intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngôn ngữ của chất liệu trong hội họa

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

140
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Picasso cho rằng trường mỹ thuật chỉ đẽo ra những đôi guốc gỗ giống nhau nhưng không đi được! có lẽ Picasso muốn đề cao những kiến thức có được nhờ sự tự học. Không hài lòng với những điều đã có đó chính là khởi nguồn cho những suy nghĩ, những ý tưởng, những thể hiện cho dù có được chấp nhận hay không, tuy nhiên cũng phải ghi nhận một điều: đó là một cách để thoát ra khỏi sự ứ động, trì trệ trong tư duy con người, giúp cho tư tưởng đi về phía trước, giúp cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngôn ngữ của chất liệu trong hội họa

  1. Ngôn ngữ của chất liệu trong hội họa Picasso cho rằng trường mỹ thuật chỉ đẽo ra những đôi guốc gỗ giống nhau nhưng không đi được! có lẽ Picasso muốn đề cao những kiến thức có được nhờ sự tự học. Không hài lòng với những điều đã có đó chính là khởi nguồn cho những suy nghĩ, những ý tưởng, những thể hiện cho dù có được chấp nhận hay không, tuy nhiên cũng phải ghi nhận một điều: đó là một cách để thoát ra khỏi sự ứ động, trì trệ trong tư duy con người, giúp cho tư tưởng đi về phía trước, giúp cho ta nhìn lại những giá trị đã được xây dựng và khẳng định, những giá trị mà có thể ví như một
  2. tòa lâu đài cổ, kiên cố, rất đẹp nhưng nay đã trở nên quá chặt trội, quá ngộp thở, không còn đủ chỗ cho mọi người. Trong mỗi chất liệu hội họa đều có một vẻ đẹp đặc trưng: Nhẹ nhàng như lụa, chắc khỏe như khắc gỗ, cảm xúc như sơn dầu, sâu lắng như sơn mài… phải chăng là như vậy? Người ta vẫn đi tìm để hiểu và thể hiện vẻ đẹp đặc trưng đó, và có một cảm tưởng nếu không thể hiện được thì là một điều bất ổn. Sức mạnh của một chất liệu, hay việc khai thác thế mạnh tiềm tàng trong chất liệu là ở ngay trong chính chất liệu đó hay là ở trong mỗi người đang sử dụng. Trong hội họa cũng như trong cuộc sống, họa sĩ biết phát huy sở trường của mình thì sẽ đem lại thành công. Các họa sĩ được ví như những đầu bếp khó tính và giầu óc sáng tạo, họ không hài lòng với việc chế biến món ăn theo thực đơn, họ luôn muốn sáng tạo ra những món mới, những món lạ, những món chưa từng có… không cần biết đến khẩu vị của thực khách – đây là tình trạng chối bỏ sự lập lại-, chính nhờ sự chối bỏ này mà bàn tiệc tinh thần- hội họa- trở nên cực kỳ phong phú đa dạng. Chất liệu sơn dầu là chất liệu hội họa được phổ biến rộng rãi và là chất liệu chính trong sự chọn lựa của đa số các họa sĩ, một trong các nguyên nhân đó là sơn dầu đáp ứng được nhiều cung bậc của cảm xúc. Sơn dầu vừa thỏa mãn với lối vẽ công bút cho Dali, với lối xây dựng hình một cách bất chợt cho Picasso,… hay với cảm xúc cuộn trào của Van Gogh. Một bức tranh sơn dầu có thể vẽ trong một giờ cũng như có thể vẽ trong nhiều tháng. chất liệu này cho phép họa sĩ đuổi theo cảm xúc bằng những táp cọ hoặc là vẽ bằng bay, cũng như hoàn toàn phù hợp với lối vẽ công bút, là một lối vẽ từ từ, dùng cọ nhỏ vờn tỉa để có được màu và hình như mong muốn. Với mỗi sự lựa chọn cho một lối vẽ thì hoàn toàn là do cá tính, và một chất liệu có thể đáp ứng nhiều cá tính như vậy thì việc trở nên phổ biến là đương nhiên.
  3. Trong cách thức xử lý chất liệu hội họa nói chung, với một sự học tập nghiêm túc, chúng ta cũng đều nhận thấy sự biến tấu hay sáng tạo thật sự thường được dựa trên cơ sở cực kì thành thạo các kiến thức thuộc về chuẩn mực. Một chất liệu để trở nên mạnh mẽ thì không thể nào không thỏa mãn với ý đồ và mong muốn của tác giả. Tìm hiểu và chinh phục một chất liệu luôn là một con đường nhiều chông gai, tuy nhiên sự lựa chọn cho mỗi người lại là hoàn toàn chủ động. Như vậy khi xem những tác phẩm hội họa người xem không phải chỉ thưởng thức vẻ đẹp, đi tìm nội dung tác phẩm mà tìm hiểu ý tưởng, tâm lý hình thành tác phẩm để có thể ghi nhận và chia sẻ với tác giả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2