intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiệp vụ tuyên truyền miệng: Phần 1

Chia sẻ: Lăng Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

32
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng" gồm 3 chuyên đề và được chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những nội dung về: tuyên truyền miệng và tổ chức, hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên; kỹ năng chuẩn bị bài tuyên truyền miệng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiệp vụ tuyên truyền miệng: Phần 1

  1. (Xuất bản lần thứ hai)
  2. Chịu trách nhiệm xuất bản: Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM CHÍ THÀNH Chịu trách nhiệm nội dung: PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. LÊ THỊ THU MAI TS. HOÀNG MẠNH THẮNG BÙI BỘI THU Trình bày bìa: LÊ HÀ LAN Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Đọc sách mẫu: ThS. TRẦN MINH NGỌC VIỆT HÀ Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/24-347/CTQG. Số quyết định xuất bản: 5632-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020. Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-57-6284-4.
  3. (Xuất bản lần thứ hai)
  4. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng: Dành cho cấp ủy và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở. - Xuất bản lần thứ 2. - H.: Chính trị quốc gia, 2020. - 156tr.; 19cm Phụ lục: tr.125-150 ISBN 9786045754702 1. Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Công tác tuyên giáo 3. Tuyên truyền miệng 4. Nghiệp vụ 5. Tài liệu bồi dưỡng 324.2597075 - dc23 CTF0461p-CIP
  5. (Xuất bản lần thứ hai)
  6. CHỈ ĐẠO NỘI DUNG TS. BÙI TRƯỜNG GIANG TẬP THỂ BIÊN SOẠN PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA TS. PHẠM VĂN HIẾN PGS.TS. LƯƠNG KHẮC HIẾU ThS. VŨ HỮU PHÊ ThS. MAI YẾN NGA ThS. ĐÀO MAI PHƯƠNG CN. TRƯƠNG NGỌC VINH TS. NGUYỄN KIM PHƯỢNG ThS. TRẦN THỊ THÙY ThS. ĐINH VĂN BẮC
  7. LỜI NÓI ĐẦU Tuyên truyền là một kênh của truyền thông, nhằm đưa ra các thông tin với mục đích thúc đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đó mà người nêu thông tin mong muốn. Đảng ta sử dụng nhiều kênh thông tin, nhiều công cụ và phương tiện như: hệ thống trường lớp, nhất là hệ thống trường chính trị; các phương tiện thông tin đại chúng; các thiết chế văn hoá và các hoạt động văn hoá; sinh hoạt, hội họp của các tổ chức; tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên;... để phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân. Trong số các hoạt động tuyên truyền nêu trên thì tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được Đảng ta xác định là rất quan trọng bởi những ưu thế mà kênh này mang lại. Những ưu thế đó là tính linh hoạt của lời nói trong việc điều chỉnh nội dung thông tin; tính cụ thể trong xác định đối tượng, nắm bắt đối tượng; những tác động về tư tưởng, tình cảm thông qua tiếp xúc; khả năng trao đổi, thu nhận thông tin nhanh, kịp thời, đa chiều qua đối thoại trực tiếp... 5
  8. Nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản giúp báo cáo viên, tuyên truyền viên nắm vững các khái niệm, nguyên lý, kỹ năng thực hiện thành công hoạt động tuyên truyền miệng, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản cuốn sách Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng (Dành cho cấp ủy và cán bộ tuyên giáo ở cơ sở). Nội dung cuốn sách gồm 3 chuyên đề, phân tích và làm rõ các nội dung: Tuyên truyền miệng và tổ chức, hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên; kỹ năng chuẩn bị bài tuyên truyền miệng; kỹ năng tổ chức một buổi tuyên truyền miệng. Cuốn sách nằm trong bộ ba tài liệu chuyên đề phục vụ công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ toàn khóa của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng. Cuốn sách nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học: PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, PGS.TS.NGND. Nguyễn Bá Dương, PGS.TS. Phạm Duy Đức, PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa, PGS.TS. Nguyễn Tài Đông. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để lần xuất bản sau nội dung cuốn sách được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng đông đảo bạn đọc. Tháng 02 năm 2020 BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG ĐẢNG NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
  9. Chuyên đề 1 TUYÊN TRUYỀN MIỆNG VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN I- TUYÊN TRUYỀN MIỆNG 1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng a) Khái niệm về tuyên truyền miệng Xem xét công tác tư tưởng là một quá trình, V.I. Lênin chỉ rõ, công tác tư tưởng có ba hình thái (ba bộ phận cấu thành), đó là: (1) Công tác lý luận; (2) Công tác tuyên truyền; (3) Công tác cổ động. Trong ba bộ phận ấy, công tác tuyên truyền có vai trò rất quan trọng, là hoạt động có mục đích, được tiến hành với nhiều hình thức, phương tiện, trong đó có tuyên truyền miệng. Trong công tác tư tưởng, tuyên truyền miệng được tiếp cận ở nhiều góc độ; có lúc tuyên truyền miệng được nghiên cứu như là một bộ phận của công tác tuyên truyền; có lúc tuyên truyền miệng được nghiên cứu như là một hình thức tuyên truyền. 7
  10. Trong tài liệu này: Tuyên truyền miệng được hiểu là một loại hình tuyên truyền được tiến hành bằng lời nói trực tiếp nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực hành động của đối tượng. Quan niệm trên đây khẳng định tuyên truyền miệng là một công cụ quan trọng của công tác tư tưởng với các đặc điểm nổi bật sau: - Tuyên truyền miệng thực hiện trong bối cảnh giao tiếp trực tiếp của người tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền. Đây là điểm khác biệt cơ bản của tuyên truyền miệng so với tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng. - Tuyên truyền miệng chủ yếu được tiến hành bằng lời nói. Ngày nay, cán bộ tuyên truyền miệng có thể có thêm sự hỗ trợ của máy tính, màn hình, các chương trình trình chiếu, mạng internet..., nhưng phương tiện chủ yếu của họ vẫn là lời nói trực tiếp. b) Vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng - Vị trí của tuyên truyền miệng Tuyên truyền miệng được thực hiện thông qua hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đây là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư tưởng. Để tiến hành công tác tư tưởng, Đảng ta sử dụng nhiều kênh, nhiều công cụ hoạt động và phương tiện 8
  11. tuyên truyền, như: hệ thống trường học, lớp học; các phương tiện thông tin đại chúng; các thiết chế văn hóa; sinh hoạt hội họp của các tổ chức chính trị, các đoàn thể chính trị - xã hội; hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên... Trong số các kênh trên, tuyên truyền miệng thông qua hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên được Đảng ta xác định là công cụ quan trọng hàng đầu nhằm tuyên truyền, giáo dục về đường lối, truyền bá những chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa tiếng nói của Đảng đến với quần chúng nhân dân. Thông báo số 71-TB/TW, ngày 07/6/1997 của Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII, đã khẳng định “mọi đảng viên đều có thể tiến hành tuyên truyền miệng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng”1, và “đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền ở cơ sở”2. Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về việc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới nhấn mạnh: “Tuyên truyền miệng và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một mắt khâu quan trọng, trực tiếp nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân, trung ương với địa phương và cơ sở để vừa _____________ 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, t.56, tr.241. 9
  12. đưa chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước đến với nhân dân, vừa nắm bắt, phản ánh trung thực, kịp thời tư tưởng, tâm tư, nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước”1. - Vai trò của tuyên truyền miệng Cùng với các công cụ, phương tiện công tác tư tưởng khác, tuyên truyền miệng góp phần truyền bá sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó làm cho hệ tư tưởng của Đảng đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Tuyên truyền miệng là kênh thông tin chủ yếu và chính thống nhằm giáo dục, phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông báo kịp thời, có định hướng các vấn đề thời sự quan trọng trong nước và quốc tế, các vấn đề mà dư luận quan tâm. Nhờ đó tạo ra sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng trong Đảng và đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin, cổ vũ các phong trào - hành động cách mạng, thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. _____________ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.66, tr.755. 10
  13. Tuyên truyền miệng có đặc điểm là giao tiếp trực tiếp với cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Qua công tác tuyên truyền miệng, báo cáo viên, tuyên truyền viên sẽ nắm bắt được nhận thức, tư tưởng, thái độ của đối tượng đối với chủ trương, đường lối, chính sách, nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích... của Nhân dân. Vì vậy, tuyên truyền miệng ví như là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng, Nhà nước với Nhân dân, Trung ương, địa phương với cơ sở. Tuyên truyền miệng góp phần to lớn vào việc tạo lập và thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến; đấu tranh phê phán những hiện tượng tiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã hội. Tuyên truyền miệng là phương tiện hiệu quả để đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, lệch lạc nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp đổi mới, nền văn hóa; bảo vệ Nhân dân; giữ vững ổn định chính trị trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tuyên truyền miệng có khả năng đưa những thông tin nội bộ, những thông tin mà về lý do nào đó không thể hoặc không nên đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng đến đối tượng tuyên truyền. 11
  14. Trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, tuyên truyền miệng còn góp phần định hướng thông tin, giải thích, phân tích cho Nhân dân hiểu rõ đâu là thông tin chính thức, chính thống, trên cơ sở đó định hướng dư luận xã hội, góp phần tạo ra sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. c) Những ưu thế và hạn chế của tuyên truyền miệng * Những ưu thế của tuyên truyền miệng Là loại hình tuyên truyền trực tiếp, sử dụng lời nói làm phương tiện chủ yếu để chuyển tải thông tin, tuyên truyền miệng có những ưu thế sau: - Ưu thế của ngôn ngữ nói: Ngôn ngữ nói mang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội. Qua các công trình nghiên cứu cho thấy, hằng ngày có khoảng 2/3 lượng thông tin con người thu nhận được qua giao tiếp bằng lời nói trực tiếp. Bằng ngôn ngữ nói, cán bộ tuyên truyền có thể trình bày vấn đề một cách hệ thống, giải thích cặn kẽ, nhắc đi nhắc lại để ghi nhớ... các khái niệm, phạm trù, quy luật, quan điểm, tư tưởng... với từng đối tượng, kể cả đối tượng không biết chữ... Lời nói có ưu thế là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thông tin cao, có thể tác động mạnh mẽ vào tình cảm của con người, khơi dậy tính tích cực trong nhận thức 12
  15. của đối tượng, thúc đẩy quá trình hình thành niềm tin và cổ vũ hành động. Lời nói có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện, do đó, tuyên truyền miệng ít tốn kém kinh phí, không cần nhiều đến phương tiện kỹ thuật phức tạp. - Ưu thế trong việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ: Trong tuyên truyền miệng, cán bộ tuyên truyền có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (có tài liệu gọi là các yếu tố của hệ thống tiếp xúc cơ học) như tư thế, cử chỉ, điệu bộ, diện mạo... làm phương tiện biểu đạt thông tin và sắc thái tình cảm. Những yếu tố phi ngôn ngữ này tác động vào kênh thị giác của người nghe, tăng cường sự chú ý của họ, do vậy mà thúc đẩy việc tiếp thu thông tin một cách tốt nhất. Các yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ cho lời nói, làm tăng ý nghĩa của lời nói, biểu hiện xúc cảm, sắc thái tình cảm của người tuyên truyền với vấn đề tuyên truyền, do đó chúng góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền miệng. - Các ưu thế của loại hình giao tiếp trực tiếp: Con người mang bản chất xã hội, nên giao tiếp trực tiếp giữa người với người là hoạt động không thể thay thế. Chính vì vậy, dù hiện nay sách báo nhiều, các kênh thông tin rất đa dạng nhưng hằng ngày vẫn có hàng triệu học sinh đến trường nghe thầy giảng bài, hàng vạn người đến các hội trường, câu lạc bộ nghe cán bộ tuyên truyền nói chuyện. 13
  16. Khác với giao tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự giao tiếp trực tiếp của kênh tuyên truyền miệng dễ tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân mật, qua đó cán bộ tuyên truyền mang đến cho đối tượng không chỉ nội dung của lời nói mà còn mang lại cho họ tình cảm, niềm tin vào những điều mình nói. Giao tiếp trực tiếp cho phép tác động đến đúng đối tượng. Nhờ nghiên cứu trước về đối tượng và nắm bắt thêm đặc điểm đối tượng thông qua giao tiếp trực tiếp, cán bộ tuyên truyền hiểu biết rõ nhu cầu, tâm trạng người nghe, trên cơ sở đó mà xác định nội dung và phương pháp tuyên truyền, để lời nói đi vào tâm hồn người nghe nhanh hơn. Giao tiếp trực tiếp tạo điều kiện cho cán bộ tuyên truyền linh hoạt vận dụng cách nói trong những tình huống khác nhau trong quá trình trình bày bài nói, như điều chỉnh nội dung thông tin, phương pháp tuyên truyền cho phù hợp. Giao tiếp trực tiếp cho phép chuyển từ độc thoại sang đối thoại. Người nghe có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình, được hỏi và được trả lời những vấn đề mà mình quan tâm, được trao đổi, tranh luận với nhau và với cán bộ tuyên truyền về những vấn đề còn chưa thống nhất. Vì vậy, giao tiếp trực tiếp làm tăng thêm hiệu quả tuyên truyền. Tóm lại, giao tiếp trực tiếp tạo cho cán bộ tuyên truyền cũng như người nghe nhiều ưu thế mà người 14
  17. phát biểu trên truyền hình, đài phát thanh và khán thính giả của họ không thể có được. * Những hạn chế của tuyên truyền miệng - Lời nói chỉ đi một chiều, không quay trở lại. Khi đã lỡ lời thì không thể lấy lại được nữa. Dù có cải chính, xin lỗi..., vẫn gây cho người nghe một ấn tượng nào đó. Vì vậy, người nói luôn cần thận trọng. - Phạm vi về không gian có giới hạn, do giới hạn tự nhiên của lời nói trực tiếp (dù đã có phương tiện khuếch đại) và khả năng tập hợp một số đông tại một địa điểm và thời điểm nhất định. - Dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tập trung đông người và ở các địa điểm khác nhau. Hiện nay, ngoài phương thức tuyên truyền miệng trực tiếp, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng và các địa phương còn tiến hành phương thức tuyên truyền miệng trực tuyến. Đây là phương thức tuyên truyền miệng mới xuất hiện trong những năm gần đây trước sự phát triển của công nghệ thông tin truyền thông và yêu cầu áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác tuyên truyền miệng. Tuyên truyền miệng trực tuyến có thể làm giảm một chút ưu thế của giao tiếp trực tiếp như tính tương tác trực tiếp không cao, khả năng bao quát người nghe và quản lý, điều khiển sự chú ý của họ bị giới hạn một phần... Thay vào đó, tuyên truyền miệng trực tuyến khắc phục được một số hạn chế của tuyên truyền miệng trực tiếp ở khả năng đưa 15
  18. thông tin nhanh, trên diện rộng, tức thời và đồng thời trên quy mô cả nước, ở tất cả các cấp. Do đó, phương thức tuyên truyền miệng mới này nhanh chóng tạo ra dư luận xã hội tích cực và sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về sự kiện, hiện tượng, vấn đề được thông tin. Phương thức này cần được áp dụng nhiều hơn không chỉ trong việc giới thiệu, quán triệt nghị quyết, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn áp dụng trong việc đưa tin nhanh, trên diện rộng nhằm định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội về sự kiện, hiện tượng, vấn đề, nhất là về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề nhạy cảm, phức tạp, dễ xuất hiện các ý kiến khác nhau, các dư luận trái chiều. 2. Chức năng, nhiệm vụ của tuyên truyền miệng Xuất phát từ yêu cầu của công tác tuyên truyền miệng, các văn bản của Đảng xác định chức năng, nhiệm vụ của công tác tuyên truyền miệng gồm: a) Phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam Cùng với các hình thức và phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền miệng góp phần quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho hệ tư tưởng của Đảng chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. 16
  19. b) Thông tin và định hướng thông tin Tuyên truyền miệng là một kênh thông tin chính thống giữ vai trò chủ yếu trong việc thông báo, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế quan trọng mà dư luận đang quan tâm, qua đó định hướng thông tin cho người nghe. Mặt khác, thông qua các hoạt động trên, công tác tuyên truyền miệng có điều kiện nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người nghe để phản ánh và kiến nghị với Đảng và Nhà nước bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn đường lối, chủ trương, chính sách đã đề ra. c) Giáo dục, cổ vũ, động viên quần chúng đi tới hành động Tuyên truyền miệng có mục tiêu rất cơ bản là góp phần giáo dục và xây dựng những chuẩn mực đạo đức, nhân cách con người mới, nền văn hóa mới, cổ vũ và động viên các nhân tố mới, tốt đẹp trong xã hội. Tuyên truyền miệng có khả năng to lớn và có hiệu quả trong chức năng cổ vũ, động viên, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua. d) Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Tuyên truyền miệng là vũ khí sắc bén trong đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị của Đảng, đặc biệt 17
  20. là trong đấu tranh chống các âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch. Tuyên truyền miệng là công cụ hữu hiệu để phê phán các nhận thức tư tưởng lạc hậu, lệch lạc, các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân. II- BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊN 1. Khái niệm, vai trò, sự cần thiết xây dựng và tổ chức đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên a) Khái niệm báo cáo viên, tuyên truyền viên Báo cáo viên, tuyên truyền viên là chức danh để chỉ những người làm công tác tuyên truyền miệng trong tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan nhà nước và Nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng và cơ quan nhà nước. Báo cáo viên được coi là người phát ngôn, thông tin chính thống của Đảng và Nhà nước. Như vậy, báo cáo viên, tuyên truyền viên là một lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền, là lực lượng nòng cốt, chủ lực trong đội ngũ tuyên truyền miệng, được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định và có tổ chức của cấp ủy. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2