YOMEDIA
ADSENSE
Nguyễn Ái Quốc với nho giáo
84
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Có một điều hơi không bình thường là: Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời và khoa Hồ Chí Minh học hình thành và phát triển cũng đã trên dưới 30 năm, nhưng việc nhìn nhận ảnh hưởng của Nho giáo đối với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì hầu như chỉ mới chính thức được đặt ra cách đây ba năm (1993), trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyễn Ái Quốc với nho giáo
- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh với Nho giáo Nguyễn Đình Chú Có một điều hơi không bình thường là: Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho t ới trọn đời và khoa Hồ Chí Minh học hình thành và phát tri ển cũng đã trên dưới 30 năm, nhưng việc nhìn nhận ảnh hưởng của Nho giáo đối với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì hầu như chỉ mới chính thức được đặt ra cách đây ba năm (1993), trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Có lẽ cái danh hiệu “danh nhân văn hoá” mà th ế giới trao tặng cho Bác vào dịp kỷ niệm trăm năm ngày sinh này, cộng thêm là không khí đ ổi mới từ sau Đại Hội VI của Động sản Việt Nam đã đưa chúng ta v ượt qua cái không bình thường đó. Vượt qua cái không bình thường này, chúng ta đã nhìn thấy ở Bác quả là có ảnh hưởng của Nho giáo, mà các luận cứ là: hoàn cảnh gia đình: Bác là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguy ễn Sinh S ắc, Bác sinh ra và lớn lên tại môt vùng văn hoá mà dù đã có cảnh Hán học suy tàn, “cô hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi” (Tú Xương), trước sự tấn công của văn hoá phương Tây trong tình trạng “Á - Âu xáo lộn”, trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ” xem ra đang một ngày một d ồn dập, nhưng với riêng vùng đất văn hoá này (tức vùng Ngh ệ - Tĩnh) thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đang được cố thủ, chưa hẳn đã lép vế so v ới Tây học. Bác còn lớn lên ở cái xứ Huế, kinh đô của tri ều Nguy ễn, dù Tây học đã tràn đến trong chiều thắng thế dần, nhưng Nho h ọc đâu đã ch ịu quy hàng hoàn toàn. Chế độ Nam triều còn đó với hệ thống quan lại hầu hết xuất thân khoa bảng, dù có rệu rã đến đâu, vẫn ít nhiều đóng vai trò căn cứ địa của Nho giáo, khác với Hà Nội, càng khác với Sài Gòn. C ần nhớ rằng, Bác sinh năm 1890 mà tới năm 1915 ở Bắc Kỳ , năm 1918 ở Trung Kỳ, mới chấm dứt việc thi cử chữ Hán vốn là dựa trên Nho h ọc. Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng Nho giáo đối với Bác như là một điều tất yếu đầu tiên. Chúng ta lại còn thấy: chính lúc thiếu niên Bác đã h ọc chữ Hán trong đó có Nho giáo. Bác học Nho qua những sách gì, đến trình độ nào, thật ra ngày nay chúng ta suy đoán nhiều hơn là biết thật cụ thể. Điều có
- thể biết thật cụ thể về trình độ Hán học của Bác là việc Bác làm th ơ ch ữ Hán, mà Nhật ký trong tù là đỉnh cao nhất. Nhưng đây là chuyện Hán học nói chung chứ chưa hẳn là Nho giáo. Trong Nhật ký trong tù, ảnh hưởng của Nho giáo không phải không có nhưng là gián tiếp vì dù sao đây là tiếng nói của thơ chứ không là văn chính luận, rút cục lại, cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác mà ai cũng đã thấy chính là th ể hi ện rõ nhất trong nhiều bài viết của mình tính từ năm 1921 đến sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó lời Khổng Mạnh chiếm nhiều nhất. Xét ở mặt hình thức, cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác có lẽ chỉ là như thế. Điều quan trọng là phân tích, đánh giá ảnh h ưởng đó như thế nào? Xin được dẫn ra đây một số kết luận tiêu biểu: 1. “Như vậy là thái độ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với Khổng Khâu và Nho giáo có sự phát triển qua các chặng thời gian nh ưng rõ ràng nhất quán một quan điểm lịch sử đúng đắn, khẳng định đúng m ức với lòng tôn kính những giá trị chân chính mà người xưa đã đạt được. Đương nhiên là trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Nguy ễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã triệt để phê phán bác bỏ ý thức Nho giáo phong kiến phản tiến hoá” (Phan Văn Các: Hồ Chí Minh với Nho giáo, in trong sách “Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá”, NXB KHXH HN 1990). 2. “Gần đây có cường điệu quá đáng dấu ấn Khổng giáo trên chân dung văn hoá tư tưởng Hồ Chí Minh. Có bạn tỏ ý coi như Hồ Chủ Tịch dùng “cỗ xe Nho giáo” để mà tải Chủ nghĩa Mác về Việt Nam. Có bạn trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh như là một sự hội tụ giữa học thuy ết Khổng Tử với học thuyết Mác”. Đúng như trên kia đã nói là có th ể d ẫn chứng không ít điều Hồ Chủ tịch nói đúng lời văn hoặc ý nghĩ c ủa các “phu tử” Khổng giáo. Nhưng Khổng giáo, do bản chất của nó là không thích hợp để tải chủ nghĩa Mác, hay là để hội tụ với chủ nghĩa Mác” (Quang Đạm: con đường học thuật từ cậu bé Côông đến Chủ tịch H ồ Chí Minh. Sách đã dẫn). 3. “Nhiều người nói rằng Hồ Chủ Tịch bị ảnh hưởng Nho giáo và đã chấp nhận một số nội dung của Khổng giáo trong quá trình xây dựng n ền văn hoá mới Việt Nam. Thật ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh có làm th ơ b ằng chữ Hán nhưng quyết không thể kết luận rằng Người theo Nho giáo. Chủ tịch có nhận xét rằng “về căn bản chủ nghĩa Khổng Tử là sự bình yên trong xã hội không bao giờ thay đổi”.” (Đỗ Huy: Ch ủ tịch Hồ Chí Minh và sự hình thành nền văn hoá mới Việt Nam. Sách đã dẫn).
- 4. “Vậy thì cùng với học thuyết của Mác – Lênin mà Chủ t ịch H ồ Chí Minh coi là cẩm nang và “kim chỉ nam” của mình phải chăng đạo Khổng cũng là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trên diện mạo văn hoá của Người giống như triết học Đức đối với Mác. Câu hỏi đó có thể được đặt ra quan điểm của Lênin từng nêu bật ba nguồn gốc và ba b ộ phận cấu thành trong học thuyết của Mác là: triết học Đức, kinh tế học Anh, chủ nghĩa xã hội Pháp” (Đào Phan: Bác Hồ từ xuất thân nhà Nho. Sách đã dẫn). … Trong bốn ý kiến được trích lại trên đây, rõ ràng có hai quan điểm trái ngược nhau trong cách kết luận về ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác Hồ. Các ông Phan Văn Các, Quang Đạm, Đỗ Huy tuy lời lẽ khác nhau nhưng nét chung là không thừa nhận xét trên phương diện cơ bản, hệ thống Hồ Chí Minh theo hệ tư tưởng Nho giáo. Ông Đào Phan thì ngược lại, dù phát ngôn dưới dạng nghi vấn nhưng thâm tâm xem ra muốn coi Nho giáo là một “bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trên diện mạo văn hoá của Người”. Chúng ta nghĩ như thế nào trước sự trái ngược nhau của hai loại quan điểm này? Theo tôi, trước hết hãy đọc lại chính lời của Bác trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, bản dịch Trung văn của Trương Niệm Thức (Hồ Chí Minh truyện NXB Tam Liên, Thượng Hải tháng 6 – 1949 trang 91, do chính ông Phan Văn Các dịch in lại như sau: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, Tôn giáo Giê-su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta... Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn m ưu c ầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội, nếu hôm nay h ọ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất đ ịnh chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”). Rõ ràng là ý kiến của Bác Hồ ở đây đã thể hiện một cách đích đáng nhất luận điểm của Lênin: “Chủ nghĩa Cộng sản là sự thâu thái toàn bộ tri thức nhân loại”. Trong ý kiến của Bác, điều đáng cho mọi người suy nghĩ nhiều, suy nghĩ kỹ, suy nghĩ với tinh thần phản tỉnh là Bác cho rằng giữa những người như Khổng Tử, Giê-su, Mác, Tôn Dật Tiên có những điểm chung. Những điểm chung đó chính là sự mưu cầu hạnh phúc cho
- loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội. Vì có nh ững đi ểm chung nh ư thế cho nên nếu họ còn sống họp lại với nhau, nhất định sẽ chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Và Bác cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy. Quan điểm này của Bác thực sự là khó gần gũi với loại ý kiến về cơ bản cứ muốn tách Bác ra kh ỏi ảnh hưởng Nho giáo, cũng như không muốn thừa nhận một cái điểm nào chung nhau giữa Khổng Tử và Mác. Để cho rõ hơn quan điểm trên đây của Bác, cũng là để cho rõ h ơn cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác, theo ý tôi phải làm rõ hơn, thậm chí cũng có thể nói là phải thay đổi, ph ải xoay chuy ển cách nghĩ trong hai vấn đề cơ bản sau đây: 1. Vấn đề đánh giá Nho giáo thế nào cho đúng. 2. Vấn đề quan niệm về con người Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh thế nào cho hợp lý hơn. Đây là hai vấn đề rất lớn và cũng rất khó, đòi h ỏi công s ức suy nghĩ, tìm hiểu của nhiều người, không chỉ trước mắt mà còn lâu dài. Ở đây ch ỉ là những suy nghĩ ban đầu và trình bày dưới dạng đơn sơ, ngắn gọn, mong được góp ý, trao đổi. Với vấn đề thứ nhất, muốn tốt thì dứt khoát phải có sự tổng k ết l ịch sử việc đánh giá Nho giáo, nếu chưa phải ở Trung Hoa – quê hương Nho giáo, ở nhiều nước trên thế giới, thì chí ít cũng là ở Việt Nam từng diễn ra trong lịch sử, đặc biệt là ở thế kỷ XX này. Tôi chưa làm được cái việc tày đình này, nhưng cũng có đọc được tạm nói là những tài li ệu cơ b ản đã có thời trước Cách mạng Tháng Tám mà nói chung là phi Mác-xít, đã có ở miền Bắc sau cách mạng, đặc biệt là sau năm 1954 mà ai cũng biết là theo quan điểm Mác-xít. Ngoài ra là một tí tài liệu ở miền Nam trước 1975 (dĩ nhiên có cả một số tài liệu do người Trung Hoa dưới thời Mao Trạch Đông viết và một số tài liệu của người Liên Xô trước đây), thì dù ch ưa dám chắc mình nghĩ đúng, nhưng cũng đã nghĩ và không khỏi thương cho thân phận của Nho giáo, bởi nó bị hiểu sai đi rất nhiều so với b ản ch ất của nó. Nói một cách ngắn gọn thì Nho giáo đã bị mấy thứ này ám hại: a. Sự áp đảo không ít phũ phàng của phương Tây đối với phương Đông trên cơ sở sức mạnh vật chất, sức mạnh khoa học kỹ thuật của ch ủ nghĩa tư bản trong hơn một thế kỷ rưỡi qua mà đến nay ph ương Đông vẫn chưa dễ gì thoát khỏi hẳn sự áp đảo này.
- b. Sự lẫn lộn, đồng nhất, trong khi nghĩ đến Nho giáo trên hai phương diện: văn bản và thực tiễn, sự thiếu tường minh, bất chấp lịch sử ngữ nghĩa trong khi đọc văn bản Nho giáo. c. Sự vận dụng lý thuyết giai cấp và lý thuyết về hình thái xã h ội một cách thô thiển, thô bạo, bệnh tự kiêu vô sản, coi cái gì thời đại cách mạng vô sản, thuộc hình thái xã hội ch ủ nghĩa cũng là h ơn t ất c ả, là nh ất thế gian mà chính Lênin đã từng công kích. Nêu ra các điều bất ổn trên đây, dĩ nhiên là để muốn có một cách nhìn đúng về Nho giáo. Nhìn đúng về Nho giáo không có nghĩa Nho giáo cái gì cũng đúng. Nêu ra các đi ều bất ổn trên đây cũng không có nghĩa là coi tất cả mọi người đã hiểu sai Nho giáo. Vẫn có người hiểu đúng dù chưa phải là đúng tất cả. Có điều họ là thiểu số. Để hiểu đúng Nho giáo hơn, phải bổ sung vào lý thuy ết giai cấp và lý thuyết hình thái xã hội, phương pháp tiếp cận văn minh luận, văn hoá luận, nhân tính luận. Với hệ phương pháp được bổ sung, hoàn thiện này, chắc chắn sẽ có nhận thức mới, đúng về Nho giáo đã đành, mà còn là về cái gọi là ảnh hưởng của Nho giáo đối với Nguy ễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Với vấn đề thứ hai: đúng là nếu nhìn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chỉ với tư cách một nhân vật chính trị lỗi lạc, một anh hùng gi ải phóng dân tộc vĩ đại nhưng theo nghĩa giản đơn là cứu đ ược đ ất n ước thoát khỏi hoạ xâm lăng, ngay có thêm một tư cách là nhà văn hóa vào b ậc danh nhân thế giới nhưng nội hàm khái niệm văn hoá cũng chỉ lấy từ chính trị, tư tưởng chính trị làm chủ yếu, thì ít hay nhiều cũng h ạn ch ế cách nhìn ảnh hưởng Nho giáo ở Bác, một khi chính trị đó lại là chính trị vô sản, giải phóng dân tộc lại để tiến lên cách mạng xã h ội ch ủ nghĩa. Hãy thấy Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước h ết là m ột con ng ười như bao con người có sự sống toàn diện bao gồm: sự sống với đời thường và sự sống với quốc gia đại sự, với thế giới, sự sống thuộc tư đức và s ự sống thuộc công đức, sự sống mang tính cá thể và sự sống mang tính xã hội, sự sống vật chất và sự sống tâm linh vốn dĩ rất phong phú, diệu kỳ. Với một nhà chính trị lỗi lạc như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, không chỉ có tư tưởng chính trị, đường lối chính trị mà còn có điệu, cách s ống thường nhật. Đừng nghĩ trong điệu sống thường nhật không có cái cao cả vĩ đại. Với cách nghĩ này, tôi thấy nổi lên ở sự sống Nguy ễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh hai điều đáng nói nhất thuộc ảnh hưởng Nho giáo. - Một là tinh thần tu thân trong lôgíc tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ. Điều này thể hiện rõ nhất trong điệu sống, lối sống hàng ngày của Người, không chỉ lúc cách mạng chưa thành công mà đặc biệt
- còn là lúc cách mạng đã thành công, lúc Bác đã trở thành nguyên th ủ qu ốc gia. Thử tưởng tượng, nếu ở Bác không có tinh th ần tu thân này đ ể có điệu sống có liên quan đến công đức nhưng trước h ết là t ư đ ức đó thì s ức hấp dẫn, lòng kính phục của nhân dân, của th ế gi ới s ẽ có đ ược nh ư m ức nó đã có không. Tôi vẫn tin rằng đây là s ự th ật: nhân dân Vi ệt Nam, nhân dân thế giới kính trọng Cụ Hồ bắt đầu từ sự kính trọng ý th ức tu thân này, để kính trọng nhân cách chính trị. Đúng là trong Nguy ễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một vị chân Nho, thậm chí có th ể nói: một vị chân Nho xứ Nghệ. Ở Bác cái gàn của ông đồ xứ Nghệ, với riêng khía cạnh tốt đẹp của nó, không phải là không in dấu ấn. - Hai là, ý thức kết hợp đạo đức và chính trị. Theo tôi hi ểu Nho giáo trong phần chân chính, và cũng là cốt lõi nhất của nó, l à một học thuyết đạo đức trước khi là một học thuyết chính trị. Và về chính trị thì Nho giáo là một học thuyết muốn đặt đức trị lên hàng đầu; chứ không phải là một học thuyết chính trị đơn thuần. Đọc kỹ Khổng – Mạnh ta th ấy rõ đi ều đó. Tìm hiểu sâu vào phong cách chính trị của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, ta cũng thấy rõ điều đó. Nếu tôi không lầm thì trên thế giới, có lẽ cũng ít có một nhà chính trị lớn nào lại quan tâm đến vấn đề đạo đức gồm cả tư đức và công đức (mặc dù có thể nặng về công đức) nh ư Nguy ễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Quan tâm bằng văn từ đã đành. Quan trọng hơn là bằng tự làm gương.Vấn đề quan hệ giữa chính trị và đạo đức trong sự sống của nhân loại quả không phải là điều đơn giản. Ở đây không phải là không có khả năng hòa hợp. Nhưng khả năng tương phản không phải là ít, nhất là loại chính trị đã gắn với quyền uy. Chả thế mà ở thế kỷ XV, Makiêven, trong tác phẩm Le Prince (Ông hoàng) đã nói về tính mâu thuẫn giữa chính trị và đạo đức như một tất yếu. Bởi th ế với mà các nhà chính trị chân chính xưa nay trên thế giới, nếu th ật là chân chính, thì ít nhiều đều phải chăm lo đến sự hài hòa giữa chính trị và đạo đức. Nhưng quả là ít thấy ai tự giác, kiên trì, có hệ thống như cụ Hồ của Việt Nam, mà điều đó lại sao không có gốc rễ Nho giáo. Nho giáo trong sách đã đành mà Nho giáo trong đời sống dân tộc Việt Nam ngày trước, dĩ nhiên là ở phần tinh túy của nó. Đường lối chính trị cụ thể của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là khác, khác nhiều so với đường lối chính trị mà Nho giáo nhe nhắm, hướng tới. Nói khác nhiều nhưng cũng không phải không có nét chung, điểm gặp. Đó chính là tư tưởng đại đồng của Nho giáo mà Nguyễn Ái Quốc đã nói đến trong bài Đông dương (L'Indochine) đăng trên Tạp chí La revue Communiste, số 15 tháng 5-1921. Xin nói thêm: trong bài viết này Nguyễn Ái Quốc đã gọi tác giả trực ti ếp c ủa t ư tưởng đ ại đ ồng này là Khổng Tử vĩ đại (Le grand Confucius).
- (Bài đã in trong sách Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền thống dân tộc và nhân loại. NXB Khoa học xã hội- Hà Nội 1993) Lên trang viet-studies ngày 31-12-10
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn