YOMEDIA
Ngừng tuần hoàn (Cardiac arrest) (Kỳ 1)
Chia sẻ: Barbie Barbie
| Ngày:
| Loại File: PDF
| Số trang:7
117
lượt xem
14
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
1. Đại cương.
1.1. Khái niệm: Ngừng tuần hoàn là tình trạng tim ngừng đập hoặc đập không có hiệu quả dẫn đến suy giảm hoặc mất chức năng cơ học của tim, làm giảm trầm trọng hoặc mất hoàn toàn dòng máu đến các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là: não, tim, thân. Nếu ngừng tuần hoàn kéo dài 5 phút sẽ gây hoại tử tổ chức không hồi phục và dẫn đến tử vong do thiếu ôxy trầm trọng tất cả các cơ quan, tổ chức.
Hiện nay do sự tiến bộ về hồi sức cấp...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Ngừng tuần hoàn (Cardiac arrest) (Kỳ 1)
- Ngừng tuần hoàn
(Cardiac arrest)
(Kỳ 1)
TS. Ng. Oanh Oanh (Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Đại cương.
1.1. Khái niệm:
Ngừng tuần hoàn là tình trạng tim ngừng đập hoặc đập không có hiệu
quả dẫn đến suy giảm hoặc mất chức năng cơ học của tim, làm giảm trầm trọng
hoặc mất hoàn toàn dòng máu đến các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là: não, tim,
thân. Nếu ngừng tuần hoàn kéo dài > 5 phút sẽ gây hoại tử tổ chức không hồi phục
và dẫn đến tử vong do thiếu ôxy trầm trọng tất cả các cơ quan, tổ chức.
Hiện nay do sự tiến bộ về hồi sức cấp cứu, về tạo nhịp tim và kỹ thuật sốc
điện nên tỷ lệ cứu sống bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn ngày càng được nâng cao.
1.2. Nguyên nhân ngừng tuần hoàn:
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn, trong đó chủ yếu là
nguyên nhân về tim-mạch, nhưng có một tỷ lệ nhất định không xác định được
nguyên nhân.
1.2.1. Nguyên nhân nội khoa:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn, có thể tóm tắt một số
nguyên nhân chính như sau:
1.2.1.1. Nguyên nhân do bệnh tim-mạch:
- Rung thất, nhịp nhanh thất, cuồng thất: chiếm tỉ lệ khoảng 75% các
trường hợp rối loạn nhịp tim trong ngừng tuần hoàn.
- Loạn nhịp tim chậm, vô tâm thu, các blốc tim, hội chứng yếu nút xoang:
chiếm tỉ lệ khoảng
25% các trường hợp.
- Giảm rõ rệt đột ngột cung lượng tim: tắc động mạch phổi rộng, chèn ép
tim cấp.
- - Giảm đột ngột khả năng co bóp cơ tim: nhồi máu cơ tim cấp, hẹp lỗ
van động mạch chủ mức độ nặng, đợt cấp tính của suy tim mạn, viêm cơ tim toàn
bộ.
1.2.1.2. Ngừng tim do phản xạ:
- Do hoạt hóa các phản xạ ức chế vận mạch: gây giảm huyết áp đột ngột và
nhịp tim chậm.
Có thể xảy ra trong: tắc động mạch phổi rộng, hội chứng quá mẫn xoang
cảnh, tăng áp lực động mạch phổi tiên phát.
- Các thủ thuật ở vùng cổ: xoa xoang cảnh, đặt catheter tĩnh mạch dưới
đòn...
- Các phản xạ cường phó giao cảm trong khi làm các thủ thuật khác.
1.2.1.3. Dùng quá liều các thuốc chữa loạn nhịp tim hoặc dùng không
đúng quy cách các thuốc:
quinidin, digitalis, dùng lợi tiểu mà không bồi phụ kali.
1.2.1.4. Do tai biến mạch máu não:
Tai biến mạch máu não làm tăng áp lực nội sọ, tụt não gây ngừng thở-
ngừng tim.
- 1.2.1.5. Các tai nạn, nhiễm độc:
- Điện giật gây rung thất, ngừng tim.
- Chết đuối: bít tắc đường thở do nước dẫn đến ngừng thở-ngừng tim.
- Ngộ độc các chất: phụ tử (aconit), nọc cóc gây rung thất và ngừng tim.
1.2.1.6. Suy hô hấp cấp do nhiều nguyên nhân:
Là nguyên nhân hay gặp tại các khoa lâm sàng và hồi sức; bệnh nhân
suy hô hấp dẫn đến ngừng hô hấp-ngừng tuần hoàn.
1.2.2. Nguyên nhân ngoại khoa:
- Ngừng tuần hoàn xảy ra trong lúc đang phẫu thuật do tai nạn gây mê,
hoặc do mất máu quá
nhiều dẫn đến thiếu ôxy tổ chức gây ngừng tuần hoàn.
- Đa chấn thương, chấn thương sọ não, sốc nặng gây ngừng tuần hoàn.
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của ngừng tuần hoàn:
- - Hoạt động của não phụ thuộc vào cung lượng máu lên não, sự cung cấp
ôxy và glucoza của tim.
Cứ mỗi một phút, 100g não cần 55ml máu. Glucoza dự trữ ở não đảm bảo
cung cấp glucoza cho tế bào não hoạt động tiếp tục trong 2 phút sau khi ngừng
tuần hoàn, nhưng ý thức thì mất đi sau 8-10 giây sau khi ngừng tuần hoàn.
- Khi cung lượng máu lên não giảm khoảng 1/3 so với cung lượng máu lên
não bình thường, tức là khoảng 25 ml /100g chất xám (bình thường là 75
ml/100g chất xám), lúc này điện não có nhiều sóng chậm; khi cung lượng máu
lên não giảm còn 15 ml/100g chất xám thì điện não đẳng điện. Tổ chức não sẽ
không hồi phục nếu ngừng tuần hoàn kéo dài 5 phút, tuy nhiên tim vẫn còn đập từ
2-3 giờ trong tình trạng thiếu ôxy.
- Ngừng tuần hoàn dẫn đến:
. Toan chuyển hóa, tăng axit lactic, tăng kali máu.
. Các thay đổi trên lại là nguyên nhân tác động trở lại gây ngừng tuần
hoàn, tạo ra một vòng luẩn quẩn bệnh lý trong ngừng tuần hoàn.
- Ngừng tuần hoàn có thể bắt đầu bằng:
. Vô tâm thu.
. Rung thất.
- . Tim bóp không hiệu quả trong mất máu cấp mức độ nặng, nhịp tự thất,
phân ly điện cơ.
2. Lâm sàng.
- Bệnh nhân đột ngột mất ý thức, có thể có co giật, đái ra quần, mất vận động.
- Không nghe được tim đập, mất mạch cảnh và mạch bẹn.
- Không đo được huyết áp.
- Ngừng thở: thường xảy ra trước 1 phút khi ngừng tim, lồng ngực không
cử động, không có rì rào phế nang.
- Da và niêm mạc tím tái, vã mồ hôi lạnh.
- Mắt trợn ngược, đồng tử giãn.
- Mất tất cả các phản xạ.
- Thân nhiệt hạ thấp.
- ECG: có thể thấy rung thất hoặc phân ly điện cơ, tâm thu không hiệu
quả; chỉ thấy sóng P mà không thấy phức bộ QRS hoặc là QRS biên độ rất
thấp, giãn rộng(nhịp tự thất); biên độ QRS thấp dần đến 0,5 mv cho đến khi
ngừng hẳn, vô tâm thu, điện tim đẳng điện.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.98:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
Đang xử lý...