intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người của thời gian

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

54
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẹ tôi nhắn ra: “Con về thăm ông Khôi đi. Chắc ổng không thể qua được nữa rồi. Dù sao cũng là tình làng nghĩa xóm, con với ổng còn nhiều thứ nặng nợ lắm. Nghĩa tử nghĩa tận, con à!”. Tôi nhanh chóng dàn xếp công việc, bàn giao cho mấy cô gái cùng phòng, nhảy xe đò về quê. Căn nhà nhỏ bé lợp bằng tôle, phên tre đã đứt hết chân trông thật thảm. Tứ bề trống trơn. Không còn hàng tre bao bọc quanh vườn. Không một thứ cây trái nào sót lại. Gió hun hút...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người của thời gian

  1. Người của thời gian TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ TRÂM Mẹ tôi nhắn ra: “Con về thăm ông Khôi đi. Chắc ổng không thể qua được nữa rồi. Dù sao cũng là tình làng nghĩa xóm, con với ổng còn nhiều thứ nặng nợ lắm. Nghĩa tử nghĩa tận, con à!”. Tôi nhanh chóng dàn xếp công việc, bàn giao cho mấy cô gái cùng phòng, nhảy xe đò về quê. Căn nhà nhỏ bé lợp bằng tôle, phên tre đã đứt hết chân trông thật thảm. Tứ bề trống trơn. Không còn hàng tre bao bọc quanh vườn. Không một thứ cây trái nào sót lại. Gió hun hút thổi không ngớt qua những luống khoai lang cằn cỗi. Cảnh vật đìu hiu chẳng khác tình cảnh ông Khôi bây giờ. Ông ở cùng đứa con gái út của người vợ sau, còn Liền - bạn tôi và là con gái đầu của ông - thì đã theo chồng về tận Tý Sé - Dùi Chiêng từ năm nào. Và Liền cũng mới về mấy ngày trước đó. Tôi chào Liền, chưa kịp có cảm nghĩ gì về người bạn học cũ đã nhác thấy ông Khôi nằm trên chiếc chõng tre ọp ẹp dài quá khổ rất đặc trưng dành cho ông. “ À, thằng Lưu đã về”, ai đó buột miệng. Dưới mắt mọi người tôi chẳng khác con ruột của ông. Tôi về như thế này coi ra còn kịp. Chen qua đám người, tôi sán đến chiếc giường tre. Ông Khôi – bây giờ chỉ còn như một hình nhân bằng giấy, mắt nhắm nghiền, người không động đậy. Tôi bước tới, ngồi thụp xuống, nắm lấy bàn tay gầy gò của ông, nước mắt chỉ chực ứa ra. Hồi lâu, ông Khôi chợt mở mắt. Chút sinh khí thoáng trở lại trên gương mặt nhợt nhạt, nhăn nheo. Ông phều phào: "Đứa mô đó hè?”. Sao mà giống giọng ông Cửu Hồ thế? Tôi đáp khẽ: "Dạ con, thằng Lưu đây!”. Ông nhướng nhướng hai hàng lông mày, chẳng hiểu ông có còn nhận ra tôi hay không nữa, hỏi bằng một cái giọng mảnh như sợi chỉ: “Thằng Lưu à!”. Rồi lại nhắm mắt. Rồi lại mở mắt, thều thào:”Lưu này, mi dòm xem… còn không? “ Là ông Khôi vẫn hay đùa với tôi như thế. Lần này thì tôi khóc thật sự.
  2. Ông Khôi gắn bó với tôi suốt những ngày thơ dại. Khi mới bắt đầu hiểu biết ông đã là một hình ảnh đầy ấn tượng trong mắt tôi. Một người đàn ông ốm nhanh nhách và dài ngoằng ngoẵng. Cái chiều cao hơn hai mét làm cho ông không thể lẫn với một ai khác. Nghe kể lại rằng trong một cuộc mittinh toàn huyện năm ông mới lấy vợ người ta thấy đầu ông nhô cao hơn hẳn cả vạn con người đến dự lễ, cao hơn gần nửa mét! Sau cuộc ấy, ông nổi tiếng cả tỉnh. Ngoài chiều cao quá cỡ thợ mộc, những bước chân đủng đỉnh kiểu voi đi cũng khiến tôi nhiều phen chạy gần ná thở vẫn không đuổi kịp ông. Thầy Hoàng bảo ông có tất cả các nét đặc trưng của một ông già Quảng Nam thứ thiệt: Hiền lành, chất phác, bộc trực, vui tính, tốt bụng. Và, tất nhiên, hay cãi, đụng thứ chi cũng cãi cho bằng được. Sai cũng cãi mà đúng cũng cãi. Ông bảo, cãi riết rồi đâm ghiền không cãi nó ngứa cái miệng chịu không nổi, tối về không ngủ được!? Hay cãi nhưng không hề để bụng. Thế cho nên chẳng ai oán trách hay để bụng thù ông. Với tôi, ông càng thêm gần bởi vì Liền, con gái ông, hơn tôi ba tuổi nhưng học cùng một lớp. Liền được cha di truyền tính nết hiền lành nhưng chậm chạp. Nói năng càng chậm đến khó nhọc. Thế nhưng nó lại là đứa đứng ra bảo vệ tôi mỗi bận bị bọn xóm Cây Dừng bắt nạt. Những lúc ấy trông Liền như một nữ tướng khiến bọn tôi phục sát đất. Xóm tôi nghèo, nghèo khốn nghèo khổ. Nói như thầy Hoàng “siêng măng rê rốc, cốc măng rê sân”- cái đất chó ăn đá gà ăn muối ấy mà - nên ít có chuyện để kể lắm. Đi học về, chúng tôi phải vượt qua một con sông, tuy nhỏ nhưng mà hồi ấy đối với chúng tôi quả thật đáng sợ. Ông Khôi chính là người đưa chúng tôi qua sông mỗi bận đi học về suốt những ngày nước lũ xuống. Còn mùa khô thì cứ vô tư tụt quần cột lên cổ mà lội qua sông! Mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa thì cực đến ê chề. Đường lầy lội, thì thụp những chân trâu. Quần xen sát hàng, xăn đến lòi cả chim ra vẫn cứ ngập trong bùn! Sợ nhất là những lần nước lũ bất ngờ đổ về. Những lúc ấy vừa chờ ông Khôi chở qua sông vừa khóc đến lòi con ngươi ra. Khổ thế cho nên mười chữ học được có khi rớt đến chín. Liền, có thể còn tệ hơn bởi cái tính chậm như rùa của mình. Liền ở cùng ông nội. Và người chú út lớn hơn Liền cỡ mươi tuổi. Chú Liền có thói quen đi chơi đâu tận bên tê sông và về rất khuya. Đêm nào về đi ngang sau nhà tôi đều ca ong ỏng mấy câu vọng cổ. Ca mỗi một bài tôi nghe đến thuộc nhão .” Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi!. Đường dài mịt mù em không đến nơi. Mây nước buồn cơn lửa binh. Hết kể
  3. chuyện chung tình. Khóc than riêng em một mình… “ Không biết chú Khởi đã yêu ai chưa mà giọng ca của chú nghe buồn đến não nượt. Nhiều đêm tôi phải lật người qua lật người lại đến trăm lần thậm chí úp mặt xuống gối cả buổi vẫn không chợp mắt nổi bởi những “Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn… Bạch…Thu…Hà… “ của chú. Hồi ấy tôi mới tám, chín tuổi đầu. Nặng lòng là thế hèn chi sau này tôi chẳng thể sướng nổi! Nhà ông nội Liền – ông Cửu Hồ - có chung hàng tre với nhà tôi. Nhà rộng và có đến hai cổng, một mở ra sông, một mở về phía cánh đồng nở đầy những bông bụt đỏ chói chang. Cái thứ bông cánh mỏng bỏ lên vòng tròn khum lại bởi ngón cái và ngón trỏ, vỗ một cái, kêu vang tận cuối xóm! Một căn nhà ba gian hai chái với bốn năm hàng cột bằng gỗ mít thấp lè tè được chạm trỗ rất công phu. Nghe nói nội cái vụ chạm trỗ phải thuê đúng thợ Kim Bồng thứ thiệt mất hằng năm trời cơm bưng nước rót mới xong. Tôi nhớ láng máng hình như gian giữa thờ Phật, hai gian còn lại thờ ông bà. Một tấm phản lim bự tổ chảng ngự giữa nhà. Đó là nơi bất khả xâm phạm dành cho ông Cửu Hồ, đố đứa nào dám đụng đến! Bên trái là buồng của bà nội Liền, bên phải là lẫm lúa. (Những người còn lại chỉ được ở phía nhà ngang). Nhà lợp bằng ngói âm dương nên mùa đông ấm, mùa hè thật mát mẻ. Ông Cửu Hồ từng đi lính pạc- ti- dăng cho Pháp sang tận cảng Mạc- xây sau về làm lý trưởng lý tró gì đó, mua được cái cửu phẩm hết mấy sào ruộng. Là nghe bà nội tôi kể thế chẳng biết đúng hay sai. Trong trí nhớ non nớt của tôi ông là một ông cụ gầy gò mặc áo nâu thường chống cây gậy bằng gốc mây đã nhẵn thín và thường hay hỏi đổng: ”Đứa mô đó hè? ” mỗi bận thoáng thấy bọn con nít chúng tôi đột nhập vào vườn hái trộm trái cây. Vườn nhà nội Liền có ối trái cây. Riêng tôi chỉ thích ổi. Có lẽ vì trái ra quanh năm. Muốn được ăn ổi phải làm bài giúp Liền. Liền thì hay kiết róm. Có bữa viết đến mỏi cả tay chỉ được trái ổi sẻ nhỏ xíu! Chú Khởi thì vô tư. Chú hay xoa đầu bọn tôi rồi huýt sáo, tót lên chạng ba cây ổi, hái trái quăng xuống đùi đụi...Nên đứa nào cũng mến chú. Tôi nhớ một buổi chiều, cỡ gần chạng vạng, tôi sang nhà thấy Liền đang ngồi sau ảng nước mặt úp vào hai tay và khóc sướt mướt. Hỏi, nó mếu máo:” Chú Khởi bỏ nhà đi rồi!” Chú Khởi đi đâu chẳng rõ. Cỡ mươi ngày sau, cô Thẩm nhà bên tê sông cũng bỏ đi nốt. Mọi người xầm xì rằng hình như cô Thẩm là Bạch Thu Hà của chú Khởi - Võ Đông Sơ thì phải! Tôi không nghĩ thế bởi cứ sợ
  4. chú Khởi mà dính với Bạch Thu Hà thì dễ bị như những câu vọng cổ chứ chẳng chơi! Chú Khởi mà xông pha chiến trường biết đâu rồi sẽ phải thọ tiễn như lời chú hát dù hồi ấy tôi nào biết thọ tiễn là cái giống gì đâu? Không biết nhưng sợ thì cứ thấy sợ! Mà mấy câu vọng cổ của chú Khởi cũng đã thọ tiễn mà rơi đâu mất rồi làm cho đêm nào tôi cũng đâm ngơ đâm ngẩn nhớ. Chiến tranh cắt ngang mối quan hệ giữa tôi và nhà Liền bao nhiêu năm. Tôi ngoặc ra thị xã tiếp tục công việc học hành dở dang còn gia đình Liền vùi trong đạn bom khói lửa. Ông Khôi vào du kích làm đến thôn đội trưởng, AK báng gấp khoác ngang vai oai chẳng kém ai. Lạ cái, sung đạn tơi bời là thế song ông chẳng hề hấn gì. Nhiều lúc tôi cứ nghĩ dại rằng giặc có bắn thì người có chiều cao quá khổ như ông là người đầu tiên trúng đạn mới phải. Vậy mà ông một sợi lông không hề sứt! Không hề thọ tiễn, như trong bài vọng cổ chú Khởi thường hát năm nào. Hỏi, ông Khôi cười tít mắt, giọng không giấu tự hào: “Bom đạn sợ tau nên tránh xa!” . Về lại chốn cũ, nhà tôi, nhà Liền chỉ còn mấy đám gạch vụn. Ông Hồ thì đã ra người thiên cổ. Hàng tre vốn rậm rịt ngăn đôi hai nhà cũng te tua xác mướp, chẳng còn gì. Từ nhà tôi có thể dòm xuyên qua nhà ông Cửu Hồ, ngó tuốt ra đồng. Đến mùa bấc, gió cứ hun hút. Hai nếp nhà tranh được dựng vội vã và tạm bợ trên nền đất cũ. Tôi bỏ học một năm giúp ba mẹ cõng mấy sào ruộng. Liền đi học bổ túc văn hóa trên huyện rồi lấy chồng. Tôi có dự đám cưới của Liền, một đám cưới nhớ đời, đưa dâu mãi tận đến ngày hôm sau mới về đến nhà gái! Ông Khôi được cử làm trưởng thôn, năm sau vào hợp tác lại kiêm thêm chức đội trưởng sản xuất. Mười năm làm đội trưởng chẳng thấy ông giàu lên mà có cơ còn nghèo hơn trước, vẫn trơ khấc căn nhà tranh tạm bợ năm nào, qua bao nhiêu lần tu sửa chẳng nhằm nhò gì. Có lần không hiểu tôi gạn hỏi thì ông bảo: “Sống qua được cái chiến tranh ác liệt là phước bảy đời ông bà cụ kỵ rồi. Bây giờ, yên lành, có cái ăn là quý còn chi hơn. Mi thấy đó, làm hợp tác, chỉ có tham mới giàu được. Tau có điên mới đi ăn chặn phần cơm của mấy con mụ đàn bà suốt ngày chổng đít lên trời hay sao? Ăn bẩn ông trời chẳng tha đâu!” Biết ông nói đúng nhưng cả xóm ai cũng ái ngại thay cho ông. Chẳng gì ông cũng là cán bộ, có còn ai gần gụi hơn ông đâu. Vào hợp tác đâu chừng một năm thì bà Khôi bị bịnh, qua đời. Một năm đau ốm,
  5. bà mang đi hết những gì có trong nhà ông Khôi. Một mình ông phải cáng đáng hết công việc trong nhà ngoài ngõ. Ba năm sau ông lấy thêm bà Cả Mía. Cùng với năm tôi ra thành phố học đại học. Bà Cả Mía sinh thêm cho ông một đứa con gái nữa, rồi thôi. Cũng từ đó hễ mỗi khi rảnh là ông lại vào chùa. Thắp hương, lễ đúng ba vái rồi về. Lần nào cũng thế, ông bảo để cho cái tâm nó tịnh. Hồi ấy, vào chùa là gay lắm. Mà ông lại là trưởng thôn kiêm đội trưởng. Đoàn thể góp ý, ông nhận khuyết điểm, được vài tháng vẫn cứ lại vào chùa. Đoàn thể nhận xét:” Đồng chí Khôi khó mà phát triển được!” Nghe thế, ông chỉ cười. Ông cười chứ biết làm sao hơn. Với học vấn mới qua nạn mù chữ ông còn “phát triển” đi đâu được nữa mà cử đi học thì ông cứ lắc đầu quầy quậy. Có lần tôi hỏi, rằng ông có buồn không thì ông đáp chẳng chút do dự:” Không ai chịu làm nên tau mới phải làm chớ. Sông có lúc người có khúc. Đấy rồi mi chờ xem!”. Rồi ông xin nghỉ đội trưởng, thôi luôn chức trưởng thôn. Đoàn thể hỏi, ông trả lời:” tôi không còn làm được nữa”. Mọi người thì hiểu. Thời buổi làm ăn hợp tác quá sức khó khăn, ông kham từng ấy năm là giỏi quá rồi, ông trời còn ngó nghĩ may chưa phải vào tù! Năm sau thì chuyển sang khoán mười. Mọi người thở ra nhẹ nhõm. Riêng nhà ông Khôi thì chưa kịp. Ông chưa chuẩn bị cho nhà mình trong chuyện khoán khuyết. Ông, rồi dến bà Cả Mía thay nhau ngả ra ốm. Từ người chỉ đạo sản xuất cho cả làng ông bỗng trở thành kẻ chậm tiến. Cứ nhìn đám ruộng nào tệ nhất biết ngay là của nhà ông. Tôi lại hỏi rằng ông có buồn không. Khác mấy lần trước, ông tư lự hồi lâu mới trả lời: “Hình như tau sai ở đâu đó thì phải. Nhiều lúc nhớ tới cơ ngơi ông bà để lại cứ thấy mình có lỗi. Chừ làm lại chắc đã trễ. Có lẽ vì tau chỉ nhăm nhăm lo việc làng nước mà quên mất chuyện nhà…” Nói xong ông thở dài. Tôi để ý dẫu cực khổ ông rất ít khi thở dài. Mà cũng mỗi lần ấy thôi. Ông không dễ dàng bị khuất phục. Người ta thấy ông bươn chải khắp đồng trên xóm dưới. Mùa chà là, ông cơm đùm cơm nắm lên tận Hòn Mô cắt chà là về phơi khô, đánh tranh, lợp nhà. Mùa thu hoạch sắn ông cơm đùm cơm gói bỏ hàng tháng trời đi làm công cho thiên hạ. Hễ óc việc là ông lao vào làm… Sau những nỗ lực ấy nhà ông có vẻ khá hơn tí chút. Nhưng dến khi bà Cả Mía, rồi đến phiên ông lăn đùng ra ốm là tất cả quay về chốn cũ. Sự giúp đỡ chân tình của hàng xóm chỉ như gió vào nhà trống. Bà Cả Mía gượng dậy được còn ông thì không. Ông Khôi, ba phần mê hai phần tỉnh. Ông cứ chìm hoài vào những cơn mê lú. Hết
  6. hát những bài ca hồi còn đi du kích ông lại xung phong như đang tiến vào đồn địch… Có đêm cả xóm bừng thức dậy bởi những câu vọng cổ của ông. Lại vẫn “ Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi….” chú Khởi từng hát ngày nào. Có lần về thăm quê tôi ngỡ chú Khởi trở về! Chắc là ông đang nghĩ về chú Khởi. Thân xác chú vẫn đang phiêu dạt tận phương trời nào. Hình dung về chú Khởi chỉ còn mỗi lời hát. Còn cái bằng Tổ quốc ghi công cụ thể là thế sao thấy cứ mơ hồ. Mỗi lần nghĩ đến chú Khởi tôi không khỏi áy náy. Lời hứa với ông Khôi vẫn còn là món nợ chưa thể trả được. Bây giờ, ông lại sắp ra đi… Có nhiều tiếng ồn ào phía trước. Chừng như có ai đó mới về. Mọi người đều quay mặt ra cửa. Kể cả ông Khôi. Vẫn không thấy ai, chỉ là cơn gió thổi qua, lạnh toát. Môi ông Khôi chợt mấp máy. Tôi hiểu cái giờ khắc ấy đã cận kề nên ngồi thụp xuống, ghé sát người ông, lờ mờ nhận ra điều gì đó khác thường. “K..h.ở.i..thằ…ng…K..h..ở..i…” Tiếng nói mơ hồ thoảng trong gió như có như không. Khắp người tôi nổi đầy gai ốc và tôi gật đầu như cái máy. Tiếng khóc bỗng òa lên khắp nơi như chợ vỡ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2