intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977)Hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

241
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977) Hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung quê ở làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và sớm nổi danh khi mới ngoài 20 tuổi. Cùng với sáng tác, ông tham gia các tổ chức yêu nước, trải qua các công việc và nhiệm vụ được giao: tham gia BCH Hội Văn hóa Cứu quốc năm 1945, Đại biểu Quốc hội Khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thành viên sáng lập của Hội Mỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977)Hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật

  1. Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977) Hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung quê ở làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và sớm nổi danh khi mới ngoài 20 tuổi. Cùng với sáng tác, ông tham gia các tổ chức yêu nước, trải qua các công việc và nhiệm vụ được giao: tham gia BCH Hội Văn hóa Cứu quốc năm 1945, Đại biểu Quốc hội Khóa I n ước Việt Nam dân chủ cộng hòa; thành viên sáng lập của Hội Mỹ thuật Việt Nam 1957, là ủy viên Thường vụ Hội Mỹ thuật, ủy viên BCH Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Mỹ thuật Việt Nam (1962). Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đỗ Cung từng dạy học tại Tr ường tư thục Thuận Hóa cùng với Tế Hanh, Tôn Thất Đào, Tôn Quang Phiệt. Tên tuổi ông giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam cận đại. Ông đã đào tạo được nhiều họa sĩ trẻ miền Nam, là một cán bộ văn hóa nhiệt thành, vô tư, liêm khiết và người đặt nền móng cho bộ chính sử Mỹ thuật Việt Nam ra đời. Theo Bách khoa thư, ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình trí thức, cha là dịch giả Nguyễn Đỗ Mục. Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp Trường Mĩ thuật Đông Dương khoá 1929-34. Ông nghiên cứu di sản văn hoá dân tộc qua kiến trúc cổ, tìm kiếm các trào lưu nghệ thuật phương Tây đầu thế kỉ 20, thể nghiệm khuynh hướng lập thể với mong muốn tạo sắc thái mới cho hội hoạ. Năm 1940, đi Nhật t ìm hiểu nghệ thuật sơn mài Nhật Bản. Từ 1941, vẽ các tranh "Cổng thành Huế", "Cổng làng" (bột màu), "Từ Hải" (khắc gỗ màu), vẽ tranh bìa cho tập "Xuân thu nhã tập".
  2. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông là đại biểu Quốc hội khoá I, hoạt động trong Hội Văn hoá Cứu quốc, vẽ tranh cổ động và mẫu tiền giấy. Năm 1947, là chủ tịch Liên đoàn Văn hoá Kháng chiến của Liên khu V, vẽ tín phiếu, tranh cổ động và các tranh một màu: "Du kích La Hai", "Tiểu đội họp", "Binh công xưởng", "Nữ chiến sĩ Quảng Ngãi". Ông khẳng định nghệ thuật phải phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân, mở nhiều lớp vẽ ngắn hạn, đào tạo được những hoạ sĩ có tên tuổi về sau. Ông còn là một nhà nghiên cứu uyên bác, đã viết nhiều chuyên khảo về mĩ thuật cổ đại Việt Nam. Năm 1962, được giao trọng trách thành lập Viện Bảo tàng Mĩ thuật và chỉ đạo xây dựng Nhà Bảo tàng Mĩ thuật, đã bồi dưỡng nhiều cán bộ nghiên cứu mĩ thuật qua phương pháp khảo sát các di tích mĩ thuật Việt Nam. Từ 1960, tranh sơn dầu của ông chủ yếu vẽ về đề tài công nhân: "Học hỏi lẫn nhau" (1960), "Công nhân cơ khí" (1962), "Tan ca mời chị em đi họp thợ giỏi" (1976). Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I. Nguyễn Đỗ Cung một lòng vì nền mỹ thuật dân tộc Trải qua bao thăng trầm trong cuộc đời làm nghệ thuật, họa sĩ Nguyễn Đỗ cung là một trong tám bậc thầy hội họa Việt Nam đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một, danh hiệu cao quý này là sự đánh giá đúng đắn những đóng góp to lớn của Nguyễn Đỗ Cung trong sự nghiệp sáng tác, nghiên cứu, đào tạo đội ngũ những họa sĩ và người nghiên cứu mỹ thuật cho đất nước. Sinh năm 1912 tại một làng quê thuộc huyện Từ Liêm (Hà Nội) trong một gia đình nho giáo nề nếp, Nguyễn Đỗ Cung sớm bộc lộ thiên hướng của mình trong lĩnh vực nghệ thuật. Ông học khóa 5 Tr ường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1929 - 1934), tính tình cương nghị và khảng khái của ông đã khiến ông không được nhà nước bảo hộ bổ nhiệm một công việc nào dù đã thi đỗ khá cao. Nguyễn Đỗ Cung lao vào con đường nghệ thuật, sáng tác tự do, sống bằng những nguồn thu nhập thất thường do các công việc vẽ
  3. tranh, viết báo và dạy vẽ mang lại. Thời gian n ày, tuy phải kiếm sống một cách chật vật, Nguyễn Đỗ Cung vẫn không khỏi băn khoăn, day dứt trong việc chứng minh cho vị trí nền nghệ thuật cổ Việt Nam đang bị đánh giá sai lệch dưới con mắt của người Pháp. Ông không ngần ngại bút chiến với Badaxie - một học giả trường Viễn đông Bác Cổ - khi ông này có những nhận xét thiên kiến về người An Nam trong cuốn "Nghệ thuật An Nam" của mình. Những người bạn đồng tâm của Nguyễn Đỗ Cung trong ý muốn đề cao nền nghệ thuật nước nhà như Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân, Nguyễn Giang, không khỏi xúc động khi đọc bài viết "Nhân đọc cuốn Nghệ thuật An Nam, Mỹ thuật Đại La hay mỹ thuật Lý, công bố tr ên báo Thanh Nghị năm 1938 của ông. Bằng những dẫn chứng cụ thể, chuẩn mực Nguyễn Đỗ Cung đ ã chứng minh niên đại chính xác nền nghệ thuật Lý thế kỷ 11 do chính các nghệ nhân Việt Nam sáng tạo chứ không phải là "nghệ thuật Đại La" được mang lại bởi sự đô hộ của viên thái thú Cao Biền vào thế kỷ 9 như Badaxie nhận định. Sau cuộc bút chiến ấy, đến cuộc đấu tranh công khai của Nguyễn Đỗ Cung và các họa sĩ Lưu Văn Sin, Trần Văn Cẩn, Hoàng Lập Ngôn, Lương Xuân Nhị, Nguyễn Khang với giám đốc trường mỹ thuật là Giông-se, người thay thế cho Vícto Tác-đi-ơ khi ông này mất vào năm 1938. Ông Cung đ ã buộc Giông-se phải chịu thua bằng lý luận và thực tiễn khi Giông-se tuyên bố ý định "chỉ muốn đào tạo những thợ mỹ nghệ chứ không phải nghệ sĩ". Theo lời kể của họa sĩ Nguyễn Tử Nghiêm, ban giám đốc mới của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã phải đau đầu về cuộc bút chiến này, nhất là sau các bài khẳng định vai trò của mỹ thuật Việt Nam từ cổ đến lúc đó đăng trên báo ngày nay từ 7-1-1939. Người ta đã cấm cửa không cho ông Cung vào trường mỹ thuật nữa. Ông buộc phải vào Huế dạy học trong một điều kiện sống cực kỳ khó khăn.
  4. Cách mạng Tháng Tám thành công làm thay đổi hẳn cuộc sống của Nguyễn Đỗ Cung. Ông hăng say vẽ tranh tuyên truyền, phục vụ các yêu cầu của cách mạng. Nguyễn Đỗ Cung đ ã hai lần vinh dự được vẽ Bác Hồ và để lại một chân dung sơn dầu Bác nhìn nghiêng khá thành công. Toàn quốc kháng chiến Nguyễn Đỗ Cung tham gia Đoàn quân Nam tiến, ông mở lớp đào tạo nghệ sĩ trong kháng chiến. Đứng tr ươc cuộc sống mới, thói quen suy tư thận trọng nghiêm túc đã tạo ra sự chắc chắn trong nghệ thuật của ông. Những bức tranh về đề tài công binh xưởng, địa phương quân... chứa đựng sức nóng bỏng của thời đại, có giá trị hiện thực và giá trị nghệ thuật khá sâu sắc. Ông có những thể nghiệm với nhiều cách vẽ hiện đại, song ông luôn quay trở lại với bút pháp hiện thực và với một bảng màu nhiều sắc độ ấm áp. "Du kích tập bắn" là một tác phẩm bằng chất liệu bột màu, thể hiện rất rõ sự thay đổi lớn trong quan niệm nghệ thuật và tâm hồn của nghệ sĩ. Ông đã trực tiếp ghi lại buổi tập bắn của một tổ du kích gồm có cả công nhân, nông dân... bằng bố cục động, các nhân vật được phủ đầy ánh nắng trên bãi tập thoáng đãng và hòa sắc xanh thẳm của cây cối, xóm làng xa xa gợi nhiều cảm xúc cho người xem, khiến ta không thể coi đây là một bức ký họa. Họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc đã nhận xét về bức tranh này là "... một tuyên bố về phương pháp nghệ thuật... vẽ bằng bột màu nhưng lại nhuần nhị hơn chất liệu sơn dầu...". Sau hòa bình lập lại năm 1954, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung nhận trách nhiệm l ãnh đạo Viện Mỹ thuật mỹ nghệ và xây dựng Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia. Những cán bộ chủ chốt hiện nay ở Bảo t àng vẫn nhận một cách tự hào rằng mình đã trưởng thành từ "lò Nguyễn Đỗ Cung dựa trên thư tịch và thực tế đã hoạch định được một hệ thống trưng bày mà cho đến nay vẫn được bảo lưu. Hệ thống trưng bày đó xác định một cách khoa học sự phát triển của nghệ thuật Việt Nam từ tiền sử qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến giai đoạn nghệ thuật tạo hình cận hiện đại. Cần nhớ rằng trước khi Bảo tàng Mỹ thuật và Viện Nghiên cứu Mỹ
  5. thuật ra đời (1962 - 1966), ở Việt Nam chưa hề có một tổ chức nào, một trung tâm nghiên cứu nào về mỹ thuật Việt Nam một cách đầy đủ và thấu đáo. Chỉ thế thôi cũng đủ đánh giá công lao to lớn của Nguyễn Đỗ Cung trong việc nghiên cứu, giới thiệu và đào tạo những nhà nghiên cứu cho việc khẳng định nền nghệ thuật cổ Việt Nam. Về hưu ở tuổi 58, Nguyễn Đỗ Cung vẫn còn sung sức trong công việc. Ông đến với các cháu ở lớp vẽ Cung thiếu nhi Hà Nội, các sinh viên của Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và vẽ các tác phẩm về cơ khí... Ơở giai đoạn này, lối vẽ của họa sĩ có phần phóng khoáng, tươi tắn hơn và không bao giờ hết những tìm tòi: "Học hỏi lẫn nhau", "Tan ca mời chị em đi họp để thi thợ giỏi" (s ơn dầu, giải nhất triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1976)... là những sáng tác cuối cùng mà ông để lại. Năm 1977, Nguyễn Đỗ Cung qua đời, trong niềm thương tiếc vô hạn của bạn bè, đồng nghiệp, các thế hệ những người làm công tác mỹ thuật. Tài năng, trí tuệ uyên thâm và tính tình khảng khái, cương trực của ông đã góp rất nhiều cho việc xây dựng nền tảng mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Bàng Thục Bân - Giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2