Ngư trường vùng biển Tây nam bộ
lượt xem 25
download
Biển Tây Nam Bộ nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngư trường vùng biển Tây nam bộ
- TÂY NAM BỘ I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Biển Tây Nam Bộ là một phần của vịnh Thái Lan, phía bắc giáp với biển Campuchia, phía nam là cửa vịnh nối liền với biển Đông, phía đông giáp với biển Đông phía tây giáp với biển Thái Lan. Vùng bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên 39.734 km2 chiếm 12,2 % diện tích tự nhiên của cả nước. Nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Vùng nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Nam á và Đông Nam á cũng như với châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này rất quan trọng trong giao lưu quốc tế. II. Đăc điêm ng ̣ ̉ ư trương ̀ I.1 Đia hinh chât đay ̣ ̀ ́ ́ Vùng biển phía Tây Cà Mau ít chướng ngại vật, riêng vùng Hòn Khoai Hòn Sao đáy biển ghồ ghề, nhiều rạn san hô. Các nơi khác chủ yếu là các loài sinh vật biển như: sao biển, rong rêu, nấm hình ly. Các chướng ngại vật này ảnh hưởng rất lớn đến nghề lưới vây. Độ sâu và chất đáy: Ngư trường có độ sâu nhỏ, đường đẳng sâu 10m cách bờ 7 8 hải lý, chỗ sâu nhất khoảng 40m nước. Đường đẳng sâu 30m cách bờ 5060 hải lý. Chất đáy là bùn hoặc bùn pha vỏ sò nhuyễn thể và bùn cát. 1
- I.2 Địa hình Bờ Biển và hệ sinh thái Biển Vùng biển Tây Nam Bộ là vùng biển kín thông ra biển Đông ở phía Đông Nam với diện tích thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 59.430 km2 Thềm lục địa biển Tây Nam Bộ có độ sâu tăng dần tương đối đều đặn từ bờ ra giữa vịnh, nền đáy trong vịnh tương đối bằng phẳng, chỉ có khu vực cận đảo Phú Quốc địa hình đáy bị chia cắt phức tạp, có nhiều rãnh ngầm và đồi ngầm. Độ sâu vùng biển không lớn, thường 3040m, chỗ sâu nhất không quá 80m. Bờ biển lồi lõm với nhiều vụng, vịnh nhỏ, chất đáy chủ yếu là cát bột và cát Thời tiết ở đây thể hiện hai mùa rõ rệt là Đông Bắc và Tây Nam với chế độ mưa, dòng chảy, độ mặn khác nhau tạo nên sự phong phú trong khu hệ sinh vật cư trú ở đó. Nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển Tây Nam Bộ thể hiện rõ sự đa dạng sinh học của biển nhiệt đới. Ở đây, tồn tại hầu hết các hệ sinh thái biển và ven biển điển hình như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, bãi bồi và vùng triều, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài sinh vật biển. Kết quả nghiên cứu nguồn lợi ở đây đã thống kê 296 loài/nhóm loài thuộc 91 họ hải sản khác nhau, trong đó nhóm cá bắt gặp 228 loài, nhóm tôm bắt gặp 33 loài tôm và nhóm mực bắt gặp 16 loài . Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở vùng biển Tây Nam Bộ ước tính khoảng trên 1 triệu tấn, chiếm 21% tổng trữ lượng nguồn lợi của toàn vùng biển. Trữ lượng nguồn lợi hải sản đánh được bằng lưới kéo đáy ước tính khoảng 124 ngàn tấn Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông I.3 Đăc điêm khi t ̣ ̉ ́ ương, thuy văn ̉ a) chê đô gio ́ ̣ ́ 2
- Chế độ gió: thể hiện rõ nét những đặc tính gió mùa. Có hai mùa chính: Mùa gió Đông Bắc hoạt động từ cuối tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9. Ngoài ra còn có các loại gió hoạt động trong các thời kỳ chuyển tiếp. Tốc độ gió trung bình nằm trong đất liền từ 1,5 2 m/s, ở ngoài khơi từ 2,5 3,5 m/s và rất ít biển động. b) chê đô thuy triêu ́ ̣ ̉ ̀ Chế độ thuỷ triều, sóng biển: Ngư trường Cà Mau chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai chế độ thuỷ triều. ở phía Đông có chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông, ở phía Tây có chế độ nhật triều không đều của vịnh Thái Lan. Biên độ thuỷ triều nhỏ khoảng 1m, cao nhất từ 1,5 1,7 m, thấp nhất từ 0,25 0,4 m. c) chê đô song biên ́ ̣ ́ ̉ Chế độ sóng: tương đối ổn định. Vào mùa mưa (mùa gió Tây Nam), sóng cao hơn mùa khô (mùa gió Đông Bắc) đặc biệt cũng có tháng mặt biển lặng sóng mà ngư dân gọi là “đồng trung”. Ngoài ra vùng biển này ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nên ít khi có sóng cấp 67 do đó rất thuận lợi cho nghề lưới vây khai thác xa bờ ở tỉnh Cà Mau. Chế độ mưa, bão: Mùa mưa ở đây chính thức bắt đầu từ ngày 5 đến ngày 25 tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm. Số ngày mưa khoảng 170 đến 200 ngày, lượng mưa trung bình trong một năm khoảng 1.500 đến 2.000mm, tập trung chủ yếu vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm. Bão ít xảy ra ở vùng biển này, nếu có thường rơi vào các tháng từ tháng 8 đến tháng 10. d) chê đô dong chay ́ ̣ ̀ ̉ Dòng chảy: Vịnh Thái Lan thông với Biển Đông nên chịu ảnh hưởng của hải lưu Biển Đông, trong vịnh hình thành hai dòng hải lưu khác nhau: Mùa gió Tây Nam: Hướng dòng chảy tầng mặt và tầng đáy tại phần phía Tây Bắc Vịnh gần trùng nhau. Điều này có nghĩa khả năng tải vật chất (trong đó có cả chất bẩn) từ phía Tây sang phía Đông Vịnh vào mùa này là rất lớn. Dòng chảy có hướng Tây Bắc Đông Nam tới gần mũi Cà Mau một phần nước được đưa vào vùng biển phía đông Nam Bộ, còn phần lớn nước đưa lại vịnh tạo nên hoàn lưu khép kín trong vịnh theo chiều kim đồng hồ. Mùa gió Đông Bắc: Trừ dải ven bờ biển tỉnh Kiên Giang Cà Mau, hoàn lưu tại vùng biển Tây Việt Nam có chiều ngược kim đồng hồ. Gió mùa đông bắc và dòng chảy triều đã tạo nên một vòng tuần hoàn khép kín, bao gồm vùng nước trồi và vùng nước chìm địa phương Nước từ vùng biển miền đông Nam Bộ một phần đi vào vịnh 3
- Thái Lan có hướng Đông Nam Tây Bắc tạo thành hoàn lưu có chiều ngược với gió mùa Tây Nam Nhiệt độ nước biển Vào mùa khô nước từ biển Đông đi vào vịnh Thái Lan dọc theo bờ biển Cà Mau Kiên Giang đi lên phía bắc dòng nước mang theo nhiệt độ thấp, độ mặn cao đã làm cho vùng ven bờ có nhiệt độ giảm và càng ra giữa vịnh nhiệt độ càng tăng. Các tháng trong mùa khô (từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) nhiệt độ nước tầng đáy thường có giá trị bằng hoặc cao hơn tầng mặt. Nhiệt độ nước có giá trị thấp nhất là vào khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau và cao nhất vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 . Vào thời kỳ cuối mùa khô và đầu mùa mưa, nhiệt độ nước tại vùng biển Kiên Giang Cà Mau dao động trong khoảng từ 29 – 300 C. Nhìn chung nhiệt độ nước ở vịnh Thái Lan thường từ 28 30 0 C. Độ mặn nước biển Độ mặn nước biển ở tầng mặt vùng biển khơi của vịnh Thái Lan từ 31,4 32,7‰ (Naval Hydrographic Department,1995). Vịnh Thái Lan thể hiện một đặc trưng có 2 lớp Mùa gió tây nam Mùa gió đông bắc 100o 105o 100o 105o 100o 105o 100o 105o 6 ÷ 12 cm/s 12 ÷ 25 18 ÷ 30 6 ÷ 12 cm/s 12 ÷ 25 18 ÷ 30 5o 10o 13o 5 nước: vùng nước nông cửa sông có độ mặn thấp, ở tầng nước trên mặt chảy khỏi vịnh, và ngược lại trong khi đó lớp nước có độ mặn cao, lạnh hơn chảy từ biển Đông vào vịnh. Vùng biển Kiên Giang Cà Mau vào thời kỳ mùa khô nước từ biển Đông đổ vào vịnh Thái Lan men theo bờ biển Cà Mau Kiên Giang lên phía bắc. Còn vào thời kỳ mùa mưa thì nước từ vịnh Thái Lan lại theo chiều ngược lại tức là men theo bờ biển Kiên Giang Cà Mau đi xuống phía nam. Ngoài sự ảnh hưởng của hoàn lưu nước trong vịnh thì trong các mùa mưa và khô lưu lượng nước từ lục địa đổ vào vùng này cũng khác nhau rất nhiều. Vì vậy mà chế độ mặn của vùng ven biển phía tây Nam Bộ cũng có những thay đổi nhất định. I.4 Điều kiện ngoại cảnh khác ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền nghề cá Ngoài những chế độ nói trên còn có một điều kiện không kém phần quan trọng đó là chế độ sương mù. Sương mù có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tàu thuyền trên biển. Ở vùng biển Tây Nam bộ sương mù thường xuất hiện vào cuối mùa khô lúc gần sáng và tan nhanh khi mặt trời mọc. Sương mù ở đây chủ yếu là sương mù bức xạ. 4
- III. Nguôn l ̀ ợi ca biên ́ ̉ a.i.1.a. Số Lượng Loài Ở vùng biển Tây Nam Bộ đã xác định được 479 loài thuộc 204 giống của 99 họ cá khác nhau và 22 bộ. Khu hệ cá ở vùng biển tây Nam Bộ mang tính chất nhiệt đới khá rõ, số lượng loài phong phú nhưng sản lượng và chất lượng không cao. Có khoảng 10 loài mực có giá trị kinh tế bao gồm: Mực lá, Mực ống Trung Hoa, Mực ống Ấn Độ, Mực ống thân dài, Mực ống vây ngang, Mực thẻ, Mực lửa, Mực nang hổ, Mực nang kim, Mực nang mắt cáo. Ở vùng biển gần bờ Tây Nam Bộ bắt gặp 15 loài thuộc họ tôm có giá trị kinh tế: Tôm thẻ chân trắng, Tôm he rằn, Tôm he Ấn Độ, Tôm sú, Tôm he Nhật, Tôm hèo, Tôm rảo, Tôm bộp, Tôm nghệ, Tôm bạc nghệ, Tôm đuôi xanh, Tôm rảo cát, Tôm sắt, Tôm sắt rằn,Tôm sắt hoa. Nguồn lợi cá tầng trên sống ven bờ có kích thước nhỏ, ít di cư xa. Trong nhóm này các loài cá có sản lượng cao là: cá mòi, cá trích, cá cơm, cá lẹp, cá khế. Loài sống xa bờ có kích thước lớn và thường di cư xa như: cá thu ngừ thường xuất hiện khá thường xuyên ở khu vực bên trong vịnh vào mùa nắng và cửa vịnh vào mùa mưa. Loài cá ngừ chấm có sản lượng cao, sau đó đến cá ngừ vằn, cá bạc má là loài cá tầng trên quan trọng và thường có sản lượng cao vào mùa nắng. Cá tầng đáy có giá trị kinh tế ở vùng biển tây Nam Bộ bao gồm đại diện các giống cá hồng, cá lượng, cá song, cá lượng đá, cá mối, cá trác, cá nhồng, cá sạo. a.i.1.b. Loài Chiếm Ưu Thế Với nguồn lợi thủy sản đa dạng, trong thành phần thực tế đánh bắt tại vùng biển Tây Nam Bộ có các loài chiếm ưu thế (bảng 1). ST Tên khoa học Tên Việt Nam Tỷ T lệ % 1 Argyrosomus Cá đù bạc 9,30 argentatus 2 Leiognathus bindus Cá liệt 8,72 3 Lagocephalus Cá nóc 7,73 5
- sceleratus 4 Leiognathus Cá ngãng 6,29 rivulata 5 Trichiurus Cá hố 6,06 haumella 6 Megalaspis cordyla Cá sòng gió 3,90 7 Leiognathus Cá liệt 3,41 insidiator 8 Cynoglossus sp. Cá bơn cát 3,23 9 Upeneus sulphureus Cá phèn hai 2,24 sọc 10 Therapon theraps Cá căng sọc 2,20 thẳng Bảng 1. Tỷ lệ % của các loài có sản lượng cao so với tổng sản lượng cá đánh bắt được ở vùng biển Tây Nam Bộ. a.i.1.c. Biến Động Nguồn Lợi Vùng biển nông nhất trong các vùng biển ở Việt Nam, có địa hình bằng phẳng, ít chướng ngại vật, chất đáy chủ yếu là bùn, bùn pha cát và có độ sâu tương đối, trữ lượng và nguồn lợi lớn. Điều kiện tự nhiên như chế độ khí tượng thuỷ văn, sóng gió, mưa bão…tương đối ổn định nên ít biến động về thành phần loài cũng như mùa vụ khai thác. Nhưng mật độ tàu thuyền khai thác lớn làm giảm sản lượng khai thác, nguồn lợi thủy sản nhanh chóng bị cạn kiệt. Đặc biệt là tình trạng khai thác gần bờ, đặc biệt là nghề lưới kéo tầng đáy khai thác quá mức, tàn phá các loại cá con bằng việc khai thác tôm và kích thước nhỏ ở phần đụt lưới . Hơn nữa là một ngư trường nằm ở cuối đất nước, tiếp giáp với một số nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Indonesia và Philippin nên nguồn lợi đa dạng có sự di chuyển của nguồn lợi giữa các vùng biển. a.i.1.d. Phân Bố Nguồn Lợi Vùng biển Tây Nam Bộ có 3 khu vực phân bố chủ yếu: 6
- Bãi cá tây và tây nam Phú Quốc: Phạm vi 10000’N – 10020’N và 103030’E – 103050’E, độ sâu từ 10 30m, chất đáy là bùn lẫn vỏ sò. Sát bờ phía tây Phú Quốc mật độ phân bố thưa hơn. Diện tích 810 hải lý vuông 2.778 km2, trữ lượng 10.530 23.420 tấn, khả năng khai thác 8.500 tấn, mật độ 6,11 tấn/km2. Bãi cá có khả năng khai thác quanh năm đạt sản lượng cao. Thành phần cá chủ yếu gồm cá liệt (25 30%), cá chỉ vàng (15%), cá hồng( 10%), ca căng (5%). ́ Bãi cá khu vực Hòn TreNam Du: Phạm vi 090 30’N – 100 00’N và 1040 10’E – 1040 40’E, độ sâu từ 10 15m, chất đáy là bùn lẫn vỏ sò. Diện tích 1.035 hải lý vuông 3.550 km2 . Trữ lượng 15.031 29.440 tấn, khả năng khai thác 11.000 tấn, mật độ 6,3 tấn/km2 . Bãi cá khu vực Hòn Tre khai thác được quanh năm và đạt sản lượng cao. Các loài cá có sản lượng cao là cá chỉ vàng, cá hồng, cá căng, cá lượng. 7
- Bãi cá khu vực Hòn ChuốiHòn Khoai: Phạm vi 080 00' – 090 25' và 1040 00' – 1040 45', là một trong những bãi cá chủ yếu của tỉnh Cà Mau, độ sâu khoảng 16 – 26 mét, chất đáy là bùn lẫn vỏ sò. Trữ lượng khai thác lớn, mùa vụ quanh năm, một số loài có giá trị kinh tế cao như cá mú, cá bóp, cá hố, cá lạc, tôm hùm, tôm tít,… a.i.1.e. Trữ Lượng Và Khả Năng Khai Thác Là một ngư trường có trữ lượng lớn và đa dạng các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ghẹ, mực, cá hồng, cá sao, cá thu, cá chim, cá mú, cá thiều… Trữ lượng cá của vùng biển Cà Mau ước chừng khoảng 600.000 tấn, khả năng cho phép khai thác hàng năm từ 200.000 250.000 tấn. . Theo điêu tra ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̉ ́ ̉ ̀ ̀ ̀ ươí vung nay co 315 loai ca thuôc 83 ho. Nghê khai thac chu yêu cua vung nay la l ̀ ̣ ́ ̀ ́ ̣ keo, vây, rê, câu va môt sô nghê cô đinh ven b ́ ờ. Nguồn lợi cá tầng đáy ở vùng gần bờ Việt Nam cao hơn hẳn nguồn lợi cá vùng gần bờ phía Thái Lan. Diện tích tính trữ lượng vùng thềm lục địa Thái Lan gấp 2,5 lần diện tích tính trữ lượng vùng biển thềm lục địa phía Việt Nam (Tây Nam Bộ). Nhưng ngược lại trữ lượng phía thềm lục địa Việt Nam tương đương phía thềm lục địa Thái Lan và thậm chí còn cao hơn chút ít; từ đó mật độ nguồn lợi vùng biển ven bờ Việt Nam chiếm 1,89 tấn/km2 , trong khi đó mật độ vùng thềm lục địa Thái Lan chỉ chiếm 0,74 tấn/km2 (bảng 1). Tên vùng Diện Trữ lượng Mật độ tích (km2) (tấn) (tấn/km2) Tây Nam 49,048 92,721 1,89 Bộ Thềm lục 122,719 90,067 0,47 địa Thái Lan Bảng 1. Trữ lượng cá tầng đáy ở vùng biển Tây Nam Bộ và thềm lục địa phía Thái Lan 8
- KẾT LUẬN vùng biển phía tây Nam Bộ đã xác định được 479 loài cá, thuộc 204 giống, 99 họ và 22 bộ. Xác định được 50 loài tôm biển trong đó 15 loài có giá trị kinh tế cao và 40 loài động vật chân đầu trong đó 10 loài mực có giá trị kinh tế cao, 5 loài rùa biển (vích, đồi mồi, quản đồng, đồi mồi dứa và rùa da), 9 loài cỏ biển và 289 loài san hô thuộc 74 giống. Trữ lượng cá tầng đáy giảm sút nhiều so với trước đây. Nhiều vấn đề trong nghề cá cần được tiếp tục củng cố lại , đặc biệt là nghề lưới kéo tầng đáy. Những vấn đề đó bao gồm: khai thác hải sản quá mức, tàn phá các loài cá con bằng việc khai thác tôm và kích thước mắt lưới nhỏ ở phần đụt lưới. Vì vậy vấn đề bảo vệ và phục hồi nguồn lợi ở vùng biển này là trách nhiệm chung của toàn dân tộc. Các nhà quản lý, khoa học, sản xuất và kinh doanh của nghành từ trung ương đến địa phương cần sớm lập quy hoạch cho sự phát triển nghề nghiệp. Phân vùng hoạt động cho mỗi loại nghề và có biện pháp cấp bách để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn lợi, nhằm đảm bảo khai thác được lâu dài. Nghiêm cấm dùng chất nổ, điện trường…Không khai thác vào thời gian sinh sản chính, nhằm duy trì khả năng tái suất nguồn lợi. Phát triển khai thác theo chiều sâu mang tính bền vững. GIẢI PHÁP Đầu tư các chương trình bảo vệ tính đa dạng sinh học,bảo vệ và tái tạo quỹ gien, bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản. Khai thác thủy sản đi đôi với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy hoạch phát triển nghành, quy hoạch vùng. Xây dựng chiến lược chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Hoàn thiện các văn bản pháp luật , sớm ban hành luật thủy sản việt nam theo luật ứng xử nghề cá có trách nhiệm 9
- Xây dựng chính sách phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Củng cố và phát triển hệ thống tổ chức bảo vệ nguồn lợi thủy sản nâng cao năng lực quản lý nghề cá và quản lý nguồn lợi thủy sản Giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển thủy sản là trách nhiệm của toàn dân Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ LƯỚI VÂY
79 p | 312 | 62
-
Bài thuyết trình: Ngư trường vùng biển miền trung
42 p | 156 | 15
-
Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 1: Nghề cá và ngư trường
17 p | 244 | 12
-
Cá kiểng discus
4 p | 58 | 7
-
Biến động quần xã thực vật phù du vùng biển Tây Nam Bộ giai đoạn 2016-2020
10 p | 10 | 3
-
Phân bố loài trai tay gấu (Hippopus hippopus (Linnaeus, 1758)) tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
10 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn