intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người cao tuổi cẩn thận khi dùng thuốc

Chia sẻ: Truong Tuyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi người cao tuổi uống chung những loại thuốc khác nhau, các thuốc này có thể sẽ tương tác với nhau theo một cách vô cùng nguy hiểm Một cụ bà 78 tuổi được một người hàng xóm phát hiện nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Cụ bà không nhớ tại sao mình bị té ngã nhưng bảo với bác sĩ rằng trước khi đi ngủ, cụ đã phải trải qua một ca đau bụng nghiêm trọng kèm theo ói mửa và đi cầu phân đen, sau đó cụ cảm thấy có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người cao tuổi cẩn thận khi dùng thuốc

  1. Người cao tuổi cẩn thận khi dùng thuốc
  2. Khi người cao tuổi uống chung những loại thuốc khác nhau, các thuốc n ày có thể sẽ tương tác với nhau theo một cách vô cùng nguy hiểm Một cụ bà 78 tuổi được một người hàng xóm phát hiện nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Cụ bà không nhớ tại sao mình bị té ngã nhưng bảo với bác sĩ rằng trước khi đi ngủ, cụ đã phải trải qua một ca đau bụng nghiêm trọng kèm theo ói mửa và đi cầu phân đen, sau đó cụ cảm thấy có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh và cảm thấy đầu óc quay cuồng. Thuốc “thập cẩm” Cụ bà có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim sung huyết và viêm khớp, cụ cũng đang bị cảm kèm theo những cơn ho dữ dội. Với mỗi căn bệnh, cụ được kê những loại thuốc chuyên biệt, tuy nhiên, cụ cũng tự tìm đến nhà thuốc tây để tự chữa bệnh cho mình. Danh sách những loại thuốc mà cụ bà cung cấp cho bác sĩ bao gồm 12 loại thuốc từ kiểm soát huyết áp, kiểm soát tim, đau khớp, thuốc trị trầm cảm lo âu, thuốc ngủ, trị ho...
  3. Người lớn tuổi có nhiều bệnh nên khi họ uống chung nhiều loại thuốc cùng lúc rất nguy hiểm. Ảnh: C.T.V Hỗn hợp thuốc kiểu như trên được gọi là thuốc “thập cẩm”, đôi khi được gọi là “cốc tai độc chất”. Những loại thuốc này có thể tương tác với nhau vô cùng nguy hiểm và gây nên những tác dụng phụ có thể còn nguy hiểm hơn cả căn bệnh đang được điều trị. Người cao niên càng dễ bị ảnh hưởng vì họ thường mắc phải một lúc nhiều chứng bệnh, mỗi bác sĩ sẽ kê cho họ một toa thuốc khác nhau mà không cần biết rằng bệnh nhân đang sử dụng những loại thuốc khác. Cụ bà kể trên bị bất tỉnh bởi vì cụ bị xuất huyết bao tử, do thuốc “thập cẩm” gây kích ứng dạ dày gồm celebrex, ibuprofen và aspirin. Cụ bà được hồi tỉnh sau khi được truyền hồng huyết cầu và được chuyển về nhà với một chỉ định nghiêm ngặt là ngừng sử dụng một vài loại thuốc.
  4. Sự ảnh hưởng của tuổi tác đối với thuốc - Khi người cao tuổi uống chung những loại thuốc khác nhau, các thuốc này có thể sẽ tương tác với nhau theo một cách vô cùng nguy hiểm. Sự tương tác thuốc cũng sẽ có khả năng làm suy giảm chức năng thận, giảm khả năng chuyển hóa, phân bố, thải trừ thuốc. Sự tương tác thuốc có thể làm cho một số thuốc sẽ có hiệu lực hơn gấp nhiều lần so với dự tính của thầy thuốc. - Người cao tuổi cũng không phải là một “ thanh niên già”. Khi “gió heo may đã về”, khả năng bơm máu của tim sẽ suy giảm, cũng như sự giảm hấp thu ở ruột, sự chuyển hóa thuốc ở gan, sự giảm chức năng thải trừ thuốc ở thận... Khi tuổi đã cao, tỉ lệ thịt giảm và tỉ lệ mỡ sẽ tăng, vì thế tuổi tác sẽ tác động đến việc hấp thu, chuyển hóa, phân phối, thải trừ thuốc. - Vì thế, khi kê toa cho những bệnh nhân này, cần phải giảm liều lượng nhằm hạn chế rủi ro của tác dụng phụ. Hơn nữa, tuổi tác cũng tác động đến sự đáp ứng của một vài loại thuốc. Những loại thuốc như valium, kháng trầm cảm, kháng dị ứng có thể gây tác động mê sản, kích động, uể oải và làm cho tình trạng sa sút trí tuệ càng trở nên nghiêm trọng hơn. - Luôn hỏi thăm người kê toa về những tác dụng phụ có thể xảy ra. Đôi khi sự suy giảm sức khỏe chưa hẳn là do bệnh tật và tuổi tác mà có thể là hậu quả của một tác dụng phụ nào đó của thuốc.
  5. Lưu ý danh sách thuốc - Luôn giữ danh sách thuốc mà người cao tuổi đang sử dụng. Cần quan tâm đến liều lượng thuốc. - Danh sách thuốc này cần luôn phải mang theo khi người bệnh đến gặp bác sĩ để có thể xem xét lại trước khi kê cho bệnh nhân một loại thuốc thích hợp hơn. Cũng cần phải đem đến nhà thuốc tây để dược sĩ tham khảo và xem xét lại những tương tác thuốc có thể xảy ra. - Không nên tự ý mua thuốc tự điều trị (kể cả vitamin, dược liệu) mà thiếu sự chỉ dẫn của thầy thuốc. - Luôn luôn sử dụng đúng liều lượng thuốc, đặc biệt đối với những loại thuốc có ghi rõ cách sử dụng như “dùng trong bữa ăn”, “trước bữa ăn 1 giờ”, “không sử dụng thuốc với rượu bia”, “không nên dùng thuốc này nếu bạn đang sử dụng những loại thuốc...”. DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG huốc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2