intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người đàn bà đợi tàu

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thị trấn buồn. Đường ray buồn. Gió chiều bật thành những cơn nhức nhối, phủ lên không gian một màu ảm buồn. Đã chuyến tàu thứ ba chạy ngang thị trấn, bỏ lại phía xa những làn khỏi mỏng chồng lên nhau. Tiếng còi nhỏ dần trong đêm. Đêm thị tứ buồn cô liêu. Cây cối ven đường phẩy lá một lần rồi cúm rúm trong làn bụi mịt mù. Nhà ga cũ kĩ, chỏng chơ cái biển báo rỉ sét đến độ muốn vụn nát ra. Tàu đỗ ga để hàng khách nghỉ chân cho chuyến hành trình dài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người đàn bà đợi tàu

  1. Người đàn bà đợi tàu TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN MINH HỢP Thị trấn buồn. Đường ray buồn. Gió chiều bật thành những cơn nhức nhối, phủ lên không gian một màu ảm buồn. Đã chuyến tàu thứ ba chạy ngang thị trấn, bỏ lại phía xa những làn khỏi mỏng chồng lên nhau. Tiếng còi nhỏ dần trong đêm. Đêm thị tứ buồn cô liêu. Cây cối ven đường phẩy lá một lần rồi cúm rúm trong làn bụi mịt mù. Nhà ga cũ kĩ, chỏng chơ cái biển báo rỉ sét đến độ muốn vụn nát ra. Tàu đỗ ga để hàng khách nghỉ chân cho chuyến hành trình dài tiếp theo… Đây là lần thứ ba tôi ghé cái nhà ga cũ kĩ này. Người đàn bà của hai lần trước cũng ngồi lặng lẽ ở một góc sân ga, vẫn hình nhân xa xăm, mờ nhạt. Người đàn bà nhìn về tôi, một ánh nhìn chực chờ và đau xót. Tôi run người, lướt qua, vào quán gọi một cốc nước lọc. Tôi nốc liền một hơi cho cơn váng vất đi qua. Bụi đã bám đầy trên bộ quân phục. Đây là chuyến nghỉ phép lần thứ ba của tôi. Đơn vị đóng quân của tôi thật xa, rất xa cái nhà ga này. Có lẽ, bộ đồ bộ đội tôi đang mặc làm người đàn bà chú ý. Tôi lấy chiếc nón cối, phe phẩy quạt xua đi chút nực nội của ga chiều bức bối. Đôi giày vải có dấu hiệu sờn rách vì những chuyến đi rừng cùng đồng đội. Lúc về phép, đơn vị chưa có đợt phát quân trang mới nên tôi phải mang đôi giày cũ về quê. Thỉnh thoảng, nhìn xuống chân, tôi cũng thấy hơi bối rối. Giờ ngồi ở sân ga, tôi cũng nép đôi chân vào trong góc, hi vọng đừng ai nhìn thấy. Người đàn bà, thỉnh thoảng lại nhìn về phía tôi rồi bà lại quay ra với những con tàu. Có lẽ, bà đang đợi ai đó từ những chuyến tàu về đêm… Tiếng leng keng vang động báo hiệu tàu sắp chạy. Tôi vội vàng tính tiền, chạy băng qua người đàn bà. Tôi nghe cả tiếng thở dài sau vành nón và một hình nhân ảm buồn. Lần dừng tàu thứ ba, trên hành trình dài tiếp theo của con tàu, tôi bắt đầu nghĩ ngợi về người
  2. đàn bà ở nhà ga cũ. Gã đàn ông bên cạnh tôi, bốc lên một thứ mùi hôi hám. Gã rít thuốc bung khói vào toa. Mọi người vờ húng hắn ho. Gã cảm nhận được cái mùi khó chịu của hành khách trong toa, gã vứt điếu thuốc xuống sàn, dụi dụi cho nó tắt ngúm, lảm nhảm một câu tục tĩu rồi quay ra ngủ. Nói chung đó là một gã bụi đời biết điều. Mùi thuốc lá vẫn còn đọng lại, bốc lên lờm lợm, ơn ớn mỗi khi tôi hít phải. Tôi quay đầu ra cửa tàu cho bớt ngột ngạt, hình ảnh người đàn bà ở nhà ga lại chạy ngang qua trí nhớ. Đó là người đàn bà có đôi mắt hỏm sâu, gày gò nhưng trong vắt. Chiếc áo gấm dài tay có vẻ lỗi thời và cũ kĩ làm người đàn bà thêm hao gầy. Chiếc quần bà ba đen, loang những vết bụi mờ và trông dơ bẩn. Mái tóc người đàn bà chẻ đôi kiểu thiếu phụ những thập niên trước. Chiếc nón lá có quai màu bàng bạc. Chẳng biết đó có phải là thứ màu của sự sờn cũ hay không, cũng có lẽ như vậy. Kí ức của tôi về người đàn bà chỉ là những chi tiết bình thường và mờ nhạt. Tôi cố nhớ ra những thứ khác, nhưng mọi thứ đều mù mịt trước mắt. Cuối cùng, tôi cũng chẳng lý giải được tại sao người đàn bà cứ nhìn chăm chăm mỗi khi tôi đi ngang. Sao không phải là người đàn ông quái dị cùng toa với tôi.? Sao không phải là một gã trung niên béo ụ nào đó cũng đi ngang qua.? Cũng có thể trông tôi giống dáng hình của một người con trai của người đàn bà? Tôi nằm thiếp đi trong mớ cảm giác chằng chịt. Cơn mộng mị vào đêm. Tàu vẫn rì rì chạy. Thỉnh thoảng, trong những lúc chợt tỉnh giấc, tôi nghe tiếng gió cuồn cuộn rít lên trong màn đêm ngoài cửa tàu. Những đêm gác rừng nơi biên giới, tôi cũng nghe tiếng gió gào rú y hệt. Tôi nhớ cả ánh trăng bình yên đầu rừng. Bờ vai khẽ run lên như nhịp theo những lúc trở vai súng… *** Miền trung đón tôi bằng cái nóng ràn rạt… Tàu đỗ ga vào lúc nắng chiếu thẳng đỉnh đầu. Mùi gió nóng rịn vào mặt. Tôi vác ba lô, vội vã xuống tàu như những hành khách khác. Cảm giác hối hả như có ai chực chờ ở phía trước. Quang cảnh cô liêu của thị trấn miền Trung làm lòng tôi cồn cào. Tôi lấy chiếc mũ cối xuống, nhìn xa xa như một kẻ vừa mới được trở về cố hương sau nhiều năm xa cách. Một cảm giác bình yên trôi nhẹ như một đám mây đang bay ngang trên bầu trời. Tôi lẫn vào dòng người ngược xuôi ở ga. Tôi nghe tiếng cười lẫn vào tiếng khóc lóc ở nhà ga
  3. trưa. Cảnh thụ biệt ly diễn ra như một nhịp đời đang chảy. Tôi ra khỏi cổng nhà ga, đón chuyến xe Đa-su hiếm hoi về nhà. Tiếng xe phát ra từ động cơ cũ kĩ tạo ra thứ âm thanh nặng trịch và đói nghèo. Tôi ngồi ở cuối ghế, nắm tay vào thanh chắn của xe, ngước nhìn ngược lại phía con đường. Bụi đường đỏ đang mịt mù bay. Thu vào mắt cả những đồng rạ khô ran mùa nắng cháy. Những chuyến về phép của tôi lúc nào cũng khô ran rát như vậy… Xe dừng ngoài xã lộ heo hút. Tôi chậm rãi bước đi, chậm rãi nhìn cây bàng trước làng đang trơ ra những nhánh hao gầy. Tôi nghe tiếng bước chân mình rõ nét. Đôi giày vải phủ thêm một lớp bụi nâu đỏ dơ bẩn. Tôi dừng lại nơi con mương cạn nước trước nhà. Bóng tôi in xuống đáy mương hòa vào bùn đen và bóng nắng trưa đổ dài. Ngày xưa, mùa nước lớn, tôi ngụp lăn dưới con mương trưa hè, quẫy nước như con thòi lòi. Căn nhà trống vắng. Lu nước mưa trước hiên vẫn như xưa. Bóng nội nghiêng nghiêng ra tận cửa chờ tôi. Khuôn mặt nội đã già nua hơn ngày trước rất nhiều. Thấy tôi, Nội bỏ dở tô cơm nguội khô ran. Tội vội vàng chạy vô nhà, tháo ba lô và ngồi bên cạnh nội trên bộ ván ngựa đang có dấu hiệu long chân vì mối mọt. Nội bảo tôi đen và gầy hơn lần về phép trước, chắc người ta bắt ra rừng nhiều lắm phải không? Tôi xoa xoa vai nội bảo tôi vừa trải qua cơn sốt rét rừng vừa tràn qua đơn vị. Tôi lôi trong ba lô ra một hũ mật ong mà tự tay tôi lấy được trong rừng để nội pha nghệ chữa chứng đau bao tử kinh niên, tối nào cũng hành hạ thân già hao gầy của nội. Tôi nằm thiếp đi trên bộ ván, gối đầu lên ba lô. Nắng trưa miền trung oi nồng. Nội lấy quạt mo ra ngồi phe phẩy quạt cho tôi như những ngày tôi còn thơ ấu. Gió thổi phù những ngọn dừa lửa trơ gốc. Thỉnh thoảng, tôi cảm giác như nội đang xoa trên trán mình. Bàn tay nội thô ráp bởi những ngày đào giao thông hào thời thiếu nữ. Vầng trán của tôi cũng thô ráp và đượm mùi rừng. Tôi lặng yên như buổi chiều quê sắp trôi đến. Trong ánh nhìn lờ mờ của tôi, hoa chuối đã nở đỏ một khoảng sân nhà… Tôi co người, cơn ngái ngủ đã qua đi một cách khó nhọc. Những mệt mỏi trên chuyến tàu xa bắt đầu biểu hiện trên cơ đầu và cơ chân của tôi. Tôi duỗi thẳng người, ngáp dài và phát hiện mình vẫn còn mặc đồ lính mà nằm dài trước nhà. Bỗng tôi nghe tiếng lục đục
  4. ngoài bếp. Tôi vội chạy ra thì thấy nội đang ngồi chẻ củi. Đôi vai gầy của nội run lên theo từng nhát rựa, xót cả ruột gan. Nghe tiếng chân tôi, nội quay lại: - Dậy rồi hả Phát? Tao định chẻ củi nấu cơm, chiều nay ăn đỡ cá mặn nha. Mai tao gửi đi chợ mua đồ về nấu ngon cho ăn. Tôi chầm chậm đến đỡ lấy cán rựa, nội đứng lên xoa xoa lưng một cách mệt nhọc. - Đống củi đợt trước con bửa nậu (nội) đun hết rồi hả. Con bửa cao cả vách bếp mà. - Dạn nụi cha nó, chiều chiều tao ra hái tiêu là mấy đứa nhỏ qua ăn cắp. Bữa nào tao thấy tao đánh cho tét đít. Củi mày bửa cháy đã quá mà. - Thôi, để mai mốt con bửa cho đống khác. Nậu vào nghỉ đi con nấu cơm hâm cá cho. - Ò, cũng lo tắm rửa đi, bộ đồ lính trưa giờ chưa thay. Tao đi kiếm rau tiêu chút chấm cá mặn… Dáng nội khuất dần sau vườn chuối, đổ dài theo nắng chiều heo hắt. Mùi khói bếp đượm vào mắt tôi ran rát. Tôi quệt mồ hôi trên trán, thấy lòng ấm lạ. Mùi cá mặn nội kho không lẫn vào đâu được, hăng lên sống mũi như mùi của cố hương… *** Trăng đã lên. Tôi lùa gà vào chuồng, chốt chặt cửa. Tôi cởi trần, xách thùng ra giếng làng tắm rửa. Giờ này, cả làng đều đã đi ngủ sớm. Bóng trăng rọi thẳng xuống đáy giếng dát lên mặt nước một thứ màu bàng bạc vàng. Đáy gàu đụng nước hoai lên những âm thanh tịch mịch buồn. Làn nước mát trong thấm vào da thịt tôi, xoa dịu nỗi nhớ cồn cào khi đứng gác ở những cánh rừng biên giới. Cái lạnh bắt đầu rịn vào lưng. Tôi nghe tiếng thở nhẹ từ phía đằng sau, tôi nhận ra đó là Hường, người con gái lớn lên cùng tôi ở làng. Tôi giật nảy người, thả dây gàu buông một cách yếu ớt xuống đáy giếng. Tôi chỉ thở nhẹ, ngắc ngứ rồi im bật. Hình như Hường đang gội đầu. Hường vừa vuốt nước cho lọn tóc dài trước mắt, vừa ngước nhìn tôi. Ánh nhìn của Hường làm tôi bối rối. Một khoảng lặng dài. Tôi nghe tiếng gió vi vu gào thét từ trong bụi tàu bi cạnh giếng nước.
  5. - Anh… anh Phát! – Hường lên tiếng trước, hơi thở nặng nhọc của Hường cảm giác như lời mở đầu rất khó khăn. - Ò, Hường à, sao khuya lơ thế này còn ra giếng gội đầu…? Hường cười nhẹ: - Anh về lúc nào? - Lúc trưa… - Tôi tiếp tục múc nước xối ào ào lên người để tỉnh táo hơn. Sự nhạt nhòa giữa tôi và Hường dần tan biến. Hường càng rõ nét trước mắt tôi. Bờ vai Hường tròn. Nước thấm ướt phần áo trên và lưng áo của nàng. Những bắp thịt tôi khẽ run lên. Hường vẫn đẹp nhất làng hệt như câu nói ngày xưa tôi thường nói mỗi khi đám con gái làng tung tăng theo bọn con trai đi hái bồ quân trên quả đồi sau cánh đồng làng. Tôi xối qua loa vài ba gàu nước nữa, hỏi Hường có muốn tôi múc nước dùm không. Hường bảo không cần, rồi tôi quay vô nhà. Cảm giác Hường đang nhìn đăm đăm về phía bờ vai tôi. Không biết Hường đã có chồng hay chưa. Hình ảnh của Hường cứ chạy mãi trong thời niên thiếu của tôi. Tuổi thanh xuân của tôi gắn chặt với những cánh rừng biên giới, Hường cứ mờ dần theo những chuyến gác rừng đêm. Giờ đây, lại trôi về ồ ạt, ứ ngẹn trong hơi thở. Thỉnh thoảng trong những chuyến về phép, nội cũng bắt tôi lấy vợ, nội bảo có mối hết rồi chỉ cần tôi gật. Đời lính biên giới, tôi không muốn làm hao mòn thời xuân của đời con gái nào, con gái trong làng thì càng không nên. Tôi không muốn họ như má, chờ cha hao gầy tuổi xuân, để rồi nhận giấy báo tử trong một ngày mưa dầm miền trung khi nỗi buồn trở thành nỗi ám ảnh và vồ vập cuộc đời cơ cực của má. Nội kể, ngày tôi sinh ra, má tôi hay đạp xe ra nhà ga thị trấn đợi những chiến tàu về từ chiến trường. Tôi lặng yên cho thân phận của má rồi chợt bật lên một hình ảnh thân quen: Những người đàn bà đợi tàu ở nhà ga thị trấn…. Đêm trăng thứ hai. Bỗng dưng, tôi muốn đươc nhìn thấy Hường ngồi bên giếng. Và Hường cũng ra giếng gội đầu. Hường đã chịu nhờ tôi múc nước xối nhẹ lên mái tóc nàng. Mái tóc hăng hắc mùi thơm đặc trưng của thứ dầu gội rẻ tiền. Hường nói nhẹ như
  6. gió đêm, ước gì ngày nào anh Phát cũng ra đây múc nước cho em gội đầu. Tôi run lên như một cơn co giật bất tử… Đêm trăng thứ ba, chân tôi vô tình chạm phải vai Hường. Hường đưa tay lên khẽ chạm tay tôi. Đêm trăng thứ ba, chúng tôi đã ăn nằm với nhau. Nàng áp mặt vào bờ ngực nở nang đang khẽ run lên những nhịp buồn bã. Tôi vuốt mái tóc của nàng, xà bông bết đầy tay. Nước mắt Hường rỏ xuống người tôi. Tôi đỡ nàng dậy, múc nước xối lên mái tóc mượt đen của Hường. Trăng đang treo trên đỉnh trời… Tôi lại nhớ những đêm trăng treo ở cánh rừng biên giới Trước ngày đi, tôi bửa cho nội một đống củi, chất đấy hai bờ vách bếp để nội chụm dần trong mùa bấc. Làm lại cái cửa chuồng gà bị long đinh, sắp rớt ra từng mảnh nhỏ. Đi lại mấy dây trầu đang có dấu hiệu già úa để nội còn có thứ để nhai, đun mấy vỏ ốc biển cất đầy mấy bình vôi, để dưới chạn bếp. Tôi còn cuốc sạch cỏ bu quanh mấy bụi nghệ trước nhà, để nội đào trộn với mật ong tôi mang về, uống mỗi ngày. Nội bảo dạo này, cơn đau dữ hơn trước. Đêm trước ngày đi, tôi tự thú với nội, con đã ăn nằm với Hường. Nội lấy cây gậy đang chống quất vào người tôi rát rạt, sao ăn nằm với vợ người ta hả con, mang tiếng cả dòng họ con ơi!… Nghe nội nói, tôi ngồi tê dại một mình trong ánh sáng mờ nhòe nhoẹt của bóng đèn trái ớt nơi góc tường. Dường như tôi cũng nghe tiếng khóc từ phía bụi tàu bi. Dường như là Hường… Tôi vác ba lô đi từ sớm tinh mơ. Nội lại đứng trước cửa nhìn theo bước chân tôi. Mắt nội càng hỏm sâu. Sau gốc dừa, trong lờ mờ sương, tôi thấy bóng một người con gái thập thò. Chuyến trở về đơn vị, tôi mang theo nỗi buồn xa vắng, xâm chiếm dự cảm u uất về những ngày dài tiếp theo. Tôi không thể đào ngũ, cùng Hường trốn ở một nơi thật xa làng. Cái áo lính đã vận vào tôi như một cái mệnh. Thiếu nó, cuộc đời của tôi cũng không còn đáng sống. Tôi sẽ đi vào những ngã rẽ mung lung. Lý tưởng của tôi. Lý tưởng của dòng tộc. Không biết, vợ người ta có còn đợi tôi ở thềm giếng những ngày trăng? Những đêm ăn nằm với Hường lại rõ rệt trong khóe mắt tôi, khiến tôi tuôn trào mãi. Bước chân tôi nặng
  7. trịch. Tôi vẫn đi. Chuyến tàu hướng về phía biên giới đã rời sân ga cũ kĩ của thị trấn trong buổi sáng miền trung dày đặc nắng… *** Chuyến tàu dài từ miền Trung ra chậm dần và dừng lại ở nhà ga cũ, nơi tôi thấy người đàn bà đợi tàu và nhìn thẳng về hướng tôi với đôi mắt sâu đẫm buồn. Tôi bước xuống ga trong thời gian hạn hẹp mỗi khi tàu đỗ ga. Gió bỏng rát. Tôi nhìn về phía sân ga, nơi người đàn bà vẫn hay ngồi, nhưng người đàn bà không còn ngồi ở đó nữa, để lại một khoảng trống vô hình. Trong lòng tôi cũng có một khoảng trống vô hình. Bỗng nhiên, tôi muốn được nhìn thấy người đàn bà, ngồi hao gầy nơi góc sân ga cũ. Hình ảnh của người đàn bà xuất hiện, biến mất mờ ảo trước mắt tôi như một ảo ảnh. Tôi cất bước điên loạn nhưng cuối cùng sát mắt tôi vẫn là một khoảng trống ảm buồn. Tôi giả vờ bước vào hàng nước của nhà ga, gọi một ly nước lọc, vu vơ hỏi như một hành khách hiếu kì: - Thưa bà, tôi nhớ không lầm là có một người đàn bà hay ngồi ở kia – Tôi đẩy mắt mình về góc nhà ga, nơi người đàn bà vẫn ngồi đợi những chuyến tàu. Bà chủ hàng nước tỏ ra một người biết chuyện, bà phe phẩy cây quạt giấy đã rách tưa, đập đập vào hai đầu gối đang ngồi tréo mẩy. Giọng bà đều đều và u buồn: - Người đàn bà đợi tàu đấy à. Bà đợi người yêu từ chiến trường, trên những chuyến tàu qua nhà ga này, nơi bà đã tiễn ổng đi. Bà đợi từ thời con gái. Đứa con mà có với người đàn ông cũng đã có chồng rồi. Hình như, người lính đó đã hi sinh hay sống ở một nơi nào khác. Bệnh lao và sự quẫn trí đã không còn cho bà sức để đợi những tàu đêm. Lại một người đàn bà chờ những người đàn ông từ chiến trường. Lại một câu chuyện tình đẹp nhưng kết thúc trong đau buồn… Tôi lên tàu tiếp tục chuyến hành trình về biên giới làm nhiệm vụ. Những đêm gác ở cánh rừng biên giới sẽ làm lòng tôi bình thản. Tiếng chim muông, cây rừng vang vọng như những âm thanh hồn nhiên của cuộc sống. Mảnh rừng biên giới đã trở thành đức tin trong lòng. Thỉnh thoảng, giữa những cơn trở mình trong đêm, tôi váng vất suy nghĩ về làng, về nội, về Hường. Người tôi run lên những cơn đau nhức nhối. Gió rừng thổi phù vào khu
  8. nhà tập thể đơn vị. Tôi bước ra ngoài hành lang, hút vài điều thuốc còn lại trong bao. Cánh rừng phía trước mịt mờ. Gò má tôi nóng hổi. Không biết, Hường có ngồi đợi tôi về trên những chuyến tàu về miền trung? Mà Hường đã là vợ người ta, đợi tôi về có nghĩa gì?... Những ý nghĩ mịt mờ dần trong đêm. *** Mấy mùa trăng qua đi, có người con gái mang theo đứa con trong bụng, rời khỏi làng, đón chuyến tàu về phía biên giới một cách vô định… Chẳng còn người đàn bà nào đợi tàu có góc sân ga…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2