NGHIỆT DUYÊN<br />
Nguyên tác: Koo Kam<br />
—★—<br />
Tác giả: Thommayanti<br />
Người dịch: Trần Cẩm Tú<br />
NXB Thanh Niên - 2015<br />
epub©vctvegroup<br />
25-12-2017<br />
<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
“Một mặt, Nghiệt duyên là câu chuyện tình cao đẹp và tinh tế; mặt khác nó làm<br />
tấm gương phản chiếu hậu quả ác nghiệt của chiến tranh, đồng thời của phản<br />
ánh một cách chân thực và sâu sắc cốt lõi của nền văn hóa Thái Lan để ta nghiên<br />
cứu tìm hiểu.” <br />
• Nhà xuất bản Baanwannagum<br />
<br />
Chương 1<br />
<br />
T<br />
<br />
hời tiết buổi sớm mai mùa đông năm ấy lạnh tới mức sương mù bao<br />
phủ khắp nơi. Nước sông Chao-Phraya đầy ứ bởi đang trong mùa lũ.<br />
Thuyền bè xuôi ngược trên sông chỉ như những ảnh hình mờ ảo trôi qua<br />
lại trong màn sương rồi khuất bóng đi ngay. Nhà cửa hai bên bờ sông cũng<br />
bị lớp sương mỏng che phủ, chỉ còn như những hình khối nhòa nhòa.<br />
Làn nước vỡ tan khi một bóng người đang lặn bỗng nhiên nổi lên, bím<br />
tóc tết dài lưới thướt, khuôn mặt trắng xanh, đôi môi tái nhợt vì lạnh. Trời<br />
lạnh đến nỗi hơi phả ra từ miệng cô trở thành một làn khói trắng dài. Có<br />
tiếng gọi vọng đến khiến cô bám vào bậc cầu thang, ngóng về phía cây cầu<br />
nối vào bên trong nhà. Ngôi nhà nằm khuất giữa vườn cây, chỉ trông thấy<br />
mái nhà cao cao nhô lên thấp thoáng khỏi hàng cây tối thẫm.<br />
“Ang[1] ơi... Ang ơi...”<br />
Tiếng gọi càng lúc nghe càng gần hơn. Cô gái bèn lặn xuống, rồi từ từ<br />
ngoi lên, lần này chỉ thấy mỗi gương mặt từ cổ trở lên nổi trên mặt nước<br />
phía dưới cây cầu, không để phát ra tiếng động.<br />
Dáng người trắng trắng đang đi xuyên qua làn sương ấy mặc áo rét rồi<br />
còn khoác thêm cả cái chăn lếch thếch, vậy mà vẫn phải vừa đi co ro vừa<br />
khoanh tay trước ngực. Khi đi hết cây cầu, bà ngó xuống cầu thang dẫn<br />
xuống sông và gọi thêm lần nữa:<br />
“Ang... Ang ơi...”<br />
Không thấy tiếng đáp lại, bà lẩm bẩm:<br />
“Đi đâu rồi nhỉ...”<br />
Nhưng khi quay ra thấy tấm khăn tắm lớn còn vắt trên cành cây bần<br />
gần đó, bà liền quay lại gọi, nghiêm giọng hơn lúc trước:<br />
“Cái Ang... Lên đây đi. Rét thế này mà còn xuống sông tắm, rồi lại bị<br />
chuột rút cho xem... Lên đây mau lên...”<br />
<br />
Khuôn mặt trắng xanh dần nhô lên, hiện ra ở chân cầu. Cô thấy bà đang<br />
mải nhìn sang hướng khác nên đưa tay nắm lấy cổ chân bà.<br />
“Ối trời...”<br />
Tiếng kêu thất thanh đồng thời với việc người đang đứng giật mình<br />
hoảng hết rụt phắt chân lại khiến cho tên đầu trò cười khúc khích.<br />
“Xem kìa, con với cái. Mặt thì tái xanh ra rồi... Rét thế này còn xuống<br />
sông tắm làm gì?”<br />
“Mẹ cũng... Ngâm mình trong nước rồi mới thấy ấm, không tin mẹ cứ<br />
nhúng tay xuống nước mà xem.”<br />
“Ấm thì làm sao mà môi tái mét thế kia?”<br />
“Thì miệng mình ở trên mặt nước mà mẹ.”<br />
“Đừng có ở dưới đó mà đối đáp chống chế. Lên đây mau... Xuống tắm từ<br />
bao giờ không biết, bà ngoại mà không hỏi đến thì cũng không ai biết.”<br />
Thoắt cái, khuôn mặt trắng xanh đã lại biến mất dưới mặt sông, kéo<br />
theo tiếng nước bắn tung. Không lâu sau, cái dáng bé nhỏ đã leo cầu thang<br />
lên, miệng xuýt xoa khe khẽ.<br />
“Sao bảo không lạnh cơ mà?”<br />
Miệng thì trách cứ nhưng tay bà vội vàng choàng cái khăn tắm lên vai<br />
con.<br />
“Con không đem váy quấn ra để thay à?”<br />
“Con vắt ở cành cây kia ạ.”<br />
Người cô run lẩy bẩy khi thay váy. Bà mẹ bèn vuốt mái tóc cô, vắt nước<br />
cho đỡ lạnh.<br />
“Tóc tai ướt hết cả. Ai cũng kêu ời ời là rét, chỉ có cái con bé này là lại đi<br />
tắm đi bơi. Thật cứng đầu cứng cổ.”<br />
“Đâu có ạ, chỉ là con muốn đẹp hơn thôi mà.”<br />
Vừa nhanh tay thay váy cô vừa biện minh.<br />
“Cái gì? Tắm sông mùa đông cho đẹp hơn? Mẹ chưa từng nghe ai nói<br />
thế, chỉ thấy người ta nói ‘xem voi xem mùa lạnh, xem gái xem mùa hè’.”<br />
“Không phải, ý con là nếu bơi lặn thường xuyên sẽ giúp dáng người thon<br />
<br />