NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – Quan hệ với người phương Tây
lượt xem 21
download
Đối với các nhà buôn Năm 1613 , công ty Đông Ấn của Hà Lan lần đầu cho thuyền đến buôn bán với Đàng Trong, nhưng không thu được kết quả nhiều nên họ bỏ đi, không tới nữa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – Quan hệ với người phương Tây
- Chương tám NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – phần 3 4. Quan hệ với người phương Tây Đối với các nhà buôn Năm 1613 , công ty Đông Ấn của Hà Lan lần đầu cho thuyền đến buôn bán với Đàng Trong, nhưng không thu được kết quả nhiều nên họ bỏ đi, không tới nữa. Thấy thế, năm 1617, chúa Nguyễn Phúc Nguyên viết thư mời công ty Đông Ấn của Hà Lan ở Ma-lac-ca đến buôn bán. Năm 1624, chúa Nguyễn Phúc Nguyên lại gửi thư và quà tặng cho toàn quyền Hà Lan ở Nam Dương (tức In-đô-nê-xi-a) để mời thuyền buôn Hà Lan tại đây tới buôn bán với Đàng Trong. Năm 1633, chúa Nguyễn Phúc Nguyên ba lần tịch thu hàng hóa của công ty Đông Ấn. Nhưng có hai lần tàu buôn Hà Lan đi từ Ba-ta-via - thủ đô Nam Dương, tới Hội An thì lại được chúa Nguyễn cho vào buôn bán và cho hai người của họ được mở cửa hàng tại Hội An. Năm sau, 1634, nhà buôn Hà Lan Duijcker cho tàu chở hàng từ Batavia đến Hội An. Năm 1635, ba tàu buôn Hà Lan t ừ Đài Loan tới cửa Hàn (Đà Nẵng). Nhà buôn Hà Lan Duijcker đi theo các tàu này đến xin lại số hàng hóa và tiền bị chúa Nguyễn tịch thu năm 1633, và xin cho người Hà Lan được tới buôn bán dễ dàng. Chúa Nguyễn Phúc Lan tiếp đãi tử tế, nhận lời cho phép họ vào buôn bán, không đánh thuế, nhưng không trả lại tiền và hàng đã tịch thu. Năm 1637, tàu buôn Le Grol t ới Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Lan ủy nhiệm đem thư và quà tặng cho toàn quyền Hà Lan ở Batavia. Trong thư, chúa Nguyễn tỏ ý vui lòng nếu người Hà Lan tới buôn bán ở Đàng Trong. Thư của chúa Nguyễn có đoạn viết: "Tôi tha thiết mong tất cả mọi người đến buôn bán ở bến cảng nước tôi". Nhưng tới năm 1640, chính quyền Đàng Trong đối xử với các nhà buôn Hà Lan không tốt; chúa Nguyễn Phúc Lan tịch thu của công ty Đông Ấn hai chiếc t àu có hàng hóa, 18 đại bác và bắt giữ 82 thủy thủ. Năm 1641, các nhà buôn Hà Lan ở Hội An đóng cửa hiệu buôn, đi nơi khác. Năm 1642, chúa Nguyễn thả các thủy thủ của hai t àu Hà Lan đã bị giữ từ năm 1640. Trong số 82 thủy thủ Hà Lan trên đường về đã bị người Bồ Đào Nha trên tàu biển giết chết một số. Công ty Đông Ấn Hà Lan không biết rõ, tưởng chúa Nguyễn sai giết số thủy thủ này nên cho viên thuyền trưởng Vanh Liesvelt đem tàu đến đánh tàu chúa Nguyễn. Nhưng tàu Hà Lan thua to, viên chỉ huy Vanh Liesvelt tử trận. Để trả thù, người Hà Lan đem quân đổ bộ lên Đà Nẵng bắn giết một số dân thường, rồi xuống tàu ra Đàng Ngoài. Người Hà Lan công khai giúp Đàng Ngoài để đánh Đàng Trong.
- Năm 1643, ba tàu chiến Hà Lan giúp chúa Tr ịnh đánh chúa Nguyễn ở cửa sông Gianh, nhưng bị thất bại hoàn toàn, một tàu bị phá hủy, hai tàu bị hỏng nặng, phải chạy ra Đàng Ngoài. Quân của chúa Nguyễn đánh đắm một chiếc t àu nữa của Hà Lan ở cửa biển Hoàn Hải (cửa Nộn). Về sự việc này, sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: Tháng 4 năm Quý Mùi (1643) con thứ hai chúa Nguyễn Phúc Lan là Nguyễn Phúc Tần đem thủy quân đánh phá được mười chiếc tàu của Hà Lan ở cửa Eo, tức của Thuận An, gần Huế. Tám năm sau, năm 1651, toàn quyền Hà Lan ở Batavia muốn tiếp tục buôn bán với Đàng Trong nên cử Vestagen đi sứ sang thương nghị với chúa Nguyễn. Khi ấy, Nguyễn Phúc Tần lên ngôi chúa, muốn giao hảo với người phương Tây, sẵn sàng ký hòa ước với Hà Lan, trong nhấn mạnh ba điều về buôn bán: 1 Công ty Đông Ấn của Hà Lan có thể ra vào đất Đàng Trong buôn bán t ự do và được miễn thuế. Sứ thần Hà Lan ở Hội An có thể chọn miếng đất thích hợp dựng một ngôi nhà cho những người ở lại thương điếm. 2. Những tàu thuyền Hà Lan không phải khám khi đến Đàng Trong, được miễn thuế ra vào, trong khi thuế đó vẫn tiến hành thu đối với người Trung Quốc, người Bồ Đào Nha và người các nước khác. 3. Sứ thần Hà Lan sẽ chú ý tới những hàng hóa mà chúa Nguyễn muốn được tàu Hà Lan mang đến, hàng hóa đó sẽ được trả hoặc bằng bạc, hoặc đổi lấy hàng... Tuy có ký kết giao thương như vậy, người Hà Lan vẫn bỏ, không tới buôn bán nữa. Gần một thế kỷ sau, công ty Đông Ấn Hà Lan mới trở lại buôn bán với Đàng Trong. Năm 1754, các nhà buôn Hà Lan mua vàng của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhưng từ năm 1756, công ty Đông Ấn của Hà Lan thôi hẳn việc buôn bán với Đàng Trong. Các nhà buôn Anh, Bồ Đào Nha cũng đến buôn bán với Đàng Trong. Họ mở cửa hàng, chủ yếu ở Hội An. Năm 1764, t àu buôn Anh Peacock tới buôn bán trực tiếp với chúa Nguyễn Phúc Khoát. Năm 1777 tàu buôn của Rumbold của Anh ghé vào Đà Nẵng cho hai viên quan của chúa Nguyễn đi nhờ t àu vào Sài Gòn. Gặp bão, tàu không vào Sài Gòn được, phải chạy thẳng sang cảng Băng Gan (Ấn Độ). Công ty Anh ở Ấn Độ cho lái buôn Chapman đi t àu đưa hai viên quan về Đàng Trong và đặt quan hệ buôn bán với chúa Nguyễn. Lúc này phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đang phát triển mạnh, tập đoàn chúa Nguyễn lao đao chạy dài. Chapman được gặp Nguyễn Nhạc và ở lại Đà Nẵng, Hội An ít ngày. Khi về Ấn Độ, Chapman báo cáo: "Không có xứ nào ở châu Á sản xuất vật dụng nhiều và tốt hơn là xứ này, các thứ rất lợi cho sự buôn may bán đắt là: quế , tiêu, tơ, bông, đường, gỗ quý, ngà coi... Ở đây thì vàng từ đất moi lên đã là vàng xanh rồi... Nếu chúng ta có căn cứ trên đất Đàng Trong và có một thế lực mạnh ở đó, thì với sản vật ở Ấn Độ và châu Âu, chúng ta sẽ dễ dàng mua rất nhiều hàng hóa kể trên". Tuy vậy, Anh đã có thị trường rộng lớn Ấn Độ nên không tha thiết lắm với vấn đề Việt
- Nam. Trái lại Pháp thì quan tâm đặc biệt. Năm 1660 nhà buôn Fermanel thành lập một công ty ngoại thương để kinh doanh ở Việt Nam và được Thủ tướng Pháp đỡ đầu. Thủ tướng Pháp là Mazarin giáo chủ đạo Gia Tô. Mục đích của công ty là vừa đi buôn, vừa truyền đạo. Cho nên trong công ty có cả nhà buôn và giáo sĩ. Nhiệm vụ của các giáo sĩ trong công ty được ghi rõ trong điều lệ của công ty: "Các giám mục được mời vào trông coi công ty là để người khác không ăn cắp được vốn của công ty và để giữ bọn nhân viên của công ty quản lý các sổ sách được tốt”. Năm 1664, Thủ tướng Pháp Colbert thành lập công ty Đông Ấn Độ của Pháp để cạnh tranh với Hà Lan, Anh và Bồ Đào Nha ở châu Á và châu Phi. Công ty Đông Ấn của Pháp vừa có mục đích truyền giáo, vừa có mục đích buôn bán. Những hiệu buôn của công ty đều là trụ sở của hội truyền giáo. Các giáo sĩ khi lên bộ thường mặc quần áo lái buôn và chính họ cũng buôn bán. Trong nửa cuối thế kỷ XVII, thế lực chính trị và kinh tế của Bồ Đào Nha giảm sút. Anh đang vươn lên chiếm gần hết nước Ấn Độ rộng lớn, Pháp cũng mưu đồ xâm lược Việt Nam. Năm 1675, một lái buôn Pháp là Leroux nêu ý kiến nên chiếm đảo Côn Lôn của Việt Nam. Năm 1686, lái buôn Véret từ công ty Đông Ấn của Pháp sang Đàng Trong tính chuyện mở hiệu buôn, khi về cũng đề nghị chính phủ Pháp nên chiếm đảo Côn Lôn, là nơi nhiều thuyền bè qua lại để mua các sản vật của Lào và Cam-pu-chia. Véret miêu tả Côn Lôn: “Đảo này có ba bến tốt, nhiều suối nhỏ, kinh, rạch, cây cối tốt đẹp tuyệt trần, chiếm được nơi này thì có lợi như chiếm cả hai eo biển Malacca và Sonde". Năm 1748, chủ nhiệm công ty Đông Ấn của Pháp là Dumond đích thân sang Việt Nam dò xét tình hình. Khi về, Dumond đề nghị chính phủ Pháp nên chiếm cù lao Chàm ở gần cửa Hội An. Năm 1749, hội đồng Pondichéry của Pháp ở Ấn Độ cho lái buôn Poivre, trước đã làm giáo sĩ, đi một chiếc tàu mang theo 30 khẩu đại bác và 200 lính đến Việt Nam gặp chúa Nguyễn là Võ Vương ở Phú Xuân, xin đặt căn cứ ở Đà Nẵng, Hội An và hỏi mua nô lệ. Sau đó, Poivre có viết một cuộn "Hồi ký về Đàng Trong" và nhận xét: "Đàng Trong gần như là xứ sở của vàng. Vàng ở đây tốt đẹp nhất, tinh khiết nhất thế giới . . . Vàng này đem bán ngay ở Quảng Đông cũng lãi trăm phần trăm". Poivre còn ghi những điều cụ thể: “Rất nhiều thứ không có giá trị ở bên Pháp lại được coi là rất quý ở xứ này. Tất cả các thứ đồ bằng sắt tây, thủy tinh, vải màu đẹp (ví dụ màu đỏ) sẽ bán được. Có thể bán chạy ở đây tất cả các thứ vũ khí ở châu Âu, nhất là lưỡi gươm đúc theo kiểu xứ này… Mặt đá
- kim cương cho tới loạì đá sông Nin sẽ bán được cao giá. . . Đồng thau, lưu hoàng. . . giá rất đắt. Các thuốc như canh-ki-na, nhân sâm Ca-na-đa, các thứ thuốc tây khác... Một vải tấm vải Lyon hoa màu vàng hoặc bạc sẽ được người Đàng Trong dùng làm thứ đựng trầu thuốc... Chớ quên vòng tay, hoa tai mạ. . . “. Nhưng nuôi dưỡng mưu đồ xâm lược nhiều hơn cả vẫn là các giáo sĩ, mà đối với Việt Nam thời bấy giờ là các giáo sĩ Pháp. Đối với các giáo sĩ Năm 1621, Đàng Trong có hơn 200 tín đồ theo đạo Gia Tô. Năm 1624, giáo sĩ Pháp Alexandre de Rhodes và sáu giáo sĩ Dòng Tên đến Đàng Trong, ra sức học tiếng Việt và đã góp phần tích cực vào việc đặt ra chữ Quốc ngữ. Năm năm sau, Alexandre de Rhodes đi giảng đạo bằng tiếng Việt, tới Huế tiếp xúc với gia đình chúa Nguyễn, truyền đạo cho Minh Đức vương thái phi, là phi tần của chúa Nguyễn Hoàng. Bà này lấy tên đạo là Marie Madeleine. Bà bố trí hẳn một ngôi nhà trong cung điện của mình để các giáo sĩ ở và giảng đạo. Chính giáo sĩ Rhodes đã đề nghị chính phủ Pháp: "Đây là một vị trí cần phải chiếm lấy. Chiếm được xứ này thì các lái buôn châu Âu sẽ kiếm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên rất phong phú” (Al. de Rhodes: Divers voyages et missions en la Chine et autres royaumes de l'orient. Paris, 1653. (Những cuộc hành trình và truyền đạo ở Trung Quốc và các vương quốc khác ở phương Đông) pp. 109-110). Nhưng các giáo sĩ chưa thể thực hiện được mưu đồ của họ. Năm 1639, chúa Nguyễn Phúc Lan cấm truyền đạo Gia Tô và trục xuất các giáo sĩ. Nhờ sự che giấu của đồng bào theo đạo, nhiều giáo sĩ vẫn lẩn lút trong dân chúng, ngấm ngầm truyền đạo nên người theo đạo vẫn ngày càng nhiều. Nếu năm 1621 số người theo đạo ở Đàng Trong là 200 người thì 43 năm sau, từ năm 1664, số người theo đạo đã lên tới 10 vạn. Trong năm 1664, chúa Nguyễn Phúc Tần lại ra lệnh cấm đạo. Năm 1699, chúa Nguyễn Phúc Chu tiếp tục ra lệnh cấm đạo, bắt giam người theo đạo, phá nhà, đốt sách của những người theo đạo. Người phương Tây trú ngụ từ Thuận Quảng trở vào Nam đều bị trục xuất, không cho ở nước ta. Chúa Nguyễn cấm đạo liên tục tới giữa thế kỷ XVIII. Năm 1750, Nguyễn Phúc Khoát ra lệnh trục xuất các giáo sĩ phương Tây. Nhưng chỉ hơn 20 năm sau, dòng chúa Nguyễn lại chèo kéo giáo sĩ phương Tây đến với họ, giúp đỡ họ chống lại nhân dân, chống lại phong trào nông dân Tây Sơn, níu giữ ngai vàng cho dòng họ Nguyễn. Cụ thể là năm 1777, Nguyễn Ánh trong dòng họ Nguyễn đã tìm gặp giáo sĩ Pháp Pigneau de Béhaine mang tên Việt là Bá Đa Lộc. Ông này là giám mục, đại diện giáo hội đạo Gia Tô ở Đàng Trong. Nguyễn Ánh cầu xin Bá Đa Lộc giúp đỡ
- Bá Đa Lộc nắm lấy cơ hội, dùng Nguyễn Ánh làm con bài mở đường cho đế quốc Pháp vào Việt Nam. Bá Đa Lộc lấy tiền đóng góp thờ Chúa của giáo dân để mua khí giới, chế tạo thuyền chiến, tàu chiến kiểu châu Âu, thuê mộ võ quan, thủy thủ người châu Âu cho Nguyễn Ánh. Bá Đa Lộc khuyên Nguyễn Ánh cầu cứu nước Pháp. Năm 1784, Bá Đa Lộc đưa con Nguyễn Ánh còn nhỏ tuổi sang Pháp làm con tin để cầu Pháp viện trợ. Ngày 28 tháng 11 năm 1787, một hiệp ước bán nước được ký kết ở điện Versailles tại Paris, một bên là bộ trưởng ngoại giao Pháp Montmorin, một bên là Bá Đa Lộc - đại diện cho Nguyễn Ánh. Với hiệp ước này, pháp hứa giúp Nguyễn Ánh 1.650 t ên lính, 4 tàu chiến và một số súng đạn. Đáp lại, Nguyễn Ánh phải nhượng hẳn đảo Côn Lôn và cảng Hội An làm thuộc địa của Pháp, để cho Pháp đặc quyền và độc quyền vào buôn bán ở Việt Nam, không được để người châu Âu nào khác tới buôn bán. Khi chiến tranh kết thúc, Nguyễn Ánh phải trả cho Pháp 4 chiếc tàu chiến mới. Kèm theo một điều kiện nữa là khi nào Pháp có chiến tranh với một nước khác ở châu Á thì Nguyễn Ánh phải cung cấp cho Pháp: quân lính, t àu thuyền, lương thực và mọi thứ quân nhu khác . Hiệp ước đã ký kết, vua Pháp Louis XVI giao cho toàn quyền Pháp ở Pondichéry (Ấn Độ) thực hiện. Nhưng toàn quyền ở đây không có điều kiện thực hiện. Bá Đa Lộc phải tự mình quyên tiền mua tàu chiến, mua súng đạn, mộ lính và đưa thêm giáo sĩ sang Việt Nam giúp Nguyễn Ánh. Vai trò phản bội nhân dân Việt Nam của Bá Đa Lộc thực dân Pháp đã ca ngợi công lao như sau: “Từ 1787, một giám mục t ài ba lỗi lạc, ngài Pigneau de Béhaine, giám mục Adran, đại diện Tòa thánh ở Đàng Trong đã đề nghị với vua Louis XVI thiết lập một thuộc địa ở An Nam. Sự nhận xét của ngài Pigneau thực sâu sắc, chí lý và hoàn toàn thời sự. Hơn nữa, ông ta không chỉ nói tới Đàng Trong mà còn nói tới Đàng Ngoài. Theo Adran (Bá Đa Lộc), nếu chiếm được nước này, sẽ có nhiều lợi thế ngăn được ảnh hưởng của người Anh trong thời bình cũng như thời chiến. Một là buôn bán tốt. Hai là ngăn chặn được những kẻ cạnh tranh buôn bán. Ba là có nhiều gỗ để đóng tàu Bốn là có cơ sở tiếp tế nguyên liệu. Năm là nguồn nhân lực, vật lực, cung cấp thủy thủ và lính. Adran nhấn rất mạnh tầm quan trọng của cảng Đà Nẵng" .(E. Veuilld: Le Tonkin et la Cochinchine - Le pays, l'histoire et les missions.) Nguyễn Ánh còn ca ngợi Bá Đa Lộc hơn thế nữa. Trong một bức thư gửi vua Pháp Louis XVI vào đầu năm 1790, Nguyễn Ánh viết: "Mặc dù trùng dương cách trở, tôi vẫn luôn luôn được nghe các du khách nói về thanh danh và đức độ của nhà vua. Tiếc rằng tôi không có cách nào để tỏ bày bằng chính tiếng nói của mình dưới chân bệ hạ. Tôi đành phải ấp ủ tất cả những nỗi niềm đó trong trái tim mình. May mắn cho tôi đã gặp được một người đầy tài năng lỗi lạc mà tôi có thể hoàn toàn tin cậy gửi gắm vào đó. Người ấy là ông giám mục Adran, người của nhà vua. Tôi đã ủy cho ông giám mục Adran to àn quyền điều đình mọi công việc, và hiện nay tôi đương chờ đợi ông ta trở lại với mọi sự giúp đỡ của quý quốc" (H.Cordier: La
- correspondance générale de la Cochinchine.) Con người thực dân khoác áo giáo sĩ này không chỉ giúp quân, giúp vũ khí cho Nguyễn Ánh mà còn trực tiếp ra trận cầm vũ khí bắn giết nhân dân ta. Nhưng chỉ mấy năm sau. Bá Đa Lộc chết trên đường hành quân của Nguyễn Ánh. Mưu đồ chiếm đóng Việt Nam của hắn bị tiêu tan! Hành động ngoại giao phản bội dân tộc của tập đoàn Nguyễn Ánh - Bá Đa Lộc định dâng nước Việt Nam cho Pháp chưa thể thực hiện được. Người anh hùng dân tộc trẻ tuổi Nguyễn Huệ kiên quyết chặn tay chúng lại. Ngoại giao phản động không thể đối đầu với ý chí quyết chiến cứu nước của cả dân tộc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương ba NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII)
14 p | 323 | 78
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước Chương bảyNGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC –
6 p | 236 | 56
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương chín: NGOẠI GIAO THỜI QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ (Thế kỷ XVIII)
5 p | 188 | 54
-
NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - PHẦN 1
9 p | 259 | 49
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương năm: NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần 5 V. HỘI THỀ ĐÔNG QUAN BẮT HÀNG MƯỜI VẠN GIẶC, CHẤM DỨT CHIẾN TRANH
5 p | 198 | 43
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương tám: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN
10 p | 170 | 36
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Hoạt động ngoại giao
4 p | 148 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương sáu: NGOẠI GIAO THỜI LÊ
9 p | 165 | 33
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương mười NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN (Thế kỷ XIX)
6 p | 155 | 29
-
NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH - Quan hệ với Trung Quốc
8 p | 195 | 28
-
NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – PHẦN 4
6 p | 128 | 28
-
NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ HẬU TRẦN – PHẦN 1
14 p | 147 | 26
-
NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - PHẦN 3
9 p | 123 | 24
-
NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ HẬU TRẦN – PHẦN 3
8 p | 133 | 22
-
NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - PHẦN 2
7 p | 117 | 20
-
Chương tám: NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN- Quan hệ với Xiêm
12 p | 116 | 17
-
Lược sử ngoại giao VN các thời trước - Chương bảy: NGOẠI GIAO THỜI LÊ MẠC –
9 p | 115 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn