intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn lực lễ hội với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lễ hội được xem như một công cụ phát triển địa phương. Với việc mở rộng nhu cầu tiêu dùng văn hóa và giải trí, lễ hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Song hành với du lịch, lễ hội không còn chỉ là những công cụ thuần túy về văn hóa đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, lễ hội còn được xem như nguồn lực phát triển du lịch, tạo nên trải nghiệm cho du khách. Bài viết này phân tích tiềm năng và thực trạng lễ hội tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị khai thác nguồn lực lễ hội nhằm phát triển du lịch tỉnh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn lực lễ hội với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam

  1. Nguồn lực lễ hội với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam Phan Thùy Giang Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ Tóm tắt Lễ hội được xem như một công cụ phát triển địa phương. Với việc mở rộng nhu cầu tiêu dùng văn hóa và giải trí, lễ hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Song hành với du lịch, lễ hội không còn chỉ là những công cụ thuần túy về văn hóa đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, lễ hội còn được xem như nguồn lực phát triển du lịch, tạo nên trải nghiệm cho du khách. Bài viết này phân tích tiềm năng và thực trạng lễ hội tại tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị khai thác nguồn lực lễ hội nhằm phát triển du lịch tỉnh này. Từ khóa: Lễ hội, phát triển du lịch, thực trạng, tiềm năng, Quảng Nam… Đặt vấn đề Quảng Nam là một trong những tỉnh thành sở hữu di sản lễ hội khá phong phú và đa dạng, mang nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội truyền thống, không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân mà còn được khai thác, phát huy vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí có lễ hội đã trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng thu hút du khách gần xa đến tham dự, thưởng thức, tạo nên thương hiệu, dấu ấn riêng của địa phương có di sản. Xây dựng thương hiệu du lịch dựa vào lễ hội đã và đang là hướng đi đúng mà ngành du lịch tỉnh này lựa chọn. Tuy nhiên, phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội ở đây vẫn còn đó nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy giá trị, tiềm năng của di sản văn hóa lễ hội chưa được nhận diện và phát huy đúng mức. Di sản văn hóa lễ hội còn đóng vai trò quá mờ nhạt trong ngành du lịch của địa phương. Nội dung 1.Tiềm năng và thực trạng lễ hội phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam. 1.1. Khái quát về lễ hội tại tỉnh Quảng Nam. Là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, làng nghề đặc sắc, hằng năm, Quảng Nam diễn ra nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại thu hút sự tham gia của người dân và du khách. Lễ hội truyền thống - Lễ hội Bà Thu Bồn tại thôn Trung An, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam diễn ra từ ngày 10 đến 12/2 âm lịch. Lễ hội này có các hoạt động như: lễ tế âm linh, tiền nhân, tiền bối; lễ rước sắc, rước nước; lễ tế bà, viếng bà và chương trình nghệ thuật hô hát bài chòi, thả hoa đăng... Tương truyền, Bà Thu Bồn là nữ tướng có công trạng lớn với với đất nước được nhà Nguyễn sắc phong là “Bô Bô Phu Nhân Thượng Đẳng Thần”. Trong đời sống văn hóa, tâm linh của các thế hệ người dân nơi đây, Bà Thu Bồn luôn chở che, phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Người dân đã lập Dinh thờ Bà và hằng năm đều tổ chức ngày Lệ Bà. Ngày nay, Dinh Bà Thu Bồn đã trở thành di tích văn hoá và Lệ Bà đã trở thành lễ hội truyền thống, được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia năm 2021. - Lễ hội Cộ Bà Chợ Được là nét văn hóa đặc trưng mang đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của người dân xứ Quảng diễn ra vào 2 ngày mồng 10 và 11 tháng giêng âm 476
  2. lịch hằng năm tại Lăng Bà (thôn Phước Ấm, xã Bình Triều). Lễ hội gồm các lễ cầu an, truy niệm Đức Bà, rước Cộ Bà và một số trò diễn xướng dân gian. Theo truyền thuyết, vào năm 1852 (năm Tự Đức thứ 5) một lần Bà vân du qua thôn Phước Toản (Phước Ấm) thấy nơi đây có cỏ cây rậm rạp, thôn cư hẻo lánh, trông ra bóng nắng trên cát nhưng phong cảnh hữu tình nên Bà muốn quy tụ thành chợ. Sau này, dân chúng gọi nơi đây là Chợ Được ("Được" hiểu theo nghĩa "đắc thị"). Để tri ân việc Bà dựng chợ và phù trợ cho dân chúng làm ăn phát đạt, thịnh vượng, người dân đã lập lăng thờ Bà. Theo Thần phả ghi: Vào năm Thành Thái thứ 6, Bà được triều đình sắc phong "Trai thục dực bảo trung hưng trung đẳng thần". Từ sắc phong đó lễ rước Cộ Bà ra đời, vừa mang ý nghĩa phụng tự vừa mang ý nghĩa sinh hoạt diễu hành tín ngưỡng dân gian. Ngày 19 tháng 12 năm 2014, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch công nhận lễ hội rước cộ Bà Chợ Được là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. - Lễ giỗ tổ nghề mắm được người dân làng mắm Cửa Khe tổ chức vào ngày 20/2 Âm lịch hàng năm, nhằm thể hiện sự tưởng nhớ, kính trọng công đức của các bậc tiền hiền, tổ nghề đã khai sinh và truyền lại nghề truyền thống. Qua đó, thể hiện sự hân hoan về bề dày lịch sử của làng nghề, truyền đạt, phát huy và tôn tạo những giá trị văn hóa truyền thống. Làng nước mắm Cửa Khe có truyền thống sản xuất từ lâu đời, được UBND tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống và hiện được cấp chứng nhận OCOP 3 sao. - Lễ hội đình Chiên Đàn diễn ra vào ngày 14.7 âm lịch, tại xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh. Lễ hội nhằm ôn lại những mốc son lịch sử, truyền thống văn hóa; đồng thời tri ân các bậc tiền nhân khai sơn phá thạch, lập nên địa hiệu Chiên Đàn. Phần lễ chính diễn ra trong không khí trang nghiêm với nghi thức dâng hương, dâng lễ vật tưởng nhớ các vị tiền hiền lập làng. Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đánh cờ tướng, nhảy bao bố, hô hát bài chòi... Đình Chiên Đàn được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 39/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 của Bộ Văn hóa Thông tin. Đình Chiên Đàn là một trong những đình làng cổ nhất Quảng Nam. Nơi đây lưu giữ những câu chuyện gắn liền với bao biến cố của lịch sử 600 năm mở đất, đấu tranh giữ nước của các bậc anh hùng như vua Lê Thánh Tông, cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... - Lễ hội Bà Thu Bồn: Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn là sinh hoạt văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, tổ chức tốt lễ hội dân gian truyền thống lệ bà Thu Bồn thường niên định kỳ vào ngày 12/2 âm lịch nhằm góp phần giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, ý thức trong việc quản lý và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa nói chung và giá trị Di tích-Lễ hội Bà Thu Bồn nói riêng. - Lễ hội Mừng lúa mới của người Cơ Tu: Được truyền đời này sang đời khác. Lễ hội Mừng lúa mới có từ xa xưa, gắn với tạp quán cư trú và phương thức canh tác nương rẫy của người Cơ Tu, lễ hội thể hiện ứng xử rất văn minh, hài hoà của người Cơ Tu đến với môi trường sống như núi rừng, sông suối, đến cả động thực vật, đặc biệt là cây lúa, thông qua các câu truyện cổ, bài nói lý – hát lý về ý nghĩa và tầm quan trọng của cây lúa đối với người Cơ Tu. - Lễ hội Khai năm Tạ ơn rừng: Lễ hội khai năm Tạ ơn rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu. Lễ hội thể hiện tính cấu kết cộng đồng, lòng biết ơn sâu sắc của đồng bào Cơtu gửi đến Mẹ rừng, vì nhờ Mẹ rừng qua một năm đã cho dân làng mưa thuận, gió hòa, dân làng ấm no, mùa màng bội thu. Lễ hội cũng là dịp để các già làng ngồi hát lí, nói lý, trao truyền văn hóa, giáo dục con cháu cùng chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên. Trong những ngày diễn ra lễ hội các đôi nam thanh nữ tú Cơtu trổ tài chế biến ẩm 477
  3. thực, trình diễn nhạc cụ, múa tân tung, dă dắ và các trò chơi dân gian truyền thống tốt đẹp của dân tộc Cơtu. Lễ hội văn hóa - Lễ hội Sâm Ngọc Linh: Diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Lễ hội bao gồm Nghi thức khai mạc, rước biểu tượng sâm, cúng thần sâm Tổ chức các trò chơi dân gian, đồng diễn nghệ thuật, triển lãm ảnh nghệ thuật, hội trại, trưng bày, bán các sản phẩm dược liệu. - Âm vang cồng chiêng: Lễ hội này diễn ra hai năm một lần. Lễ hội có các chương trình nghệ thuật, giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng, tiềm năng du lịch của địa phương. - Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Quảng Nam, Hội An: Biểu diễn các chương trình nghệ thuật truyền thống đặc sắc và hiện đại; trình diễn thời trang, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa và ẩm thực Hàn Quốc. - Festival điêu khắc đương đại: Diễn ra vào tháng 6, với các cuộc thi điêu khắc, chợ phiên làng chài, chương trình nghệ thuật, giao lưu văn hóa. - Festival biển “Hội An - Cảm xúc mùa hè”: Diễn ra vào tháng 6 và 7 hàng năm tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Hội An. Các hoạt động của Festival gồm có trình diễn, giao lưu văn hóa-nghệ thuật- ẩm thực; các trò chơi dân gian. - Lễ hội Âm nhạc và Ẩm thực biển An Bàng: Diễn ra vào tháng 7 gồm các hoạt động giải trí, thể thao, âm nhạc, ẩm thực trên bãi biển. - Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản: Diễn ra vào tháng 8, gồm các hoạt động trình diễn, triển lãm, giao lưu văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc của Việt Nam và Nhật Bản… - Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa”, diễn ra vào tháng 4 hằng năm, gồm chương trình Văn nghê, trưng bày, triển lãm, giới thiệu sản phẩm địa phương,… Lễ hội ngành nghề - Lễ giỗ Tổ nghề đúc đồng Phước Kiều: Được tổ chức vào 12/01 âm lịch hằng năm nhằm Tưởng nhớ công lao người sáng lập ra làng nghề đúc đồng Phước Kiều. Theo các gia phả, ông tổ nghề đúc đồng có tên là Dương Không Lộ, quê ở phủ Tương Khánh, tỉnh Lạng Sơn. Ông đã đi làm nghề ở nhiều nơi, theo đoàn quân Nam tiến, ông đã dừng lại ở Quảng Nam và lập nên làng đúc đồng Phước Kiều. Đây là dịp để các nghệ nhân và con cháu làng đúc tập trung, trao đổi, thảo luận và trình diễn nâng cao tay nghề. - Ngày hội làng nghề Điện Bàn: Diễn ra vào Tháng 8. Là nghi thức rước kiệu, phẩm vật của các vạn chài về khu vực lễ để tế lễ theo nghi thức Lễ tế cầu ngư. Với nhiều hoạt động sôi nổi như: lắc thúng, đua thuyền, thể thao bãi biển, trưng bày các ấn phẩm du lịch Điện Bàn, trưng bày sản phẩm làng nghề truyền thống nước mắm Hà Quảng, các dịch vụ ẩm thực biển, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của ngư dân và tuổi trẻ. Hoạt động này đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa vùng biển và quảng bá tiềm năng phát triển du lịch biển Điện Bàn. - Lễ hội Cầu Bông Trà Quế: Diễn ra vào mồng 7 tháng Giêng, gồm các hoạt động Cúng Thần Nông, tiền hiền, cầu an; tổ chức các hội thi nghề, giới thiệu sản phẩm địa phương. 478
  4. - Lễ tế Tiền hiền Kim Bồng vào ngày 12 tháng Giêng tại Đình Tiền hiền; Làng nghề mộc Kim Bồng. Lễ hội nhằm tưởng niệm Tiền hiền, Tổ nghề; các hội thi nghề, trình diễn nghề, giới thiệu sản phẩm. - Lễ giỗ Tổ nghề Yến Mùng ngày 10/3 âm lịch tại Miếu Tổ nghề Yến, Bãi Hương, Cù Lao Chàm. Lễ tưởng niệm các bậc tổ nghề, các vị thần; giới thiệu sản phẩm. - Giỗ tổ nghề Gốm Thanh Hà vào mùng 10 tháng 7, Cúng Tổ nghề theo nghi thức cổ truyền, hội thi nghề, trò chơi, triển lãm, trưng bày gốm,… - Hội đèn lồng Hội An tại Vườn tượng An Hội: Trang trí, sắp đặt, thi đèn lồng thắp sáng không gian phố cổ, góp phần tôn vinh nghề làm đèn lồng truyền thống của Hội An. - Ngày hội các làng nghề truyền thống Hội An: Diễn ra vào tháng 5 với các hoạt động trưng bày, giao lưu, trình nghề, biểu diễn nghệ thuật, … tại các làng nghề truyền thống. - Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới diễn ra vào tháng 6 tại Khu phố cổ và Làng Lụa Hội An nhằm giới thiệu và trình nghề trồng dâu, nuôi tằm, chế biến tơ lụa, thổ cẩm. Các hoạt động kỷ niệm ngày mất bà chúa Tàm Tang. 1.2. Đánh giá tiềm năng và thực trạng lễ hội phục vụ phát triển du lịch Lễ hội tượng trưng cho bản sắc văn hóa của địa phương và đóng vai trò là nơi truyền tải cảm xúc của con người vùng đất đó. So với các tỉnh thành khác ở khu vực Nam Trung Bộ, lễ hội ở Quảng Nam có số lượng tương đối lớn, đa dạng, phong phú bao gồm ba bộ phận: lễ hội truyền truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề. Với lễ hội truyền thống, đây là nơi lưu giữ nhiều tín ngưỡng dân gian được biểu hiện dưới nhiều dạng như thờ cúng thần hoàng, thờ mẫu, thờ cúng tổ tiên,...Các lễ hội truyền thống còn chứa đựng các trò diễn, nhiều sinh hoạt văn hoá văn hóa đặc sắc. Không gian thực hành lễ hội là các kiến trúc văn hóa – lịch sử - nghệ thuật - một môi trường giàu tính văn hoá. Các lễ hội truyền thống là các sự kiện văn hóa tổng thể hàm chứa nhiều thuộc tính: tính huyền thoại, tính lễ nghi tôn giáo, tính biểu tượng, tính gắn kết xã hội, tính nhận dạng địa phương, tính hàng hoá (ngụ ý về khả năng trở thành tài nguyên/vốn văn hóa, cũng là sản phẩm của du lịch), tính kích thích tiêu dùng, tính kích thích phát tiết tinh anh cá nhân, và tính giải trí. Chính những điều này đã đáp ứng các tiêu chuẩn du lịch của lễ hội. Cùng với lễ hội truyền thống, Quảng Nam có nhiều lễ hội văn hóa. Các lễ hội này thường gắn liền với việc giới thiệu sản vật, danh lam thắng cảnh, các hoạt động văn hóa đặc trưng của địa phương, giúp nhận diện sự khác biệt trong góc nhìn của du khách về tỉnh này so với các địa phương khác. Đối với một số lễ hội (Âm vang cồng chiêng, Giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản, Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Quảng Nam) đã làm nổi bật sự kế thừa, giao lưu, cộng hưởng văn hóa, mang đến cho du khách trải nghiệm độc đáo bằng cách củng cố bản sắc dân tộc và khuyến khích sự hòa hợp xã hội. Lễ hội văn hóa Quảng Nam cũng tạo cơ hội cho sự tương tác giữa văn hóa truyền thống và hiện đại nơi du khách có thể hồi sinh và đánh giá cao văn hóa của điểm đến du lịch thông qua lễ hội. Quảng Nam cũng là địa phương có nhiều làng nghề nổi tiếng. Những làng nghề này chuyên về đúc đồng, điêu khắc, lụa, chạm khắc đá, gỗ và đồ tre, đèn lồng, làm gốm...Các lễ hội ngành nghề ở Quảng Nam tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tìm hiểu quy trình làm ra sản phẩm, mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu không gian văn hóa, lịch sử vùng đất nơi làng nghề hình thành. Các lễ hội ngành nghề giúp lan tỏa niềm tự hào, đánh thức sự quan tâm, ủng 479
  5. hộ đối với các sản phẩm nghề truyền thống của tỉnh. Từ đó, kích thích nhu cầu sử dụng, mua sắm các sản phẩm truyền thống của cộng đồng; kích cầu du lịch để lễ hội mang lại giá trị kinh tế cao hơn, quảng bá văn hóa, tạo điều kiện cho nghệ nhân có điều kiện phát triển sinh kế, giữ gìn và phát triển ngành nghề truyền thống, lưu giữ các giá trị văn hóa của ngành nghề. Chuỗi các lễ hội: ngày hội các làng nghề truyền thống Hội An, Hội đèn lồng Hội An, Giỗ tổ nghề Gốm Thanh Hà, Festival tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam và thế giới ...với nhiều sản phẩm truyền thống khác nhau không chỉ quảng bá các sản phẩm địa phương mà còn nâng cao hình ảnh của thành phố, củng cố vai trò của Hội An với tư cách là trung tâm du lịch của tỉnh. Có thể nói, các lễ hội tỉnh Quảng Nam có những đóng góp tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh này như: Phát triển hình ảnh của điểm đến, lan tỏa hình ảnh điểm đến đến các dòng khách du lịch, tạo sự gắn kết xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho nghệ nhân, người dân các khối ngành dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong việc khai thác lễ hội để phục vụ cho sự phát triển du lịch tỉnh này vẫn còn một số hạn chế. Ngoài các lễ hội ở Hội An nằm trong không gian văn hóa phố cổ, với quần thể di tích và các hệ giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, vốn là điểm đến quen thuộc cho các du khách, phần lớn các lễ hội được tổ chức ở không gian thôn xã hoặc các huyện có vị trí cách xa các địa điểm du lịch (Thăng Bình, Đại Lộc, Đông Giang, Tây Giang...). Tuy là các địa phương này có cảnh quan xinh đẹp, sản vật, văn hóa đặc sắc nhưng các dịch vụ du lịch kèm theo chưa được khai thác một cách đồng bộ dẫn đến chưa trở thành các địa điểm được du khách lựa chọn. Lễ hội là sự kiện văn hóa mang tính định kỳ, thời vụ, thường được tổ chức chủ yếu vào hai mùa xuân – thu, do đó, chưa thể trở thành hoạt động thu hút du khách thường xuyên đến với một vùng đất. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch gắn với lễ hội chủ yếu tập trung vào các lễ hội văn hóa, trong khi đó, nội dung lễ hội cộng đồng chưa được giới thiệu và giải thích cụ thể, chưa tạo dấu ấn đối với du khách. Điều này góp phần hạn chế tính đa dạng của lễ hội và không có tác dụng thúc đẩy, khơi gợi trí tò mò, khám phá của du khách. 2. Đề xuất lễ hội phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam Như chúng ta đã biết, phần lớn lễ hội truyền thống ở Quảng Nam đều thuộc về tín ngưỡng thờ Mẫu phân bố theo hệ sông Vu Gia – Thu Bồn chảy qua các huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên Thăng Bình, Nông Sơn...Theo đó, Quảng Nam cần lấy hệ sông Vu Gia – Thu Bồn làm trục trung tâm trong phát huy di sản lễ hội. Và đồng thời, cũng hình thành Tuần văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu hoặc Tuần văn hóa cổ truyền đôi bờ sông Vu Gia – Thu Bồn. Ở đây, yếu tố trung tâm là Lễ hội Bà Thu Bồn tại lăng Bà Thu Bồn ở xã Quế Trung, huyện Nông Sơn và lăng Bà Thu Bồn tại xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, cùng Lễ hội Bà Phường Chào tại dinh Bà Phường Chào, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc. Tuần văn hóa kéo dài 16 ngày, từ ngày 10 tháng Hai đến ngày 25 tháng Hai, tương ứng với thời gian bắt đầu và kết thúc của Lễ hội Bà Thu Bồn và Lễ hội Bà Phường Chào. Trong thời gian này, ngoài việc đưa du khách đến với các lễ hội, hẳn sẽ còn đưa đi tham quan, tìm hiểu một số di tích điển hình trong hệ thống thiết chế tín ngưỡng Nữ thần xứ Quảng ở đôi bờ sông Vu Gia – Thu Bồn, như dinh Bà Chiêm Sơn (Duy Trinh, Duy Xuyên), miếu Thai Dương (Điện Phương, Điện Bàn); đồng thời, tham quan, tìm hiểu các lăng mộ Vĩnh Diễn và Vĩnh Diên. Lăng Vĩnh Diễn táng Hiếu Văn Hoàng hậu Nguyễn/Mạc Thị Giai, vợ chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) và là mẹ chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648). Còn lăng Vĩnh Diên táng Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Quý Phi, vợ chúa Nguyễn Phúc Lan và là mẹ chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687). Cả hai di tích đều thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên.Tất 480
  6. nhiên, còn phải đưa du khách tham quan, tìm hiểu và có thể trải nghiệm thực tế tại các làng nghề thủ công truyền thống, như làng nghề dệt vải, tơ lụa Mã Châu, làng nghề dâu tằm tơ Đông Yên, và làng dệt vải Thi Lai – Phú Bông. Ngoài ra, có thể tham quan nhiều di tích, kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo khác. Để góp phần tăng sự hấp dẫn cho điểm đến và thỏa mãn mong muốn tìm hiểu của du khách, cần giới thiệu, trưng bày và phiên dịch tất cả các tài liệu thư tịch cổ thuộc hoặc có liên quan đến các di tích, chẳng hạn như bản thần tích Bà Phường Chào, hay những sắc phong do triều Nguyễn ban phong cho các vị thần. Cuối cùng, không thể không tính đến vấn đề văn hóa ẩm thực phục vụ du khách. Do những lợi thế vượt trội, Hội An là thành phố phát triển du lịch hơn cả so với các các địa phương khác của tỉnh Quảng Nam. Song song với việc duy trì các lễ hội truyền thống, Hội An thường tổ chức các lễ hội văn hóa định kỳ thu hút khách du lịch. Phần lớn các lễ hội văn hóa ở Hội An chủ yếu được tổ chức vào mùa hè, khoảng tháng 6 và tháng 7 hằng năm đã tạo nên sức hút đối với nhiều du khách đến Hội An trong thời điểm này. Tổ chức các lễ hội để tạo thêm nguồn lực văn hóa cho phát triển du lịch là hướng đi đúng, tuy nhiên, việc tập trung các lễ hội vào mùa cao điểm cũng dẫn đến tình trạng quá tải, vỡ trận, để lại những trải nghiệm tiêu cực đối với du khách trong và ngoài nước. Vì vậy, việc tổ chức các lễ hội văn hóa phục vụ phát triển du lịch không chỉ chú trọng về chương trình, nội dung có tính kết nối với không gian văn hóa Hội An mà cần phải xem xét lại về thời điểm, trên cơ sở vừa đảm bảo bổ sung thêm các nguồn lực văn hóa kích cầu du lịch, vừa mang lại những trải nghiệm chất lượng cho du khách, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững. Để khai thác triệt để hệ thống lễ hội phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam, cần xem xét đến việc phát triển du lịch vùng ngoại vi, đặc biệt là các vùng núi của tỉnh này. Khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều thắng cảnh đẹp, không khí trong lành. Cùng với đó còn có một nguồn tài nguyên quý giá về văn hóa như các thiết chế truyền thống, các loại hình dân ca, dân vũ, các loại hình nghệ thuật, làng nghề truyền thống, phong tục tập quán...của nhiều tộc người tồn tại và phát triển ở các địa phương khá đặc sắc. Tỉnh Quảng Nam có thể tham khảo chiến lược tiếp thị sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), gắn với việc khai thác giá trị của các lễ hội phát triển du lịch ở các xã, huyện nông thôn và miền núi trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương này sang phát triển du lịch. Liên kết giữa lễ hội với các hoạt động nông nghiệp cũng là phương án cần được xem xét bởi lẽ một bộ phận lớn các lễ hội ở tỉnh Quảng Nam đều gắn với các hoạt động nông nghiệp. Mô hình này không chỉ giúp du khách có các trải nghiệm sâu sắc về lễ hội khi tham gia vào các hoạt động nông nghiệp liên quan đến lễ hội mà còn mang lại hiệu quả cho cả ngành nông nghiệp khi xem nông nghiệp như mặt hàng du lịch. Kết luận Lễ hội là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể nhằm đồng thời thỏa mãn nhiều nhu cầu của cộng đồng. Mỗi lễ hội có thể hàm chứa một hoặc nhiều thuộc tính khác nhau: tính lễ nghi tôn giáo, tính huyền thoại, biểu tượng, tính gắn kết xã hội, tính nhận dạng địa phương, tính xác thực, tính hàng hoá (khả năng trở thành tài nguyên, sản phẩm của du lịch), tính kích thích tiêu dùng. Chính vì vậy, lễ hội là một thực hành văn hoá luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong xã hội, có rất nhiều ý nghĩa đối với cá nhân cũng như các nhóm xã hội khác nhau. Chính những điều 481
  7. này đã đáp ứng các tiêu chuẩn du lịch của lễ hội. Tuy nhiên, để phát triển du lịch gắn với lễ hội tạo được sự bứt phá, tỉnh Quảng Nam cần nỗ lực hơn nữa khai thác triệt để, hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú của lễ hội. Tài liệu tham khảo 1. Ủy ban Nhna dân tỉnh Quảng Nam (2019), Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 17/12/2019 của HĐND tỉnh Về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, Thư viện Pháp luật. 2. Ủy ban Nhna dân tỉnh Quảng Nam (2021), Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển thương mại, du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Thư viện Pháp luật. 3. Ủy ban Nhna dân tỉnh Quảng Nam (2021), Quyết định số 2596/QĐ-UBND ngày 12/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Thư viện Pháp luật. 4. Uỷ ban Nhân dân TP. Hội An (2021), Đề án Phát triển du lịch Hội An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thư viện Pháp luật. 5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam (2022), Biểu tổng hợp điều tra thống kê lễ hội cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Tài liệu đánh máy. 482
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2