intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy cơ ngộ độc từ cá nóc nước ngọt

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

122
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài cá nóc biển còn có cá nóc nước ngọt. Đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc chết người do ăn cá nóc biển, còn với cá nóc nước ngọt thì sao? Thạc sĩ Đào Việt Hà, quyền Trưởng phòng hóa sinh, Viện Hải dương học - Nha Trang cho biết: - Ngày 27.5.2004, tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã xảy ra vụ 5 nạn nhân ngộ độc do ăn cháo cá nóc nước ngọt đánh bắt từ ao nhà, làm 3 người chết. Trước vụ ngộ độc này, ở nước ta cá nóc nước ngọt chưa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy cơ ngộ độc từ cá nóc nước ngọt

  1. Nguy cơ ngộ độc từ cá nóc nước ngọt
  2. Ngoài cá nóc biển còn có cá nóc nước ngọt. Đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc chết người do ăn cá nóc biển, còn với cá nóc nước ngọt thì sao? Thạc sĩ Đào Việt Hà, quyền Trưởng phòng hóa sinh, Viện Hải dương học - Nha Trang cho biết: - Ngày 27.5.2004, tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã xảy ra vụ 5 nạn nhân ngộ độc do ăn cháo cá nóc nước ngọt đánh bắt từ ao nhà, làm 3 người chết. Trước vụ ngộ độc này, ở nước ta cá nóc nước ngọt chưa hề được biết đến về nguy cơ gây tử vong của chúng. Hầu hết dân địa phương đều tin rằng chỉ cá nóc ở biển mới có độc, còn cá nóc nước ngọt là an toàn, có thể ăn được. Theo các tài liệu quốc tế, có thể có 5-6 loài cá nóc nước ngọt tại một số nước khu vực Đông Nam Á, nhưng ở nước ta đến nay chỉ tìm thấy 2 loài cá nóc nước ngọt tại khu vực các tỉnh miền Nam là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteri). Cá nóc chấm xanh (tên địa phương là cá nóc beo) có kích thước lớn nhất 17 cm, được tìm thấy ở các thủy vực nước ngọt như suối, sông hoặc những cánh đồng ngập nước. Cá nóc mắt đỏ (tên địa phương là cá nóc mít) có kích thước lớn nhất khoảng 6 cm, thường sống ở những thủy vực có dòng chảy yếu hoặc những vùng nước lặng tại khu vực Tam giác Mê Kông. Đặc biệt, loài này có sự khác biệt về hình thái ngoài giữa 2 giới tính cái (hình A) và đực (hình B). Hai loài này không có giá trị thương mại về mặt thực phẩm do kích
  3. thước và trọng lượng nhỏ nhưng vì có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt nên thường được nuôi làm cá cảnh. Tuy nhiên, chúng có thể là đối tượng gây ra các vụ ngộ độc thức ăn khi được đánh bắt ngẫu nhiên từ lưới kéo hoặc bẫy cá và được sử dụng làm thức ăn, cụ thể như vụ ngộ độc nói trên. * Mức độ nguy hiểm của hai loại cá nóc nước ngọt này thế nào? - Kết quả nghiên cứu năm 2005 của Phòng hóa sinh, Viện Hải dương học - Nha Trang khẳng định cả hai loài cá nóc chấm xanh và mắt đỏ thu tại Trà Vinh và Bến Tre trong năm 2005 là hai loài cá nóc độc, nguy hiểm cho người tiêu dùng. Tuy có sự khác biệt về độc tính giữa các bộ phận cơ thể của chúng (thường cao nhất ở cơ quan sinh dục và gan), nhưng tất cả các bộ phận đều có độc tính. Do kích cỡ và trọng lượng cá thể khá nhỏ (5-20 gam) nên dân địa phương thường ăn toàn bộ cơ thể chúng và vì vậy, khả năng ngộ độc khá cao. Chỉ cần 10 gam gan hoặc 10-20 cá thể là có thể gây tử vong cho người. Bản chất độc tố của hai loài cá nóc nước ngọt này cũng đã được xác định là tetrodotoxin, tương tự như độc tố cá nóc biển Việt Nam và một số loài sinh vật độc khác như so, mực đốm xanh... * Triệu chứng ngộ độc cá nóc nước ngọt và cách xử lý?
  4. - Độc tố của hai loại cá nóc nước ngọt trên có dạng như độc tố cá nóc. Vì vậy, người bị ngộ độc cá nóc nước ngọt có triệu chứng tê môi, đầu lưỡi, có thể nôn mửa, co giật, hôn mê, suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Hiện nay chưa có thuốc giải độc đối với người bị ngộ độc tetrodotoxins nói chung và ngộ độc cá nóc nước ngọt nói riêng. Khi bị ngộ độc cá nóc nước ngọt, trước hết cần kích thích nôn mửa hết thức ăn trong dạ dày, nếu thấy biểu hiện khó thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo, và quan trọng nhất là phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2