intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ngũ vận lục khí với dưỡng sinh, phòng bệnh năm Kỷ Sửu – 2009

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngũ vận lục khí với dưỡng sinh, phòng bệnh năm Kỷ Sửu – 2009 Ngũ vận lục khí học lấy "Thiên nhân tương ứng" làm tư tưởng chủ đạo - nghĩa là công nhận: Có một số phép tắc chung, có tính phổ biến, chi phối tất cả các biến động trong vũ trụ, từ vận hành của thiên thể, biến động của thời tiết khí hậu, cho đến sự biến đổi của sinh vật và phi sinh vật. Lịch đặc biệt dùng trong Đông y Trên lâm sàng, thực hiện được "nhân nhân" và "nhân địa" đã khó, thực hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ngũ vận lục khí với dưỡng sinh, phòng bệnh năm Kỷ Sửu – 2009

  1. Ngũ vận lục khí với dưỡng sinh, phòng bệnh năm Kỷ Sửu – 2009 Ngũ vận lục khí học lấy "Thiên nhân tương ứng" làm tư tưởng chủ đạo - nghĩa là công nhận: Có một số phép tắc chung, có tính phổ biến, chi phối tất cả các biến động trong vũ trụ, từ vận hành của thiên thể, biến động của thời tiết khí hậu, cho đến sự biến đổi của sinh vật và phi sinh vật. Lịch đặc biệt dùng trong Đông y Trên lâm sàng, thực hiện được "nhân nhân" và "nhân địa" đã khó, thực hiện được "nhân thời" còn khó hơn nhiều. Để có thể vận hành đúng nguyên tắc "nhân thời", các bậc tiên y xưa đã sáng lập ra bộ môn khoa học "Ngũ vận lục khí", thường hay gọi tắt là "Vận khí". Theo nghĩa hẹp, "Vận khí học" là một môn thuật số cổ đại, chuyên tính toán, dự báo về sự biến đổi của thời tiết khí hậu hàng năm và tác động đối với sức khỏe con người, cũng như tất cả các hiện tượng sinh mệnh trên trái đất. Theo nghĩa rộng, đó là lý thuyết về mối quan hệ vĩ mô, giữa những biến động của vũ trụ và những biến động của vạn vật. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, "vạn vật" là "hệ sinh thái", bao gồm toàn bộ sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) và phi sinh vật trong môi trường (ánh sáng mặt trời, ôn độ, nước, không khí, thổ nhưỡng).
  2. Vận khí học dùng lý luận Âm dương ngũ hành làm phương tiện phân tích và phô diễn; sử dụng "10 thiên can" (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý) và "12 địa chi" (tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) làm công cụ tính toán. Ngũ vận lục khí thực chất là một loại lịch tổ hợp - do "Ngũ vận" và "Lục khí" hợp thành. "Năm vận khí" có độ dài bằng "năm dương lịch", tương ứng với chu kỳ quay của trái đất chung quanh mặt trời: Khởi đầu từ tiết đại hàn (20 hoặc 21 tháng Giêng dương lịch) và kết thúc vào tiết đại hàn năm sau - muộn hơn năm dương lịch khoảng 20 ngày, nhưng lại sớm hơn năm âm lịch (khởi đầu trước hoặc sau lập xuân một số ngày). Thí dụ, năm vận khí Kỷ Sửu bắt đầu vào tiết đại hàn (20/01/2009), sớm hơn Tết Nguyên đán (26/01/2009) sáu ngày. Ngũ vận là sự vận hành của 5 loại "khí": Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy ở trên mặt đất; chia ra 3 loại: "Chủ vận", "Tuế vận" và "Khách vận". Lục khí là: Phong Mộc, Quân Hỏa, Tướng Hỏa, Thấp Thổ, Táo Kim, Hàn Thủy - các nhân tố tạo nên sự biến hóa của khí hậu trong không gian. Nửa năm đầu khí "tư thiên" chủ quản, nửa năm cuối phụ thuộc vào khí "tại tuyền". Trong từng giai đoạn, tùy theo sự "đồng hóa" hoặc "dị hóa" của âm dương và ngũ hành giữa vận và khí, mà hình thành những trạng thái thời tiết khí hậu khác nhau. So với dương lịch và âm lịch (nông lịch), "Lịch Ngũ vận lục khí" phản ảnh đúng hơn sự biến thiên của thời tiết, khí hậu hàng năm, phù hợp hơn với việc dưỡng sinh, dự phòng và chữa trị bệnh tật. Chính vì vậy, người xưa thường coi đó là một thứ lịch đặc biệt dùng trong Đông y.
  3. Dưỡng sinh, trị bệnh năm Kỷ Sửu - 2009 Tuế vận năm Kỷ Sửu là "Thổ vận bất cập". Thổ vận bất cập, nên toàn năm "phong khí" thiên thịnh, cần chú ý phòng ngừa các chứng bệnh do phong tà gây nên. Nửa năm đầu thái âm thấp thổ tư thiên, thấp khí chủ sự, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, cần chú ý phòng ngừa bệnh ở hai tạng tỳ, thận. Nửa năm cuối thái dương hàn thủy tại tuyền, hàn khí chủ sự, thời tiết giá lạnh, cần chú ý phòng ngừa bệnh ở tạng tâm. Năm Kỷ Sửu có Tuế vận và Tư thiên đồng khí, là năm "Thiên phù". Tuế vận và Tuế chi cũng tương đồng, nên còn là năm "Tuế hội"; Vừa là "Thiên phù" vừa là "Tuế hội", là "Thái ất thiên phù". Tình hình phát bệnh, như y thư xưa viết: "Tuế hội giả bệnh từ nhi trì; Thiên phù giả bệnh tốc nhi nguy; Thái ất thiên phù giả, bệnh bạo nhi tử". Có nghĩa là: Những năm "Tuế hội" bệnh đến chậm và dai dẳng; Năm "Thiên phù" bệnh phát nhanh và nguy hiểm; Năm "Thái ất thiên phù" bệnh đến đột ngột, dễ bị tử vong. Kỷ Sửu là "Thái ất thiên phù", nên bệnh thường xuất hiện đột ngột, dễ gây tử vong; Cần chú ý phòng trị kịp thời. Những lưu ý trong từng tiết khí 1. Từ đại hàn đến xuân phân (sơ khí): Dương khí bắt đầu thăng phát, nhiệt độ ôn hòa, độ ẩm vừa phải. Cần tuân theo phép “thời dưỡng sinh”: Trời tối là đi ngủ, sáng dậy sớm hơn, tản bộ ngoài sân, điều nhiếp tinh thần, giữ cho tình chí thoải mái, vui vẻ, để thích ứng với sinh khí thăng phát của mùa xuân. Dư hàn của mùa đông vẫn còn, người bẩm sinh yếu ớt, cơ thể suy nhược do mắc bệnh lâu ngày, hoặc làm việc trí óc hay thể lực quá độ, khả năng điều tiết giảm, sức chống bệnh hạ thấp, dễ cảm
  4. phong hàn hoặc thương phong cảm mạo. 2. Từ xuân phân đến tiểu mãn (nhị khí): Nhiệt độ tăng dần, từ ấm chuyển sang nóng, mưa gió điều hòa. Theo phép "thời dưỡng sinh" cần ngủ muộn một chút, dậy sớm một chút, giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, chớ chán ghét ngày dài, chớ nên cáu giận, để tinh thần thăng hoa cùng trạng thái thành thục rực rỡ của mùa hè. Ăn uống thanh đạm, không uống rượu, không ăn những thức ăn cay nóng kích thích. 3. Từ tiểu mãn đến đại thử (tam khí): Khí hậu viêm nhiệt, ẩm thấp, mưa nhiều. Người thể chất âm hư nội nhiệt, cần hạn chế những thức ăn cay nóng có tính kích thích, nên bổ sung thêm những thức ăn thanh nhiệt sinh tân như dưa hấu, lê, mía,... Người tỳ hư thấp trệ, nên dùng những thứ có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, như bạch biển đậu, hạt ý dĩ, gạo rang, ... sắc nước uống thay trà trong ngày. 4. Từ đại thử đến thu phân (tứ khí): Khí hậu chính thường, từ nóng chuyển sang mát, độ ẩm không khí giảm. Người âm hư cần đặc biệt chú ý phòng các chứng bệnh do táo tà gây nên. 5.Từ thu phân đến tiểu tuyết (ngũ khí): Khí hậu chính thường, mát mẻ dễ chịu. Người phế vị hư nhược hoặc can hư dễ bị mắc bệnh, để dự phòng có thể sử dụng những vị thuốc có tác dụng bổ phế nhuận táo, ôn vị hoãn can như bách hợp, hạnh nhân, ngũ vị tử, tỳ bà diệp, đương quy, bạch thược, sài hồ, câu kỷ tử, mộc qua,... sắc nước uống thay trà trong ngày. 6. Từ tiểu tuyết đến đại hàn (chung khí): Khí hậu chính thường, trời lạnh. Cần chú ý giữ ấm. Theo phép "thời dưỡng sinh" cần dậy muộn một chút, mặt trời mọc mới thức dậy hoạt động, điềm đạm an tĩnh, tiết chế tình dục, không khinh dị nhiễu động dương khí. Lương y Thái Hư
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2