intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam phân tích thực trạng, hạn chế, nguyên nhân, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển KH,CN và ĐMST ở Việt Nam trong bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

  1. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |113 NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM TS. Phạm Thị Nga1, TS. Phạm Thị Thu Hƣờng2, ThS. Trần Trọng Nhất3 1 Đại học Thái Nguyên 2 Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ 3 Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên Tóm tắt: Để thực hiện phát triển khoa học (KH), công nghệ (CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST), nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại chính là nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Đội ngũ cán bộ KHCN nƣớc ta đã đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng và hoạt động năng động, sáng tạo hơn trong cơ chế mới. Tuy nhiên, nguồn nhân lực KHCN của Việt Nam vẫn còn hạn chế cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, những tổ chức khoa học công nghệ đƣợc đầu tƣ bài bản, chuyên nghiệp, quy mô lớn còn hạn chế. Trên cơ sở phân tích thực trạng, hạn chế, nguyên nhân, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển KH,CN và ĐMST ở Việt Nam trong bối cảnh mới. Từ khóa: Nguồn nhân lực khoa học công nghệ, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Việt Nam 1. MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lƣợng cao nói riêng càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao là bộ phận cấu thành nguồn nhân lực của quốc gia, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Nguồn nhân lực chất lƣợng cao gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ đƣợc coi là một đột phá chiến lƣợc, là yếu tố quyết định trong chiến lƣợc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST). Với tƣ cách là nguồn lực con ngƣời, NNLKHCN vừa mang những đặc điểm chung của nguồn nhân lực, vừa mang những đặc thù riêng gắn liền với đặc thù của lĩnh vực KH,CN - trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm ra những nét đặc thù của NNL KH,CN và những bất cập trong quá trình phát triển NNL KH,CN là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận * Khái niệm Nguồn nhân lực khoa học, công nghệ Bộ Khoa học - Công nghệ vận dụng khái niệm nêu trong Luật Khoa học, Công nghệ đã có quy định cụ thể hơn về quan niệm Nguồn nhân lực khoa học, công nghệ gồm các đối tƣợng: “Đã
  2. 114| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... tốt nghiệp ại học, cao ẳng và làm việc trong một ngành khoa học và công nghệ; ã tốt nghiệp ại học, cao ẳng, nhưng hông àm việc trong một ngành khoa học và công nghệ nào; chưa tốt nghiệp ại học, cao ẳng, nhưng àm một công việc trong một ĩnh vực khoa học và công nghệ òi hỏi trình ộ tương ương”. Nguồn nhân lực khoa học công nghệ là nguồn nhân lực gắn với năng lực ở bậc cao và làm việc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Nguồn nhân lực này thƣờng đƣợc đào tạo bài bản, vƣợt trội và có trình độ vƣợt trội so với nguồn nhân lực ở các lĩnh vực khác18 [1]. Tổng hợp các quan điểm, quy định nêu trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, quan niệm của Bộ Khoa học - Công nghệ có thể thấy rằng, Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ nƣớc ta gồm 5 thành phần chủ yếu sau: + Cán bộ nghiên cứu. + Cán bộ kỹ thuật, công nghệ. + Các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội. + Cán bộ quản lý các cấp. + Tri thức Việt Nam ở nƣớc ngoài và các chuyên gia nƣớc ngoài. * Vai trò của nhân lực khoa học công nghệ Những đóng góp của nguồn nhân lực KHCN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng đƣợc thể hiện rõ nét ở những nội dung sau. Thứ nhất, nguồn nhân lực KH, CN là lực lƣợng chủ yếu trong việc xây dựng các luận cứ khoa học giúp Đảng và Nhà nƣớc xác định đƣờng lối chiến lƣợc, chính sách, kế hoạch CNH, HĐH đất nƣớc; đồng thời là lực lƣợng nòng cốt trong triển khai thực hiện các đƣờng lối chính sách đó. Thứ hai, nguồn nhân lực KH, CN đảm nhiệm việc nghiên cứu, khảo nghiệm và ứng dụng các quy trình công nghệ mới, các thiết bị, công cụ mới, vào sản xuất; cải tiến và hệ thống hóa công nghệ truyền thống, nâng cao trình độ công nghệ. Thứ ba, có thể nói, đây là lực lƣợng xung kích trong việc lựa chọn, tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ công nghệ mới của thế giới vào phát triển các ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Thứ tư, đóng góp lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tri thức khoa học, kiến thức và công nghệ sản xuất tiên tiến, thực hiện việc dẫn dắt cho những bộ phận có năng lực và trình độ thấp hơn đi lên, qua đó góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về KHCN và kỹ thuật sản xuất, nâng cao năng lực hoạt động sản xuất của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. 2.2. P ƣơn p p n hiên cứu * Phương ph p thu thập thông tin Bài viết sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn: bài báo, báo cáo, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành và kết quả 18 Nguyễn Hải Hoàng (2020). Phát triển nguồn nhân lực số p ứng yêu cầu của kinh tế số. Tạp chí Lý luận chính trị.
  3. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |115 nghiên cứu của các luận án; Niên giám thống kê hàng năm của Bộ Khoa học & Công nghệ, của Tổng Cục Thống kê, của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng…. * Phương ph p xử lý thông tin Phƣơng pháp phân tích kết hợp với phƣơng pháp tổng hợp: hai phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong bài viết khi làm rõ thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực khoa học, công nghệ tại Việt Nam. Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đánh giá, hệ thống hóa những kết quả đã đạt đƣợc, làm rõ những tồn tại, hạn chế từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nhữn điểm mạnh của nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam Hiện nay, đội ngũ cán bộ KHCN nƣớc ta đã đƣợc tăng cƣờng về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng và hoạt động năng động, sáng tạo, góp phần quan trọng vào những thành tựu của sự phát triển KHCN&ĐMST ở Việt Nam. Tổng số nhân lực trong 1.513 tổ chức KH&CN của cả nƣớc là 60.543 ngƣời, đạt 7 ngƣời/1vạn dân. Trong đó, số ngƣời có trình độ tiến sĩ là 5.293 ngƣời (8,74%), trình độ thạc sĩ là 11.081 ngƣời (18,30%), trình độ đại học là 28.689 ngƣời (47,39%) và trình độ từ cao đẳng trở xuống là 15.480 ngƣời (25,57%). Số lƣợng này đƣợc phân bổ theo 5 lĩnh vực: khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; khoa học nông nghiệp; khoa học y, dƣợc; khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong tổng số 60.543 ngƣời, 6.420 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, chiếm 10,6%; 4.460 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, chiếm 7,4%; 15.302 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp, chiếm 25,3%; 6.548 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học y, dƣợc, chiếm 10,8%; và 27.813 ngƣời thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, chiếm 45,9%. Có thể thấy đây là những tiến bộ đáng khích lệ so với các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Khoảng cách giữa Việt Nam và các nƣớc trong khu vực đƣợc rút ngắn đáng kể trong xếp hạng năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu và ở một số lĩnh vực khoa học và công nghệ có thế mạnh. 3.2. Những tồn tại, hạn chế của của nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam Nguồn nhân lực KH&CN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, nguồn nhân lực KHCN của Việt Nam hiện nay vẫn còn có nhiều điểm hạn chế. Thứ nhất, nguồn nhân lực khoa học công nghệ hiện nay của Việt Nam chƣa đảm bảo cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu để phục vụ phát triển KHCN&ĐMST. Về số lƣợng: NNL KHCN ở Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé so với yêu cầu (mới chỉ chiếm 17,5% lao động xã hội), trong khi đó vẫn còn 2,2% trong tổng số lao động có trình độ chƣa có việc làm. Tại Hội chợ Nhân lực phần mềm Việt Nam năm 2015, có tới 63,4% công ty phần mềm khẳng định thiếu nhân lực trình độ cao. Nguyên nhân là do trƣớc đây chúng ta định hƣớng tập trung vào nhân công giá rẻ để tạo công ăn việc làm cho một phần lớn lực lƣợng lao động ở nông thôn, có trình độ thấp. Từ đó dẫn
  4. 116| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... đến việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực khoa học công nghệ, Về chất lƣợng đội ngũ cán bộ cũng nhƣ các tổ chức KHCN nƣớc ta hiện nay còn nhiều bất cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của CNH, HĐH, nhất là yêu cầu đi tắt đón đầu về công nghệ. Hiện nay, Việt Nam rất thiếu nguồn nhân lực KHCN ở các ngành mũi nhọn, có tính chất quyết định nhƣ công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,… Ví dụ rõ ràng nhất đƣợc thể hiện trong việc đăng ký và cấp bằng độc quyền sáng chế rất thấp của các cán bộ KHCN Việt Nam. Mặt khác, chất lƣợng các công bố quốc tế của NNL KHCN ở Việt Nam hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. theo số liệu từ Viện Thông tin khoa học của Mỹ, số công trình nghiên cứu quốc tế của Singapore là 69.107, Malaysia là 54.368, Thái Lan là 39.226 và Việt Nam là 11.95319 [2]. Về tổ chức Khoa học Công nghệ: Việt Nam có 1.001 tổ chức khoa học công nghệ ở trung ƣơng, chiếm tỉ lệ 66,1% và 512 tổ chức khoa học công nghệ ở địa phƣơng, chiếm tỉ lệ 33,9%. Theo lĩnh vực hoạt động: Khoa học Xã hội và Nhân văn có 149 tổ chức, chiếm 9,8%; Khoa học Tự nhiên có 124 tổ chức, chiếm 8,3%; Khoa học Nông nghiệp có 327 tổ chức, chiếm tỉ lệ 21,6%; Khoa học Y-Dƣợc có 103 tổ chức, chiếm tỉ lệ 6,8%; Khoa học kỹ thuật và Công nghệ có 810 tổ chức, chiếm gần 53,5% . Số lƣợng các tổ chức khoa học công nghệ tuy nhiều nhƣng số lƣợng tập thể khoa học công nghệ mạnh rất ít, các tổ chức khoa học công nghệ, đặc biệt ở khối nhà nƣớc đạt trình độ quốc tế gần nhƣ không có, chƣa thực sự mang tính chuyên nghiệp, bài bản và còn hạn chế ở nhiều mặt20 [3]. Thứ hai, cơ cấu phân bổ NNL KHCN còn chƣa hợp lý Những năm qua, cơ cấu nhân lực KH&CN trong các tổ chức nói chung, trong các địa giới hành chính (bộ, ngành, địa phƣơng) nói riêng luôn có sự phân bổ không đồng đều, còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng; Nguồn nhân lực khoa công nghệ, cán bộ khoa học công nghệ hiện nay tập trung chủ yếu ở các tổ chức khoa học ở khối trung ƣơng nhƣ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ở các trung tâm kinh tế lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà N ng; ở khối các cơ sở giáo dục đào tạo nhƣ các trƣờng đại học, cao đẳng… Ở các khu vực xa trung tâm, tỷ lệ cán bộ khoa học công nghệ làm việc còn rất thấp, thậm chí có nơi không có. Nhiều địa phƣơng hiện nay còn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ nhà khoa học, trên 90% số tổ chức KH&CN có số nhân lực dƣới 30 ngƣời, trong đó có nhiều tổ chức có số nhân lực dƣới 10 ngƣời. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc ít ngƣời và miền núi cũng luôn là vấn đề đƣợc Chính phủ quan tâm. Nhà nƣớc ban hành nhiều chính sách tác động trực tiếp và gián tiếp để thu hút, phát triển nguồn nhân lực KH&CN có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi về công tác làm việc tại các vùng này. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Ủy ban Dân tộc, việc thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại những vùng, miền núi, dân tộc thiểu số ở nƣớc ta còn rất hạn chế. Số ngƣời không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật chiếm tỷ lệ tới 86,21% trong tổng lao 19 Institute of Scientific Information – ISI, Web of Science 02/06/2016. https://vi.wikipedia.org/ 20 Vũ Tuấn Hƣng, Nguyễn Xuân Bắc, “Tính tất yếu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ nhằm đáp ứng chuyển đổi số ở Việt Nam
  5. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |117 động trong độ tuổi. Ở một số dân tộc, tỷ trọng nguồn chƣa qua đào tạo trong dân số ở độ tuổi lao động còn cao [nhƣ dân tộc Mông 98,7%, dân tộc Khmer 97,7%, dân tộc Thái 94,6%, dân tộc Mƣờng 93,3%...]. Mặc dù ở một số tỉnh, tỷ lệ nguồn nhân lực [đã, đang làm việc trực tiếp có liên quan đến các lĩnh vực KH&CN] có trình độ đại học trở lên trong tổng số dân số chiếm tới 77,26%, nhƣng năng lực, trình độ làm việc thực tế của họ còn thấp hơn nhiều, chƣa theo kịp miền xuôi. Sự bất hợp lý trong cơ cấu NNLKH,CN còn thể hiện ở cơ cấu độ tuổi: hiện nay tuổi đời của các cán bộ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là khá cao. Theo điều tra của Bộ Khoa học và Công nghệ, hầu hết đội ngũ cán bộ có học hàm giáo sƣ, phó giáo sƣ có độ tuổi trên và gần đủ 60 tuổi, số ngƣời có độ tuổi dƣới 50 tuổi chỉ chiếm 12%. Hơn 10.000 ngƣời có học vị tiến sĩ, nhƣng trình độ so với chuẩn quốc tế còn rất thấp và chỉ có khoảng 25% cán bộ có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, Việt Nam đặc biệt thiếu các chuyên gia và các tổng công trình sƣ. Cơ cấu phân bổ nguồn nhân lực khoa học công nghệ hiện tại cũng chƣa thực sự hợp lý khi đội ngũ lao động trong lĩnh vực này đang làm việc trong bộ máy nhà nƣớc chiếm tỷ lệ cao, chiếm 83%; trong khi trong khu vực tƣ nhân lại rất ít, chiếm 17% 21 [4]. Thứ ba, một bộ phận không nhỏ NNL KH,CN còn chƣa đƣợc sử dụng đúng chuyên môn. Một hiện tƣợng phổ biến hiện nay trong các tổ chức khoa học công nghệ là đang thừa nhƣng vẫn đang thiếu cán bộ làm nghiên cứu khoa học. Một số cán bộ khoa học không đƣợc sử dụng đúng chuyên môn nên không phát huy tối đa năng lực của họ. Nguyên nhân chính dẫn tới sự thiếu chuyên nghiệp cũng nhƣ không thể phát triển mạnh mẽ là do nguồn kinh phí dành cho phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Ngoài ra, sự gắn kết giữa các tổ chức KH&CN công lập với khu vực doanh nghiệp và khu vực đào tạo chƣa chặt chẽ, điều đó dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tƣ cho KH&CN. Nhiều kết quả nghiên cứu còn chƣa đƣợc ứng dụng vào thực tiễn. Thứ tư, chế độ đãi ngộ đối với nguồn nhân lực KHCN chƣa thực sự thỏa đáng. Chế độ đãi ngộ với lực lƣợng lao động này còn chƣa tƣơng xứng với năng lực, hiệu quả công việc, đặc biệt là các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực này mà còn dẫn đến tình trạng không thể thu hút nguồn nhân lực trẻ, có trình độ là lớp thế hệ kế cận. Mặt khác, năng lực cán bộ quản lý khoa học công nghệ chƣa cao; thiếu hụt những chuyên gia đầu ngành, những chuyên gia đủ khả năng làm việc trực tiếp với các đối tác nƣớc ngoài. Trong nhiều năm qua, số lƣợng công trình công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực. Thứ năm, nguồn kinh phí Nhà nƣớc đầu tƣ cho lĩnh vực khoa học công nghệ còn chƣa thỏa đáng Kinh phí dành cho phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Mức tỷ trọng đầu tƣ để phát triển KH&CN hiện nay tuy đã có nhiều chuyển biến và đƣợc chú trọng, tuy nhiên mới chỉ đạt khoảng 0,6 GDP, tƣơng đƣơng khoảng gần 2% nguồn chi Ngân sách Nhà 21 Institute of Scientific Information – ISI, Web of Science 02/06/2016. https://vi.wikipedia.org/
  6. 118| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... nƣớc cho phát triển khoa học công nghệ 22 [5]. Trong đó, gần 90% dành cho đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên, chỉ còn lại một khoản kinh phí quá ít ỏi dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Sự đầu tƣ này là quá ít so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới cũng nhƣ yêu cầu của cuộc CMCN 4.0. Trong khi đó, con số này ở Isarel và Hàn Quốc là 4,5%; Nhật Bản là 3,2%; Trung Quốc là 2,1%... Điều này cho thấy, Việt Nam đang tụt hậu về mức độ s n sàng công nghệ, về đổi mới sáng tạo và về năng suất lao động. Đây là một thách thức lớn cho nền KHCN ở Việt Nam. 3.3. Giải p pp t triển n uồn n ân lực o ọc côn n ệ ở Việt N m Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật khoa học và công nghệ. Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật kịp thời và đồng bộ trong đó, đặc biệt chú ý các chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ; chính sách tuyển dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu sinh, thực tập sinh, chuyên gia khoa học và công nghệ học tập và làm việc ở trong và ngoài nƣớc, nhất là các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu đàn trong các lĩnh vực; chính sách đổi mới công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học và công nghệ dựa trên những giá trị đóng góp nổi bật trong nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật; chính sách áp dụng nâng lƣơng vƣợt cấp, tăng lƣơng trƣớc hạn. * Về chính s ch thu hút, ãi ngộ ối v i nhà khoa học. Hiện nay, các tỉnh, thành phố chỉ tập trung vào chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kiến thức quản lý nhà nƣớc, lý luận chính trị - hành chính, mà ít chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ ƣu tiên. Số lƣợng các nhà khoa học đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao và hiện đang tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học mang tính chuyên nghiệp là rất ít và ngày càng suy giảm. Trong khi đó, các cán bộ khoa học trẻ lại không đƣợc tạo điều kiện để phấn đấu theo đuổi và gắn bó với sự nghiệp khoa học lâu dài. Số lƣợng cán bộ khoa học và công nghệ đông, số tổ chức khoa học và công nghệ nhiều, nhƣng không có các tập thể khoa học mạnh, các tổ chức khoa học và công nghệ đạt trình độ quốc tế. Một trong những giải pháp hiệu quả trƣớc mắt để phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ chính là tuyển dụng đội ngũ cán bộ, chuyên gia đang học tập và làm việc ở nƣớc ngoài. Đây là đội ngũ nhân lực có tri thức cao do tiếp cận với nền giáo dục và môi trƣờng làm việc quốc tế. Kết nối, thu hút, trọng dụng lực lƣợng chuyên gia ngƣời Việt có chuyên môn về khoa học công nghệ đang làm việc cho các tập đoàn, doanh nghiệp trong nƣớc hoặc đang sinh sống và làm việc tại nƣớc ngoài bằng các hình thức hợp tác, liên kết sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm đƣợc chi phí. Việc tận dụng nguồn lực ở các khu vực này sẽ giảm gánh nặng biên chế cho Ngân sách Nhà nƣớc, đồng thời vẫn phát huy đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các công việc cần thiết của khu vực công. Để làm đƣợc điều này, Chính phủ cần xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý, từ hệ thống tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp và các đãi ngộ phi vật chất khác. Đây là một trong những vấn đề mà nhân lực trong lĩnh vực này quan tâm nhất hiện nay, khi mà chính sách đãi ngộ chƣa thỏa đáng, công việc không vận dụng đƣợc hết kiến thức họ tích lũy đƣợc trong quá trình học tập. 22 Nguyễn Quang Liêm (2020). Khoa học, công nghệ Việt Nam trong iều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội. https://nhandan.com.vn/
  7. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |119 * Về chính sách giáo dục, ào tạo Hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là giáo dục nghề nghiệp cần nhanh chóng tạo ra đội ngũ nhân lực có khả năng thích ứng cao với cuộc Cách mạng công nghiệp, để Cách mạng Công nghiệp là nền tảng, gốc rễ của phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, cơ cấu đào tạo ngành nghề cần chú trọng theo hƣớng phù hợp với việc áp dụng mô hình kinh tế số. Các chƣơng trình đào tạo về khoa học công nghệ cần hƣớng đến xã hội hóa nhiều hơn thay vì để hoàn toàn Nhà nƣớc thực hiện. Giáo dục khoa học công nghệ gắn với các sản phẩm đột phá về công nghệ nhƣ Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot cần thực hiện ngay từ các cấp bậc học thấp đến cao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thậm chí cả cấp bậc mẫu giáo tiếp cận lĩnh vực này càng sớm càng tốt. Vì vậy, các cơ sở đào tạo trên cả nƣớc cần vận dụng những thành tựu của công nghệ để nâng cao hiệu quả dạy học, trang bị cho ngƣời học kiến thức để làm chủ khoa học công nghệ từ cơ bản đến hiện đại. Các trƣờng đại học cũng cần đẩy mạnh liên kết đào tạo và thực hành với khu vực doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ thông tin vì khu vực doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực này cũng nhƣ là khu vực có tiềm lực, sức lực tốt hơn các trƣờng trong việc phát triển chuyên môn, năng lực cho các sinh viên, học viên tại các trƣờng. Đặc biệt, khuyến khích ngƣời trẻ theo đuổi ngành nghề, lĩnh vực có liên quan chặt chẽ đến khoa học công nghệ thông qua hỗ trợ tài chính, kinh phí đào tạo, học bổng, tìm kiếm việc làm. Đây là một giải pháp hiệu quả bậc nhất, mang tính lâu dài mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, thậm chí là các quốc gia phát triển vẫn ƣu tiên thực hiện. * Thứ hai, tăng cƣờng ngân sách đầu tƣ cho lĩnh vực KHCN Bên cạnh giải pháp về giáo dục và đào tạo, cần khắc phục hạn chế từ Ngân sách Nhà nƣớc để tạo lập môi trƣờng, điều kiện làm việc tốt nhất cho đội ngũ nhân lực khoa học công nghệ. Vấn đề này không chỉ có tác động đến thu hút, tuyển dụng nhân tài mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ chân nhân tài đó làm việc lâu dài ở Việt Nam. Vì vậy, trƣớc hết, cần xem lại tỷ lệ phân bổ ngân sách cho hợp lý, đảm bảo đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực khoa học công nghệ; Tạo điều kiện cho nhân lực khoa học công nghệ đƣợc cống hiến tài năng, tâm huyết của mình và đƣợc hƣởng thành quả từ lao động sáng tạo, tƣơng xứng với giá trị lao động mà họ đóng góp. Chính phủ cần phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện không chỉ trong công tác tuyển dụng, thu hút mà còn ở khía cạnh trọng dụng, sử dụng nhân tài hiệu quả, hợp lý. Thứ ba, tạo điều kiện làm việc và trang thiết bị nghiên cứu cho đội ngũ nhà nghiên cứu khoa học và công nghệ. Việt Nam còn thiếu các trung tâm khoa học lớn với các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Kết quả hoạt động của các khu công nghệ cao còn thấp. Nhiều tổ chức khoa học và công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu ở trình độ quốc tế. Việc thành lập các phòng thí nghiệm trọng điểm là một chủ trƣơng đúng đắn, cho phép Nhà nƣớc tập trung đầu tƣ vào những hƣớng nghiên cứu mũi nhọn có tính chiến lƣợc. Tuy nhiên, sau khi thành lập và đi vào hoạt động đƣợc vài năm, thì những phòng thí nghiệm này đã bắt đầu bộc lộ những bất cập nhƣ thiếu sự đồng bộ về thiết bị và thiếu đề tài dự án thực hiện. Thứ tư, đảm bảo tự do sáng tạo trong nghiên cứu học thuật và công bố quốc tế sản phẩm khoa học và công nghệ. Cần có những chính sách khuyến khích các nhà khoa học công bố sản phẩm nghiên cứu của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, những ngành
  8. 120| Phần I. Những vấn đề chung về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng... khoa học công nghệ mũi nhọn. Cần có những chính sách thiết thực và bền vững để hỗ trợ và khuyến khích các nhà khoa học có thành tích trong công bố quốc tế. Chú trọng gắn kết nghiên cứu khoa học với ứng dụng thực tế; đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu thế mạnh mạnh về các lĩnh vực khoa học quan trọng, mũi nhọn. Coi trọng việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu phục vụ ứng dụng đào tạo và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp. Gắn kết việc lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp chiến lƣợc phát triển bộ, ngành, địa phƣơng và doanh nghiệp nhằm đƣa cơ sở lý luận khoa học với đời sống, kinh tế - xã hội. Thƣờng xuyên cập nhật thông tin đa chiều để nắm bắt nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trƣờng khoa học công nghệ một cách đầy đủ và hiệu quả, thu hút và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ. 4. Kết luận Trong quá trình thực hiện đƣờng lối đổi mới, đội ngũ nhà khoa học và công nghệ của nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, đội ngũ nhà khoa học và công nghệ đã bộc lộ một số yếu kém về năng lực nghiên cứu, chƣa thực sự đóng vai trò là lực lƣợng then chốt và nền tảng cho quá trình phát triển đất nƣớc. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; tích cực đào tạo, bồi dƣỡng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ; phát huy tự do tƣ tƣởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của các nhà khoa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2011), Quyết định số 4009/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020. [2]. Trần Thị Dung, “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đƣa đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững”, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, ngày 12/5/2021. [3]. Hải Hà (2021), Chính sách tài chính tạo sức bật mạnh mẽ cho khoa học và công nghệ, Thời báo Tài chính Việt Nam, truy cập ngày 21/05/2021, từ https://thoibaotaichinhvietnam.vn/chinh-sach- tai-chinh-tao-suc-bat-manh-me-cho-khoa-hoc-va-cong-nghe-51561.html [4]. Nguyễn Hải Hoàng (2020), “Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng yêu cầu của kinh tế số”, Tạp chí Lý luận chính trị. [5]. Vũ Tuấn Hƣng, Nguyễn Xuân Bắc, Tính tất yếu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ nhằm đáp ứng chuyển đổi số ở Việt Nam. [6]. Nguyễn Quang Liêm (2020). Khoa học, công nghệ Việt Nam trong iều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội, https://nhandan.com.vn/ [7]. Hà Thị Thu Thủy, “Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực khoa học công nghệ”, Tạp chí Công thƣơng, ngày 25/02/2020
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2