intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn gốc của ngành Ngọc lan

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

119
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

i tìm nguồn gốc và sự tiến hóa của ngành Ngọc lan hay ngành thực vật có hoa là một điều rất khó. Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi rất nhiều. Từ Dương xỉ trần đến Hạt trần đều lần lượt được các tác giả khác nhau nêu lên làm tổ tiên thực vật có hoa. Ba nội dung chủ yếu được đề cập tới là: -

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn gốc của ngành Ngọc lan

  1. Nguồn gốc của ngành Ngọc lan Đi tìm nguồn gốc và sự tiến hóa của ngành Ngọc lan hay ngành thực vật có hoa là một điều rất khó. Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn đang tranh cãi rất nhiều. Từ Dương xỉ trần đến Hạt trần đều lần lượt được các tác giả khác nhau nêu lên làm tổ tiên thực vật có hoa. Ba nội dung chủ yếu được đề cập tới là: - Ngành Ngọc lan bắt nguồn từ một gốc hay từ nhiều gốc khác nhau? (Đơn hay Đa nguyên). - Trong số các đại diện của ngành thì đại diện nào là nguyên thủy nhất? - Ngồn gốc của “Hoa” là gì? Giải quyết những vấn đề trên người ta thừa nhận rằng: nguồn gốc của ngành
  2. Ngọc lan không thể đa nguyên được vì nếu bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc (đa nguyên) khác nhau thì không thể nào cho ra những con cháu mang rất nhiều tính chất giống nhau được lặp đi lặp lại một cách chính xác ở tất cả đại diện (như túi phôi có 8 nhân; sự thụ tinh kép; nội nhũ tam bội...). Nên chắc chắn chúng phải bắt nguồn từ một gốc. Những ngành có trước Ngọc lan từ Dương xỉ trần đến Dương xỉ đều là những thực vật chưa có hạt nên khó có thể cho ra ngành Ngọc lan. Có lẽ tổ tiên của chúng phải là những thực vật có hạt mang tính chất nguyên thủy thuộc ngành Thông. Khi nêu giả thuyết nguồn gốc của ngành Ngọc lan nó lại liên quan
  3. đến nguồn gốc của hoa và cũng từ đó xác định được là đại diện nào trong chúng là nguyên thủy nhất. Chính vì vậy mà chúng ta cần tìm hiểu về các giải thuyết nguồn gốc của hoa ở ngành Ngọc lan. Có hai giả thuyết về nguồn gốc của hoa: thuyết hoa giả và thuyết hoa th Thuyết hoa giả Thuyết náy do Wettstein đề xướng vào năm 1904. Theo ông, hoa lưỡng tính ở ngành Ngọc lan là hoa giả, do nón đực hay nón cái của ngành Thông tiêu giảm đi mà thành. Mỗi nhị, mỗi nhụy tương đương với một hoa thật. Hoa đơn tính được xem là hoa nguyên thủy nên đã đi tìm nguồn gốc của ngành Ngọc lan ở nhóm Ma hoàng (Ephedrales).
  4. Những người theo thuyết này cho rằng: trong ngành Ngọc lan hiện nay nhóm bao hoa đơn (tương ứng với dưới lớp Sau sau) được xem là nguyên thủy nhất vì “Ở hạt trần phấn lớn có dạng cây gỗ, nón đơn tính, thụ phấn nhờ gió giống với bao hoa đơn”. Học thuyết này về sau được một số tác giả như Casten, 1918, Curờ - nhét - xốp 1922, Zimmerman, 1930 phát triển thêm. 180 Nhưng tất cả những chứng minh trên đều không được chấp nhận vì những nghiên cứu về hình thái học và phấn hoa học đã chứng minh rằng “Những tính chất của bao hoa đơn là thứ sinh. Chúng đã tiêu giảm để thích nghi với đời sống”. Do đó
  5. thuyết này không được chấp nhận. 8.3.2. Thuyết hoa thật Do Bessey (1893) và Hallier (1896) đề xướng. Họ cho rằng: hoa của ngành Ngọc lan là hoa thật do nón lưỡng tính kiểu Bennettiales (Á tuế) biến đổi mà thành. Giả thuyết này được nhiều người ủng hộ. Theo họ trong ngành Ngọc lan nhóm nhiều lá noãn là nhóm nguyên thủy nhất, điển hình là họ Ngọc lan, họ Na. Chúng mang các đặc điểm: hoa có đế lồi, có thành phần chưa ổn định, bao hoa xếp xoắn. Gỗ chưa có mạch thông điển hình. Từ đó người ta đã tìm tổ tông của chúng trong các đại diện của ngành Thông cụ thể là Bennettiales và Dương xỉ có
  6. hạt. Người ta đã so sánh cơ quan sinh sản cũng như cấu tạo bên trong của thân và thấy rằng chúng có một số nét giống nhau và một số nét khác nhau cơ bản. Từ đó nêu ra kết luận. “Tổ tiên của ngành Ngọc lan phải là những thực vật Hạt trần nào đó đứng giữa Dương xỉ có hạt và Bennettiales”. Và người ta đã dự đoán mẫu của tổ tiên thực vật có hoa mang các tính chất sau. - Về hệ thống dẫn phải có quản bào thang. - Có noãn lưỡng tính để từ đó có thể phân ra hai dòng. + Một dòng cho ra nón của Á tuế (Bennettiales). + Một dòng cho ra nón của thực vật có hoa tức hoa, có dạng to ở đầu cành,
  7. có trục dài, bộ phận hoa phải xếp xoắn; lá bào tử nhỏ, lá bào tử lớn phải có dạng lá. Lá chẻ lông chim. Túi bào tử nhỏ, túi bào tử lớn khởi đầu phải nhiều. Túi bào tử nhỏ phải xếp tự do. Noãn không có ống và lỗ noãn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2