intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Duy Hiền: Người vẽ mơ…

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Duy Hiền là một nghệ sĩ có lẽ không còn xa lạ gì với công chúng yêu nghệ thuật. Ông là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành danh bằng con đường tự học. Điểm ở Huế, những nghệ sĩ tự học thành danh và để lại dấu ấn đậm nét trong Mỹ thuật Việt Nam như Bửu Chỉ (1), Hoàng Đăng Nhuận (2). Nguyễn Duy Hiền là một trong những thế hệ kế cận đáng chú ý. Điểm đặc biệt kỳ lạ làm tôi tò mò tìm đến ông bởi cuộc triển lãm 3000 tác phẩm của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Duy Hiền: Người vẽ mơ…

  1. Nguyễn Duy Hiền: Người vẽ mơ… Nguyễn Duy Hiền Nguyễn Duy Hiền là một nghệ sĩ có lẽ không còn xa lạ gì với công chúng yêu nghệ thuật. Ông là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành danh bằng con đường tự học. Điểm ở Huế, những nghệ sĩ tự học thành danh và để lại dấu ấn đậm nét trong Mỹ thuật Việt Nam như Bửu Chỉ (1), Hoàng Đăng Nhuận (2). Nguyễn Duy Hiền là một trong những thế hệ kế cận đáng chú ý. Điểm đặc biệt kỳ lạ làm tôi tò mò tìm đến ông bởi cuộc triển lãm 3000 tác phẩm của ông trong dịp festival 2010 tại Huế. Cuộc triển lãm tranh
  2. được ghi nhận là kỷ lục Việt Nam về số lượng tranh. Tò mò vì số lượng tranh, tò mò vì con người và tác phẩm của ông hiện tại. Gặp để xem tranh ông là điều tôi không thể cưỡng lại được. “Hai mươi năm trời, cảm ơn đời” đó là câu cửa miệng của ông. 20 năm sống bằng chính tác phẩm của mình, 20 năm để cho ra đời một cuộc triển lãm hoành tráng với 3000 tác phẩm. Cõi mơ Nguyễn Duy Hiền, ông vẫn thế, vẫn là một con người trầm lắng, hoài niệm… Từng là huấn luyện viên võ thuật, nhưng nhìn ông rất thơ, có lẽ cái chất “nghệ” mấy chục năm trời theo đuổi hội họa đã lấn át. Đến xưởng vẽ của ông mới thấy được ông đã và đang yêu nghề như thế nào, vui mừng chào đón chúng ta như thế nào. Ông có một xưởng vẽ khá
  3. rộng cho riêng mình và cũng là nơi mà bạn bè ông, những nghệ sĩ ở khắp nơi đến, gặp gỡ, và có thể làm việc. Ông cũng từng tài trợ cho nhiều nghệ sĩ trẻ ở Huế đến đây thực hành và triển lãm. Ông là một người giản dị, vui tính, nhưng khá kín kẽ. Ông luôn kể về mình bằng những câu chuyện mà ở đó có sự trần trụi của cuộc đời. 20 năm sống với hội họa, hình như để cho ông thấy rõ và chiêm nghiệm cuộc đời mình. Và cuộc đời ông, những thăng trầm lúc ẩn lúc hiện, cứ thế hiển hiện lên trên những mặt toan trắng. Cơn mưa nhòa Tranh của ông cho thấy được cái trầm khuất, ẩn chứa những kỷ niệm đẹp đẽ, những ký ức cứ thế loang theo hay vào nơi bất tận nào đấy. Cái cảm giác như muốn kiếm tìm sự sống, hay một khát vọng dâng trào của
  4. những mảnh vụn từng nằm trong góc khuất. Tầng tầng lớp lớp những vết chảy, những vết loang màu như trộn lẫn cuộc đời ông trong đó, nhiều sắc thái, nhiều bất ngờ và nhiều li ti chi tiết. Nhiều lần ông nói, ông chỉ muốn vung hết cách tay của mình trong lúc vẽ, nhắm mắt lại để thấy cái bất ngờ xuất hiện. Cái bất ngờ đó có thể là sự trỗi dậy những tầng nổi từ quá khứ, những hoài niệm, hay là những khát vọng bất tận của một người đàn ông từng trải… Ông tôn trọng tự nhiên, bởi tự nhiên là cái chân thật nhất trong cuộc sống. Không thích bóp méo sự thật, bởi sự thật là sự thật, và vì sự thật nên cần phải nói. Cuộc đời đã cho ông nhiều ngã rẽ, và may mắn nhất là ông đã theo được con đường hội họa nhiều chông gai, niềm đam mê mà ông vui nói: ông biết vẽ từ khi ông chưa xuất hiện trên đời. Đối với ông “trừu tượng” có lẽ là phương tiện truyền tải những cảm xúc,những mạch ngầm của cuộc đời ông một cách hiệu quả nhất. Ở đó ông luôn thấy mọi thứ bất ngờ, khơi dậy những mạch ngầm không chủ định. Ở đó ông thấy được những ước mơ vụn vặt và hoài bão của mình. Và cứ thế, mọi thứ loang chảy tự nhiên trên mặt toan, rồi để lại một phong cách từu tượng đẹp theo cách mơ mộng, có nét độc đáo và cái riêng.
  5. Dòng sông chảy ngược Tranh của ông độc đáo bởi trên mặt tranh hoàn toàn là ý đồ “thao tác”, như kiểu chuyển động xoay tròn cần một điểm tựa chính là ông. Bởi vậy những thao tác màu trong lúc này có thể trình diễn trong vô thức cho đến khi điểm tựa chính ông can thiệp, cho những ý tưởng ông muốn truyền tải trên tác phẩm đó. Trong cách vẽ này, ông hạn chế tối đa dùng nét cọ càng ít càng tốt. Những nét vung vãi đơn sắc, những tiếng kêu la ó, hét ngược vào bên trong. Nó mạnh mẽ đầy nội lực và thơ mộng, êm đềm như dòng sông Hương đang chảy: nhẹ nhàng ở bề mặt, cuồn cuộn ở tầng sâu gần đáy. Tranh của ông thật “thắm” cái chữ tình, chữ người, và ông luôn cảm ơn đời là vậy.
  6. Ông thích vẽ những bức tranh khổ lớn, ở đó ông thấy mình thật nhỏ bé, ở đó có nhiều thứ ông cần phải nghĩ. Cuộc đời thật lắm thứ kềnh càng, ông mang vác những bức tranh của mình xoay chiều đủ hướng, để ông tựa vào những mảng màu thắm đẫm, những tia sáng bừng lên, cởi lòng. Thật khó để có thể diễn đạt bằng lời cho những mảng màu, những nét màu, vung vãi hòa quyện trong cuộc đời ông, trên bề mặt tranh nhiều gợi ý. Ông gần như sinh ra để sống hết mình với niềm đam mê hội họa và cho những chiêm nghiệm cuộc đời ở đất thần kinh bình lặng. Sự đời ngẫm nghĩ, nghĩ mà ghê Sống gởi rồi ra thác lại về Khôn dại cùng chung ba tấc đất Giàu sang chưa chín một nồi kê Tranh giành trước mắt mây tan tác Đày đọa sau thân núi nặng nề Thử đến hỏi tiên tiên chẳng biết Gượng làm chút nữa để mà nghe Tôi xin kết bài viết này với bài thơ Ngẫm sự đời của Vua Tự Đức (3) mà Nguyễn Duy Hiền tâm đắc. Có lẽ đây cũng là gợi ý cho tôi hiểu một phần về ông, những tác phẩm trừu tượng đang cùng ông trải dài cuộc đời. Xin chúc ông sức khỏe và làm việc tốt!
  7. Dòng sông thời gian Hoài niệm
  8. Ký ức vỡ vụn Sóng và gió
  9. Thác trời Vết tích *
  10. GHI CHÚ 1- Họa sĩ Bửu Chỉ (1948 – 2002) ông học Luật và là một họa sĩ rất nổi tiếng. Những tác phẩm nổi tiếng của ông thường nói về thân phận, triết lý con người. Năm 1972 đến 1975, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt giam vì tham gia phong trào chống chiến tranh của sinh viên, học sinh; năm 1983 đến 1988, ông là Ủy viên BCH Hội Nghệ sĩ tạo hình VN. 2- Họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận sinh năm 1942, hiện ông đang sống và làm việc tại Huế. Ông tự học vẽ và rất nổi tiếng. Bửu Chỉ, Dương Đình Sang, Hoàng Đăng Nhuận được xem như là bộ ba, tam trụ ở Huế. Các tác phẩm nổi tiếng của ông thường vẽ về phố, thiếu nữ… Trong bài viết: “Hội ngộ với Hoàng Đăng Nhuận” trên tạp chí Sông Hương của tác giả Phúc Vinh có đoạn: “Nói đến Hoàng Đăng Nhuận, người ta nhớ ngay đến một “thế hệ vàng” với những người nhạc sĩ tài hoa như: Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Từ Huy…; những cây cọ đầy góc cạnh như: Đinh Cường, Bửu Chỉ…; những nhà văn, nhà thơ lừng lẫy như: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Bửu Ý, Lê Văn Ngăn… Và Hoàng Đăng Nhuận là một trong những người hiếm hoi còn lại của thế hệ ấy”. 3- Vua Tự Đức (1829 – 1883) Miếu hiệu là Dực Tông Anh Hoàng Đế. Trị vì triều Nguyễn giai đoạn 1847-1883. Ông là vị Vua có thời gian trị vì dài nhất của triều Nguyễn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2