intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn gốc của ý tưởng kinh doanh mới

Chia sẻ: Chen Truong Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

658
lượt xem
139
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Nguồn gốc của ý tưởng kinh doanh mới chứa đựng những ý tưởng kinh doanh, địa điểm để xem xét, những lộ trình để tìm cơ hội thành công cho doanh nghiệp nhỏ của bạn. Chúc bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn gốc của ý tưởng kinh doanh mới

  1. Nguồn gốc của ý tưởng kinh doanh mới: Đây là một chiếc túi thần kỳ chứa đựng những ý tưởng kinh doanh, địa điểm để xem xét, những lộ trình để tìm cơ hội thành công cho doanh nghiệp nhỏ của bạn: 1. Hãy nhìn vào gương và tự hỏi bạn đã làm tốt những việc gì? Kỹ năng này có thể là nền tảng cho một doanh nghiệp có lợi nhuận cao. 2. Hãy nhìn vào gia đình bạn. Bạn có thể tiến hành công việc kinh doanh nào trên quy mô gia đình không? Hay bạn có thể học việc tại một cơ sở kinh doanh gia đình rồi sau đó bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình không? 3. Hãy nhìn vào công ty hiện tại của bạn. Bạn có thể bắt đầu kinh doanh một mặt hàng nào đó mà công ty của bạn chưa từng làm không? Có thị trường nào mà công ty của bạn cần thâm nhập trước không? 4. Hãy xem xét lại tất cả những ý tưởng mà công ty của bạn đã từ chối, bác bỏ, hoặc đã cố gắng thực hiện nhưng thất bại. Đây thường là những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ hơn. 5. Hãy đọc các tạp chí về nhượng quyền kinh doanh. Mua một quyền kinh doanh, hoặc thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực đang có tốc độ phát triển nhanh, ví dụ như thành lập các trung tâm thẩm mỹ. Có hàng nghìn cơ hội nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn đang chờ bạn khám phá; 6. Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các vùng dân tộc thiểu số. Xem xét tốc độ tăng dân số của các vùng này, cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thói quen sinh hoạt; 7. Tất cả các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe luôn cần thiết và ngày càng phát triển khi mỗi năm đều có thêm một lượng lớn những người già đi; 8. Xem các chuyên mục đào tạo kỹ năng trên truyền hình, ví dụ kỹ năng sửa chữa các vật dụng gia đình, làm vườn, trang trí. Các chương trình này thường trình bày những xu hướng và ý tưởng phổ biến. Đã có doanh nghiệp nào nhận xây dựng gara cho các hộ gia đình chưa? Có doanh nghiệp nào cung cấp các bản vẽ thiết kế khu trồng hoa trên Internet không? Có công ty nào quản lý công việc hành chính cá nhân của những người bận rộn không?; 9. Mua công ty mà bạn từng làm việc. Có hai chiến lược để mua công ty là LBO (leveraged buyout) mua quyền kiểm soát một công ty dựa trên vốn của chính mình kết hợp với nợ tài trợ từ ngân hàng, và MBO (management buyout) thu mua bằng nghiệp vụ quản lý; 10. Các kế toán viên, các luật sư đáng tin cậy, nhân viên giao dịch ở các tập đoàn, người môi giới kinh tế, mục rao vặt trên báo là những nguồn lực của các công ty đi đầu trong kinh doanh. Hãy mua một thứ cho mình.
  2. 11. Hãy quan sát những công việc kinh doanh ngoài xã hội: Bạn có thể điều hành một công việc kinh doanh tương tự nhưng tốt hơn không? Nhìn vào công việc kinh doanh mà bạn chú ý trong chuyến đi gần đây: Ở nơi bạn sống, có ai đang kinh doanh như vậy chưa, và nhu cầu mặt hàng đó như thế nào? 12. Hãy theo đuổi một ý tưởng mà trước đây bạn từng theo đuổi suốt một thời gian dài. Hãy theo đuổi ý tưởng kinh doanh mà bạn vạch ra khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, để bắt đầu và thành công bạn phải: 1. Viết một bản mô tả thật rõ ràng lý do tại sao doanh nghiệp của bạn sẽ thành công. Bạn phải đọc bản mô tả này cho nhiều người ở đủ mọi lứa tuổi, nếu họ đều hiểu, chứng tỏ bạn đã mô tả thành công. 2. Phải chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn đang có hoặc sẽ có khách hàng. 3. Dự tính điểm hòa vốn. 4. Dự tính quy mô thị trường. 5. Phải hiểu lý do tại sao bạn có thể bán cho số lượng tối thiểu khách hàng có nhu cầu, hoặc tại sao bạn có thể tạo ra lợi nhuận cần thiết tối thiểu để thành công. 6. Nắm rõ cách thức định vị, thu hút, giành và giữ khách hàng. 7. Phải biết được bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu hoặc để tiếp tục công việc kinh doanh. 8. Biết được tại sao cần phải huy động một nguồn vốn sẵn có. 9. Phải nắm được những điểm khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ của mình và xác định giá trị của những điểm khác biệt đó khi làm việc với khách hàng (tránh việc định giá theo tổng chi phí). 10. Xác định được phương thức cung cấp hoặc phân phối sản phẩm hay dịch vụ. 11. Phải biết cách nhìn người, nếu có thể, bạn cần và phải có một kế hoạch tuyển dụng. 12. Xác định địa điểm tiến hành công việc kinh doanh. 13. Đặt một cái tên thật hay cho doanh nghiệp của mình. 14. Hãy xắn tay áo lên và vui vẻ tấn công thị trường. 15. Và, điều quan trọng nhất, bạn đang hoặc đã sẵn sàng trở thành người bán hàng xuất sắc của công ty mình. Bạn phải bắt đầu bán và bán không ngừng nghỉ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2