intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Người trong mộng

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi lượn qua lượn lại mấy gian hàng gỗ mỹ nghệ đã mấy vòng, săm soi ngắm nghía rồi không mua. Chắc mấy cô bán hàng bắt đầu bực bội, chẳng qua tôi muốn tìm một món quà cho cô cháu ở bên kia đại dương sắp lấy chồng mà chưa có món nào ưng ý. Nếu ở đây tôi chỉ cần cho tiền hoặc vàng là xong, nhưng nó ở bên ấy, đâu cần những thứ đó. Không thể không tặng quà, đó là đứa cháu mà tôi yêu quý. Trước khi đi Mỹ, nó ở với tôi nửa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Người trong mộng

  1. Người trong mộng TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THUÝ ÁI Tôi lượn qua lượn lại mấy gian hàng gỗ mỹ nghệ đã mấy vòng, săm soi ngắm nghía rồi không mua. Chắc mấy cô bán hàng bắt đầu bực bội, chẳng qua tôi muốn tìm một món quà cho cô cháu ở bên kia đại dương sắp lấy chồng mà chưa có món nào ưng ý. Nếu ở đây tôi chỉ cần cho tiền hoặc vàng là xong, nhưng nó ở bên ấy, đâu cần những thứ đó. Không thể không tặng quà, đó là đứa cháu mà tôi yêu quý. Trước khi đi Mỹ, nó ở với tôi nửa năm trời, vả lại khi gia đình tôi còn khó khăn, ba mẹ nó cũng từng “viện trợ không hoàn lại” cho vợ chồng tôi những khoản tiền khá lớn. Bây giờ đám cưới đứa con đầu lòng của họ, đã gửi thiệp báo tin, chẳng lẽ tôi làm lơ. Món quà cưới nhiều khi là món nợ lưu niên, nhỏ nhất là nợ miệng rồi nợ tình nợ nghĩa, có khi là món hối lộ được hợp thức hoá. Dù sao tôi cũng quyết tâm tìm được món quà trong sáng nay, công việc ngập đầu, thời gian bỏ ra đi tìm món quà ưng ý có khi còn đáng giá hơn tiền mua quà. Tôi muốn một món quà phải mang bản sắc Việt Nam, có giá trị về thẩm mỹ, bền, và bản thân nó là một lời chúc. Đi mãi rồi tôi cũng tìm được một bức tượng nhỏ rất tinh xảo bằng gỗ mun sọc, tạc một đôi trai gái âu yếm nhau ôm nhau, say đắm và thanh thóat. Nó gần đúng với những gì tôi tưởng tượng. Hớn hở cầm món quà ra khỏi tiệm như vừa được ai đó tặng hơn là mua tặng. Ngày cuối tuần đường phố khu trung tâm càng đông đúc, tôi cố chen đi nhanh ra bãi xe, chợt thấy phía trước có một thiếu phụ vừa băng qua đường có vẻ mặt rất quen. Không cần đắn đo, một điều gì tự nhiên thôi thúc tôi đi nhanh về phía người phụ nữ và cố ý chạm vào chị ta. Ngay lập tức người phụ nữ quay lại và hét lên. Mọi người đều quay lại nhìn chúng tôi, với ánh mắt mà tôi hiểu là họ tưởng người phụ nữ ấy đang bị cướp mất cái gì đó, như ví
  2. tiền hay dây chuyền chẳng hạn. Nhưng họ thất vọng vì thấy tôi và người thiếu phụ ấy ôm lấy nhau mừng rỡ. - Chớ! - Trời, Ái! Dễ gần đến hai mươi năm rồi mới gặp nhau. Vì đi giữa đám đông ồn ào, vì không biết bắt đầu thế nào cho xứng đáng với thời gian xa cách. Tôi muốn đưa Chớ về nhà thăm cho biết để chuyện trò cho thỏa nhưng Chớ đang vội phải về nhà ngay trưa nay, nhà Chớ cách thành phố khoảng hơn hai trăm cây số. Tôi vội vàng cho bạn số nhà, số điện thoại. Ngay tối hôm đó Chớ gọi cho tôi, để hỏi, nói những điều mà hồi trưa chưa kịp, những câu tâm tình dồn nén hai mươi năm của một đôi bạn gái. Những câu hỏi. tới tấp như bão suốt cả tiếng đồng hồ. Cuối cùng, Chớ hỏi một câu, mà tôi hiểu, tất cả những vui mừng nao nức của cuộc gặp gỡ này, bao nhiêu câu hỏi nãy giờ chỉ là lớp vỏ, bây giờ Chớ mới bóc đến lớp nhân: - Ái ở thành phố có khi nào gặp anh Mười không? - Không… nhưng biết ảnh đang ở đây. - Ở đâu? - Mình có số điện thoại nhưng chưa có dịp gọi cho anh ấy … - Mình cứ tưởng anh ấy không còn ở đây … - Chớ muốn gọi không? - Có nên gọi không? - Tuỳ Chớ, muốn thì mình cho số, gặp liền hà… Giọng Chớ hoảng hốt: - Ấy khoan đã… Hôm nào mình sẽ lên thăm Ái. Chớ là bạn học của tôi từ hồi tiểu học lên đến trung học. Chớ càng lớn càng đẹp, dáng người tròn trịa, cân đối, mái tóc xanh tốt làm nền cho khuôn mặt trái xoan trắng ngần, đôi mắt to đen hiền hậu…. Hồi đó mỗi lần muốn nghĩ ra khuôn mặt cô Tấm thế nào thì tôi phải mượn đỡ vẻ mặt của Chớ làm cơ sở cho sự tưởng tượng của mình. Chớ viết chữ rất đẹp nên bao giờ cũng được bầu làm thư ký của lớp. Tính tình của Chớ thuỳ mị, điềm đạm
  3. khi ở tuổi mười bốn, mười lăm chứ không nhí nhố như tôi, giòn cười, tươi khóc… Tóm tại, ở Chớ mọi thứ đều đẹp, chỉ có một cái không đẹp, đó là cái tên. Lê Thị Chớ. Chớ rất ghét cái tên của mình. Vào trung học tập tành làm thơ, Chớ lấy bút hiệu Thuỳ Uyên, còn tôi viết văn đăng báo Tuổi Ngọc hay báo xuân của trường luôn giữ đúng tên mình, chỉ bỏ đi một chữ “Thị” vì cho rằng tên lót đồng loạt ấy có hơi hướng xem thường phái nữ, thị phải chăng là thị tì? Tôi tự “giải phóng” cho mình trước sự áp đặt đầy tính miệt thị ấy. Những người con trai theo đuổi Chớ cũng thích gọi tên Chớ bằng Thuỳ Uyên, chắc họ cũng cảm nhận rằng một người con gái đẹp phải mang một cái tên không đẹp thật là oan uổng và đôi khi ngược lại. Dù có nhiều người theo đuổi từ lúc tuổi trăng chưa tròn nhưng là cô gái đoan trang nên không bao giờ Chớ bồ bịch lung tung. Nhưng đến năm lớp mười Chớ không cưỡng lại được tình yêu chân thành của một người con trai cùng xóm với Chớ, với tôi. Anh thương Chớ khi mới dọn về đây ở, vì Chớ xinh đẹp, chăm ngoan, vì Chớ vất vả làm chị cả một đàn em mà mẹ thì ốm yếu quanh năm. Anh Mười là con út trong một gia đình đông đúc dưới tài lãnh đạo của một bà mẹ goá cứng cỏi, đảm đang. Anh học giỏi, cả nhà quyết tâm dồn sức cho anh học cao. Anh Mười có thể gọi là đẹp trai nhưng tính chân chất – vì người ta hay nghĩ người đẹp trai hay đểu cáng. Nhà anh ở đối diện nhà tôi – trong một khu nhà lụp xụp của những người dân tản cư, chạy trốn bom đạn từ các huyện về thị xã Quảng Ngãi và để tiện cho việc học hành của con em. Ban đầu đến ở đây tôi chỉ là một con bé học tiểu học nên anh Mười xem tôi như em và khi lớn lên thông qua tôi anh tìm cách bày tỏ tình yêu với Chớ. Cho đến khi anh vào đại học Bách Khoa, mỗi lần về anh đều mua quà cho Chớ và tôi, bạn anh cũng có người phát tín hiệu cho tôi nhưng tôi không nhận. Tôi theo đuổi văn chương nhưng không lãng mạn như mọi người tưởng vì cho rằng những mối tình học trò không đi đến đâu. Vả lại tôi thấy tiếc nếu ban đi trái tim mình sớm quá. Nhưng với hai người ấy, tôi mơ mộng một ngày kia Chớ và anh Mười thành vợ chồng, mỗi khi tôi đến chơi, Chớ sẽ cùng đàn con ríu rít của họ chạy ra mừng… Nhưng đến năm cả hai đứa học đến lớp mười hai, mẹ Chớ bệnh nặng. Chớ phải nghỉ học, gia đình sa sút, ba Chớ trong cảnh gia bần trí đoản lúng túng như gà mắc tóc… Chuyện cứ gần giống như gia đình nàng Kiều, người đẹp thì phải gặp nghịch cảnh. Mẹ anh Mười
  4. bắt đầu thay đổi mối quan hệ tốt đẹp vốn dành cho Chớ. Nhất là khi anh Mười ra trường, là một kỹ sư công chánh tương lai đầy hứa hẹn mà không ít gia đình khá giả, có con gái tìm cách đến làm thân với bà. Đầu tiên bà chê Chớ học hành không đến nơi đến chốn, không có nghề nghiệp, sau đó là chê Chớ có đôi mắt buồn quá, cuộc đời sau này sẽ khổ, khổ lây đến con bà. Câu bà nói làm tôi giật mình. Vì có lần hai đứa rủ nhau đi xem bói, vừa thấy Chớ, bà thầy bói vội phán một câu: - Cô này có đôi mắt xấu quá! Chớ tái mặt còn tôi tức anh ách. Một trong những vẻ đẹp nổi bật của Chớ chính là nhờ đôi mắt, đôi mắt to, tròn hai mí vành vạch, trong trẻo, lúc nào cũng có vẻ hỏi han nhưng đặc biệt là rất buồn. Một nỗi sầu thăm thẳm không rõ duyên cớ ở cô gái mười sáu tuổi. Nó không thể là nỗi buồn của quá khứ, cũng không thể vì hiện tại, nhà Chớ tuy có lúc khó khăn nhưng không thể gọi là nghèo, gia đình Chớ sông rất hoà thuận, êm ấm. Chớ được thầy cô, bạn bè quý mến. Vậy thì nỗi buồn chỉ có ở tương lai, khi người con gái tiên cảm được số phận long đong của mình ở phía trước. Sau đó bà thầy bói mới giải thích cho hai đứa là về mặt thẩm mỹ thì đôi mắt Chớ rất đẹp, còn về mặt tướng số thì đôi mắt ấy rất xấu… Tất cả những gì bị vùi lấp bởi thời gian bỗng hiện lên mồn một khi Chớ đến thăm tôi. Ông xã tôi ra ngoài ngủ với con nhường phòng cho hai đứa. Chúng tôi thì thầm suốt đêm. Học hành dở dang, mối tình đầu không thành. Chớ theo gia đình vào một vùng kinh tế mới, Chớ lấy chồng là chủ nhiệm là hợp tác xã, bây giờ họ làm chủ một trang trại bậc trung, có hai đứa con trai và một đứa con gái, tất cả rất ngoan và học giỏi. Tôi thấy Chớ hạnh phúc quá, đâu có ứng gì với lời bà thầy bói ngày xưa, với đôi mắt bây giờ vẫn cứ mang mang sầu. Chớ bảo, mọi việc đều ổn, thế nhưng trong Chớ không bao giờ yên. Mối tình không thành ấy luôn ray rức trong lòng Chớ. Càng lớn tuổi càng hay nhớ đến. Một mối tình rất đẹp bị người lớn ngăn cản, mình vì tự ái, anh ấy lại không biết đấu tranh để bảo vệ tình yêu của mình. Thật ra lúc đó bà già cũng đâu có gay gắt lắm với hai đứa. Không hiểu sao nó không thành. Thỉnh thoảng Chớ lại nằm mơ thấy Anh Mười, hai đứa vẫn như ngày đó, thật trẻ trung, đẹp đẽ, trong sáng và chan chứa tình. Nhiều lúc thức dậy mà nước mắt đầm đìa, đôi khi muốn ngủ lại để nối tiếp giấc mơ.
  5. Tôi bỗng bật dậy hỏi Chớ một câu mà chắc hồi đó có thân đến mấy cũng không dám hỏi: - Hồi đó hai người đã … hôn nhau chưa? Trong bóng tối nhưng tôi có cảm giác Chớ đang đỏ mặt. - Chưa …. Tôi bảo Chớ ngủ đi nhưng biết cô không ngủ được, tôi cũng vậy, nằm suy nghĩ miên man. Chưa một nụ hôn thế mà vẫn ray rức bao nhiêu năm, hồn mộng vẫn tìm nhau. Mối tình đầu luôn có vị trí đặc biệt trong lòng người, dù đôi khi nó quá đổi mơ hồ, thoảng nhạt. Tại sao? Có phải vì nó quá tinh khiết, lại được lớp sương khói thời gian che phủ trở nên huyền hoặc, thơ mộng hơn. Hay không được đền đáp trọn vẹn, vì hờn tủi, có khi bỏ đói khiến người ta cứ phải mơ tưởng và đó là cái cớ cho nó sống dai nhánh. Tôi biết Chớ nôn nóng gặp anh Mười, yêu đương luôn là một khát vọng khó dập tắt ở con người, Chớ bảo chỉ cần gặp anh ấy một lần thôi là đủ. Tốt nhất là nên gặp ở nhà tôi. Sáng hôm sau tôi quyết định gọi cho anh, đây là số điện thoại di động mà một người bạn của tôi làm cùng ngành với anh cho, trong một lần trò chuyện hỏi thăm, người ấy biết vì anh là giám đốc một công ty kinh doanh nhà. Tôi ghi vào sổ để đó cả năm không gọi. Làm ngành ấy chắc anh rất giàu. Làm bạn với người giàu cũng ngại thật, rồi chồng tôi, vợ anh sẽ nghĩ sao thấy cạnh bạn đời của họ lù lù xuất hiện một người bạn cũ khác phái, có chung nhiều kỷ niệm... Dù trong lòng tôi còn một chút biết ơn vì ngày xưa thỉnh thoảng anh kèm cho tôi môn toán. Có kẹo anh vẫn cho tôi, như một người em gái nhỏ. Thôi cẩn tắc vô ưu, thế là không gọi. Khi chưa lập gia đình tôi cũng có một vài người bạn khác phái, thuần tuý chỉ là bạn, như cũng như mấy đứa bạn gái tôi kể, hình như ít ông chồng nào chịu tin vào những tình cảm như vậy, nên tôi xa dần những người bạn nam ấy. Mỗi lần về thăm quê tôi thường nao nức, có lẽ vì thế mà chồng tôi nghĩ rằng chắc tôi còn có một “cố nhân” ở chốn cố hương. Tôi đã phải thề thốt “ Em chẳng nợ tình, nợ tiền gì ở quê, đó cũng là điều em rất hãnh diện” Với anh Mười tôi cũng định không gặp, thôi “Thà mất lòng anh được bụng chồng” thân với bạn gái cho an toàn. Nhưng lần này vì Chớ tôi sẽ gọi, Chớ không đủ bình tĩnh làm việc ấy. - Alô, xin lỗi có phải anh Mười đó không... Ái đây!.
  6. Có lẽ anh hơi bỡ ngỡ một lúc để truy cập vào cái “bộ nhớ” có lẽ là đã quá tải rồi mới nhận ra được tôi. Giọng anh có vẻ mừng rỡ, cũng như Chớ, hỏi thăm tấp tới. Tôi vội khai báo để anh yên tâm tôi không có ý định nhờ vả gì. Thời buổi này mọi mối quan hệ đều trở nên dè dặt hơn, gặp bạn cũ cũng xem người ta có nhu cầu bạn bè không vì giàu lên nhanh mà đời sống tinh thần không đuổi kịp khiến người ta dễ mất thăng bằng, nguyên nhân của nhiều thứ tai ương. Câu chuyện có vẻ dài dòng. Chớ ra hiệu cho tôi là đừng cho anh Mười biết Chớ đang bên cạnh. Giọng anh sôi nổi hẳn, khi nắm được những thông tin về Chớ anh bày tỏ lòng mong muốn được gặp và anh nhờ tôi giúp anh việc ấy. Cúp máy tôi mệt nhoài vì căng thẳng, anh bảo chiều nay hết giờ làm việc sẽ đến thẳng đây thăm gia đình tôi. Chớ chăm chăm nhìn vào mặt tôi như có vẻ không tin đó là sự thật. Suốt buổi trưa hôm ấy không nghỉ trưa được, hai đứa lại căng mắt tỉ tê, và tôi thấy Chớ xôn xao như một cô bé. Chiều đợi chồng tôi đi làm, thường anh đi làm từ buổi chiều tới chín giờ tối mới về, hai đứa có khối giờ vàng ngọc. Chớ thay quần áo trang điểm đi ra đi vào, rồi băn khoăn không biết có nên gặp không. Tôi bảo tuỳ nếu không muốn gặp thì cứ ở trong phòng nhìn lén anh ấy thôi. Nhưng tôi khuyên Chớ nên gặp. Có tiếng chuông, tôi ra mở cửa, biết anh sẽ thay đổi, cũng như tôi và Chớ thôi, nhưng sao tôi cũng ngỡ ngàng khi trước mặt tôi là một người đàn ông khá mệt mỏi vì tuổi tác. Vì trọng lượng cơ thể và vì nhiều thứ khác. Mấy đứa con tôi lên chào anh rồi đi chỗ khác chơi, chồng đi vắng nên tôi chỉ cho anh tấm hình lớn của chồng tôi treo trên tường. Hỏi thăm về gia đình tôi một hồi, tôi hỏi lại anh. Anh kể có hai con, vợ ở nhà nội trợ. Con trai anh mới thi rớt đại học. Tôi cười, hồi đó sao anh học giỏi mà sao con anh học dở vậy. Anh bảo nó ham chơi lắm. Tôi đùa hôm nào Chớ lên Ai chở tới nhà anh thăm nhé. Anh hoảng hốt, thôi đừng, bả hay ghen lắm, bà già anh có kể chuyện Chớ cho vợ anh nghe hết rồi. Anh hỏi mãi về Chớ. Anh không biết Chớ có hạnh phúc hay không, nếu không anh là người có lỗi, anh không thể quên Chớ được. Anh nói thật Ái đừng cười, thỉnh thoảng anh cứ nằm mơ thấy Chớ, không biết có nói lảm nhảm gì bà xã nghe được không. Ái nhắn Chớ lên cho anh thăm đi, không biết cô ấy bây giờ ra sao. Tôi cười cười, chuyện ấy đâu có khó, muốn gặp ngay bây giờ cũng được, rồi vào phòng bảo Chớ ra đi. Mắt Chớ đỏ hoe. Bao nhiêu mong ngóng vậy mà khi họ được gặp nhau trông thật gượng gạo. Và một
  7. nỗi ân hận dâng trào trong tôi. Lẽ ra tôi không nên bày ra cuộc gặp gỡ này. Nhìn thấy Chớ mà tôi đau lòng, một nữ sinh áo trắng tóc dài, có khiếu văn chương từng làm thơ đăng báo xuân của trường nay là một người phụ nữ nông dân mấy khi có dịp chạm tay đến sách báo, rồi vóc dáng khuôn mặt đã đổi thay, cứ như bà Ba, bà Tư nào đó ở quê…Hai hình ảnh cách xa nhau quá. Thà gặp nhau hàng ngày, tiếp xúc thường xuyên, sự thay đổi dần dần khiến người ta quen mắt, đó chính là sự thuận lợi của đời sống vợ chồng, để người ta dễ chấp nhận nhau hơn. Tôi nhường phần thời gian còn lại cho hai người trong một góc sân thanh vắng có mấy cành liễu đung đưa trong gió và ánh tà dương hắt bóng trên cái bãi cỏ mini thiếu chăm sóc của tôi…Vào lo cơm nước định mời anh ăn cơm, nhưng anh lại mời Chớ và mấy mẹ con tôi đi ăn ở một nhà hàng nổi tiếng gần nhà. Tôi bảo ở gần đây lúc nào đi ăn chả được, anh nên đưa Chớ đi. Thế là họ đi, đến tối Chớ mới về, trước khi chồng tôi về và dặn tôi không cho anh ấy biết. Chớ kể Không có mẹ con tôi nên anh Mười đưa Chớ vào một nhà hàng khác, sang trọng và thơ mộng hơn bên bờ sông và họ nói những gì cần phải nói. Những lần sau có việc vào Sài Gòn, Chớ lại ghé thăm tôi mang cho tôi những món quà từ cây nhà lá vườn, nào tiêu nào đậu, trái cây…Còn tôi cho lại bạn sách. Báo…cũng là một thứ “cây nhà lá vườn” của tôi. Chớ mời gia đình tôi ra nhà chơi, các con tôi tha hồ vào rừng thám hiểm, leo cây hái trái, bắt cá, mò cua…Hai đứa vẫn tỉ tê nhiều chuyện nhưng Chớ bảo sao bây giờ Chớ không mơ thấy anh Mười nữa, những hoài niệm đẹp đẽ lâu nay cũng đã biến mất. Mà lâu quá anh Mười cũng không gọi cho tôi, để hỏi thăm về Chớ như tôi vẫn nghĩ. Chính tôi cũng thấy thất vọng về anh, còn đâu một thanh niên trẻ trung, nhanh nhẹn yêu đời. Từ khi gặp lại anh, nói chuyện với tôi không thấy anh cười. Hồi ấy anh hay đùa, đùa dai đến tôi phát khóc mới thôi. Chớ cười chua chát nói một câu nói một câu văn vẻ hiếm hoi còn sót lại trong ngôn ngữ của Chớ “Một cách tốt nhất để giết người trong mộng chính là đến gặp lại người ta”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2