intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người lớn hãy là tấm gương tốt cho con trẻ

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

109
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi thường nghe các em than: “Học hoài, chán quá, không được chơi gì hết”. Nhìn các em học sinh mà thấy tội. Sáng học chính khóa, chiều học tăng tiết, tối học thêm ở nhà thầy cô giáo, khuya ôn bài. Nhiều em mệt quá, về nhà lăn ra ngủ. Vào lớp không thuộc bài, không làm kịp bài, bị điểm kém, bố mẹ lại đôn đáo tìm chỗ học thêm. Hãy cho con thiên đường tuổi thơ Nhiều em có trạng thái “bão hòa”, không còn có thể nạp thêm kiến thức nữa, dẫn đến việc học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người lớn hãy là tấm gương tốt cho con trẻ

  1. Người lớn hãy là tấm gương tốt cho con trẻ Tôi thường nghe các em than: “Học hoài, chán quá, không được chơi gì hết”. Nhìn các em học sinh mà thấy tội. Sáng học chính khóa, chiều học tăng tiết, tối học thêm ở nhà thầy cô giáo, khuya ôn bài. Nhiều em mệt quá, về nhà lăn ra ngủ. Vào lớp không thuộc bài, không làm kịp bài, bị điểm kém, bố mẹ lại đôn đáo tìm chỗ học thêm. Hãy cho con thiên đường tuổi thơ Nhiều em có trạng thái “bão hòa”, không còn có thể nạp thêm kiến thức nữa, dẫn đến việc học sa sút. Một cái máy
  2. làm việc hết công suất và liên tục chắc chắn dễ bị hư hỏng, huống chi đầu óc non nớt của những con người nhỏ bé. Chỉ có học, không vui chơi giải trí, làm sao các em chịu nổi? Các bậc cha mẹ cũng nên tạo điều kiện để các em phát huy năng khiếu của mình ngoài giờ học. Đừng bắt các em chúi mũi vào toán hay Anh văn khi các em thích đọc sách, viết văn... Hãy nghĩ những gì các em thực sự ưa thích là nhân tố phát triển cuộc sống nội tâm và tinh thần của các em. Đồng thời hướng dẫn các em cách cảm thụ âm nhạc, văn học, điện ảnh... Không nên ngăn cấm hay áp đặt các em phải nghe hoặc xem hay đọc một loại nhạc, một thể loại phim, một quyển sách mà em không thích. Nhiều bố mẹ nghĩ thương con là giành hết việc nhà và chăm chút con từ miếng ăn đến tập vở mà quên đi việc rèn cho con tính tự lập khi còn nhỏ. N., con một cán bộ cao cấp, dù đã học cuối THCS, buổi sáng vẫn có người giúp em đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, sắp xếp tập vở. Có lần tôi giận dữ vì em không mang tập sách trong giờ Anh văn, em trả lời tỉnh bơ: “Đổi thời khóa biểu, cô gia sư không biết...”. Em không hề ý thức việc học và cuộc sống là của chính mình.
  3. Người lớn phải là những tấm gương tốt Ông R. thường bênh con, mỗi khi có xích mích với hàng xóm, ông đều kéo con cái ra chửi hùa, thậm chí: “Chém chết nó đi, tao ở tù cho”. Và một ngày nọ, chính các con ông đã cầm dao chém nhau chỉ vì những mâu thuẫn cỏn con trong gia đình. Có những ông bố, bà mẹ lại không quan trọng việc giữ lời hứa với con, và vô tình “dạy” cho con học cách nói dối. Ví dụ: “Nói với chú Sáu, ba không có nhà”, nhưng thực ra, người cha đang ở trên lầu. Đừng kể những việc “đối đầu” trong cơ quan cho các con nghe. Hãy biến những thất bại, những đổ vỡ... trong cuộc sống thật của cha mẹ thành những bài học lý thú, sống động cho các em. Nhà trường giáo dục các em tuân thủ luật giao thông nhưng chính bố mẹ vượt đèn đỏ, băng ngang, quẹo tắt... vô tình tạo thói quen vô kỷ luật cho các em. Gần đây, những hành vi phi giáo dục của giáo viên đối với học sinh xảy ra liên tục. Tại Trường THCS L. (quận 3 - TPHCM) có cô giáo dạy toán luôn mày tao, thậm chí dùng những lời tổn thương đến học sinh khiến hằng năm có vài học sinh vì cô mà nghỉ học. Trường THCS T. (quận 1 -
  4. TPHCM), hễ học sinh nào lỡ khát nước, uống nước trong lớp sẽ bị thầy bắt ngậm phấn hoặc xuống phòng vệ sinh hứng một chai nước máy uống trước lớp cho thầy xem. Rồi chuyện thầy “dê” nữ sinh, đổi tình, lấy điểm... diễn ra khiến dư luận nhức nhối. Mới đây, một bé gái lớp 4, trường tiểu học thuộc phường 6, quận 8 ngồi ghế bị té. Thay vì xuýt xoa, dỗ dành hỏi bé có đau không, cô giáo lại mắng tại bé ngồi ẹo qua ẹo lại, làm điệu nên “gãy ghế”, bé bị “điều về phòng ban giám hiệu” và phải đền tiền chiếc ghế. Về nhà bé khóc và không muốn đi học. Hồi nhỏ, khi đọc tích xưa, con hầu của Mạnh Tử dâng trà, lỡ làm bể chén quý, thay vì la mắng, tiếc của, ông lại hỏi: “Tay con có sao không?”. Vị trí người học trò hơn nhiều vị trí con hầu ngày xưa, thế mà thầy Mạnh Tử chỉ sợ con hầu phỏng tay. Ngày nay, một học sinh mới học lớp 4, bị té, thế mà những người được học sinh gọi là thầy cô chỉ tiếc cái ghế mà không đếm xỉa gì đến việc em có bị đau hay không... Những tổn thương mà thầy cô gây ra cho các em ai bù đắp nổi?
  5. Đã đến lúc ngành giáo dục nên kiểm tra lại thái độ, tư cách và lương tâm sư phạm của từng giáo viên. Không là người thầy có nhân cách làm sao giáo dục, đào tạo những thế hệ học sinh có nhân cách được? Thêm vào đó, chương trình giáo dục lại quá nặng hình thức, đào tạo học sinh thành những nhà bác học hơn là một con người có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Vì thế, vào đêm giao thừa Tết Đinh Hợi người ta không ngạc nhiên khi thấy tại TPHCM, nơi có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp cao của cả nước, hàng trăm thanh niên ùa ra đường cướp hoa của người bán muộn, cướp những con heo trang trí ngay trong lễ hội đường phố! Thật ái ngại trước hàng chục máy chụp hình của người nước ngoài...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2