intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôi bất thường - Đẻ khó – Có chỉ định mổ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

106
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngôi mặt (h2) +Là một ngôi đầu ngửa tối đa, mặt thai nhi trình diện trước eo trên. +Ngôi mặt được chẩn đoán xác định trong quá trình theo dõi cuộc chuyển dạ đẻ bằng thăm âm đạo. 1. Chẩn đoán + Ngôi đầu, có dấu hiệu nhát rìu nếu là kiểu cằm sau, nếu là kiểu cằm trước sờ thấy cằm có hình móng ngựa. + Không bao giờ thấy thóp sau hoặc thóp trước. + Chẩn đoán xác định bằng thăm âm đạo, tìm được mốc của ngôi là mỏm cằm, việc chẩn đoán xác định sẽ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôi bất thường - Đẻ khó – Có chỉ định mổ

  1. Ngôi bất thường - Đẻ khó – Có chỉ định mổ I. Ngôi mặt (h2) +Là một ngôi đầu ngửa tối đa, mặt thai nhi trình diện trước eo trên. +Ngôi mặt được chẩn đoán xác định trong quá trình theo dõi cuộc chuyển dạ đẻ bằng thăm âm đạo. 1. Chẩn đoán + Ngôi đầu, có dấu hiệu nhát rìu nếu là kiểu cằm sau, nếu là kiểu cằm trước sờ thấy cằm có hình móng ngựa. + Không bao giờ thấy thóp sau hoặc thóp trước. + Chẩn đoán xác định bằng thăm âm đạo, tìm được mốc của ngôi là mỏm cằm, việc chẩn đoán xác định sẽ dễ hơn khi cổ tử cung đã mở, nhưng phải cẩn thận khi thăm khám để không làm vỡ ối vì nếu làm vỡ ối thì cuộc đẻ sẽ trở nên khó khăn hơn. + Cần chẩn đoán phân biệt với ngôi trán, ngôi mông.
  2. 2. Xử trí a. Bệnh xá +Tư vấn, chuyển tuyến trên. b. Bệnh viện +Cuộc đẻ ngôi mặt diễn ra lâu và khó khăn hơn đẻ ngôi chỏm. +Chỉ có ngôi mặt cằm trước mới có thể đẻ đường dưới được. +Mổ lấy thai cho những trường hợp ngôi mặt cằm sau hoặc cằm trước có kết hợp thêm các yếu tố đẻ khó khác. II. Ngôi trán (h2) + Là ngôi đầu trung gian không cúi hẳn mà cũng không ngửa hẳn, trán thai nhi trình diện trước eo trên. + Ðây là loại ngôi chỉ được chẩn đoán trong quá trình theo dõi chuyển dạ đẻ và + được xác định chắc chắn bằng thăm âm đạo khi ối đã vỡ và cổ tử cung mở từ 3cm trở lên. 1. Chẩn đoán +Ngôi đầu cao bất thường.
  3. +Chẩn đoán xác định dựa vào việc thăm âm đạo khi cổ tử cung mở được từ 3cm trở lên và ối đã vỡ. +Sờ thấy gốc mũi, 2 hố mắt, trán và thóp trước. +Không bao giờ sờ thấy thóp sau và mỏm cằm. +Cần chẩn đoán phân biệt với ngôi mặt và ngôi chỏm. 2. Xử trí a. Bệnh xá - Theo dõi sát các cuộc chuyển dạ đẻ ngôi đầu để phát hiện sớm, - nếu nghi ngờ ngôi trán cần tư vấn và chuyển tuyến trên. b. Bệnh viện - Mổ lấy thai khi có chẩn đoán xác định. III. Ngôi vai +Trong ngôi vai thai không nằm theo trục của tử cung mà nằm ngang hoặc chếch, trục của thai không trùng với trục của tử cung. +Mốc của ngôi là mỏm vai, ngôi vai không có cơ chế đẻ nên hầu hết các trường hợp đều phải mổ lấy thai.
  4. +Chỉ làm nội xoay thai cho thai thứ 2 trong song thai hoặc thai quá non tháng. 1. Chẩn đoán +Tử cung bè ngang, nắn thấy đầu ở mạng sườn hoặc hố chậu, chiều cao tử cung thấp hơn so với tuổi thai, + thăm âm đạo thấy tiểu khung rỗng, ối rất phồng. + Khi có chuyển dạ nếu ối vỡ, cổ tử cung mở có thể sờ thấy mỏm vai hoặc tay thai nhi ở trong âm đạo. +Có thể dùng siêu âm để chẩn đoán. +Chẩn đoán phân biệt với ngôi mông. 2. Xử trí a. Bệnh xá +Tư vấn, chuyển ngay lên tuyến trên. +Nếu đã vỡ ối cho thuốc giảm co trước khi chuyển, thông tiểu. b. Bệnh viện +Mổ lấy thai khi có chuyển dạ đẻ, ối đã vỡ. +Nội xoay thai cho thai thứ hai ngôi vai trong trường hợp sinh đôi hoặc thai quá non tháng.
  5. IV. Ngôi mông (h2) +Là một loại ngôi dọc, nhưng đầu thai nhi nằm ở phía đáy tử cung, mông thai nhi trình diện trước eo trên. +Là một ngôi đẻ khó do đầu là phần to nhất và rắn nhất lại đẻ ra sau cùng, + nguy cơ mắc đầu hậu có thể làm cho thai chết hoặc sang chấn do lấy đầu hậu khó khăn. 1. Chẩn đoán +Kiểu ngôi dọc, đầu ở vùng đáy tử cung. +Thăm âm đạo sờ thấy xương cùng, lỗ hậu môn và hai mông thai nhi, một hoặc hai bàn chân cùng với mông trong ngôi mông đủ. +Chẩn đoán phân biệt với: ngôi mặt, ngôi vai, ngôi chỏm sa chi. 2. Xử trí a. Bệnh xá +Tư vấn, chuyển tuyến trên, bảo vệ đầu ối. b. Bệnh viện +Mổ lấy thai cho những ngôi mông có kết hợp với một trong các yếu tố đẻ khó khác.
  6. +Ðỡ đẻ đường dưới trong những điều kiện thuận lợi. V.Thai suy 1. Các dấu hiệu của thai suy a.Nhịp tim thai: + Nhịp tim thai không đều, hoặc nhanh trên 160 lần/1 phút, hoặc chậm dưới 120 lần/1 phút (đếm bằng ống nghe tim thai, đếm cả 1 phút, đếm ngoài cơn co tử cung). + Ở tuyến cao hơn có máy ghi sản khoa để theo dõi nhịp tim thai thì càng tốt b.Nước ối: + Có lẫn phân su (khi vỡ ối thấy màu nước ối xanh hoặc vàng bẩn). 2. Xử trí a. Bệnh xá + Khi thấy suy thai cấp và cơn co mau thì cho giảm co tử cung bằng thuốc Papaverine 40mg (tiêm bắp thịt), + tư vấn, cho sản phụ uống nước rồi chuyển tuyến trên ngay. b. Bệnh viện + Hồi sức thai, cho lấy thai ra sớm.
  7. + Cho thở oxy. + Nằm nghiêng trái + Giảm cơn co nếu có chỉ định với Papaverine, Phloroglucinol (Spasfon), hoặc Salbutamol. + Chú ý: Không dùng Salbutamol nếu có chảy máu âm đạo + Tiêm 20ml dung dịch Glucoza 20% tĩnh mạch chậm. + Ðánh giá tình trạng thai nhi, nếu đủ điều kiện thì lấy thai bằng fooc-xép, nếu không đủ điều kiện thì mổ lấy thai. + Mổ lấy thai ngay khi cổ tử cung chưa mở hết mà suy thai đã rõ rệt (cả lâm sàng và xét nghiệm) và đã hồi sức nhưng không tiến triển, hoặc suy thai lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2