MỤC LỤC<br />
Lời cảm ơn<br />
Lời nói đầu<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
2. CÁC THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ VÀ CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG<br />
3. TIỀN, NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG<br />
4. CÁC THỊ TRƯỜNG ỔN ĐỊNH VÀ KHÔNG ỔN ĐỊNH<br />
5. NHỮNG LẬP LUẬN MẬP MỜ<br />
6. CÁC THỐNG ĐỐC (NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG)<br />
7. MINSKY GẶP GỠ MANDELBROT<br />
8. ĐỐI MẶT VỚI ẢO TƯỞNG VỀ THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ<br />
9. CÁC KẾT LUẬN<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
rong thời gian làm chuyên viên phân tích thu nhập cố định, tôi may mắn khi<br />
có cơ hội thảo luận, tranh luận và không ít lần bàn cãi về tính bất ổn của thị<br />
trường tài chính và chính sách ngân hàng trung ương với những nhà phân<br />
tích hàng đầu của thị trường tài chính. Tôi xin cảm ơn đồng nghiệp cũ, khách<br />
hàng và một số thống đốc ngân hàng trung ương đã giúp tôi chắt lọc và phát<br />
triển các ý tưởng thảo luận trong cuốn sách này.<br />
<br />
T<br />
<br />
Tôi muốn gửi lời cảm ơn trân trọng đến Philip Maidens, Richard Williams,<br />
Giáo sư Wendy Hamilton và Stephane Monier vì những gợi ý rất hữu ích cho bản<br />
thảo cuốn sách. Đồng thời, tôi cũng muốn bày tỏ tình cảm chân thành đến vợ<br />
cùng gia đình vì sự kiên nhẫn của họ trong suốt quá trình tôi viết cuốn sách này.<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
uốn sách này được viết ra như một câu trả lời cho cuộc khủng hoảng tín dụng<br />
hiện nay nhằm lý giải nguyên nhân tại sao nền kinh tế toàn cầu nói chung và<br />
nền kinh tế Mỹ nói riêng lại bị mắc kẹt trong đám bong bóng giá tài sản tưởng<br />
chừng như vô tận do các cuộc khủng hoảng tín dụng gây ra. Cuốn sách miêu tả<br />
quá trình tạo nên những vòng quay luẩn quẩn này và sau đó, chỉ ra lý do đằng<br />
sau những sai lầm trong chính sách đã làm trầm trọng thêm những chu kỳ ấy.<br />
<br />
C<br />
<br />
Tôi hi vọng cuốn sách sẽ đưa ra những thảo luận sâu sắc hơn về cách chúng ta<br />
nên đổi mới các chính sách kinh tế vĩ mô và giúp đa số độc giả hiểu về tính bất ổn<br />
tài chính và ngân hàng trung ương. Nếu chúng ta có ý định phá vỡ các chu kỳ<br />
bùng - vỡ (booms and busts) nguy hại, mọi chủ thể tham gia nền kinh tế cần nhận<br />
thức được chính xác vai trò và những giới hạn của các chính sách kinh tế vĩ mô.<br />
Các chính trị gia và người dân cần nhận thức rõ ràng việc áp dụng các chính sách<br />
tiền tệ và tài khóa để ngăn chặn ngay lập tức những suy thoái kinh tế là điều<br />
không thể. Các ngân hàng trung ương nên quay trở lại với mục đích chính của<br />
mình là quản lý quá trình tạo tín dụng và cần phải học cách chung sống với<br />
những sức ép từ phía các chính trị gia cũng như từ khu vực kinh tế tư nhân đòi mở<br />
rộng việc bơm tín dụng không ngừng vào nền kinh tế.<br />
Trọng tâm của cuốn sách này nằm ở lý luận rằng hệ thống tài chính của chúng<br />
ta không vận hành theo các quy luật của Thuyết Thị trường Hiệu quả(1), như nhận<br />
thức phổ biến về kinh tế hiện nay. (Thuyết Thị trường Hiệu quả mô tả hệ thống tài<br />
chính của chúng ta như một con vật ngoan ngoãn, khi không có sự can thiệp, nó<br />
sẽ tự điều chỉnh về điểm cân bằng tối ưu). Quan điểm của tôi là hệ thống tài chính<br />
của chúng ta vốn bất ổn, không hề có trạng thái cân bằng ổn định và thường thiên<br />
về hướng tạo nên những chu kỳ bùng vỡ nguy hại. Tôi cũng cho rằng tình trạng<br />
không ổn định này đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải quản lý quá trình tạo<br />
tín dụng. Tuy nhiên, tôi cũng lý giải việc các chính sách của ngân hàng trung<br />
ương theo thời gian đã trượt từ mục tiêu bình ổn các hoạt động kinh tế sang thái<br />
cực ngược lại, khuyếch đại các chu kỳ bùng - vỡ, làm bất ổn thêm nền kinh tế của<br />
chúng ta.<br />
Cuốn sách cũng chỉ ra Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã trượt vào mô thức chính<br />
sách tiền tệ, tạo ra các chu kỳ tín dụng cực kỳ to lớn và nếu còn tiếp tục, mô thức<br />
này sẽ làm suy yếu triển vọng của nền kinh tế quan trọng và thịnh vượng nhất thế<br />
giới.<br />
George Cooper<br />
Tháng 4 năm 2008<br />
<br />
1<br />
GIỚI THIỆU<br />
1.1. Chính sách mất cân bằng<br />
hững năm đầu của thiên niên kỉ này bị ảnh hưởng trầm trọng bởi cuộc khủng<br />
hoảng tín dụng doanh nghiệp; thực tế này là tàn dư của một loại hình tín dụng<br />
liên quan đến sự bùng nổ thị trường chứng khoán cuối những năm 1990. Khi<br />
khủng hoảng này dần lắng xuống cũng là lúc sự bùng nổ nhà đất bắt đầu và dần dà,<br />
sự bùng nổ này đã chuyển thành cuộc khủng hoảng tín dụng không thể tránh được.<br />
Tần suất của các chu kỳ bùng - vỡ đã tạo cho công chúng cảm giác các cuộc khủng<br />
hoảng tín dụng đang ngày càng có quy mô lớn hơn và trở nên phổ biến hơn. Các<br />
chương tiếp theo sẽ lý giải nguyên nhân vì sao cảm giác ấy của công chúng lại đúng.<br />
<br />
N<br />
<br />
Cuối sách, tôi cũng đưa ra một số gợi ý chính sách với hi vọng có thể bước đầu<br />
làm lắng dịu chuỗi các chu kỳ bùng vỡ chồng chéo hiện nay. Mấu chốt của những<br />
gợi ý này nằm ở việc tránh những cơn sóng thần tài chính. Cái giá phải trả cho việc<br />
này là sự cho phép hay thậm chí khuyến khích gia tăng số lượng các chu kỳ tín<br />
dụng nhỏ hơn và đôi khi còn đòi hỏi việc can thiệp nhằm kìm hãm việc mở rộng tín<br />
dụng của các ngân hàng trung ương. Vì thế, các ngân hàng trung ương cần phải<br />
ngăn chặn “các bong bóng” giá tài sản. Chìa khóa thành công của các chính sách<br />
như trên là cần có được sự ủng hộ cần thiết của chính sách tiền tệ cân xứng; các biện<br />
pháp ứng phó với việc tăng trưởng tín dụng quá mức cũng giống khi ứng phó với sự<br />
thu hẹp tín dụng quá mức. Và mọi việc hiện nay đang nằm giữa khía cạnh chưa sẵn<br />
sàng chấp nhận của các chính trị gia, các cử tri và các ngân hàng trung ương chưa<br />
tìm thấy lợi ích trong việc triển khai các chính sách ấy. Phần lớn nguyên nhân cho<br />
tình trạng này chính là do các nhà kinh tế học đã dạy chúng ta rằng, thật không<br />
khôn ngoan và không cần thiết phải chống lại các bong bóng giá tài sản và việc mở<br />
rộng tín dụng quá mức. Thậm chí, nếu chúng ta cứ cố tình ngu ngốc muốn châm nổ<br />
một bong bóng giá tài sản thì họ cũng đã dạy rằng sẽ không thể thấy được bong<br />
bóng trong giai đoạn lạm phát. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng đã dạy chúng ta<br />
rằng khi quá trình giảm phát bắt đầu, bằng một số cách nào đó lớp ngụy trang bong<br />
bóng sẽ bị lộ diện và đây chính là thời điểm thích hợp để châm ngòi các chính sách<br />
tài chính và tài khóa(2).<br />
Trong những năm gần đây, phương thức tiếp cận không cân bằng với chính sách<br />
tài chính và tài khóa đã được phát triển thêm và được miêu tả với cái tên “mô hình<br />
quản lý rủi ro”, theo đó, các nhà hoạch định chính sách đã nỗ lực đạt mục tiêu sớm<br />
bằng cách nới lỏng chính sách để đề phòng sự suy thoái kinh tế, thậm chí trước cả<br />
khi có bằng chứng xác thực về suy thoái. Để miêu tả chiến lược này một cách chính<br />
xác nhất có lẽ nên gọi nó là chính sách tiền tệ không cân xứng.<br />
<br />