Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 2/2012<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CHITIN BẰNG CÔNG NGHỆ<br />
MÀNG SINH HỌC TẦNG CHUYỂN ĐỘNG KẾT HỢP<br />
VỚI BỂ ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO<br />
CHITIN PROCESSING WASTEWATER TREATMENT BY MOVING BED BIOFILM REACTOR COMBINED WITH CONSTRUCTED WETLAND<br />
Phạm Đình Hải1, Lê Hoàng Nghiêm2, Trang Sĩ Trung3<br />
Ngày nhận bài: 16/01/2012; Ngày phản biện thông qua: 05/06/2012; Ngày duyệt đăng: 10/06/2012<br />
TÓM TẮT<br />
Nước thải từ công nghệ sản xuất chitin sau khi đã thu hồi protein được nghiên cứu xử lý bằng phương pháp sinh học<br />
áp dụng công nghệ màng sinh học tầng chuyển động (Moving Bed Bio-Reactor - MBBR) kết hợp với bể đất ngập nước kiến<br />
tạo (Constructed Wetland - CW). Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian cần thiết để màng sinh học hình thành và phát triển<br />
ổn định trên giá thể động trong bể MBBR kỵ khí là 75 ngày và đối với bể MBBR hiếu khí là 60 ngày. Sau khi đạt trạng thái<br />
ổn định, hiệu quả xử lý của bể MBBR kỵ khí cao nhất ở tải trọng hữu cơ (OLR) là 7 kgCOD/m3ngày và COD trong nước thải<br />
đầu ra giảm còn 795 mg/L. Nồng độ COD đầu ra thấp nhất của nước thải sau khi xử lý bể MBBR kỵ khí nối tiếp bể MBBR<br />
hiếu khí là 179 mg/L tương ứng với thời gian lưu nước (Hydraulic retention time - HRT) là 8 giờ. Tiếp theo nước thải được<br />
xử lý bậc hai bằng bể đất ngập nước kiết tạo với thời gian lưu nước 11 ngày để đạt được giá trị cho phép theo mức B của<br />
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT.<br />
Từ khóa: nước thải sản xuất chitin, xử lý sinh học, công nghệ MBBR, đất ngập nước kiến tạo.<br />
<br />
ABSRACT<br />
Chitin processing wastewater treated by Moving Bed Biofilm Reactor technology (MBBR) combined with<br />
Constructed Wetland was studied. Biofilm growth reached stable state after 75 days and 60 days for the anaerobic MBBR<br />
tank and for aerobic MBBR tank, respectively. After reaching steady state, treatment efficiency of the anaerobic MBBR tank<br />
highest rate of OLR = 7 kg COD/m3. day, and outlet COD reduced to 795 mg/L. The effective treatment of aerobic MBBR<br />
with the retention time (Hydraulic retention time - HRT) of 8 h was highest and the effluent COD was 179 mg/L. Then the<br />
effluent was fed to constructed wetland to remove the remaining COD and TN for 11 days, the final effluent from the system<br />
met the level B according to National Technical Regulations on Industrial Wastewater QCVN 40: 2011/BTNMT.<br />
Keywords: Chitin processing wastewater, biological treatment, MBBR, constructed wetland.<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
chitin [1]. Hiện nay, protein và khoáng sau khi tách<br />
<br />
Công nghệ chế biến chitin đang phát triển<br />
<br />
ra chưa được thu hồi mà đi vào trong nước thải<br />
<br />
mạnh ở Việt Nam do nguồn phế liệu vỏ tôm dồi<br />
<br />
nên nước thải chitin có nồng độ ô nhiễm hữu cơ và<br />
<br />
dào, đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long và các<br />
<br />
các chất dinh dưỡng (N, P) cao, nếu không được<br />
<br />
tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Trong quá trình sản<br />
<br />
xử lý đúng mức thì sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm<br />
<br />
xuất chitin bao gồm hai công đoạn chính là tách<br />
<br />
trọng cho các nguồn tiếp nhận. Do đó việc nghiên<br />
<br />
protein và tách khoáng ra khỏi phế liệu để thu nhận<br />
<br />
cứu tìm ra công nghệ xử lý thích hợp cho loại nước<br />
<br />
Phạm Đình Hải: Lớp Cao học Công nghệ Sau thu hoạch 2009 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Lê Hoàng Nghiêm: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh<br />
3<br />
PGS.TS. Trang Sĩ Trung: Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
160 O TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 2/2012<br />
<br />
thải này và đạt yêu cầu của các quy chuẩn môi<br />
<br />
MBBR là 60% thể tích nước trong bể [2, 7]. Bể đất<br />
<br />
trường hiện hành là rất cần thiết.<br />
<br />
ngập nước kiến tạo trồng sậy với mật độ 12 bụi/m2<br />
<br />
Công nghệ màng sinh học tầng chuyển động<br />
<br />
[3, 4]. Các thiết bị cần thiết bao gồm: 1 máy bơm<br />
<br />
(MBBR) đã được ứng dụng phổ biến trên thế giới<br />
<br />
định lượng nước thải đầu vào, 1 môtơ khuấy trộn bể<br />
<br />
để xử lý nhiều loại nước thải khác nhau ở mức độ ô<br />
nhiễm cao, như nước thải nhà máy chế biến sữa [9],<br />
nước thải đô thị [8], nước thải các nhà máy chế biến<br />
thủy sản [2]. Ưu điểm của công nghệ MBBR này là<br />
tốc độ phản ứng phân hủy sinh học chất thải cao,<br />
vận hành ít phức tạp hơn so với quá trình bùn hoạt<br />
tính, có khả năng vận hành ở tải trọng cao. Công<br />
nghệ đất ngập nước kiến tạo đã được sử dụng để<br />
xử lý bậc hai nước thải sinh hoạt, đô thị hoặc để<br />
xử lý bậc ba (xử lý bổ sung) nước thải công nghiệp<br />
nhằm mục đích tái sử dụng nước thải [3,4, 6]. Trong<br />
nghiên cứu này, hiệu quả xử lý nước thải chế biến<br />
<br />
MBBR kỵ khí và 1 máy thổi khí vào bể MBBR hiếu<br />
khí. Hệ thống mô hình này được lắp đặt và vận hành<br />
tại Cơ sở Chế biến phế liệu thủy sản, huyện Cam<br />
Lâm, tỉnh Khánh Hòa.<br />
Nước thải từ quá trình chế biến chitin của<br />
Cơ sở Chế biến phế liệu thủy sản Cam Lâm sau<br />
khi thu hồi protein (loại bỏ chất rắn lơ lững) được<br />
lấy và chứa ở thùng chứa nước thải thô. Sau khi<br />
điều chỉnh pH về khoảng 6,8 - 7,5 bằng dung dịch<br />
NaOH được bơm định lượng bơm vào bể MBBR<br />
kỵ khí từ dưới lên trên qua lớp giá thể động để<br />
chất hữu cơ được phân hủy kỵ khí do màng vi sinh<br />
vật bám dính trên giá thể động K3 trong bể này.<br />
<br />
chitin trên hệ thống mô hình thí nghiệm gồm bể<br />
<br />
Việc tăng các tải trọng hữu cơ (Organic Loading<br />
<br />
MBBR kỵ khí nối tiếp với bể MBBR hiếu khí kết hợp<br />
<br />
Rate - OLR) từ 3 lên 5, 7 và 9kgCOD/m3.ngày trong<br />
<br />
với bể đất ngập nước kiến tạo được đánh giá.<br />
<br />
nghiên cứu được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh<br />
<br />
II. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Nguyên vật liệu<br />
Nước thải sử dụng để nghiên cứu là nước<br />
thải từ công nghệ sản xuất chitin cải tiến từ phế<br />
liệu tôm sau khi đã thu hồi protein với các thông<br />
số dao động ở mức: nồng độ COD 6000 ± 200<br />
mg/L, nồng độ BOD 4000 ± 100 mg/L, nitơ tổng số<br />
300 ± 10 mg/L. Giá thể sử dụng trong các bể<br />
MBBR cho nghiên cứu này là giá thể Kaldnes<br />
loại K3 làm từ polyetylen, với kích thước: đường<br />
kính x chiều dài là 25mm x 10mm, diện tích bề<br />
mặt hữu ích là 500 m2/m3, khối lượng riêng là<br />
0,16 kg/dm3. Bể đất ngập nước kiến tạo sử dụng<br />
cây sậy (Phragmites Australis) thu ở khu vực xã<br />
Suối Tiên, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.<br />
2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
tăng lưu lượng của bơm định lượng. Nước thải sau<br />
bể MBBR kỵ khí được tiếp tục dẫn vào bể MBBR<br />
hiếu khí với thời gian lưu nước lần lượt là 6, 8 và<br />
10 giờ. Trong bể này phần chất ô nhiễm hữu cơ<br />
còn lại trong dòng nước thải ra từ bể MBBR kỵ khí<br />
được phân hủy bằng các vi sinh vật hiếu khí bám<br />
dính trên giá thể động K3. Cuối cùng, nước thải<br />
được đưa đến xử lý hoàn thiện trong bể đất ngập<br />
nước kiến tạo có thời gian lưu nước 11 ngày để<br />
chất lượng nước đầu ra đạt giới hạn cho phép theo<br />
mức B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước<br />
thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT. Trước khi<br />
thực hiện các tải trọng nghiên cứu trên hệ thống<br />
mô hình được nuôi cấy thích nghi để tạo màng<br />
biofilm trên giá thể ở các tải trọng nhỏ hơn từ 0,3<br />
đế 0,5; 0,9 và 1,5kg COD/m3.ngày. Giai đoạn thích<br />
nghi kết thúc khi màng biofilm đã hình thành và<br />
nồng độ COD đầu ra ổn định không thay đổi nhiều.<br />
<br />
Hệ thống mô hình thí nghiệm bố trí trong<br />
<br />
Nước thải sau xử lý của các bể thí nghiệm được<br />
<br />
nghiên cứu này được trình bày trong Hình 1, bao<br />
<br />
lấy định kỳ 2 lần/tuần để phân tích đánh giá các<br />
<br />
gồm một bể MBBR kỵ khí nối tiếp sau đó là bể<br />
<br />
thông số ô nhiễm đặc trưng như COD và nitơ tổng<br />
<br />
MBBR hiếu khí và cuối cùng là bể đất ngập nước<br />
<br />
số (TN). Ở mỗi mức tải trọng hay thời gian lưu<br />
<br />
kiến tạo. Các thông số thiết kế mô hình được trình<br />
<br />
nước, bể xử lý được vận hành trong khoảng thời<br />
<br />
bày ở Bảng 1. Thể tích giá thể K3 cho vào mỗi bể<br />
<br />
gian từ 15 đến 20 ngày.<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG O 161<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 2/2012<br />
<br />
Hình 1. Mô hình thí nghiệm xử lý nước thải chitin<br />
I: Xử lý kỵ khí, II: Xử lý hiếu khí, III: Xử lý ở bể đất ngập nước kiến tạo. (1) Bơm định lượng, (2) Van lấy mẫu, (3) Giá thể động,<br />
(4) Motor khuấy, (5) Máy thổi khí, (6) Van xả bùn, (7) Cây sậy.<br />
<br />
Bảng 1. Các thông số thiết kế của mô hình thí nghiệm xử lý nước thải chitin<br />
Thông số<br />
<br />
Đơn vị<br />
<br />
Bể<br />
Kỵ khí<br />
<br />
Hiếu khí<br />
<br />
Ngăn lắng<br />
<br />
Ngập nước kiến tạo<br />
<br />
-<br />
<br />
Arcrylic<br />
<br />
Arcrylic<br />
<br />
Arcrylic<br />
<br />
Gạch xây<br />
<br />
Chiều dài<br />
<br />
cm<br />
<br />
15<br />
<br />
30<br />
<br />
20<br />
<br />
120<br />
<br />
Chiều rộng<br />
<br />
cm<br />
<br />
15<br />
<br />
20<br />
<br />
10<br />
<br />
60<br />
<br />
Chiều cao<br />
<br />
cm<br />
<br />
100<br />
<br />
30<br />
<br />
30<br />
<br />
80<br />
<br />
Vật liệu<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Giai đoạn tạo màng biofilm trên giá thể lơ lửng K3<br />
<br />
Hình 2. Màng biofilm kỵ khí bám dính vào giá thể các ngày thứ 15 (1), 38 (2), 44 (3), 74 (4)<br />
<br />
Màng biofilm kỵ khí: giai đoạn thích nghi và<br />
hình thành màng sinh học (biofilm) trong bể MBBR<br />
kỵ khí trải qua 75 ngày với các tải trọng COD<br />
tăng dần: 0,3; 0,5; 0,9 và 1,5kg COD/m3.ngày<br />
(Hình 2). Màng biofilm trên giá thể kỵ khí hình<br />
thành chậm, trong các ngày đầu lớp màng mỏng<br />
có màu đen sậm càng về sau lớp màng càng dày<br />
và bền. Nồng độ TS trên giá thể kỵ khí vào ngày<br />
thứ 15 là 160 ± 10mg/L và tăng đều các ngày còn<br />
lại, các ngày cuối đạt ổn định là 1209 ± 7,1mg/L và<br />
duy trì trong suốt quá trình vận hành tiếp theo.<br />
<br />
162 O TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
Màng biofilm hiếu khí: Vận hành bể<br />
MBBR hiếu khí với các tải trọng 0,05; 0,1 và<br />
0,2 kgCOD/m3.ngày. Trong thời gian 60 ngày,<br />
lớp màng biofilm hiếu khí được hình thành<br />
gần như hoàn thiện, chắc chắn và có màu<br />
nâu sậm (Hình 3). Nồng độ tổng rắn lơ lửng<br />
(TS) trên giá thể tăng lên rất nhanh và đều đặng<br />
từ 1048 ± 55 mg/L ở các ngày đầu và đạt ổn<br />
định ở các ngày cuối vào khoảng 3000 mg/L,<br />
màng biofilm trên giá thể hiếu khí rất dễ bị<br />
bong tróc.<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
<br />
Soá 2/2012<br />
<br />
Hình 3. Màng biofilm hiếu khí bám dính vào giá thể các ngày thứ 5 (1), 10 (2), 32 (3), 50 (4)<br />
<br />
2. Giai đoạn vận hành mô hình MBBR kỵ khí với<br />
các tải trọng nghiên cứu<br />
Sau giai đoạn thích nghi, hệ thống mô hình thí<br />
nghiệm được tiếp tục được vận hành ở các tải trọng<br />
3,0; 5,0; 7,0 và 9,0 kg COD/m3.ngày. Đối với hiệu<br />
quả khử COD (Hình 4) thì 3 tải trọng đầu có hiệu<br />
quả khá tốt (85 - 88%), nồng độ COD đầu ra chỉ còn<br />
lại 733 ± 2,1mg/L. Tuy nhiên hiệu quả xử lý COD ở<br />
2 tải trọng đầu tiên các ngày cuối tăng rất chậm và<br />
thậm chí còn giảm, nguyên nhân là do quá trình lưu<br />
nước dài thì sẽ xảy ra quá trình hô hấp nội bào do<br />
vi sinh vật thiếu thức ăn. Đối với tải trọng OLR = 7<br />
<br />
kg COD/m3.ngày, hiệu quả xử lý tăng rất đều và đạt<br />
trên 90% và ổn định cho các ngày cuối trong thời<br />
gian vận hành ở tải trọng này. Ở tải trọng cao nhất,<br />
OLR = 9kg COD/m3.ngày, thì hiệu quả xử lý cao<br />
nhất chỉ 60% và đầu ra thấp nhất là 2402 ± 5,6mg/L.<br />
Như vậy, dựa trên kết quả vận hành với 4 tải trọng<br />
OLR khác nhau ta có thể thấy rằng tải trọng thích<br />
hợp cho quá trình kỵ khí là 7kg COD/m3.ngày tương<br />
ứng với thời gian lưu nước trong bể kỵ khí là 21 giờ<br />
và nước thải đầu ra ở tải trọng này được sử dụng<br />
cho việc vận hành bể MBBR hiếu khí phía sau.<br />
Hình 4. Biến thiên nồng độ COD và hiệu quả xử lý H% ở<br />
<br />
các tải trọng của mô hình MBBR kỵ khí<br />
<br />
3. Giai đoạn vận hành mô hình MBBR kỵ khí nối<br />
tiếp hiếu khí<br />
Sau khi vận hành và lựa chọn tải trọng thích<br />
hợp cho bể MBBR kỵ khí, ta vận hành mô hình này<br />
ổn định ở tải trọng OLR = 7 kg COD/m3.ngày và<br />
khảo sát hiệu quả xử lý của bể MBBR hiếu khí với<br />
các thời gian lưu nước là 6, 8, và 10 giờ. Kết quả<br />
vận hành bể MBBR kỵ khí nối tiếp bể MBBR hiếu khí<br />
được trình bày ở các Hình 5, 6 và 7.<br />
<br />
Đối với thời gian lưu nước 10 giờ ở bể MBBR<br />
hiếu khí, nồng độ COD đầu ra dao động trong<br />
khoảng 192 - 202mg/L, tương ứng hiệu quả xử lý<br />
COD đạt ổn định trong khoảng 75 - 76%. Hiệu quả<br />
xử lý TN tăng dần và vào cuối thời điểm vận hành<br />
là 82% với nồng độ TN đầu ra là 190 - 215mg/L.<br />
Nồng độ BOD5 đầu ra dao động trong khoảng 75 78mg/L, tương ứng hiệu quả xử lý BOD5 dao động<br />
trong khoảng 80 - 82%.<br />
<br />
Hình 5. Biến thiên nồng độ COD và hiệu quả xử lý H% của bể MBBR kỵ khí nối tiếp bể MBBR hiếu khí với<br />
các thời gian lưu nước khác nhau<br />
<br />
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG O 163<br />
<br />
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn<br />
Đối với thời gian lưu nước 8 giờ thì hiệu<br />
quả xử lý COD, BOD 5 và TN là rất tốt. Nồng độ<br />
COD, BOD 5 và TN trung bình đầu ra lần lượt<br />
175 mg/L, 79mg/L và 38mg/L. Hiệu suất khử<br />
COD là 78%, khử BOD 5 là 81% và khử TN là<br />
<br />
Soá 2/2012<br />
83%. Đây là thời gian lưu nước thích hợp cho<br />
mô hình MBBR kỵ khí nối tiếp MBBR hiếu khí<br />
vì hiệu quả xử lý COD, TN, BOD 5 đều tăng đều<br />
và cho giá trị nồng độ đầu ra của các chỉ tiêu<br />
nhỏ nhất.<br />
<br />
Hình 6. Biến thiên nồng độ BOD5 và hiệu quả xử lý của bể MBBR kỵ khí nối tiếp bể MBBR hiếu khí với<br />
các thời gian lưu nước khác nhau<br />
<br />
Khi thời gian lưu nước còn lại 6 giờ thì hiệu<br />
quả khử COD, BOD5, TN giảm dần, đối với chỉ tiêu<br />
COD hiệu quả xử lý cao nhất chỉ 57%, BOD5 là<br />
59%, TN là 58% và đầu ra rất cao vượt xa mức loại<br />
B của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (COD là<br />
361 ± 3,5mg/L, BOD5 là 184 ± 4,2mg/L, TN là 53<br />
<br />
± 0,9mg/L). Nguyên nhân là do thời gian lưu nước<br />
ngắn nên vi sinh vật không có khả năng khử đồng<br />
thời chất hữu cơ và nitơ. Như vậy đối với mô hình<br />
MBBR kỵ khí nối tiếp MBBR hiếu khí chỉ có khả<br />
năng làm việc hiệu quả ở thời gian lưu nước là 8<br />
giờ.<br />
<br />
Hình 7. Biến thiên nồng độ TN và hiệu quả xử lý của bể MBBR kỵ khí nối tiếp bể MBBR hiếu khí với<br />
các thời gian lưu nước khác nhau<br />
<br />
4. Giai đoạn vận hành mô hình đất ngập nước<br />
trồng cây sậy<br />
Kết quả vận hành bể thí nghiệm đất ngập<br />
nước kiến tạo được trình bày trên Hình 8 và 9.<br />
Nồng độ COD và TN trung bình trong nước thải<br />
sau bể này lần lượt là 76mg/L và 14mg/L. Điều<br />
này cho thấy mô hình đất ngập nước trồng cây<br />
<br />
Hình 8. Biến thiên nồng độ COD và hiệu quả<br />
xử lý mô hình đất ngập nước kiến tạo<br />
<br />
164 O TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG<br />
<br />
sậy cho hiệu quả xử lý COD và TN rất tốt và<br />
tăng đều, hiệu quả khử COD và TN ở cuối thời<br />
điểm vận hành lần lượt là 57% và 62%. Các chỉ<br />
tiêu ô nhiễm trong nước đầu ra đạt giới hạn cho<br />
phép theo mức B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc<br />
gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/<br />
BTNMT.<br />
<br />
Hình 9. Biến thiên nồng độ TN và hiệu quả<br />
xử lý mô hình đất ngập nước kiến tạo<br />
<br />