intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG TÂM BÀO - TAM TIÊU (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

107
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt: - Trung tiêu bẩm thụ khí, giữ lại trấp dịch. Tâm khí biến hỏa đỏ ra gọi là huyết. (Thiên quyết khí luận, sách Linh khu). Mạch là 1 trong ngũ thể, mạch bao bọc huyết dịch chu lưu toàn thân không ngừng. Thiên Lục tiết tạng trọng luận, sách Tố Vấn nói: “Tâm là gốc của sinh mệnh, vinh nhuận ra ở mặt, làm đầy đủ ở huyết mạch”. - Huyết do Tâm làm chủ, mạch là đường ống của huyết lưu hành, Tâm với huyết mạch phụ thuộc chặt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG TÂM BÀO - TAM TIÊU (Kỳ 2)

  1. BỆNH HỌC TẠNG TÂM - TIỂU TRƯỜNG - TÂM BÀO - TAM TIÊU (Kỳ 2) 2. Tâm chủ huyết mạch, vinh nhuận ra mặt: - Trung tiêu bẩm thụ khí, giữ lại trấp dịch. Tâm khí biến hỏa đỏ ra gọi là huyết. (Thiên quyết khí luận, sách Linh khu). Mạch là 1 trong ngũ thể, mạch bao bọc huyết dịch chu lưu toàn thân không ngừng. Thiên Lục tiết tạng trọng luận, sách Tố Vấn nói: “Tâm là gốc của sinh mệnh, vinh nhuận ra ở mặt, làm đầy đủ ở huyết mạch”. - Huyết do Tâm làm chủ, mạch là đường ống của huyết lưu hành, Tâm với huyết mạch phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Trong sự thúc đẩy vận hành huyết dịch, Tâm và mạch hợp tác hỗ trợ cho nhau, nhưng Tâm vẫn là tác nhân chủ động. Vì thế, tuy huyết có công năng dinh dưỡng, vẫn phải nhờ sự hoạt động của Tâm mạch. Nếu công năng của Tâm được kiện toàn, huyết dịch được thịnh vượng thì sắc mặt hồng nhuận sáng láng, trái lại thì nhợt nhạt kém tươi.
  2. Nếu huyết vận hành bị trở ngại, ngưng trệ thì sắc mặt kém tươi. Nếu huyết vận hành bị trở ngại, ngưng trệ thì sắc mặt tím đen; nếu huyết ngưng đọng không lưu thông thì chẳng những sắc mặt sạm đen mà còn khô như củi nữa. Tâm chủ thần minh, Thần nhờ huyết mà tươi sáng, huyết khí thất thường thì thần minh cũng bất thường. Cho nên Tâm khí hư thì thần sút kém, buồn bã. Tâm khí thịnh thì thần khỏe mạnh, cười luôn. Hoạt động của thần minh cũng ảnh hưởng đến huyết mạch, lo buồn quá độ cũng tổn thương tâm khí. Sự hoạt động của ngũ tạng lục phủ lại cần nhờ vào sự nuôi dưỡng của khí huyết, vì thế nói rõ được Tâm là chủ thể sự hoạt động sinh mệnh, là chỉ toàn thân. 3. Tâm thần Quân Hỏa: Sức sống con người nhờ Tâm khí, Tâm huyết tưới nhuần đến mọi chỗ, không nơi nào không được hưởng sự nóng ấm ấy. Lục phủ ngũ tạng nhờ vào sự nóng ấm ấy mà phát sinh, phát triển. Hỏa của Tâm là quân Hỏa, trong khi đó Hỏa của Tâm bào, Tam tiêu của Thận đều là tướng hỏa. Tất cả nhằm bổ sung và hỗ trợ cho quân hỏa.
  3. 4. Tâm khai khiếu ra lưỡi: - Lưỡi và Tâm có quan hệ mật thiết với nhau. Tâm biểu hiện ra lưỡi. Lưỡi nói lên tình trạng của Tâm. . Lưỡi linh hoạt là Tâm khí tốt. . Lưỡi lệch vẹo, nói năng ngọng nghịu là Tâm thần bệnh. - Chót lưỡi thuộc Tâm. . Chót lưỡi hồng, nhuận là Tâm huyết đủ. . Chót lưỡi đỏ là tâm huyết nhiệt. . Chót lưỡi nhợt nhạt là Tâm huyết hư. . Chót lưỡi tím là Tâm huyết ứ. 5. Tâm có Tâm bào lạc là ngoại vệ của Tâm, bảo vệ Tâm đồng thời chấp hành mệnh lệnh của Tâm: Thiên Tà khách sách Linh khu nói: “Tâm là vị đại chủ của Ngũ tạng lục phủ, ngoại tà không thể lọt vào được, nếu lọt vào được thì Tâm thương, Tâm bị thương thì Thần đi mất, Thần mất thì chết, cho nên mọi thứ tà khí vào đều ở Tâm bào”. Đó là nói rõ Tâm bào lạc có tác dụng bảo vệ Tâm tạng.
  4. 6. Những vùng trên cơ thể có liên quan đến tạng Tâm: Do đường kinh Tâm có đi qua hoành cách mô, Tiểu trường, Phế, cổ họng, thực quản, mắt nên trong bệnh lý tạng Tâm thường xuất hiện những triệu chứng có liên quan đến mối liên hệ trên. - Quan hệ giữa Tâm với Tiểu trường là quan hệ giữa Biểu và Lý, giữa Tạng và Phủ. Thông qua sự liên hệ của kinh mạch mà Tạng và Phủ có quan hệ lẫn nhau. - Quan hệ giữa Tâm và Phế là mối quan hệ. . Vị trí cơ thể: cùng ở thượng tiêu, bệnh lý của tạng này sẽ ảnh hưởng tạng kia và ngược lại. . Công năng hoạt động: Phế chủ khí và Tâm chủ huyết. Khí và huyết là 2 dạng vật chất cơ bản cho hoạt động Tạng Phủ và cơ thể. 7. Những quan hệ với các Tạng Phủ khác: - Tâm và Tỳ có mối quan hệ tương sinh: Tâm hỏa sinh Tỳ thổ. - Tâm và Phế có mối quan hệ tương khắc: Tâm hỏa khắc Phế kim. - Tâm chỉ hỏa, quẻ Ly. Thận chỉ Thủy, quẻ Khảm. Hai quẻ này chồng lên nhau thành quẻ Thái, ý nghĩa là thủy hỏa ký tế. Tâm hỏa và Thận thủy giao hòa nhau tạo quân bình cho cơ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2