intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh- Trích Hồ Chí Minh toàn tập 1

Chia sẻ: Mai Thanh Thảo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

161
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ đâu? Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh- Trích Hồ Chí Minh toàn tập 1

  1. A. MỞ ĐẦU Điều 4 Hiến pháp 1992 có qui định: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao đ ộng và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” cho thấy tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vi ệc lãnh đạo toàn thể đất nước ta. Muốn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu vấn đề này, trước hết, chúng ta ph ải tìm hiểu cặn kẽ và chính xác nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh để r ồi t ừ đó m ới có th ể đi sâu vào các mặt khác B. NỘI DUNG 1. Tư tưởng và truyền thống Việt Nam. Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử đã tạo lập cho mình m ột n ền văn hóa riêng. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó c ủa dân tộc đã thúc gi ục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học tập, tiếp thu văn hóa của nhân loại Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí đấu tranh anh dũng b ất khuất T ừ văn hóa dân gian đến văn hóa bác học, từ những nhân vật truyền thuyết đến các tên tu ổi sang ng ời trong l ịch sử đều đã phản ánh chân lý đó một cách hùng hồn. Tinh th ần yêu n ước đã tr ở thành đ ạo lý, tri ết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam. Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, nh ấn m ạnh 4 ch ữ “đ ồng”: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. Thứ ba, dân tộc Việt nam là một dân tộc có truyền thống lạc quan, yêu đời. trong muôn vàn nguy hiểm, khó khăn người lao động vẫn động viên nhau “ch ớ thấy sóng c ả mà ngã tay chèo” . Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức m ạnh của bản thân mình, tin vào s ự t ất thắng của chân lí, chính nghĩa, dù trước mắt còn đầy gian truân, kh ổ ải ph ải ch ịu đ ựng, v ượt qua. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của tinh thần lạc quan đó. Thứ tư, dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng t ạo trong s ản xuất và chiến đấu nên cũng là một dân tộc ham học hỏi và không ngừng m ở r ộng c ửa đón nh ận tinh hoa văn hóa của nhân loại trên cơ sở giữ vững bản sắc Việt Nam của dân tộc. Như vậy, lịch sử hàng ngàn năm d ựng n ước và gi ữ n ước đã hình thành cho Vi ệt nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Trong đó ch ủ nghĩa yêu n ước là c ốt lõi, là dòng chảy chính xuyên suốt trường kì lịch sử 2. Tinh hoa văn hóa nhân loại. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, hồ Chí Minh đã đ ược hấp th ụ n ền Qu ốc h ọc và Hán h ọc khá vững vàng, chắc chắn. Trên hành trình c ứu n ước Người đã ti ếp thu tinh hoa và văn hóa nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu cho tri thức c ủa mình và ph ục v ụ cho cách m ạng Việt Nam. Những giá trị phương Đông: Những ảnh hưởng do tác động của Nho giáo, Phật giáo và Đ ạo giáo đ ến ti ến trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã biết phê phán những cái lạc hậu để ti ếp thu nh ững yếu tố tích cực, phù hợp với điều kiện lịch sử và thực tiễn cách mạng Việt Nam. 1
  2. Nho giáo người tiếp thu khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư t ưởng và tri ết lí hành đ ộng, tư tưởng về nhập thế, hành đạo; triết lí nhân sinh, lấy tu thân làm gốc và có lí t ưởng về m ột xã hội bình trị, thế giới đại đồng. Phật giáo la tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, thương người; là n ếp sống đạo d ức trong s ạch, gi ản dị, chăm lo làm điều thiện, có tinh thần bình đẳng, dân ch ủ, đ ề cao lao đ ộng, ch ống l ười bi ếng; phái Trúc Lâm ở Việt Nam còn chủ trương gắn bó với nhân dân, với đất nước. Ngoài Nho giáo và Phật giáo, tư tưởng Hồ chí Minh còn ch ịu sự ảnh h ưởng c ủa t ư t ưởng ch ủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn (dân tộc độc lập, dân quyền t ự do, dân sinh h ạnh phúc); t ư tưởng của Lão tử, Mặc tử,… Những giá trị phương Tây: Trong thời gian ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài ( từ 1911 đến 1941) Hồ chí Minh có sự ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá dân chủ và cách m ạng ph ương Tây đ ặc bi ệt là Anh, Pháp, Mỹ. Đến với nước Pháp - quê hương của lý tưởng tự do, bình đ ẳng, bác ái, Nguyễn Ái Quốc được tiếp xúc trực tiếp với những tư tưởng của các nhà t ư t ưởng nh ư Voltaire, Rousseau, Montésquieu,… cùng những lý luận gia của Đại cách m ạng Pháp năm 1789. Bên c ạnh đó, Nguyễn Ái Quốc còn tiếp thu tư tưởng dân chủ và tù đó hình thành đ ược phong cách làm việc dân chủ của mình trong cuộc sống thực tiễn. 3. Chủ nghĩa Mác - Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh là thuộc hệ tư tưởng Mác-Lê nin mà h ạt nhân t ư t ưởng là tri ết h ọc duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa Mac-Lê nin là c ơ sở th ế gi ới quan và ph ương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh và là nguồn gốc lí lu ận tr ực ti ếp, quyết đ ịnh b ản ch ất t ư tưởng của Người. Nhờ thế giới quan và phương pháp luận ấy mà Nguyễn Ái Qu ốc đã ti ếp thu và chuyển hóa được những hiểu biết quý báu c ủa các thế hệ tr ước t ạo nên hệ th ống t ư t ưởng của mình. Hơn thế nữa, Người còn có thể vận dụng một cách sáng tạo, phát tri ển và làm phong phú. Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin có những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, Người phân tích, đánh giá, về các phong trào yêu n ước chống th ực dân Pháp giai đạn cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX một cách chính xác. Người nhận th ấy, đ ường l ối quân chủ hay dân chủ, cách mạng hay cải lương của các sĩ phu yêu nước đều không đáp ứng đ ược yêu cầu thực tiễn giai phóng dân tộc. Thứ hai, ở Nguyễn Tất Thành đã có sự thống nhất giữa mục đích và phương pháp ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Nhờ đó, trong suốt những năm bôn ba n ước ngoài h ọc t ập và khảo nghiệm, Nguyễn Tất Thành đã hoàn thiện trí tuệ c ủa mình bằng v ốn hi ểu bi ết văn hóa chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú c ủa cả nhân lo ại. Người đã rút ra đ ược m ột s ố k ết luận: chủ nghĩa tư bản, đế quốc ở đâu cũng tàn bạo, độc ác, bất công; người lao đ ộng ở đâu cũng bị áp bức, bóc lột, chà đạp; dù màu da có khác nhau nh ưng trên đ ời này ch ỉ có hai gi ống người “giống người áp bức bóc lột và giống người bị áp bức bóc lột” và cũng ch ỉ có m ột tình hữu ái là thật, đó là tình hữu ái vô sản. Thứ ba , khác với các nhà trí thức phương Tây đến với chủ nghĩa Mác-Lênin chủ yếu như đến với một học thuyết, nhằm giải quyết những vấn đề về tư duy hơn là hành đ ộng; Nguy ến Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là để tìm kim chỉ nam cho sự nghi ệp c ứu n ước, gi ải phóng 2
  3. dân tộc, tức là từ nhu cầu thực tiễn của cách m ạng Việt Nam.. Nh ờ Lênin, Người tìm th ấy “con đường giải phóng chúng ta” và từ Lênin Người đã trở lại nghiên cứu Mác sâu hơn. Thứ tư, khác với nhiều nhà cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc ti ếp thu ch ủ nghĩa Mác-Lê nin theo phương pháp nhận thức macxit và theo lối “đắc ý, vong ngôn” c ủa ph ương Đông, c ốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất, chứ không ch ịu trói bu ộc trong cái v ỏ ngôn t ừ. Ng ười v ận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lê nin để tự tìm ra những ch ủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp cho cách mạng Việt Nam. Như vậy, sự k ết h ợp c ả hai phương pháp Đông - Tây với thực tiễn cách mạng Vi ệt Nam đã tr ở thành đ ặc tr ưng riêng trong quá trình phát triển nhận thức, tư tưởng của Hồ Chí Minh. 4. Những phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh. Cuối cùng, phải kể đến những nhân tố chủ quan thuộc về ph ẩm chất cá nhân c ủa Nguy ễn Ái Quốc - một con người sống có hoài bão, có lí tưởng yêu nước, thương dân, có b ản lĩnh và có lòng tin vào nhân dân và chính mình đã tìm thấy con đường chân chính cho s ự nghi ệp c ứu n ước và giải phóng các dân tộc thuộc địa. Thứ nhất, đó là tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo và luôn sáng suốt trong mọi hoàn c ảnh. V ới đầu óc phê phán tinh tường, Người nghiên cứu tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản hi ện đ ại, đánh giá đúng bản chất các cuộc cách mạng và không để b ị đánh l ừa b ởi cái hào nhoáng bên ngoài. Thứ hai, là sự khổ công học tập và rèn luyện để chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú c ủa th ời đại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân t ộc, phong trào công nhân Qu ốc tế để có thể tiếp cận với chủ nghĩa Mác- Lê nin, khoa h ọc về cách m ạng c ủa giai c ấp vô s ản quốc tế. Thứ ba, đó là tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhi ệt thành cách m ạng, một trái tim yêu nước thương dân, thương yêu những người cùng khổ, sẵn sàng ch ịu đ ựng những hi sinh cao nhất vì độc lập Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào. Những phẩm chất trên đã trở thành một trong những nguồn gốc t ư t ưởng Hồ Chí Minh và có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển tư tưởng c ủa Người, giúp Người hi ểu rõ b ản chất của những vấn đề trong thực tại, tìm và phát hi ện nh ững vấn đ ề m ới n ảy sinh và có nh ững tiên đoán chính xác về nhũng gì sẽ diễn ra trong tương lai. C. KẾT LUẬN Có thể khẳng định rằng trong các nguồn gốc tư tưởng nêu trên thì ch ủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc quan trọng nhất, có ảnh hưởng sâu sắc nhất dến t ư t ưởng H ồ Chí Minh. Không có chủ nghĩa Mác-Lênin thì cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang t ầm l ịch s ử và th ời đại để giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra của cách m ạng Việt Nam. Đảng ta đã xác định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm n ền t ảng t ư t ưởng và kim ch ỉ nam cho hành động, bởi vậy, việc xác định rõ ràng nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh đ ể v ận dụng và phát triển nó trong những bối cảnh nhất đ ịnh, nh ất là th ời kì hi ện nay có ý nghĩa vô cùng to lớn. Từ đó, với tư tưởng Hồ chí Minh, cả dân t ộc ta s ẽ v ượt qua m ọi thách th ức đ ồng thời nắm lấy những cơ hội đúng lúc để đất nước ta phát triển ngày càng “đàng hoàng h ơn, to đẹp hơn” như đúng lời Bác Hồ kính yêu từng mong đợi. 3
  4. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2