YOMEDIA
ADSENSE
NGƯỜI CÓ NGÀY SINH 13 THÁNG 8
106
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Người đó là họa sĩ Trần Văn Cẩn, một người anh rất gần gũi với chúng ta. Nhớ lại cứ vào dịp hè gần đến ngày sinh nhật 13-8 chúng tôi những cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Mỹ thuật lại đến ông nhắc nhở và ông lại bắt Họa sĩ Trần Đăng Cẩn với các cán bộ nghiên cứu Bảo tàng Mỹ thuật nhân ngày sinh nhật lần thứ 82 (năm 1992) đầu hồi ký từ những ngày đầu khởi nghĩa, với ông đó là quãng đời ý nghĩa nhất . Năm 1944 trên một căn gác nhỏ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGƯỜI CÓ NGÀY SINH 13 THÁNG 8
- NGƯỜI CÓ NGÀY SINH 13 THÁNG 8 Người đó là họa sĩ Trần Văn Cẩn, một người anh rất gần gũi với chúng ta. Nhớ lại cứ vào dịp hè gần đến ngày sinh nhật 13-8 chúng tôi những cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Mỹ thuật lại đến ông nhắc nhở và ông lại bắt đầu hồi ký từ những ngày Họa sĩ Trần Đăng Cẩn với các cán bộ đầu khởi nghĩa, với ông nghiên cứu Bảo tàng Mỹ thuật nhân ngày đó là quãng đời ý nghĩa sinh nhật lần thứ 82 (năm 1992) nhất . Năm 1944 trên một căn gác nhỏ của phố Hàng Cót - Hà Nội, ông đã sống trong không khí sôi động trước ngày tổng khởi nghĩa. Nhà văn Nguyễn Đình Thi và họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đến tìm ông, lúc này ông không còn nghĩ đến sáng tác nữa, cùng với họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung ông chuyển sang vẽ tranh Affiche khổ lớn: Phá Xiềng , Nước Việt Nam của người Việt Nam, Cứu nông dân trừ giặc đói. Ông từ giã quãng đời
- êm ấm nhiều kỷ niệm vui buồn mà Hà Nội của ông từ đây cũng đầy biến động. Đã lui vào ký ức ông một Hà Nội của những người con gái e lệ bên song cửa, rực rỡ trong vườn dưới bóng hoàng lan, một Hà Nội bi tráng của mùa đông năm 1946. Một Hà Nội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Và cũng như nhiều họa sĩ Hà Nội khác, ông đã sớm có mặt ở Việt Bắc - cái nôi của cách mạng. Những ngày gian khổ ở Việt Bắc (1948 - 1950) bằng nụ cười hiền hậu ông tự an ủi mình và làm yên lòng bạn “Gauguin ở Tahiti xa tít giữa biển khơi xa Châu Đại Dương có ngày chỉ ăn ổi còn vẽ được kia mà!” . Con đường nghệ thuật của ông dài theo năm tháng kháng chiến. Ông đi vẽ suốt chặng đường hành quân từ Đại Từ, Chợ Chu, Chợ Rã, Sông Gâm, Sông Lô, Sông Thao. Ghi chép của ông không cầu kỳ trong sử dụng chất liệu. Gánh hàng xén ở chợ cung cấp cho ông hộp bút chì màu, chiếc bút chì xanh đỏ của văn phòng giúp ông vẽ phố kháng chiến từ Bố Hạ, phố Huống, đến phố Quẵng, Xưởng rèn trong chiến khu. Những tác phẩm này mang nỗi xúc động của riêng ông. Những tranh khắc gỗ in trên giấy điệp Học i tờ, Nhi đồng Tháng Tám nét vẽ hóm hỉnh, ngộ nghĩnh đã cuốn hút người xem, hội họa của Trần Văn Cẩn dịu dàng, đôn hậu như những khát khao tâm sự thầm lặng, một cảnh gia đình bình yên hạnh phúc, vẻ đẹp toát lên từ cuộc sống hòa bình, hoan lạc ở những tranh sơn mài lộng lẫy, rung lên niềm vui sướng hân hoan: Tát nước đồng chiêm (1958), Mùa đông sắp đến (1960), Thằng cu đất mỏ (1964), Em bé sinh trong địa đạo Vĩnh Mốc (1969) Trần Văn Cẩn không thích tính thông thái trong bố cục tạo hình, sẽ làm khô cứng
- những cảm xúc chợt tới. Do đó ông thích trường phái hiện thực của Hà Lan hơn trường phái ltalia. Phô bày sự hiểu biết để làm lu mờ những cảm xúc chân thực trước tự nhiên đó là điều ông tránh, ông thích Rembrandt ở ánh sáng trần thế trong tranh hơn cái lạnh xám đăng đối bình ổn của Raphaen. Cái đẹp gần gũi con người quyến rũ ông hơn. Cuộc đời Trần Văn Cẩn gắn liền với những chuyến đi, ngay cả khi sống trong không khí hòa bình yên ổn. Nếu trong thời gian kháng chiến chống Mỹ ông đã vào tuyến lửa khu bốn, khu mỏ Quảng Ninh, lên Cao Bằng, Lạng Sơn, trở vào Trường Sơn theo đội quân vào giải phóng Buôn Mê Thuật, Sài Gòn giữa những ngày chiến thắng, thì những năm cuối đời ông có nhiều lần về quê Bác ở Nghệ An, đến Huế trong niềm cảm xúc lớn lao trân trọng. Ông cũng không bao giờ nghĩ mình ở cương vị lãnh đạo, vậy mà ông đã có trên 40 năm liền giữ những trọng trách quan trọng: Tổng thư ký Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ tạo hình, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, Chủ tịch hội đồng nghệ thuật quốc gia và Viện sĩ thông tấn Viện Hàn Lâm khoa học Cộng hòa dân chủ Đức . Trong những cuộc họp Hội đồng Nghệ thuật tuyển chọn tranh cho sưu tập Bảo tàng Mỹ Thuật, bao giờ cũng là những cuộc trao đổi nghề nghiệp sáng tác sôi nổi. Ông thường tranh luận góp ý với một cốt cách sâu sắc mà tao nhã, những nhận xét tinh tế, gợi cảm, dí dỏm cuốn hút người nghe. Ông luôn cân bằng trong mọi xử thế, tuy ở cương vị chủ
- tịch nhưng lá phiếu của ông ôn hòa, không áp đặt. Tháng 9 năm 1973 tại Hà Nội, hội đồng nghệ thuật Quốc Gia được thành lập, ông ở cương vị chủ tịch, chính trong thời gian này đến năm 1989 tôi có cơ hội làm việc với ông vì tôi là thư ký của hội đồng. Tôi muốn nói đến vai trò của ông trên cương vị chủ tịch đầu tiên trong Hội đồng nghệ thuật quốc gia với chức năng thẩm định tuyển chọn những tác phẩm hội họa có giá trị cho Bảo tàng Mỹ thuật. Với cương vị này ông đã có mặt hầu hết trong các triển lãm mỹ thuật tại Hà Nội và các thành phố lớn. Sự cố gắng của ông đã đem lại một kết quả tốt đẹp trong những chuyến đi sưu tập tác phẩm. Ngày nay nhìn lại những sưu tầm chọn lọc của Bảo tàng Mỹ thuật ta mới thấy hết ý tưởng quan niệm của ông trong nhận định nghệ thuật “Mỗi nghệ sĩ có những sở trường riêng, những chủ đề riêng quán xuyến dọc cuộc đời sáng tác của mỗi người. Anh vẽ cái anh thích. Anh thích cái anh vẽ .” Các ủy viên trong hội đồng không ngờ cuộc họp mua tranh vào tháng 8 năm 1989 tại triển lãm tranh phong cảnh của trường Đại Học Mỹ thuật là cuộc họp lần cuối của ông. Vì sức khỏe ông không đảm đương được công việc chủ tịch nhưng hội đồng vẫn tôn trọng những ý kiến đóng góp quan trọng của ông. Chính trong thời gian này, tôi là thư ký của hội đồng, phải ghi chép, chuẩn bị cuộc họp, trao đổi với các ủy viên hội đồng những nhận định chung để có được quyết định của vị chủ tịch. Những buổi trao đổi với ông về học thuật tôi hiểu thêm về tài năng của thế hệ họa sĩ đầu tiên của
- Việt Nam, mà ông là một gương mặt tiêu biểu. Căn phòng gác 3 số 10 Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội nơi ở của họa sĩ Trần Văn Cẩn, trước khi ông dọn đến là nơi thường trú của nhà Phê bình văn học quá cố Hoài Thanh, tầng dưới là gia đình nhà thơ Tế Hanh, nhà văn Nguyễn Văn Bổng. Tôi thường đến đây đưa giấy mời, biên bản mua tranh để ông ký và nhất là trao đổi , nhận xét những tác phẩm đã được Hội đồng nghệ thuật tuyển chọn. Chúng tôi hay ngồi đàm đạo ngay bên bể nước trong sân rộng ở thời điểm tôi đi làm về và ông chuẩn bị bữa cơm chiều. Ông vừa nhặt rau, vo gạo, hứng nước vào chiếc xô nhựa vừa trao đổi học thuật, những nhận xét dí dỏm của ông đến nay tôi vẫn nhớ: - Anh Cẩn ạ, kỳ trước mua tranh bảo tàng mãi không có tiền trả, em đi đâu gặp tác giả họ cũng đòi tiền, có khi em bị “ám sát:” mất! - Cô không bị sát, chỉ bị ám thôi. Này cái anh chàng vẽ tỉa ghê quá ta có mua không nhỉ , mà cũng nên chọn cho đủ phong cách, mà cô cũng phải thay đổi cách tính tiền tranh. Đã họp vào buổi tối cô lại dạy toán chúng tôi thì làm sao học được. Cứ như các cụ xưa “bốc thuốc”, có tính toán gì đâu mà chính xác vô cùng . Cũng cần phải nói rõ là thời ấy theo yêu cầu của Bộ Văn hóa mỗi tác phẩm Sơn mài, Điêu khắc với chất liệu bền vững được tuyển chọn vào bảo tàng mỹ thuật phần đánh giá phải chia làm 2 phần: Giá trị nghệ thuật và nguyên vật liệu tạo nên tác phẩm đó. Từ đó phải
- tính toán diện tích bức tranh, khối lượng pho tượng với những chất liệu quý: Vàng, bạc, đồng đá phủ lên tác phẩm ấy . Vậy là từ “bốc thuốc” đã được sử dụng trong hội đồng đó cũng là cách đánh giá rất tế nhị, nghiêm túc của một bậc thầy trước những tác phẩm nghệ thuật. Sau này khi ông mất rồi, các ủy viên hội đồng thế hệ sau vẫn thấy đâu đây bóng dáng ông trong từng triển lãm với những nhận xét tinh tế và không quên kỷ niệm bốc thuốc của ông ở những tác phẩm đã được lựa chọn . Tôi nhớ một lần hội đồng họp duyệt mua những ký họa thiếu nữ của họa sĩ Tô Ngọc Vân thời cận đại. Thật khó khi đánh giá một bậc thầy duy sắc. Các ủy viên trông chờ vào ý kiến của ông, ông cũng cảm thấy khó khăn trong lựa chọn, việc đầu tiên ông né tránh là không nhận xét trực tiếp. Ông dùng tiếng Pháp, mọi người thấy đỡ căng thẳng, dễ chịu hơn. Và tôi nhớ mãi câu cuối của ông là: “Nên biến thành một Don de la famille thì tốt hơn” (Nguyên văn là Nên biến thành một quà tặng của gia đình thì tốt hơn). Trong một cuộc họp đánh giá về những thiết kế, bao bì của trường Mỹ thuật công nghiệp tự nhiên ông quay về dĩ vãng trầm ngâm chậm rãi nói về cái nút lá chuối khô ở chai rượu quê, và cái lạt buộc trên tấm bánh chưng, bánh cốm. Trong ông luôn thường trực những tầm tư hoài vọng như thế đã tạo nên một phong cách Trần Văn Cẩn thoải mái giản dị mà sâu sắc, không khoa trương cường điệu, tự nhiên như sống giữa cuộc đời gắn bó.
- Năm 1980 họa sĩ Trần Văn Cẩn tròn 70 tuổi sau nhiều lần từ chối, ngần ngại ông mới đồng ý để Hội Mỹ Thuật tổ chức một cuộc triển lãm những tác phẩm của ông tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Thật ra ông chưa bao giờ nghĩ đến điều này nhưng do là mong muốn của bạn bè, đồng nghiệp. Đó là một triển lãm cá nhân đầu tiên duy nhất của ông được tổ chức vào đúng ngày sinh nhật 13-8 của ông. Đó là một ngày thu còn đậm nắng, trong sân bảo tàng từng nhóm bạn bè quây quần trò chuyện. Đó còn là một ngày hội của giới mỹ thuật thủ đô. Gần 200 tác phẩm trưng bày, phần lớn là những ký họa màu nước nhẹ nhàng tao nhã, những tác phẩm thời cận đại đậm sắc thời gian. Tranh sơn mài quý phái vàng son lộng lẫy, tranh sơn dầu ấn tượng phảng phất trên những vệt màu phóng khoáng. Còn ông - nhân vật trung tâm của buổi lễ có vẻ như ngượng nghịu. Bộ âu phục màu xám hình như hơi sang và hơi cứng so với vẻ xuềnh xoàng thường nhật của ông, trông ông đáng yêu như một thí sinh bước vào phòng thi vấn đáp. Một tuần sau hội đồng nghệ thuật họp duyệt mua tác phẩm của ông, tất nhiên ông không có mặt trong cuộc họp này. Họa sĩ Trần Đình Thọ hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội là phó chủ tịch hội đồng thay ông điều khiển cuộc họp. Trước hàng trăm tác phẩm của ông phần lớn là ký họa tươi rói, cuộc sống sôi động đầy biến động, những ký ức về một miền quê yên ả, về một con đường, trận địa trong chiến tranh, những em bé miền núi hồng hào đôi má, bà mẹ trung du băm bèo thái khoai, những cô du kích Hàm Rồng, Bảo Ninh, tất cả được hiện lên bởi một con người tài hoa nhiều tâm sự, bởi một ý tưởng nhân văn lãng
- mạn với nét bút bảng màu nhẹ nhàng dí dỏm như chính ông - họa sĩ Trần Văn Cẩn. Hội đồng quyết định mua cả phòng tranh. Công việc khó khăn dành cho tôi là đi gặp ông để bàn về quyết định này. Nghe tin ông yên lặng một lúc lâu rồi chậm rãi trả lời: “Có cần phải mua tất cả không?” Cuối cùng 100 ký họa đẹp tiêu biểu trong một chặng đường sáng tác của ông từ 1951 đến 1979 đã trở thành sưu tập hội họa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong đó tác phẩm Đảo và Thuyền ông giữ lại đến hai năm sau ông mới để lại cho bảo tàng. Theo tôi đó là một tác phẩm đẹp tràn đầy thi hứng lãng mạn nhẹ nhàng như chính con người ông trước thiên nhiên gần gũi . Rồi cũng như nhiều họa sĩ khác bán tranh cho Bảo tàng , ông cũng phải chờ đợi từ năm này sang năm khác, ông cũng không quan tâm nhắc nhở, trong các buổi họp ông nhẹ nhàng trao đổi cố tìm những tác phẩm tốt cho bảo tàng. Nhiều ủy viên trong hội đồng trêu chọc ông: “Bán tranh đã lâu mà chẳng thấy khao gì cả !? ông ngước đôi mắt hiền hậu mỉm cười, nụ cười độ lượng nhân hậu, mà nếu ông không cười thì đôi mắt ông lúc nào cũng ánh lên vẻ yêu đời, trìu mến. Rồi cũng đến một ngày ông được lĩnh tiền bán tranh, nhưng oái oăm thay lại toàn tiền lẻ một nửa là tiền giấy, một nửa là tiền xu. Chị Tuyết Trinh kế toán của bảo tàng vui vẻ gọi tôi vào phòng tài vụ và đặt lên bàn một cái bị cói. Đây là tiền tranh của bác Cẩn, Yến chịu khó đem đến trả hộ nói với bác là thông cảm cho bảo tàng, khó khăn quá!
- Tôi ngồi chờ ông ở bậc cầu thang quen thuộc bên bị tiền căng phồng lo lắng thấp thỏm sợ ông quở trách, nhưng rồi mọi chuyện lại êm xuôi bởi ông vừa có một cuộc gặp mặt thân mật, vui vẻ với các họa sĩ miền Nam ra Bắc chuẩn bị cho triển lãm mỹ thuật toàn quốc vào cuối năm. Mùa đông năm 1990 trời Hà Nội rất lạnh, lúc này ông đã yếu nhiều, vừa đi bệnh viện về. Chúng tôi đến thăm ông với mục đích tổ chức lại sinh nhật ông vì đúng ngày sinh nhật 13 - 8 ông nằm viện. Nhà điêu khắc Trần Thị Hồng kém ông hơn 30 tuổi tự nguyện làm người nâng khăn sửa áo cho ông mà không kèm theo một điều kiện gì. Căn phòng gác 3 số 10 Nguyễn Thượng Hiền đã có bàn tay đàn bà sắp xếp dọn dẹp, ông cũng giã từ công việc nhặt rau, vo gạo, xách nước chuẩn bị cơm chiều. Gặp chúng tôi ông mừng lắm, chúng tôi cho ông xem những tấm ảnh chụp ông đang thiêm thiếp trên giường bệnh, ông mỉm cười vẫn nụ cười hiền hậu. Chúng tôi tặng hoa, tặng quà và yêu cầu được chụp ảnh. Ông bảo bà Hồng lục tìm chiếc áo len đỏ mặc cho đẹp, chúng tôi quây quần bên ông tiếp tục những câu chuyện vui vẻ. Ông nói ít nhưng nét mặt rạng ngời hồng hào như chưa hề bị ốm đau kéo dài. Bất giác tôi lại nhớ mùa đông năm 1980 ông bị cảm đột ngột phải vào điều trị ở Bệnh viện Việt Xô, các thầy thuốc đã giữ ông lại đó 15 ngày. Trong khoảng thời gian ấy có một gia đình nhỏ cứ vài hôm lại đến thăm ông. Người vợ nhỏ nhắn hiền dịu, người chồng đã đứng tuổi dáng vẻ đậm đà, còn cháu bé chừng lên tám. Họ quấn quít bên ông đầm ấm
- như tình cha con gắn bó, chẳng ai biết người phụ nữ ấy là em Thúy một nhân vật trong tác phẩm cùng tên ông vẽ sơn dầu từ năm 1943. Ngày đó em Thúy mới chỉ độ 13 tuổi đã ngồi làm mẫu cho ông. Đó là một chân dung có bố cục giản dị hòa sắc hồng tươi trắng phớt. Em ngồi đó trên ghế mây đôi vai gầy nhỏ cánh tay thanh mảnh hai bàn tay đặt vào nhau trên đùi. Nét mặt ngây thơ với cái mũi nhỏ và đôi môi còn trẻ con. Riêng hai con mắt mở to nhìn đời rất trong sáng và tin tưởng, chưa có gợn của hoài nghi chán nản, buồn bã. Nét ghế mây ôm lấy thân hình như che chở, một vài họa tiết nhỏ ở sau lưng. Màu áo trắng nhấn mạnh ý nghĩa trong sáng của tuổi thơ trên nền vàng nhẹ như quyện vào thân thể. Toàn bộ như một bản nhạc êm khiến cho người xem cũng phải se sẽ bước, se sẽ thở không dám ồn ào. Đây là sự tin tưởng vào cuộc đời mà nhân vật cho là đẹp nhất. Ai có thể lừa dối đôi mắt mở to kia. Toàn bộ sự trong sáng toát lên từ nét bút của tác giả, nhẹ nhàng vờn ở khuôn mặt, mái tóc, đôi tay. Năm 1979, ông vẽ cháu Thúy Nga, con gái Em Thúy, hơn 35 năm sau đối với một con người là một thời gian dài dặc đồng nghĩa với cằn cỗi, già nua, đau yếu thường thấy trong cuộc sống mỗi người. Nhưng nghệ thuật không đi theo quy luật đó. Bên cạnh Em Thúy, Cháu Thúy Nga thật vui trẻ, yêu đời, hồn nhiên. Bảng màu rực rỡ được nhóm lên từ một bàn tay hăng hái, quên thời gian. Và một điều kỳ lạ đã xảy ra. Khi tôi đang viết những dòng về ông, về em Thúy thì ngay trước mắt tôi trên bàn làm việc có một trang báo Tiền
- Phong ra ngày 14-6-2008, trang báo này vẫn ở trên bàn tôi từ mấy ngày nay nhưng tôi không để ý, công việc viết lách có bao giờ gọn ghẽ trật tự đâu. Nhưng hôm nay tự nhiên tôi lại để ý đến trang báo có một bài viết ngắn gọn Nhớ Tuân Nguyễn của tác giả Nguyễn Hoàng Diệu Thúy. Hóa ra bài báo này giới thiệu một nhà thơ tên là Nguyễn Tuân, nhưng sợ trùng tên với nhà văn Nguyễn Tuân nên đã đổi thành Tuân Nguyễn. Và Tuân Nguyễn lại chính là chồng Em Thúy : Bà Nguyễn Thị Phương Thúy, con gái cụ Nguyễn Đức Phiên - Hoài Chân. Nếu như tác giả Trần Văn Cẩn vẽ Em Thúy như đặt cả niềm tin yêu, hạnh phúc may mắn cho em thì cuộc đời Em Thúy lại đầy chông gai, bất hạnh. Bài báo viết về buổi giới thiệu sách mới “ Nhớ Tuân Nguyễn” tổ chức tại trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây ngày 12-6-2008 tại Hà Nội là cuộc gặp mặt tâm tình cảm động nhớ một nhà thơ, một nhân cách, một số phận, số phận không may mắn của Tuân Nguyễn đã được an ủi phần nào bởi “ Em Thúy” người phụ nữ can đảm và hy sinh đã dành cho Tuân Nguyễn những ngày tháng bình yên, hạnh phúc. Nhưng cũng không được bao lâu, Tuân Nguyễn qua đời trong một tai nạn giao thông khi mới 50 tuổi. Bà Phương Thúy - Em Thúy đã sống những năm tháng đơn côi lặng lẽ với những kỷ niệm êm đẹp thời con gái, đã gắn bó với tên tuổi một tác phẩm đã đi vào bất tử trong nền hội họa cận đại Việt Nam. Nhiều bạn bè đồng nghiệp đều nhận xét cuộc đời Trần Văn Cẩn có lúc thăng lúc trầm, lúc vui lúc buồn nhưng lại như một con thuyền luôn tìm kiếm bến bờ neo đậu. Dòng sông thời gian cũng cho ông nhiều cơ hội đến bến bình yên,
- nhưng tâm hồn nghệ sĩ luôn vẫy gọi ông ở phía trước, rồi những chuyến đi hối hả, nhưng công việc sự vụ, những đam mê không thể dứt ra được đã đưa ông đến một bến bờ rộng lớn hơn, yên bình hơn, vĩnh cửu hơn : Bến bờ của lòng ngưỡng mộ. Và bây giờ bên bạn bè thân mật trong ngày sinh nhật ông lại ngồi ngay ngắn trước giá vẽ một bức tranh thiếu nữ còn dở dang với một động tác quen thuộc, thành thục, ông bóp nhẹ ống sơn dầu, những vệt màu nhảy nhót trên Palette được bàn tay tài hoa thủa nào lướt nhẹ những đường nét lãng mạn bay bướm tái hiện hình ảnh trong trẻo tuổi thanh tân đầy khát vọng như không bao giờ mờ phai trong ký ức. ông mất ngày 31-7-1994, phần mộ ông ở Nghĩa trang Mai Dịch với bức chân dung ông- phù điêu đồng của nhà điêu khắc Trần Thị Hồng đã lắng đọng một mối tình muộn màng nhưng bền chặt, sâu nặng, vĩnh viễn. Nguyễn Hải Yến
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn