intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người giữ Thanh Bình Từ Đường Ở Huế

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

101
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người giữ Thanh Bình Từ Đường Ở Huế có một di tích gắn liền với lịch sử sân khấu Tuồng đó là Thanh Bình Từ Đường. Được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 5, tức năm 1825, Thanh Bình Từ Đường làm nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu Tuồng Huế và khu vực miền Trung. Năm 1992, Di tích này đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người giữ Thanh Bình Từ Đường Ở Huế

  1. Người giữ Thanh Bình Từ Đường Ở Huế có một di tích gắn liền với lịch sử sân khấu Tuồng đó là Thanh Bình Từ Đường. Được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 5, tức năm 1825, Thanh Bình Từ Đường làm nơi thờ cúng các thánh thần được suy tôn là Thánh Sư, Tiên Sư, Tổ Sư và những người có công trạng đối với nghệ thuật sân khấu Tuồng Huế và khu vực miền Trung. Năm 1992, Di tích này đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia... Không gian thờ cúng trang trọng bên trong Thanh Bình Từ Đường. Điều đặc biệt là trong hơn 60 năm qua, có một người đã gắn bó, giữ gìn cho di tích này để nó tồn tại còn khá nguyên trạng như hôm nay; người đó là ông Trần Ngọc Lợi. Ông Lợi bắt đầu sống ở bên cạnh Thanh Bình Từ Đường từ năm 1954 trong căn nhà của người anh là một nghệ nhân của ngành hát Tuồng là ông Phạm Kỳ- Trưởng nhạc đoàn Thanh Bình để lại cho ông. Tuy không hề dính dáng gì đến nghề hát xướng nhưng ông Lợi lại là nhân chứng sống cho những thăng trầm của xóm hát Thanh Bình và đặc biệt là ngôi từ đường tổ của sân khấu Huế và cả sân khấu Việt Nam. Tuy đã vào tuổi 83 nhưng trí nhớ của ông Lợi vẫn còn rất tốt. Theo lời của ông thì ông Tổ được thờ ở vị trí trang trọng nhất trong Thanh Bình Từ Đường là Càn Cương Hầu mà có giả thiết cho đó là cụ Đào Duy Từ và một giả thiết khác cho rằng Càn Cương Hầu là một nghệ nhân người Trung Hoa rất được vua Minh Mạng trọng dụng, ông này là người mà các nghệ nhân ở Huế tôn là vị thầy dạy cho các điệu hát bắc hay còn gọi là điệu hát khách...Cũng theo lời thuyết minh của ông Lợi, ở đây có đến 15 hương án, mỗi hương án đều mang ý nghĩa thiêng liêng riêng; trong đó có hương án tờ 27 vị Thầy của các ngành nghệ thuật từ Tuồng, Chèo đến Cải lương... đặc biệt trong 27 vị Thầy thì có 5 vị là phụ nữ...Không chỉ thờ ông tổ và các vị thầy của các ngành nghệ thuật, Thanh Bình Từ Đường còn có các bàn thờ chư tiên, Thái thượng, tề thiên đại thánh, Thiên
  2. tiên, Địa tiên, thờ các nghệ nhân quá cố và đặc biệt là gian thờ 12 vị tổ của 12 ngành nghề phổ biến trong đời sống lao động và văn hóa của người Việt như nghề thợ Rèn, thợ May, thợ Mộc, thợ Nề, thợ Vàng... Có thể khẳng định Thanh Bình Từ Đường là ngôi nhà thờ cổ nhất và lớn nhất của nghệ thuật sân khấu Việt Nam với gần 200 năm tồn tại. Với ông Trần Ngọc Lợi, gần một đời người gắn bó, bảo vệ và nâng niu những giá trị văn hóa mà đối với ông là rất thiêng liêng lại vô cùng gần gũi chính là niềm hạnh phúc lớn của cuộc đời ông. Ông Lợi kể rằng: “Hàng năm vào 2 ngày Rằm tháng Ba và tháng Bảy âm lịch tui vẫn lo đủ bông ba hoa quả để nhớ về các bậc tiền nhân của sân khấu Việt Nam và thay áo quần mới cho tượng mấy Thầy. Có lẽ nhờ cúng cấp đàng hoàng như rứa nên ngôi từ đường này vẫn còn khá nguyên vẹn như ri!”... Mong ước của ông là Thanh Bình Từ Đường lại được như xưa là nơi các nghệ sĩ trở về thắp ba nén nhang để nhớ về tiên tổ. Câu chuyện về ông Trần Ngọc Lợi, một người dân bình thường đã dành hết công sức để bảo vệ một di tích mà không cần đòi hỏi bất cứ thù lao gì chính là một điển hình cho vấn đề xã hội hóa trong bảo vệ các di tích ở TTHuế hiện nay... Phi Tân (TRT)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1