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, hiệu quả<br />
kinh tế của việc sử dụng các loại phân bón trên cho xà lách.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Mỗi thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên<br />
(RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 4,5 m2. Các thí nghiệm cụ thể<br />
như sau:<br />
+ Thí nghiệm 1: Xác định liều lượng đạm cho xà lách trồng trong nhà màng tại<br />
Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho<br />
1 ha như sau:<br />
1. 0 kg N + nền 1<br />
2. 30 kg N + nền 1<br />
3. 60 kg N + nền 1<br />
4. 90 kg N + nền 1<br />
5. 120 kg N + nền 1<br />
6. 150 kg N + nền 1<br />
Nền 1: 80 kg P2O5 + 20 kg K2O + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục<br />
+ Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng lân cho xà lách trồng trong nhà màng tại<br />
Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho<br />
1 ha như sau:<br />
1. 0 kg P2O5 + nền 2<br />
2. 20 kg P2O5 + nền 2<br />
3. 40 kg P2O5 + nền 2<br />
4. 60 kg P2O5 + nền 2<br />
5. 80 kg P2O5 + nền 2<br />
6<br />
<br />
6. 100 kg P2O5 + nền 2<br />
Nền 2: 90 kg N + 20 kg K2O + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục<br />
+ Thí nghiệm 3: Xác định liều lượng kali cho xà lách trồng trong nhà màng tại<br />
Bảo Lộc, Lâm Đồng. Thí nghiệm gồm 6 công thức với liều lượng các loại phân bón cho<br />
1 ha như sau:<br />
1. 0 kg K2O + nền 3<br />
2. 10 kg K2O + nền 3<br />
3. 20 kg K2O + nền 3<br />
4. 30 kg K2O + nền 3<br />
5. 40 kg K2O + nền 3<br />
6. 50 kg K2O + nền 3<br />
Nền 3: 90 kg N + 80 kg P2O5 + 2 tấn vôi + 16 tấn phân chuồng hoai mục<br />
- Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: thời gian sinh trưởng phát triển (ngày), chiều cao<br />
cây (cm), đường kính tán cây (cm), chiều dài lá (cm), chiều rộng lá (cm), số lá xanh trên<br />
cây (lá), khối lượng 1 cây (g), năng suất (tấn/ha), VCR. Mỗi chỉ tiêu được xác định theo<br />
phương pháp nghiên cứu tương ứng, đang được sử dụng cho xà lách [5].<br />
Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học theo chương trình Excel và MSTATC.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Ảnh hưởng của đạm đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế xà<br />
lách<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các chỉ tiêu thân lá và thời gian sinh trưởng xà lách<br />
<br />
Lượng<br />
đạm<br />
(kg N/ha)<br />
<br />
Số<br />
lá<br />
(lá/cây)<br />
<br />
Dài<br />
lá<br />
(cm)<br />
<br />
Rộng<br />
lá<br />
(cm)<br />
<br />
Cao<br />
cây<br />
(cm)<br />
<br />
Đường<br />
kính tán<br />
(cm)<br />
<br />
Thời gian<br />
sinh<br />
trưởng<br />
(ngày)<br />
<br />
0 (đ/c)<br />
<br />
13,20c<br />
<br />
18,39c<br />
<br />
14,78c<br />
<br />
23,89c<br />
<br />
28,17c<br />
<br />
32<br />
<br />
30<br />
<br />
14,73b<br />
<br />
20,07b<br />
<br />
15,75b<br />
<br />
24,91bc<br />
<br />
31,67b<br />
<br />
31<br />
<br />
60<br />
<br />
16,27a<br />
<br />
21,42ab<br />
<br />
17,74a<br />
<br />
25,59ab<br />
<br />
33,75a<br />
<br />
30<br />
<br />
90<br />
<br />
16,22a<br />
<br />
21,48ab<br />
<br />
17,69a<br />
<br />
26,04ab<br />
<br />
32,95ab<br />
<br />
30<br />
<br />
120<br />
<br />
16,20a<br />
<br />
21,52a<br />
<br />
17,13ª<br />
<br />
26,09a<br />
<br />
32,01ab<br />
<br />
30<br />
<br />
150<br />
<br />
16,13ab<br />
<br />
21,55a<br />
<br />
16,97ª<br />
<br />
26,19a<br />
<br />
31,94ab<br />
<br />
30<br />
<br />
LSD0,05<br />
<br />
1,434<br />
<br />
1,447<br />
<br />
0,917<br />
<br />
1,140<br />
<br />
2,014<br />
<br />
-<br />
<br />
7<br />
<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng đạm đến sinh trưởng, năng suất và<br />
hiệu quả kinh tế của cây xà lách trồng trong nhà màng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, kết quả<br />
thu được trình bày ở các bảng 1 – 3 cho thấy:<br />
Tăng liều lượng đạm bón đã tăng các chỉ tiêu thân lá xà lách, cây rau tốt hơn so<br />
với đối chứng không bón, theo đó thời gian sinh trưởng của cây rau cũng được rút ngắn<br />
1 – 2 ngày. Giữa các công thức bón 60 – 150 kg N/ha không có sự sai khác thống kê về<br />
các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá.<br />
Nhờ sự tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng thân lá, khối lượng vật chất cây xà<br />
lách tích luỹ ở các công thức có bón đạm đều lớn hơn so với đối chứng, đặc biệt là từ<br />
mức bón 60 kg N/ha trở lên. Năng suất thực thu xà lách tăng 12,71 – 28,95% so với đối<br />
chứng.<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất xà lách<br />
<br />
Lượng đạm<br />
(kg N/ha)<br />
<br />
KLTB<br />
1 cây<br />
(g/cây)<br />
<br />
KLTB ăn<br />
được 1 cây<br />
(g/cây)<br />
<br />
NSLT<br />
(tấn/ha)<br />
<br />
NSTT<br />
(tấn/ha)<br />
<br />
% so đ/c<br />
<br />
0 (đ/c)<br />
<br />
102,67c<br />
<br />
85,00c<br />
<br />
16,43c<br />
<br />
11,33c<br />
<br />
100,00<br />
<br />
30<br />
<br />
114,03bc<br />
<br />
97,67bc<br />
<br />
18,25bc<br />
<br />
12,77b<br />
<br />
112,71<br />
<br />
60<br />
<br />
123,33ab<br />
<br />
103,38ab<br />
<br />
19,73ab<br />
<br />
14,48a<br />
<br />
127,80<br />
<br />
90<br />
<br />
124,33ab<br />
<br />
103,67ab<br />
<br />
19,89ab<br />
<br />
14,53a<br />
<br />
128,24<br />
<br />
120<br />
<br />
126,37ab<br />
<br />
113,35ab<br />
<br />
20,22ab<br />
<br />
14,59a<br />
<br />
128,77<br />
<br />
150<br />
<br />
135,39ª<br />
<br />
117,37ª<br />
<br />
21,66a<br />
<br />
14,61a<br />
<br />
128,95<br />
<br />
LSD0,05<br />
<br />
17,530<br />
<br />
16,253<br />
<br />
2,805<br />
<br />
1,304<br />
<br />
-<br />
<br />
Từ năng suất thực thu, kết quả sơ bộ tính hiệu quả kinh tế trình bày ở bảng 3<br />
cho thấy: cây xà lách khi được bón đạm với liều lượng thích hợp đã cho hiệu quả kinh<br />
tế cao, chỉ số VCR đều > 5. Trong đó công thức bón 60 kg N/ha có chỉ số VCR đạt tới<br />
12,08.<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu quả kinh tế sản xuất xà lách<br />
<br />
NSTT (tấn/ha)<br />
<br />
Tăng thu Tăng chi Lãi tăng<br />
(1000đ/ha) (1000đ/ha) (1000đ/ha)<br />
<br />
Lượng đạm<br />
(kg N/ha)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
So đ/c<br />
<br />
0 (đ/c)<br />
<br />
11,33<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
30<br />
<br />
12,77<br />
<br />
1,44<br />
<br />
7.200<br />
<br />
652<br />
<br />
6.548<br />
<br />
11,04<br />
<br />
60<br />
<br />
14,48<br />
<br />
3,15<br />
<br />
15.750<br />
<br />
1.304<br />
<br />
14.446<br />
<br />
12,08<br />
<br />
90<br />
<br />
14,53<br />
<br />
3,20<br />
<br />
16.000<br />
<br />
1.957<br />
<br />
14.043<br />
<br />
8,18<br />
<br />
8<br />
<br />
VCR<br />
<br />
120<br />
<br />
14,59<br />
<br />
3,26<br />
<br />
16.300<br />
<br />
2.609<br />
<br />
13.691<br />
<br />
6,25<br />
<br />
150<br />
<br />
14,61<br />
<br />
3,28<br />
<br />
16.400<br />
<br />
3.261<br />
<br />
13.139<br />
<br />
5,03<br />
<br />
Theo quy trình khuyến cáo bón đạm cho xà lách trồng trong nhà màng tại đây là<br />
90 kg N/ha. Theo chúng tôi, có thể khi được trồng trong điều kiện có che chắn, sự hao<br />
hút đạm do bay hơi hoặc rửa trôi giảm. Vì vậy chỉ cần bón 60 kg N/ha cây xà lách đã<br />
cho năng suất cao và cho hiệu quả kinh tế lớn nhất.<br />
3.2. Ảnh hưởng của lân đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế xà<br />
lách<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng lân đến sinh trưởng, năng suất<br />
và hiệu quả kinh tế cây xà lách trồng ở Bảo Lộc, Lâm Đồng trình bày ở bảng 4 – 6 cho<br />
thấy:<br />
Tăng lượng lân bón cho xà lách cũng có ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu<br />
thân lá. Thời gian sinh trưởng ở các mức bón 60 – 80 kg P2O5/ha ngắn hơn so với đối<br />
chứng và các công thức có liều lượng bón thấp hơn 1 ngày. Từ liều lượng bón 40 kg P2O5/ha<br />
trở lên, có chỉ tiêu thân lá xà lách có sự tăng mạnh, sai khác ở mức có ý nghĩa so với đối<br />
chứng.<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các chỉ tiêu thân lá và thời gian sinh trưởng xà lách<br />
<br />
Lượng<br />
lân<br />
(kg<br />
P2O5/ha)<br />
<br />
Số<br />
lá<br />
(lá/cây)<br />
<br />
Dài<br />
lá<br />
(cm)<br />
<br />
Rộng<br />
lá<br />
(cm)<br />
<br />
Cao<br />
cây<br />
(cm)<br />
<br />
Đường<br />
kính tán<br />
(cm)<br />
<br />
Thời gian<br />
sinh<br />
trưởng<br />
(ngày)<br />
<br />
0 (đ/c)<br />
<br />
16,53c<br />
<br />
19,69c<br />
<br />
16,74c<br />
<br />
25,63c<br />
<br />
31,09c<br />
<br />
31<br />
<br />
20<br />
<br />
16,87bc<br />
<br />
20,37b<br />
<br />
17,36b<br />
<br />
26,45bc<br />
<br />
32,65bc<br />
<br />
31<br />
<br />
40<br />
<br />
18,07ab<br />
<br />
20,42b<br />
<br />
17,46b<br />
<br />
27,26abc<br />
<br />
34,40ab<br />
<br />
31<br />
<br />
60<br />
<br />
19,40a<br />
<br />
20,68ab<br />
<br />
18,54a<br />
<br />
28,20ab<br />
<br />
35,46a<br />
<br />
30<br />
<br />
80<br />
<br />
19,33a<br />
<br />
21,13a<br />
<br />
18,55a<br />
<br />
28,90a<br />
<br />
35,75a<br />
<br />
30<br />
<br />
100<br />
<br />
19,27a<br />
<br />
21,15a<br />
<br />
18,56a<br />
<br />
29,11a<br />
<br />
35,90a<br />
<br />
30<br />
<br />
LSD0,05<br />
<br />
1,393<br />
<br />
0,657<br />
<br />
1,026<br />
<br />
2,340<br />
<br />
2,544<br />
<br />
-<br />
<br />
Theo số liệu ở bảng 5, chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất xà lách tăng khá<br />
rõ ở những công thức có liều lượng bón 40 kg P2O5/ha trở lên. Theo đó, năng suất thực thu<br />
tăng 9,59 – 14,42 % so với đối chứng. Nếu so với mức tăng khi thay đổi liều lượng bón đạm,<br />
việc bón lân ít có tác dụng tăng khối lượng cây tích luỹ được. Nhưng với vai trò sinh lý của P,<br />
bón lân sẽ giúp cây rau sinh trưởng cân đối hơn.<br />
9<br />
<br />