Mênh mông tình
lượt xem 3
download
Chưa khi nào mùa đông muộn như năm nay. Đến nỗi chẳng ai còn nhận ra rét mướt nữa. Khói thuốc vẫn lăn giữa không gian như chưa từng có hơi thở trong lành nào bị xẻ cứa. Những chỗ ngồi hàng xóm ở quán cà phê nàng đã vài người lóng ngóng đón xuân ngoài ngõ. Có lẽ nàng dậy sớm lắm. Hắn chỉ lén nhìn khuôn mặt tươi rói của nàng trộm nghĩ... Nàng tên Xíu. Nom vừa đủ để bất kỳ ai vào quá uống ly cà phê cảm thấy ngon. Hắn là người đầu tiên phát...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mênh mông tình
- Mênh mông tình TRUYỆN NGẮN CỦA NHUỴ NGUYÊN Chưa khi nào mùa đông muộn như năm nay. Đến nỗi chẳng ai còn nhận ra rét mướt nữa. Khói thuốc vẫn lăn giữa không gian như chưa từng có hơi thở trong lành nào bị xẻ cứa. Những chỗ ngồi hàng xóm ở quán cà phê nàng đã vài người lóng ngóng đón xuân ngoài ngõ. Có lẽ nàng dậy sớm lắm. Hắn chỉ lén nhìn khuôn mặt tươi rói của nàng trộm nghĩ... Nàng tên Xíu. Nom vừa đủ để bất kỳ ai vào quá uống ly cà phê cảm thấy ngon. Hắn là người đầu tiên phát ngôn ra chân lý đó với một tay thợ chạm hàng rặt bia mộ. Anh có cái đầu từa tựa quả dứa bị người ta bẻ cồi sớm. Tay này được việc, nhưng hắn nghĩ mỗi lần cha lật mình khỏi giường, ắt hẳn phải xin phép vợ. Mặc, hắn vẫn đến quán thuộc hạng sớm nhất, ngồi lâu nhất và, nghĩ về nàng nhiều nhất. Nàng có một người cha tội nghiệp. Cha nàng đã đổ mồ hôi gây dựng nên quán từ ngày nhà máy Sợi chỉ trăm công nhân. Gần hai mươi năm, ngoài một việc lớn đã lo xong là nuôi con ăn học tử tế, ông còn vốn để dựng ngôi nhà gác chưa được ở bao lâu... Nàng khóc như mưa cuối đông, và mi mắt ước mãi cho tới bây giờ. Chưa lúc nào hắn thấy nàng dùng đến phấn son. Thượng đế đã kiến tạo nên một khuôn mặt không cần đến phấn son vẫn đẹp - là nàng. Bởi vậy nàng có thể khiến thượng đế nổi giận khi tô lên một chút màu son phấn. Hắn nhớ rất kỹ khuôn mặt ấy. Chỗ hắn luôn hướng mắt ra hàng giờ là cổng nhà máy Sợi, chừng công nhân bị hút vào như cái nam châm khổng lồ. Thanh niên là lớp người tới quán nhiều nhất. Phần lớn đều ngắm nàng với ánh mắt chân tình. Cái đẹp và sự nghiêm túc luôn khiến cho kẻ xấc xược cũng biết xử sự lịch lãm vậy. Hắn thích nhất nhìn những ngón tay búp măng của nàng rút từng điếu thuốc một đặt lên dĩa. Nàng không quá khom lưng mà chùn gối, trông rất ủy mị và con nhà lành. Đôi lúc hắn còn ước: giá nàng bận chiếc quần zin sít sịt, điểm chút phấn, cho thế giới đàn ông có
- lần đảo lộn; chỉ một lần như thế, rồi xếp vào tráp vĩnh viễn. Từ đấy nàng là của hắn, không xê dịch... Hay ngồi uống cà phê cùng bàn với hắn, ngoài gã chạm còn có ông giáo dạy văn. Đầu thì đàm luận nghệ thuật, về sau thưa bớt - chuyển qua thời sự, để rồi có những hôm ba người như ba cái ghế đá lạnh băng. Sáng nay ông giáo nhổ đít sớm. Nàng dắt xe đi chợ lúc quán chỉ còn dăm người. Mình hắn ngồi lặng, nhìn theo đôi gói trắng mịn như đá thạch cao nhấp nhô dưới gấu chiếc quần tây hơi cũ. Gã chạm sao vắng bóng? Đúng, chiều qua hắn có làm mấy ly với gã, nhưng đâu đến nỗi dậy không nổi... Hắn bồn chồn. Từ sáng giờ uống cà phê, mọi bộ phận cấu tạo nên đời hắn đều bồn chồn. Bực gớm cái thằng ngồi cạnh bên, mang cả bánh mì và nước đậu vào ăn uống, gọi cà phê sữa. Cái đồ mặc quần lụa. Cái đồ... tương tư. Nàng nữa. Ai bỉu nàng cười làm chi? Khuôn mặt nàng chỉ hợp với buồn thôi! Cứ để nó buồn rũ rục ra. Và nàng cứ đi qua đời hắn... Hắn bỏ mặc bài “Đôi bờ” ưa thích còn phát dở, ngược bước. Sản vật của gia đình gã chạm, đáng chú ý nhất là cái máy coppy giao cho vợ chạy rò rò cả ngày. Gã đang chạm. Nói thế chứ cũng có ngày người ta tới đặt hàng giục gã làm gấp. Hắn bấm bụng bước vào. Gã nhìn hắn cười hì hì, tay vẫn cầm chạm múa trên bia những đường cong muôn thủa. Độ mươi phút mới chịu đi pha trà, rồi lại tiếp tục chạm. Vừa uống trà, vừa hút thuốc vừa chạm. Một lúc. - Có làm vài ly không? Hắn khoát tay lấy lòng vợ gã: - Thôi, để khi khác. Làm đi cho xong kẻo có tội... - Không có sao. Gã chạm thổi khói thuốc phì phì phân bua: “Người ta còn mượn rượu thơ ca, mình nguệch ngoạc mấy chữ trên bia nhằm nhò gì.” Rồi thì gã vào múc ra một cốc rược, như muốn chọc tức vợ. Chả biết gã ngâm hột gì màu đỏ, lại ra rượu màu tươi xanh. - Cứ uống đi! Không sao cả.
- - Ờ, thì uống. Hắn làm ngụm lớn. - Ái chà, rượi nồng đến teo cả lưỡi! - Không sao. Teo lưỡi chứ không teo cái kia đâu mà sợ. Loại này có tên: Trường thọ cho thằng cu. Cậu đã từng nghe chưa, có hiểu nghĩa của nó là gì không? Hắn cười mỉa:- Chả cần. - Hà... Thế thì hỏi cậu: Ông giáo nhà mình lâu lâu lại có bài thơ đăng báo, cậu thấy như thế có vui không? - Tất nhiên rồi. - Có đáng sống không? - Anh hỏi lạ! - Rất tiếc... Ông giáo nhà mình lại sống chẳng được bao lâu nữa! - Anh thì cứ tam thiên chi địa!... Hắn chặn vặn luôn sau lời quở chồng của vợ gã chạm:- Sao anh lại nói thế?! - Này - gã chạm đâm đầu về phía hắn - chiều qua ông tới đây, ông chọn một cái bia trơn... Thoáng một thiếu nữ qua đường, hắn ngó ra, tạt ngang lời gã chạm: - Chao ôi, con bé... Con ai mà xinh! - Bình tĩnh. Cậu cứ ngồi đó, chốc lại có má hồng lướt qua thôi, tha hồ ngắm. Mà cậu nói con bé vừa mới đạp xe qua đây phải không? - Ờ. - Con bé Xíu chỗ mình hay uống cà phê chứ ai. - Không phải! - Hắn đập đùi: Trời ơi, bác cứ lo chạm, có nhìn ngó gì đâu. Con Xíu chả nhẽ chú lại nhầm. Gã chạm phá lên cười:
- - Tưởng chỉ ông giáo lẩm cẩm... Này cậu, giả thử con bé Xíu mai mốt nó thuộc về cậu, khi đó cậu uống ly cà phê có ngon nữa không? Cậu mang tiếng là một đứa con của nghệ thuật mà chẳng dễ thương chút nào cả. Bông Talla chỉ đẹp giữa vùng đồi Xim lê - câu đó là của cậu đấy nha. Hắn chùi mắt. Quả, cái rượu của gã chạm chỉ dùng để nhâm nhi chứ không nhậu được thật. - Mà chẳng sao, cậu cứ tương tư đi. Cậu biết cây tương tư chứ? - Biết. Hạt nó hình trái tim, đỏ như trái tim Đan Cô lỡ yêu. - Đấy - gã chạm nắc ngược, nôm xấu tổ bố - như thế là cậu đã và đang nhận thức được sự yêu rồi đấy. - Hư... * * * Hắn rảo bộ về nhà. Cửa còn đóng, tức thằng bạn của hắn vẫn nằm như con bệnh trên giường; chả rõ cả đêm có mộng mị di tinh gì không? Hắn thình lình thét lên:
- - Dậy!! - Ừ, dậy rồi. Mới nằm lại đây thôi. Chả làm gì, chả đi đâu, chả muốn dậy. - Ngủ, ngủ. Ngủ thâu đêm thâu ngày, dậy mà tập tành đi chứ. Ngủ suốt thế thì phát triển quái thế nào được. Tao hỏi: sao hồi sáng dặn mày ra uống cà phê, lại không? - Thì đấy. Tao dậy tròng quần áo rồi nhưng lại sợ: ra nhoi nhoi không thấy mày ngồi ngoài... con bé Xiu chả nghĩ tao đi uống cà phê ké là gì? - Mày lắm chuyện. Thì bữa giờ tao vẫn nợ đấy thôi. Con bé Xíu tao nợ cả đời. - Mày thế là tài. Ông giáo hắn quen chuyên uống cà phê sáng ở quán nàng từ ngày chưa có cái Đại hội đổi mới... Hắn uống cà phê quán nàng; quen nhau, sáng nào ông giáo cũng có thơ mới đưa hắn xem. Thơ ông giáo phần nhiều áp dụng phép tính nhẩm của các cháu ngoan Bác Hồ. Báo chí giờ kể ra cũng bình dân với thơ. Thành ra ông giáo mới có cớ để in thành tập. In ra tức thì có “kẻ” chặn ngay ngưỡng Nxb mời vào dịch vụ điểm sách. Hắn đã được đọc bài bình tập thơ của ông giáo trên tờ cuối tuần hẳn hoi. Xong hắn đưa cho gã chạm. Gã chạm mê tít thò lò, cái đầu quả dứa như hói đi ít tóc, thắc mắc sao ông giáo không đề tặng gã một cuốn. Hắn phát tấu liền: - Khỏi cần. Toàn bộ tập thơ của ông giáo chỉ được có mấy câu người ta trích ra trong bài viết đó thôi. - Thế... hoá ra số còn lại trong tập là bỏ đi à? Hắn méo mó cười. - Chà... - gã chạm chặc lưỡi - thế thì tay viết bài này tinh tường thật đấy, nhở. Hắn thấy thương ông giáo. Hắn không trách thơ ông giáo dở, bởi nặng lực làm thơ của ông giáo chỉ dừng lại trên mặt những tờ báo địa phương. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ để ông hư hao mình đi gấp nhiều lần nếu so với hàng tháng trời ông thức khuya dậy sớm soạn giáo án, chấm bài thi cử. Đúng vậy, cả sáng ông giáo ngồi bên hắn nom già đi mấy
- tuổi. Ông mách với hắn là có bài thơ đăng ở số báo Xuân của tỉnh sắp phát hành; ông hứa sẽ kiếm cho hắn một tờ. Hắn vui, nhưng chỉ ậm ự khi thấy nàng. Ông giáo chỉ theo: - Cha nó là bạn thân của mình. - À thế à... - hắn có vẻ ngạc nhiên. - Nó đến nhà mình chơi suốt đấy chứ. Nó học cùng với con bé nhà mình mà. Con bé nhà mình cũng được tính được nết lắm. - À... Hắn châm điếu thuốc vội vàng. Nếu chỉ có gã chạm ngồi cùng, nhất khoát hắn sẽ bình phẩm đôi câu về gái gú. Gã chạm nom thế chứ cũng tơ lơ mơ lắm. Uống vô xị là xách xe vặn chạy tứ tung thành phố. Chắc chắn trong mươi lần gã chạm bảo với vợ tới nhà ông giáo chơi thì có ít nhất một vài lần gã tạt vào hiệu gội đầu - mát sa nào đấy. Nhà hắn nằm khoảng giữa nhà ông giáo và gã chạm theo. Từ chỗ hắn xuống nhà gã chạm chỉ có một địa chỉ đáng chú ý là quán cà phê nàng. Còn từ nhà hắn tới ông giáo thì có khá nhiều địa chỉ. Tính sơ sơ cũng đã năm hiệu cắt tóc trá hình. Ban Văn hoá xã kể cũng nhu nhược trong vấn đề quản lý bằng cách cắt điện tất cả các quán “nam - nữ” đó. Không có điện thì đã sao? Chúng nó thắp nến, nom vào lại như là lãng mạn, lại dễ bề bưng bít chuyện lạ. Gã chạm thì chả bàn làm gì; điều hắn băn khoăn là mỗi lần qua đoạn đường này, ông giáo ngó vào mấy bận để lấy cảm hứng yêu thơ, ai ủi gia cảnh? Nhà ông giáo nằm trên khu đất thuê của nhà thờ Họ Nguyễn Thanh từ trước ngày giải phóng, mỗi tháng độ trăm ngàn. Đến nay giá đất đã tăng lên, nhưng Họ muốn lấy lại cũng khó, muốn tăng giá cho thuê cũng khó nốt. Mà Họ không thương lấy con cháu thì thương ai đây? Nhất là con cháu có hiếu đạo; nhất là ông giáo - người chuyên trách làm văn tế, thảo đề cương lễ lạt cho Họ thường niên. Họ có trở mặt cũng phải đợi ngày ông giáo đi xa... Cứ nghĩ đến thế là hắn lại thương ông giáo. Đời người có hạn. Cứ cho ông giáo sống thêm vài chục năm nữa, thì sau vài chục năm ấy, vợ và đứa con gái ông giáo vốn là bạn thân thiết của nàng vẫn ngay ngáy lo Họ lấy lại lô đất đã lòi mặt tiền. Thất thế là chỗ đó: giá đứa con gái ông cũng biết chút văn vẻ để thảo đề cương lễ lượt cho Họ v.v. Chả trách
- dạo này ngồi uống cà phê với hắn, sáng nào ông giáo cũng dò số, mua số. Những hôm thấy ông giáo mua vài ba vé trở lên, là hắn biết chắc ông giáo có thơ đăng báo. Nhưng mà vé số chẳng như những bài thơ ông giáo gửi báo và hi vọng được đăng, thế nên mặt ông giáo cứ thế mà sọp đi theo từng ngày. Ít khi hắn nhìn ông giáo dò số để khám phá nỗi chưng hửng trên khuôn mặt vốn dĩ đã âm u ấy, mà người trong cuộc cứ ngỡ hồn thơ của ông sắp chết! - Từ giờ tao chả đi uống cà phê với mày ở quán Xíu nữa đâu. Thằng bạn hắn lầu bầu: Mày mặc tao ngồi như tượng mỗi sáng; có bạn tới thì coi tao như khách lạ. Mày già đi từ hồi nào vậy nhỉ? - Già? - Còn gì. Chiều qua bạn mày tới hỏi thăm sức khoẻ đấy. - Ai? - Ông giáo và gã chạm. Gã chạm đến trước, ông giáo đến sau. Cả hai cũng theo mày già đi hàng chục tuổi... - Vớ vẩn! Hắn đứng trước gương tủ, thử ướm mình bên một bóng giai nhân ảo. Hình như lần nào đó hắn có nghe nàng gọi hắn bằng chú thì phải. Ờ... - Không sao đâu! - gã chạm tưởng khù khờ mà biết rành rành tâm lý của hắn - Già hay trẻ chỉ phụ thuộc vào sinh thực khí thôi. Mà cái đó thì chỉ vợ chồng mới biết được của nhau. - Tào lao quá. Tui thấy vợ bác cũng giỏi chịu đựng đấy. - Chú nói thế sai bét. Vợ ông giáo nhà mình biết chi đến thơ. Có dạo bà còn sai con lên Toà soạn chẹn tiền nhuận bút của chồng cơ đấy. Nhưng gia đình ông giáo vẫn sống êm thuận, có sao đâu. Hà... Đùa tí cho vui thế thôi, chứ thực tế ông giáo nhà mình tội thật đấy. Hôm trước ông tới mình chọn một cái bia trơn... À này, hay là cậu làm quách rể ông giáo đi. Đứa con gái ông giáo cũng khá ra phết đấy. Phải đấy, mình thấy ý tưởng này của mình là rất hay!
- * * * Thành phố có đợt nắng vô hồn chan trên đường nhựa trắng phau cùng đất đá. Chỉ có sen trong hồ làng là đang nở những đoá trinh nguyên nhất. Gã chạm méo mó trong nụ cười gượng gạo khiến nó giống kỳ lạ một bông hồng bị rứt đi mấy cánh. Đầu gã hói thêm, người gầy rạc; trong lúc đứa con có cái đầu quả dứa như gã lại mập híp mắt ra do phải ăn quá nhiều đồ cúng. Nói đúng hơn là nó ăn phần em nó từ trên cái bàn thờ nhỏ không khuôn ảnh gì cả. Bò bổ nhằm lúc khế rụng. Gã pha trà rồi nhắc lại câu đó cho hắn nghe, giọng mệt và khàn. Vợ gã chạm lên viện sinh xong về ở luôn bên ngoại, mình gã với cái máy phô tô trùm kín và gian tạp hoá phủ đầy bụi, hiu hắt buồn mỗi chiều khi nắng nhạt dần trên những ngọn đồi phía nam. Gã kể: “Ông bác sĩ bồng thằng cu mình trên tay đứng ngẩn ra, thương cuộc đời chưa thành tên đã về với cát bụi.” Hắn nhìn gian thờ ngút khói, phía trên là chén cơm và mấy hộp sữa. Trà pha lâu mới rót, nước đỏ ngàu, cổ hắn đắng ngắt. Hắn đưa chén trà ngang miệng, chợt thấy những chám bia mộ từ lưỡi chạm đã bay vào đó khi nào. - Làm cái nghề này bạc lắm cậu ạ. Mà lỗi cũng do mình. Lẽ ra mấy tấm bia bị hư, tên tuổi người âm sờ sờ đó, mình không nên chưng ra làm mẫu giữa trần ai được. Mình sẽ đục nốt mấy tấm bia tồn lại này, rồi thôi. Mai mốt đập vụn tất cả những tấm bia hư tống vào bì mang vô núi đổ, thế là đá lại trở về với đá. Cõi âm người ta cũng trả hồ sơ cho mình về làm ruộng. Từ đó mình không cần phải đi ăn thịt chó giải xui nữa. Mình sẽ bỏ cà phê. Hắn rùng mình quay mặt trở vào. Gã vẫn đang cúi chạm. Tiếng kêu đến là chói óc và lưỡi chạm khô khốc hớt trên bia những đường cong số mệnh. - Cậu ạ, cuộc đời này cũng hẻo lắm. Nhẽ ra giờ mình đã có thêm thằng cu để truyền nghề. Xem ra thằng cu mình học lớp bảy giờ đó, nó không thích cái nghề này của mình. Nó bảo ở Huế giờ chỉ có ba là cặm cụi đục bằng tay thôi. Người ta ai cũng làm vi tính hết. Thực tế là làm bằng công nghệ a xít, một kiểu ăn mòn ấy. Rẻ lắm, nhưng chỉ ít năm thôi, số chữ trên bia sẽ nhoè hết. Còn chữ của mình là vĩnh cữu. Nhưng đời là thế đó cậu, bạc
- lắm. Xem ra cái kiểu đục bia như mình không còn tồn tại lâu nữa. Chi nên mình tính bỏ là đúng. Chi nên cậu cũng lo kiếm đi một nàng thơ đi... cậu ạ. Hắn vẫn im, ngồi nhìn ra, chíp vài giọt trà, hút thuốc. - Giờ mình mới nghiệm ra cậu ạ, “sắm” một đứa con không đơn giản như gom góp, chắt chiu đồng vốn để mua thêm cái máy phô tô. Chưa nói xa, ngay khi được phóng ra tối thiểu cũng là những con tinh trùng không say rượu… Hắn bất giác quay lại nhìn gã chạm. Gã vẫn chạm, miệng méo theo đường cong của lưỡi chạm. Gã không hay gì những biểu hiện của hắn, bao ý nghĩ ngập trong đầu hắn. - Mà này cậu, đừng lo nghĩ nhiều quá. Cậu thấy, từ ngày mình thả con tinh trùng mạnh nhất vào buồng trứng của mụ vợ, không đêm nào mình ngừng nghĩ về nó. Thế rồi sao... Cậu ấy, giờ nên kiếm đi một cái việc mà làm đã. Ông giáo nhà mình cậu thấy rồi chứ, in ra, cho tới giờ phút này là 5 tập thơ rồi mà tên tuổi quái gì đâu. Chợt thèm rượu, hắn chằm chằm vào gã chạm đang cúi chạm. Một mai gã bỏ nghề chạm này, đi làm cả ngày, hắn sẽ không ghé lại đây nữa. Không còn được ngồi uống trà với gã, nhâm nhi vài ly rượu với gã nữa. Hắn thấy tiếc. - Anh ạ, nói thế chứ, có biết bao người làm cái nghề như anh, chẳng nhẽ, họ đều bị... Xưa kia anh hùng gác kiếm cũng chẳng dễ. Gác kiếm rồi không lẽ thấy kẻ chết oan mà khoanh tay? Giờ ai ai cũng đục bia bằng a xít. Nhưng vẫn có rất nhiều người muốn bác đục thủ công để tấm bia còn mãi. Khi đó, bác không làm mới là bất nhân! Gã chạm vẫn không ngừng tay, nhưng nét mặt như biến sắc. Cái miệng gã méo hình con lân run run. Hắn ngồi lại thế khác. - À này cậu, - gã chạm dừng tay, sực nhớ điều quan trọng - cậu đã tới thăm ông giáo chưa? - Chưa. Sao vậy? - Ông giáo đau nặng lắm, cậu ở gần hơn mà không biết à. Mình cũng mới biết hôm kia thôi.
- - Em đâu biết! - Thế bữa lâu giờ cậu có đi uống cà phê không? - Có. Thực tế hắn nói dối gã chạm. Đúng là dăm bảy hôm rồi hắn không tới uống cà phê ở quán nàng. Mươi ngày trước đó hắn đã dằn lòng sẽ bỏ quán nàng. Sáng này rồi sáng khác, mãi hắn vẫn không cưỡng lại được đôi chân. Và chỉ một đêm thiệt say, hắn ngủ cho tới quá giờ hành chính. Không thèm cà phê. Miệng đắng. Mệt. Hắn ra ăn bún, rồi ngó quán cà phê ngay cạnh đó. Hắn nhớ cái chỗ mà sáng nào hắn cũng ngồi ở quán nàng. Với ly cà phê ngon hơn, điếu thuốc zét cũng ngon hơn từ tay nàng đặt lên dĩa. Nơi hắn có thể nhìn bao quát cổng nhà máy Sợi không gần mà cũng chẳng quá xa. Khổ nỗi mới đây, gia đình nàng quyết định làm cái cổng sắt, cố định một nửa, di động một nửa; nửa cố định chình ình trước tầm mắt hắn. Thương cái chỗ ngồi quá trời. Và thầm trách: cha nàng từ lúc dựng nên quán cho tới nay đã 20 năm có lẻ, có cầm đến cổng đâu mà khách vẫn đông. Mà nếu để chống trộm hay giữ trinh tiết cho nàng, cái cổng sắt lỉa xỉa nhọn đó không bao giờ là đủ. Hắn nhìn lên ban thờ cỏn con ở góc nhà gã chạm, đứng dậy, tới châm hương. - Trời kêu ai nấy dạ cậu ạ... Chuyến ni nếu ông giáo không gượng dậy được, mình sẽ nhờ ông xuống dưới đó kèm cặp thằng cu xấu số của mình nên người, công thành danh toại. Thực ra giữa cõi âm và người trần có sợi dây cậu ạ. Có thực. Biết đâu thằng cu mình nó chịu thiệt cho một cái cột nào đó trong ngôi nhà này cậu? Một con chuột thoăn thoắt leo từ dưới tấm phản lên theo đường dây điện bắt sát góc tường. Nó dừng chân ở cái bàn thờ nhỏ. Gã chạm mặt biến sắc, đứng dậy tới đuổi chuột. Trở lại ngồi bên hắn, náu lặng nhìn ra hai cánh cửa xếp đã kéo lại gần khít. Bóng điện quả ớt vẫn loang ánh sáng đỏ. Hắn cứ nhìn lên đó... Trí óc gợi đến đoạn hắn tới nhà ông giáo. Ông đang nằm đọc báo, thấy hắn, bò dậy rất phấn khởi. Đứa con gái ông quả không đến nỗi thật, lượn qua lượn về, pha trà, rót. Còn ông giáo vừa mời thuốc hắn vừa: lấy giùm ba cái này con, lấy giùm ba cái nọ... Hắn mới
- nhấm được chút trà ngon, đã thấy ông giáo bê ra hũ rượu ngâm thuốc bắc. “Kệ, làm ly thử. Chính tay mình đi mua về ngâm, toàn thuốc đó. Hắn uống... “Sao? Ngọt à? Ngọt phải không? Mình bỏ cả mật ong cả đường phèn vào mà...”. * * * Mùa xuân rây mưa bụi giữa khoảng không, tưởng chừng như chẳng thể chạm tới mặt đất. Mưa tung tẩy vào thi ca những nốt nhạc gọi ngày xưa dạt về. Quán cà phê nàng nhộn nhịp khách lạ. Bây giờ mới rõ, đa phần số khách vào uống cà phê mỗi sáng ở quán nàng là công nhân nhà máy Sợi. Mỗi người mỗi hướng, đã khăn gói hành trình về quê cũ. Hắn thương người mẹ gầy khô ngóng con về ăn hột cơm từ bàn thờ hạ xuống chiều Ba mươi. Cũng một chuyện về hay ở mà hắn đã nạt nộ thằng bạn. Nó giận, về từ chiều 25. Căn nhà càng trở nên lạnh lẽo, thâm u. Hắn nhớ hồi chưa biết tới quán nàng, sáng nào hai thằng cũng ra ngồi ở cái quán chỉ đặt hai bộ bàn ghế mà đến nay ông chủ kia vẫn nhắc hắn hoài. Thế rồi từ ngày hắn đến với nàng... - Ừ thì mày về. Về gặp ai cứ bảo là, mày với tao, đã lâu hai đứa không gặp nhau. Còn ai có hỏi thì phiền mày nói hộ, rằng tao đã đi làm, lương đủ nuôi sống bản thân. Thật tội, trước lúc về, thằng bạn hắn có mua cho hắn hai lít rượu ngon, gói thuốc zét... Hắn trở về chừng chập choạng, chân nam đá chân chiêu nhưng vẫn nhận ra mọi nhẽ... Hắn buồn lắm. Đã tỉnh mà chẳng muốn dậy, chẳng muốn đi uống cà phê. Nghĩ đi nghĩ lại, nghĩ sao cũng thấy mình như người vừa phạm một sai lầm lớn. Nàng... Thì ra quán nàng ngồi vậy. Ngồi mà ngẫm sự đời, quên phiền muộn. Ai lại đi lệch hướng với mùa xuân bao giờ. Hắn tự an ủi mình trong tư thế của kẻ vừa thực hiện xong nghĩa cữ của một người chồng đối với vợ trẻ. Gã chạm đã tới ngồi, chỗ hắn thường khi. - Hôm qua không thấy cậu, mình cứ tưởng cậu đã về quê. Thế cậu không định về à? - Chưa.
- - Vậy thì hơi liều đấy. Mình thấy chuyến xe nào cũng chật cứng người rồi. Hắn tự dưng phát cáu:- Không có xe thì ở lại! - Xíu ơi, lấy cho chú mấy điếu thuốc. Nàng bước ra. Tay trái cầm cái dĩa đựng 5 điếu thuốc. Vẫn đôi mắt đen, hun hút cõi tình... Mà sao, như là có cái gì đó đang rung rinh, lã ngã trong bộ đồ quen thuộc... - Chiều đến chơi nghe! - ông giáo vào đặt ghế, mời hắn thân thiện. - Dạ... có gì vui thế ạ? - Ờ, thì ta làm vài ly, gọi là Tất niên. Cả chú nữa, - ông giáo chỉ tay qua gã chạm - đến nghe! Nhớ đến nghe! Hắn thả khói thuốc đậm đặc, che khuất một phần cổng nhà máy Sợi. Mắt hắn cứ chòng chọc về nơi đó; nơi mà công nhân đã ra vào thưa thớt. Nơi chân dung nàng hiện hữa với đầy đủ sự toàn bích thượng tầng... Đấy là khoảnh khắc mờ sáng một ngày cuối năm hai ngàn không trăm... Lúc đồng loạt dăm bảy chiếc xe máy rù ga vào quán, đèn còn đỏ - rọi vào hàng ghế trong cùng ma mị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Truyện kiếm hiệp - Đa tình kiếm khách vô tình kiếm (Cổ Long) phần 1/5
300 p | 225 | 63
-
Mênh mông sông nước miền Tây
4 p | 79 | 8
-
Ngắm vẻ đẹp kỳ ảo vịnh Cù Mông
2 p | 97 | 7
-
Định mệnh không để anh quên em
19 p | 77 | 7
-
Nước vẫn mênh mông dưới chân đồi
11 p | 53 | 5
-
Chuyện tình từ một ván cờ người
13 p | 78 | 5
-
Tình yêu là một phần quá khứ
28 p | 73 | 5
-
Nơi thơ mộng nhất Paris
8 p | 71 | 4
-
Đặt gạch cho tình yêu
4 p | 71 | 4
-
Tình Là...Sợi Thun
8 p | 64 | 3
-
Sinh mệnh như khúc gỗ khô giữa dòng
18 p | 54 | 3
-
Ký ức gió và Vì sao xa
18 p | 46 | 3
-
Truyện ngắn Biển người mênh mông
12 p | 70 | 3
-
Tình đầu à, anh nhận ra em rồi
16 p | 67 | 3
-
Truyện ngắn Sinh mệnh như khúc gỗ khô giữa dòng
13 p | 48 | 2
-
Đặt gạch cho tình yêu...
4 p | 58 | 2
-
SaPa - Phan Hồn Nhiên
12 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn