intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người lãnh đạo khiêm nhường

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

130
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong vai trò lãnh đạo, người nào biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình chắc chắn sẽ hiệu quả hơn người "mù tịt" về nó. Anh ta đang trên con đường đi đến sự khiêm nhường - thái độ cởi mở với cuộc đời mà có thể giúp người ta nhận ra sai lầm, thất bại hoặc những khiếm khuyết cá nhân". Đó là câu nói của John Adair - một chuyên gia hàng đầu thế giới về lãnh đạo và phát triển lãnh đạo.......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người lãnh đạo khiêm nhường

  1. Người lãnh đạo khiêm nhường "Trong vai trò lãnh đạo, người nào biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình chắc chắn sẽ hiệu quả hơn người "mù tịt" về nó. Anh ta đang trên con đường đi đến sự khiêm nhường - thái độ cởi mở với cuộc đời mà có thể giúp người ta nhận ra sai lầm, thất bại hoặc những khiếm khuyết cá nhân". Đó là câu nói của John Adair - một chuyên gia hàng đầu thế giới về lãnh đạo và phát triển lãnh đạo. Có hai ý trong câu nói trên, một là lợi ích của việc hiểu và chấp nhận những điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong vai trò lãnh đạo. Hai là những lợi ích của sự khiêm nhường. Một số người bị bao bọc trong quan điểm: lãnh đạo là biết tất cả mọi thứ. Do vậy họ thất bại trong việc học tập và tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của chính mình. Họ sa vào cái bẫy của việc cố gắng dẫn dắt một tổ chức trong một thế giới mở mà họ không cởi mở. Họ ra quyết định dựa trên những kiến thức, sự ngạo mạn và những thói thói quen cũ. Họ lún sâu vào những vết xe đổ, lặp lại sai lầm cũ và đánh mất những cơ hội quan trọng. Hiểu điểm mạnh, điểm yếu sẽ tạo ra một cơ hội lớn để phát triển một cá nhân cũng như một nhà lãnh đạo. Nếu lãnh đạo ngừng phát triển thì tổ chức cũng ngừhg phát triển. Tổ chức mà có những nhà lãnh đạo hiểu biết một cách cởi mở và phát triển điểm mạnh và điểm yếu sẽ tạo ra một môi trường mà những người khác cũng làm như vậy. Khi nhà lãnh đạo phát triển, nhân viên sẽ phát triển, và khi nhân viên phát triển, tổ chức sẽ phát triển. Khi bạn tập trung vào việc phát triển cá nhân, hãy đảm bảo rằng bạn chia sẻ sự phát triển này với những người xung quanh bạn. Sẽ chẳng có hại gì nếu để nhân viên biết quan điểm cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Trên thực tế, hãy hỏi những người khác xem họ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bạn thế nào. Nếu có cơ hội, hãy xem vào những phản hồi 360 độ bạn nhận được từ người quản lý, từ những báo cáo viên trực tiếp, từ những người cộng sự... Những thông tin này có thể soi rọi cho bạn và trở thành nền tảng vững chắc cho kế hoạch phát triển cá nhân của bạn. Bạn sẽ liên hệ chặt chẽ với người quản lý của bạn, với những cộng sự và những báo cáo viên... Bạn sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái về việc khám phá cơ hội phát triển của riêng họ. Khi họ thấy bạn tiến bộ, họ có thể bắt đầu mường tượng về sự tiến bộ của chính họ. Những người lãnh đạo của tổ chức thiết lập một tiếng nói cho sự phát triển cá nhân. Hãy làm cho tổ chức của bạn là một tổ chức học tập bằng việc tạo ra một môi trường phát triển thân thiện. Khiêm nhường là một trong nhiều đặc điểm lãnh đạo mà chúng ta không thường thấy. Khiêm nhường thường bị xem là điểm yếu, trên thực tế nó là một thứ tài sản vô giá. Một nhà lãnh đạo khiêm nhường hiếm khi để quyền lực che mất phán đoán của họ. Nhà lãnh đạo nhận ra mình không phải là người hoàn hảo sẽ tạo ra một môi trường mà những người quanh họ cảm thấy thoải mái hơn khi mắc phải sai lầm và nắm bắt những cơ hội khác. Khi ai đó bắt đầu giải thích điều gì đó bạn nghĩ bạn đã biết, bạn có xu hướng phản ứng thế nào? Bạn có cắt ngang để thể hiện bạn đã biết những điều mà họ định nói không. Nếu lần khác, trong trường hợp tương tự, hãy thử một cách khác. Hãy nghe và để họ giải thích xong. Để họ chứng tỏ bằng nhiều chi tiết hơn. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên và phát hiện ra thêm những điều bạn chưa biết. Bạn có thể có thêm nhiều kiến thức hơn thay vì cắt ngang họ và đánh thức cái tôi của bạn.
  2. Nhà lãnh đạo khiêm nhường chắc chắn rằng họ không biết tất cả các câu trả lời và để người khác giải thích cho họ. Họ tìm kiếm cơ hội học tập những cái mới và họ tận dụng mọi cơ hội để khiến cho người khác cảm thấy họ có giá trị. Nhà lãnh đạo khiêm nhường biết thế giới xung quanh thây đổii nhanh hơn họ có thể nắm bắt và thế giới đầy những cơ hội học tập những điều mới lạ hoặc củng cố những kiến thức họ có. Tất nhiên, những điều này không bảo rằng chúng ta phải hành động một cách ngu ngốc để trở nên khiêm nhường. Chẳng có gì hại nếu ai đó biết rằng bạn là người có kiến thức, nhưng phải làm sao để không khiến họ cảm thấy họ kém cỏi hơn bạn quá nhiều. Chia sẻ sự thông minh của bạn rất quan trọng, nhưng phải theo cách "nâng người khác lên". Làm như thế nào? Rất đơn giản, đưa sự thông minh của bạn vào câu chuyện mà không để nó chi phối buổi nói chuyện. Hãy hỏi nhiều câu hỏi khi họ đưa ra câu trả lời, công nhận họ trước, sau đó thêm những lời bình luận cùng những kiến thức và sự hướng dẫn của bạn. Hành động một cách khiêm nhường, bạn sẽ làm cho những người khác cảm thấy họ quan trọng và có giá trị. Tập trung vào sự khiêm nhường bạn sẽ thấy rằng, khiêm nhường sẽ làm giảm bớt cho bạn một gánh nặng. Bởi vì, sẽ mất rất nhiều công để giả vờ là cái gì mình cũng biết, nhưng sẽ thoải mái hơn nhiều nếu trước mọi người, bạn là người khiêm nhường. Nguyệt Ánh Theo Art of leadership
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2