BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC<br />
<br />
2014<br />
<br />
NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT<br />
BẰNG CÔNG NGHỆ SWIM-BED<br />
CN. Đặng Hạ, ThS. Đào Vĩnh Lộc<br />
Trường Đại học Yersin Đà Lạt<br />
Tóm tắt<br />
Công nghệ Swim-bed xử lý nước thải sinh hoạt có nhiều ưu điểm nổi bậc so với các công nghệ trước đây. Nghiên<br />
cứu này thiết lập mô hình Swim-bed quy mô phòng thí nghiệm để xử lý nước thải sinh hoạt tại Đà Lạt. Các thông số<br />
vận hành như thời gian lưu nước (HRT) là 6,5-10 giờ, pH là 6,5-8 và nồng độ oxy hòa tan (DO) là 2-3 mg/l. Qua 90<br />
3<br />
ngày nghiên cứu với các tải trọng hữu cơ (OLR) là 0,5, 1,0 và 1,5 kg/m .ngày, cho thấy hiệu suất xử lý COD, Nitơ và<br />
Photpho tương đối cao. Với COD lần lượt đạt 80,1%, 75,7% và 74,1%, với Nitơ lần lượt là 88,69%, 50,3% và 47,7% và<br />
50,2%, 55,58% và 52,1% là hiệu suất xử lý Photpho qua các OLR. Kết quả này cho thấy công nghệ Swim-bed có tính khả<br />
thi cao khi xử lý nước thải sinh hoạt tại Đà Lạt.<br />
Absctract<br />
Research on treatment domestic wastewater by Swim-bed technology<br />
Swim-bed technology using Biofringe as biomass for domestic wastewater treatment, with a lot of positive effects<br />
compared to previous technology, is the most researched technology these days. This research set the Swim-bed pilot<br />
using similar biomass as Biofringe to treats domestic wastewater in Da Lat. These active parameters such as hydraulic<br />
retention time (HRT), pH and dissolved oxygen (DO) were 6.5-10h, 6.5-8 and 2-3 mg/l, respectively. organic loading rate<br />
3<br />
(OLR) was 0.5, 1.0 and 1.5 kg COD/m .day, after 90 operative days, these results show that the high of treatment effect<br />
as COD, Nitrogen and Phosphorus. This effect of COD was 80.1%, 75.7% and 74.1% and of Nitrogen was 88.69%, 50.3%<br />
và 47.7%, respectively. Besides, 50.2%, 55.58% and 52.1% were the effective treatment of Phosphorus through of<br />
mentioned OLR. the results showed that the advantages of this technology outnumber the previous technology to treats<br />
domestic wastewater in Da Lat.<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Nước thải sinh hoạt là nguồn chất thải gây ô<br />
nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử<br />
lý trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Các công<br />
nghệ xử lý nước thải truyền thống có các nhược điểm<br />
như tốn diện tích, giá thành xây dựng và vận hành<br />
cao, khả năng xử lý các loại chất dinh dưỡng (Nitơ,<br />
phốt pho) thấp, tải lượng ô nhiễm thấp và lượng bùn<br />
thải tạo ra lớn... Để hạn chế các nhược điểm như<br />
trên, nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới<br />
được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới nói chung<br />
cũng như ở Việt Nam nói riêng.<br />
Công nghệ Swim-bed là một công nghệ mới đang<br />
được nghiên cứu và ứng dụng trong những năm gần<br />
đây trên thế giới, đặc biệt là ở Nhật Bản. Công nghệ<br />
này là sự kết hợp -các điều kiện thuận lợi của quá<br />
trình bùn hoạt tính truyền thống và bể lọc sinh học.<br />
Sử dụng giá thể sinh học là Biofringe (BF), giá thể<br />
được thiết kế có bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng<br />
biofilm dính bám trên bề mặt của giá thể, tạo điều<br />
kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những<br />
giá thể này lơ lửng trong nước và tiếp xúc với chất<br />
dinh dưỡng, từ đó giúp chuyển hóa các chất ô nhiễm<br />
có trong nước thải. Giá thể BF được làm từ sợi acrylic<br />
thấm nước tốt, diện tích bề mặt lớn. Các sợi này<br />
được dệt thành các sợi nhỏ, sau đó kết lại theo dạng<br />
xương cá làm tăng khả năng co giãn và chịu lực. Cấu<br />
<br />
trúc xương cá của BF chia làm 2 loại: Sợi dọc (Warp<br />
thread) được làm bằng các sợi Polyester; sợi ngang<br />
(Weft thread) làm bằng acrylic rất ưa nước do đó bùn<br />
có thể dễ dàng và nhanh chóng được dính bám vào<br />
(Hình 1).<br />
<br />
Hình 1: Cấu trúc của giá thể Biofringe<br />
Chủng loại vi sinh vật trong lớp màng biofilm<br />
tương tự như đối với hệ thống xử lý bùn hoạt tính lơ<br />
lửng. Phân tích theo chủng loại vi sinh vật, lớp màng<br />
này còn có thể chia thành hai lớp: Lớp màng kỵ khí ở<br />
bên trong và lớp màng hiếu khí ở bên ngoài (Hình 2).<br />
Sự hình thành 2 lớp màng này là do chiều sâu của lớp<br />
màng lớn hơn nhiều so với đường kính của khối vi<br />
sinh vật, oxy hoà tan trong nước chỉ khuếch tán vào<br />
gần bề mặt màng và làm cho lớp màng phía ngoài trở<br />
thành hiếu khí, còn lớp màng bên trong không tiếp<br />
xúc được với oxy trở thành lớp màng kỵ khí.<br />
<br />
23<br />
<br />
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC<br />
<br />
2014<br />
<br />
Bảng 1: Thông số cấu tạo của bể sinh học và bể lắng<br />
Bể lắng<br />
<br />
Thể tích hữu dụng (lít)<br />
Chiều cao<br />
(cm)<br />
<br />
Phần đáy<br />
<br />
10<br />
18<br />
<br />
65<br />
<br />
13<br />
<br />
Chiều rộng (cm)<br />
<br />
Hình 2: Mô tả lớp màng Biofilm<br />
Tuy nhiên, đây là loại giá thể được sản xuất tại<br />
Nhật Bản, có giá thành cao. Do đó, rất khó triển khai<br />
để nghiên cứu và ứng dụng với điều kiện ở Việt Nam.<br />
Chính vì thế, chúng tôi thiết kế mô phỏng theo loại<br />
giá thể trên với những vật liệu có sẵn ở Việt Nam<br />
nhằm đánh giá hiệu quả xử lý cũng giảm chi phí đầu<br />
tư cho một hệ thống swim-bed xử lý nước thải sinh<br />
hoạt tại Đà Lạt.<br />
2. Phương pháp và vật liệu nghiên cứu<br />
2.1. Mô hình thí nghiệm và nội dung nghiên<br />
cứu<br />
Mô hình Swim-bed được thiết kế và lắp đặt tại<br />
phòng thí nghiệm công nghệ môi trường. Sơ đồ và<br />
thông số cấu tạo mô hình thí nghiệm lần lượt được<br />
trình bày trong Hình 3. Cấu tạo chi tiết của bể sinh<br />
học và bể lắng được trình bày trong Bảng 1.<br />
3<br />
2<br />
4<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
Phần trên<br />
<br />
Bể sinh<br />
học<br />
<br />
3,9<br />
<br />
Thông số<br />
<br />
15<br />
<br />
14<br />
<br />
Chiều dài (cm)<br />
<br />
15<br />
<br />
16<br />
<br />
Nguyên lý hoạt động của hệ thống: Nước thải<br />
trong bể chứ nước thải (1) được bơm nước thải (2)<br />
bơm vào bể sinh học (4) với lưu lượng được chỉnh<br />
phù hợp. Nồng độ oxy hòa tan trong bể sinh học<br />
được cung cấp bằng máy sục khí (3) với bộ cấp khí<br />
được đặt ở đáy bể sinh học. Nước thải sau khi được<br />
xử lý tại bể sinh học sẽ được đưa qua bể lắng (5), tại<br />
đây lượng bùn hoạt tính sau khi lắng được dẫn vào bể<br />
chứa bùn thông qua van xả bùn đặt ở đáy bể lắng.<br />
Nước thải sau khi lắng được dẫn vào bể chứa nước<br />
thải sau xử lý (6).<br />
Nghiên cứu được chia thành 2 giai đoạn:<br />
Giai đoạn 1 (thí nghiệm thích nghi): Đây là<br />
giai đoạn nhằm ổn định và tạo sự thích nghi của bùn<br />
hoạt tính đối với nước thải sinh hoạt. Với Tải trọng<br />
hữu cơ (OLR) là 0,25 kg/m3.ngày, pH = 6,5 – 8, Thời<br />
gian lưu nước (HRT) = 38,4h, Nồng độ oxy hòa tan<br />
trong bể sinh học (DO) = 3 – 4 mg/l.<br />
Giai đoạn 2: Đánh giá hiệu suất xử lý của hệ<br />
thống qua các tải trọng hữu cơ (OLR) là 0,5<br />
kg/m3.ngày, 1 kg/m3.ngày và 1,5 kg/m3.ngày. Chi tiết<br />
các thông số vận hành của giai đoạn này được trình<br />
bày trong Bảng 2.<br />
<br />
6<br />
<br />
Bảng 2: Các thống số vận hành thí nghiệm<br />
Các thông số vận hành<br />
<br />
Hình 3: Sơ đồ mô hình thí nghiệm<br />
<br />
Chú thích:<br />
1. Bể chứa nước thải<br />
2. Bơm nước thải<br />
3. Máy thổi khí<br />
4. Bể sinh học với giá thể mô phỏng Biofringe<br />
5. Bể lắng<br />
6. Bể chứa nước thải đã qua xử lý<br />
<br />
Thí nghiệm<br />
<br />
Giai<br />
đoạn<br />
1<br />
<br />
Giai<br />
đoạn<br />
2<br />
<br />
Thí<br />
nghiệm<br />
thích<br />
nghi<br />
Thí<br />
nghiệm<br />
1<br />
Thí<br />
nghiệm<br />
2<br />
Thí<br />
nghiệm<br />
3<br />
<br />
DO<br />
(mg/l)<br />
<br />
pH<br />
<br />
HRT<br />
(h)<br />
<br />
0,25<br />
<br />
6,5 - 8<br />
<br />
38,4<br />
<br />
0,5<br />
<br />
6,5<br />
<br />
19,2<br />
<br />
3-4<br />
<br />
6,5<br />
<br />
9,6<br />
<br />
3-4<br />
<br />
6,5<br />
<br />
6,4<br />
<br />
3-4<br />
<br />
OLR<br />
(kg/m3.ngày)<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,5<br />
<br />
3-4<br />
<br />
24<br />
<br />
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC<br />
<br />
2.2. Giá thể sinh học<br />
Vì giá thể Biofringe, Nhật Bản có giá thành cao và<br />
không sẵn có tại Việt Nam, nên sử dụng loại giá thể<br />
mô phỏng lại hình dáng của loại giá thể này. Cấu tạo<br />
giá thể mô phỏng bao gồm một trục chính dài 500<br />
mm và những sợi nằm ngang có đường kính khoảng 1<br />
mm và dài 10 3 mm. Sợi trục chính được làm bằng<br />
thép chống gỉ có độ bền cao, chịu được trọng lượng<br />
lớn. Các sợi ngang là các sợi được cấu tạo từ sợi<br />
polyetylen (Hình 4).<br />
<br />
2.4. Phương pháp lấy và phân tích mẫu<br />
Các mẫu được lấy vào mỗi buổi sáng sau khi đã<br />
kiểm tra mô hình hoạt động trong điều kiện bình<br />
thường. Phân tích các chỉ tiêu pH, DO, COD, BOD5,<br />
N-NH3 và P-PO43- để đánh giá hoạt động và hiệu suất<br />
của hệ thống. Các chỉ tiêu pH, DO và nhiệt độ được<br />
đo trực tiếp trong bể sinh học, các chỉ tiêu còn lại<br />
được phân tích sau bể lắng. Tần suất và các phương<br />
pháp phân tích mẫu lần lượt được trình bày ở bảng 4.<br />
Bảng 4: Tần suất và phương pháp phân tích mẫu<br />
STT<br />
<br />
Hình 4: Giá thể<br />
mô phỏng giá thể<br />
Biofringe<br />
<br />
2014<br />
<br />
Chỉ<br />
tiêu<br />
<br />
Tần<br />
suất<br />
<br />
Phương<br />
pháp<br />
<br />
Thiết bị<br />
<br />
Điện cực<br />
Hana<br />
<br />
Bút đo pH<br />
<br />
1<br />
<br />
pH<br />
<br />
2<br />
lần/ngày<br />
<br />
2<br />
<br />
Nhiệt<br />
độ<br />
<br />
2<br />
lần/ngày<br />
<br />
Nhiệt kế chất lỏng<br />
<br />
3<br />
<br />
Nước thải sinh hoạt, được lấy từ ngăn phân phối<br />
sau bể lắng cát tại nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt<br />
Đà Lạt. Thành phần và tính chất của nước thải được<br />
trình bày trong Bảng 3.<br />
<br />
COD<br />
<br />
3<br />
lần/tuần<br />
<br />
4<br />
<br />
BOD5<br />
<br />
1<br />
lần/tuần<br />
<br />
Winkler<br />
cải tiến<br />
<br />
5<br />
<br />
2.3. Nước thải và bùn hoạt tính<br />
<br />
Đun hoàn<br />
lưu kín với<br />
K2Cr2O7,<br />
chuẩn độ<br />
bằng dung<br />
dịch FAS<br />
<br />
N-NH3<br />
<br />
2<br />
lần/tuần<br />
<br />
So<br />
màu<br />
(Thuốc<br />
thử<br />
Nessler)<br />
<br />
Máy<br />
spectrophotometer<br />
<br />
6<br />
<br />
PPO43-<br />
<br />
2<br />
lần/tuần<br />
<br />
So<br />
màu<br />
(Thuốc<br />
thử SunfoMolipdate)<br />
<br />
Máy<br />
spectrophotometer<br />
<br />
Bảng 3: Thành phần nước thải sinh hoạt tại<br />
NMXLNT Đà lạt<br />
STT<br />
<br />
Thông số<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
-<br />
<br />
7 - 7,5<br />
<br />
1<br />
<br />
pH<br />
<br />
2<br />
<br />
COD<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
206,7 - 645,6<br />
<br />
3<br />
<br />
BOD5<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
190,5 - 284,5<br />
<br />
4<br />
<br />
SS<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
112 - 384<br />
<br />
5<br />
<br />
N-NH3<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
25 - 50<br />
<br />
mg/l<br />
<br />
4,7 - 9,45<br />
<br />
6<br />
<br />
P-PO4<br />
<br />
3-<br />
<br />
Bùn hoạt tính sử dụng có nguồn gốc từ bể sinh<br />
học của Hệ thống MBBR xử lý nước thải sinh hoạt,<br />
Phòng thí nghiệm CNMT, Đại học Yersin Đà Lạt.<br />
Lượng bùn hoạt tính sử dụng trong bể sinh học tính<br />
theo MLSS là 3.500 mg/l (Hình 5).<br />
<br />
Hình 5: Bùn hoạt tính<br />
từ bể sinh học MBBR<br />
<br />
Ống COD<br />
Máy phá mẫu<br />
<br />
Tủ nung BOD<br />
<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Hiệu suất xử lý COD (Hình 6)<br />
Kết quả tại thí nghiệm 1 cho thấy, hiệu suất xử lý<br />
chưa ổn định nhưng vẫn duy trì ở mức từ 60,44%<br />
đến 94,39%. Nguyên nhân của sự không ổn định này<br />
là do lớp màng biofilm bám dính trên giá thể còn<br />
mỏng, chưa ổn định.<br />
Đối với kết quả của thí nghiệm 2, hiệu suất xử lý<br />
trong những ngày đầu giảm xuống còn 66,1%, thấp<br />
hơn nhiều so với hiệu suất xử lý trung bình của thí<br />
nghiệm 1. Nguyên nhân chính là do hệ vi sinh vật<br />
trong bùn hoạt tính chưa thích nghi được với nồng<br />
độ ô nhiễm tăng cao nên không xử lý triệt để. Tuy<br />
nhiên, sau đó hiệu suất xử lý tăng dần đều qua thời<br />
gian và ổn định ở mức 76%.<br />
Với thí nghiệm 3, hiệu suất xử lý có sự giảm nhẹ<br />
trong thời gian đầu sau khi tăng tải trọng, giảm xuống<br />
còn 60% so với thí nghiệm 2 là 80% ở giai đoạn cuối.<br />
Sau đó, dần ổn định ở mức bình quân là 74%.<br />
<br />
25<br />
<br />
2014<br />
<br />
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC<br />
<br />
Thí nghiệm 1<br />
700.0<br />
<br />
Đầu ra<br />
<br />
Thí nghiệm 2<br />
<br />
Hiệu suất<br />
Thí nghiệm 3<br />
<br />
100.00<br />
<br />
COD (mg/l)<br />
<br />
600.0<br />
<br />
80.00<br />
<br />
500.0<br />
400.0<br />
<br />
60.00<br />
<br />
300.0<br />
<br />
40.00<br />
<br />
200.0<br />
<br />
Hiệu suất (%)<br />
<br />
Đầu vào<br />
<br />
Những ngày tiếp theo của thí nghiệm này, hiệu suất<br />
xử lý tăng đều và ổn định dần trong những ngày cuối.<br />
Hiệu suất trung bình của thí nghiệm 2 tương đối cao<br />
đạt 50,03 6,5%. Diễn biến của thí nghiệm 3 cũng<br />
tương tự như thí nghiệm 2, hiệu suất trung bình của<br />
thí nghiệm 3 đạt 47,7 12,6%.<br />
Qua 3 thí nghiệm thì hiệu suất xử lý N-NH3 của<br />
công nghệ tương đối cao, trung bình khoảng 37,77,3%. So với QCVN 14:2008/BNTMT cột B, thì chỉ có<br />
thí nghiệm 1 đạt tiêu chuẩn xả thải, đối với thí<br />
nghiệm 2 và thí nghiệm 3 vẫn chưa đạt tiêu chuẩn<br />
này.<br />
<br />
20.00<br />
<br />
100.0<br />
0.0<br />
<br />
Đầu vào<br />
<br />
0.00<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
7<br />
<br />
10<br />
<br />
13<br />
<br />
16<br />
<br />
19<br />
<br />
22<br />
<br />
25<br />
<br />
28<br />
<br />
31<br />
<br />
34<br />
<br />
Thí nghiệm 2<br />
<br />
Thí nghiệm 1<br />
<br />
37<br />
<br />
Đầu ra<br />
<br />
Hiệu suất<br />
<br />
Thí nghiệm 3<br />
<br />
80<br />
<br />
Thời gian (ngày)<br />
<br />
120.0<br />
<br />
Hình 6: Hiệu quả xử lý COD qua các Thí nghiệm<br />
3.2. Hiệu quả xử lý BOD5 (Hình 7)<br />
Hiệu suất xử lý BOD5 của hệ thống qua ba thí<br />
nghiệm tương đối cao, lần lượt đạt 65,6%, 71,5%, và<br />
81,2%. Hiệu suất xử lý BOD5 tăng dần qua quá trình<br />
vận hành, điều này chứng tỏ rằng công nghệ Swimbed có khả năng xử lý tốt BOD5. Theo QCVN<br />
14:2008/BTNMT (Quy chuẩn quốc gia về nước thải<br />
sinh hoạt), nồng độ BOD5 tối đa sau xử lý loại A là<br />
30mg/l, loại B là 50mg/l. Theo kết quả xử lý ở Hình 7,<br />
thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3 có kết quả đạt loại B so<br />
với QCVN này.<br />
Đầu ra<br />
<br />
Thí nghiệm 2<br />
<br />
400.0<br />
<br />
Hiệu suất<br />
Thí nghiệm 3<br />
<br />
90<br />
80<br />
70<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
<br />
BOD5 (mg/l)<br />
<br />
350.0<br />
300.0<br />
250.0<br />
200.0<br />
150.0<br />
100.0<br />
50.0<br />
0.0<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
HIệu suất (%)<br />
<br />
Đầu vào<br />
Thí nghiệm 1<br />
<br />
7<br />
<br />
Lần phân tích<br />
<br />
Hình 7: Hiệu quả xử lý BOD5 qua các Thí nghiệm<br />
3.3. Hiệu quả xử lý N-NH3 (Hình 8)<br />
Hiệu quả xử lý bình quân tại thí nghiệm 1 chỉ đạt<br />
87,22%, tuy nhiên thời gian ở giai đoạn cuối của thí<br />
nghiệm này, hiệu quả xử lý tăng nhanh và duy trì ổn<br />
định trong khoảng 88,69 12,04%. Giai đoạn đầu của<br />
thí nghiệm 2, hiệu suất cũng giảm như đối với hiệu<br />
suất xử lý COD và BOD5, giảm xuống còn 43,8%.<br />
<br />
Amoni (mg/l)<br />
<br />
70<br />
<br />
100.0<br />
<br />
60<br />
80.0<br />
<br />
50<br />
40<br />
<br />
60.0<br />
<br />
30<br />
<br />
40.0<br />
<br />
Hiệu suất (%)<br />
<br />
Nhìn chung, có thể cho thấy rằng hiệu suất xử lý<br />
COD của công nghệ Swim-bed là tương đối cao, lần<br />
lượt qua 3 thí nghiệm là 80%, 76% và 74%. Hiệu quả<br />
xử lý COD tương đối ổn định trong suốt quá trình<br />
vận hành, điều này chứng tỏ vi sinh vật trong hệ<br />
thống Swim-bed ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng<br />
độ chất ô nhiễm. Đây là một trong những ưu điểm<br />
của công nghệ Swim-bed.<br />
<br />
20<br />
20.0<br />
<br />
10<br />
0<br />
<br />
0.0<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
7<br />
<br />
9<br />
<br />
11<br />
<br />
13<br />
<br />
15<br />
<br />
17<br />
<br />
19<br />
<br />
21<br />
<br />
Hình 8: Hiệu quả xử lý N-NH3 qua các thí nghiệm<br />
3.4. Hiệu quả xử lý P-PO43- (Phốt phát) (Hình 9)<br />
Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy hiệu suất xử lý phốt<br />
phát trung bình là 50,2 13,4%. Đây là một hiệu suất<br />
xử lý phốt phát khá cao khi so sánh với các công nghệ<br />
xử lý nước thải sinh hoạt khác.<br />
Giai đoạn đầu của thí nghiệm 2, hiệu suất xử lý<br />
phốt phát giảm đột ngột, chỉ còn 49%. Lý do là vì khi<br />
đang hoạt động ở OLR là 0,5 kg COD/m3.ngày tại thí<br />
nghiệm 1 khi tăng lên 1,0 kg COD/m3 làm cho hệ vi sinh<br />
trong hệ thống chưa kịp thích ứng nên bị giảm khả<br />
năng hoạt hóa, từ đó làm giảm hiệu quả xử lý của hệ<br />
thống. Tuy nhiên, những ngày tiếp theo của thí nghiệm<br />
này cho thấy hiệu quả xử lý tăng lên và duy trì hiệu<br />
suất xử lý trong khoảng 52,2-69,1%, điều này cho thấy<br />
khả năng thích nghi nhanh của hệ vi sinh xử lý phốt<br />
phát trong nước thải. Hiệu quả xử lý trung bình của<br />
thí nghiệm này là 55,58 9.7%.<br />
Ở thí nghiệm 3, hiệu suất xử lý phốt phát trung<br />
bình là 52,1 13,4% có giảm so với thí nghiệm 1 và 2.<br />
Ban đầu, do bắt đầu thay đổi tải trọng hữu cơ nên hiệu<br />
suất xử lý có giảm xuống tương tự như ở thí nghiệm 2.<br />
Sau đó lại tăng lên đến 59,2% vào những ngày cuối của<br />
thí nghiệm.<br />
<br />
26<br />
<br />
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC<br />
Đầu vào<br />
<br />
Thí nghiệm 1<br />
<br />
Đầu ra<br />
<br />
hành là 52,65%. Chỉ có kết quả tại thí nghiệm 2 đạt<br />
QCVN 14:2008/BNTMT cột B về chỉ tiêu phốt phát.<br />
<br />
Hiệu suất<br />
<br />
Thí nghiệm 2<br />
<br />
Thí nghiệm 3<br />
70.0<br />
<br />
10<br />
<br />
60.0<br />
50.0<br />
<br />
8<br />
<br />
40.0<br />
6<br />
<br />
30.0<br />
<br />
4<br />
<br />
20.0<br />
<br />
2<br />
<br />
Hiệu suất (%)<br />
<br />
80.0<br />
<br />
12<br />
<br />
Photphat (mg/l)<br />
<br />
14<br />
<br />
10.0<br />
<br />
0<br />
<br />
0.0<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
7<br />
<br />
9<br />
<br />
11<br />
<br />
13<br />
<br />
15<br />
<br />
17<br />
<br />
2014<br />
<br />
19<br />
<br />
21<br />
<br />
Hình 9: Hiệu quả xử lý P-PO43- qua các thí nghiệm<br />
Qua 3 thí nghiệm, hiệu suất xử lý phốt phát của<br />
hệ thống cũng khá cao, trung bình đạt 52,65 17,8%.<br />
Trong đó, hiệu suất của thí nghiệm 2 là cao nhất, với<br />
55,58 9,% và đạt TCVN 14:2008/BTNMT. Kết quả<br />
này cho thấy rằng, hệ thống hoạt động càng ổn định<br />
và đạt được hiệu suất xử lý ngày càng cao theo thời<br />
gian vận hành của các thí nghiệm. Tuy nhiên, ở thí<br />
nghiệm 3 hiệu suất bình quân xử lý thấp hơn thí<br />
nghiệm 2, lý giải kết quả này do khi tăng tải trọng hữu<br />
cơ đã làm giảm thời gian lưu (HRT) của nước thải<br />
trong bể sinh học, từ đó không đảm bảo về mặt thời<br />
gian cho các vi sinh vật xử lý hoàn toàn chất ô nhiễm<br />
nói chung và phốt phát nói riêng.<br />
4. Kết luận và kiến nghị<br />
4.1. Kết luận<br />
Đề tài nghiên cứu xử lý thành phần hữu cơ trong<br />
nước thải sinh hoạt bằng công nghệ Swim-bed qua 2<br />
giai đoạn và 4 thí nghiệm đã đạt được những kết quả<br />
sau:<br />
Hiệu quả xử lý COD tương đối cao và ổn định<br />
theo thời gian, trung bình đạt 79,92 38,99 mg/l.<br />
Tương tự, hiệu suất xử lý BOD5 cũng tăng dần trong<br />
quá trình vận hành. Hiệu suất xử lý của 3 thí nghiệm<br />
lần lượt là 65,56 5,58%; 71,49 7,18%; 81,2 3,82%.<br />
Hiệu suất trung bình trong quá trình vận hành là<br />
72,57 8,16%. Kết quả tại thí nghiệm 1 và thí nghiệm 3<br />
có kết quả đạt tiêu chuẩn xả thải loại B so với QCVN<br />
14:2008/BNTMT cột B.<br />
Hiệu quả xử lý N-NH3 cao nhưng thay đổi khi<br />
tải trọng hữu cơ tăng, trong đó hiệu suất xử lý qua 3<br />
thí nghiệm lần lượt đạt 88,69 12,04%, 50,03 6,5%<br />
và 47,7 12,6%. Giá trị trung bình của quá trình vận<br />
hành đạt 24 10,23%. Tuy nhiên, so sánh với QCVN<br />
14:2008/BNTMT cột B về chỉ tiêu N-NH3, thì chỉ có kết<br />
quả của thí nghiệm 1 là đạt tiêu chuẩn xả thải, đối<br />
với thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 vẫn chưa đạt tiêu<br />
chuẩn này. Hiệu quả xử lý P-PO43- (phốt phát) cũng<br />
tăng dần trong quá trình vận hành. Hiệu suất xử lý<br />
của 3 thí nghiệm lần lượt là 50,2 13,4%, 55,58 9.7%<br />
và 52,1 13,4%. Hiệu suất trung bình của quá trình vận<br />
<br />
4.2. Kiến nghị<br />
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi có một số<br />
kiến nghị như sau:<br />
Cần nghiên cứu về các điều kiện vận hành tối<br />
ưu của công nghệ<br />
Cần nhiều thời gian hơn với một tải trọng<br />
hữu cơ, cũng như nghiên cứu tại các tải trọng hữu<br />
lớn hơn.<br />
Cần nghiên cứu với nhiều loại nước thải khác<br />
nhau để so sánh hiệu quả xử lý và khả năng áp dụng<br />
công nghệ Swim-bed.<br />
Cần nghiên cứu về hệ vi sinh vật tồn tại trong<br />
bùn hoạt tính.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Đinh Hải Hà (2009), Phương pháp phân tích<br />
các chỉ tiêu môi trường, trường Đại học Công nghiệp<br />
Tp. Hồ Chí Minh.<br />
2. Đào Vĩnh Lộc (2010), Bài giảng Công nghệ môi<br />
trường, Khoa Sinh học Môi trường, trường Đại học<br />
Yersin Đà Lạt, Lâm Đồng.<br />
3. Lê Hoàng Nghiêm (2010), Bài giảng các quá<br />
trình sinh học trong công nghệ môi trường, Khoa Môi<br />
trường, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.<br />
4. Nguyễn Tấn Phong (2010), Bài giảng Biological<br />
Wastewater Treatment Technologies, Khoa Môi<br />
trường, trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.<br />
5. Nguyễn Văn Phước (2007), Giáo trình xử lý<br />
nước thải sinh hoạt và công nghiệp bằng phương pháp<br />
sinh học, Nxb. Xây dựng, Hà Nội.<br />
6. TCXDVN 33:2006 Cấp nước-Mạng lưới đường<br />
ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây Dựng.<br />
7. TCXDVN 51:2006 Thoát nước – Mạng lưới bên<br />
ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Xây dựng.<br />
8. Metcalf & Eddy (2003), Wastewater<br />
Engineering, Treatment and Resuse, Fourth Edition,<br />
McGraw-Hill, New York, USA.<br />
9. Joseph D.Rouse, Daisuke Yazaki, Yingjun<br />
Cheng, Toichiro Koyama anh Kenji Furukawa (2004),<br />
Swim-bed technology as an innovative attached-growth<br />
process for hight-rate wastewater treatment, Japanese<br />
Journal of water treatment biology, Vol.40, No3.<br />
<br />
27<br />
<br />