intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRANH CỦA DUY LẬP

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

91
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công chúng yêu hội họa cứ mỗi lần xem tranh của Họa sĩ Kinh Bắc Nguyễn Duy Lập có cùng một cảm giác như được trở về một vùng quê kiểng, đắm mình trong không gian văn hóa với những làn quan họ tinh tế ghẹo người, những mảng DUY LẬP- Tĩnh vật quê-bột màu mầu nét vẽ tài hoa gà lợn Đông Hồ hòa trộn thật nhuyễn, thật ngọt trong tranh của anh. Có cái gì đó rất khó gọi tên, mỏng manh, óng ả tựa hồ sợi dây thắt mở hồn người từ những bức tranh khiêm nhường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRANH CỦA DUY LẬP

  1. TRANH CỦA DUY LẬP Công chúng yêu hội họa cứ mỗi lần xem tranh của Họa sĩ Kinh Bắc Nguyễn Duy Lập có cùng một cảm giác như được trở về một vùng quê kiểng, đắm mình trong không gian văn hóa với những làn quan họ tinh tế ghẹo người, những mảng DUY LẬP- Tĩnh vật quê-bột màu mầu nét vẽ tài hoa gà lợn Đông Hồ hòa trộn thật nhuyễn, thật ngọt trong tranh của anh. Có cái gì đó rất khó gọi tên, mỏng manh, óng ả tựa hồ sợi dây thắt mở hồn người từ những bức tranh khiêm nhường kích cỡ ấy... Có thể nói thế giới trong tranh Duy Lập là một thế giới mơ màng đầy kỷ niệm: Những trò chơi đơn sơ con trẻ ngoài đồng, ngoài đường; những hội làng, hội nước; một cơn mưa xứ Bắc; ngọn gió chuyển hè hay giấc ngủ hững hờ cô thiếu nữ ... ấy là những tác phẩm mang hồn quê dung dị mà thấm đẫm chất nhân văn như : áo tơi, Cỏ gà hay Gọi cồng cộng; Tất cả hiện trên giấy , trên vải , khi thực khi hư từ một bút pháp đầy thi hứng.
  2. Điều đáng nói trong Nghệ thuật Duy Lập là lối xử lý đề tài từ nghệ thuật diễn hình của các nghệ nhân Đông Hồ. Tranh Vinh quy gợi ta nhớ đến một Đám cưới chuột, ở đây tác giả đã lược bỏ nhiều chi tiết rườm rà để bật lên không khí ồn ào của đám rước. Hình tượng được khắc họa mềm mại, uyển chuyển, hồn tranh toát ra bởi sự hòa quyện giữa hình và mầu, giữa tính sâu xa của nội dung với lối biểu hiện phóng túng trong một bố cục chạy dài. Có thể kể ra nhiều tác phẩm của anh mà dấu ấn nghệ thuật Đông Hồ hằn lên rất rõ : Hái hoa bắt bướm, Ngửa bài, Hội xứ Bắc hay Gọi cồng cộng. Chú bé thổi sáo lưng trâu trong tranh Sau vụ mùa là một mô tuýp quen thuộc được anh chuốt lại hình, đầy sự ngộ nghĩnh lên thành dí dỏm. Hình tượng con trâu của Duy Lập như có hồn hơn khi được anh đặt trên một nền tranh xanh non trước những hình tượng và sắc màu gợi cảm thân thuộc của một thời thơ ấu, của một không gian thắm đằm chất Việt. ở những tác phẩm như : Vác , Nửa đêm, Soi ếch thấy người, giá trị của nó lại nằm phía chủ đề. Trong cái nhìn vị tha nồng hậu, lối diễn hình vừa ngộ vừa hóm, tác giả đã đẩy ý tưởng tác phẩm lên đỉnh điểm với những yếu tố bất ngờ. Hệ thống hình tượng trong tranh Duy Lập có nhiều tiết tấu bị dồn nén và buộc phải chuyển động gấp gáp như đòi hỏi của nhịp sống hiện đại. Chất nhạc cứ hút hồn ta từ mỗi mảng mầu. Hãy thử dim mắt lại sau khi đã thưởng thức những tranh như Cờ hội, Xắt bánh, Kéo co hay Bài ca đuổi khói mà xem, bạn sẽ thấy ám ảnh lòng mình một giai điệu nào đó của dân ca Quan họ, những “ấy mấy” với “Tình bằng” từng rong ruổi theo ta trong suốt cuộc đời. Có thể nói ở loạt tranh vẽ theo chủ đề sinh
  3. hoạt hay lễ hội, bút pháp trữ tình, hoài niệm của Duy Lập hồn nhiên, phóng túng. Từ sự tung tẩy của nhát bút đến sự mộng mơ của sắc màu, hiện lên một Duy Lập tinh tế và mẫn cảm. Mưa xứ Bắc là tác phẩm chắc tay trong xử lý bố cục và chất liệu , và bởi cái nhìn nồng nàn của anh. Tuy nhiên, cũng như nhiều họa sĩ không chịu bó mình trong một khuynh hướng biểu hiện, Duy Lập cũng muốn bung phá với những tác phẩm thể nghiệm : Người bắn cung, Chuyển động thu, hay Kiều là những sáng tác thuộc loại như thế. ở những tranh này, anh vẽ kỹ và tôn trọng các yếu tố kỹ thuật, nhưng đáng tiếc đã không tìm được sự đồng cảm của những công chúng sành điệu. Trong một vài tác phẩm khác, chất đồ họa chiếm lĩnh khá nhiều đã hạn chế không nhỏ tới giá trị biểu cảm của ngôn ngữ tạo hình. Và có thể, đây là một đòi hỏi, liệu có quá đáng chăng ? Khi tôi muốn bảng mầu của anh thiên nhiên hơn chút nữa ... Đặng Trường Lưu
  4. ...MỚI CHỈ LÀ BẮT ĐẦU Ô kìa.., hãy thử nhìn xem : vỉa hè loáng nước sau mưa, chiếc cầu thang tối tăm cũ kỹ bỗng sáng bừng bởi nắng, một ngày đẹp trong xanh rực rỡ và phô bày... là những điều bạn nhìn rất rõ trong những tác phẩm của họa sĩ Phạm Bình Chương được trưng bày tại Hà Nội studio - 13 Tràng Tiền. Tất cả được vẽ bằng một lối vẽ kỹ lưỡng mà với thời đại kỹ thuật số ta quen gọi là tả thực và cổ điển với phong cách truyền thống của thế giới. Phạm Bình Chương-Sau cơn Với triển lãm Xuống phố II , Phạm Bình Chương đã cố gắng vượt qua từ “cổ lỗ sĩ” mà một số người mưa-Sơn dầu áp đặt cho dòng tranh này. Rất giản dị, rất đời thường và không quá khiêm tốn. Qua 2 lần Xuống phố, Phạm Bình Chương đã để lại ấn tượng rất tốt trong mắt những người yêu hội họa; ẩn mình đằng sau những bức tranh kỹ lưỡng, đẹp là một người đàn ông trẻ trung, phóng khoáng có lối làm việc nghiêm túc và nhiệt thành. Các bạn hẳn còn nhớ Trần Việt Phú, người nổi tiếng của Hà Nội studio nhiều năm trước với một triển lãm được coi là đáng chú ý nhất sẽ thấy Phạm Bình Chương cũng đang cùng bước con đường như Phú. Tranh
  5. của Phú có cái mơ màng, xúc động, nồng ấm, tơi, xốp, mềm mại của từng nét vẽ... vô cùng thiên bẩm. Khi Phú vẽ tranh có cảm tưởng như điều ấy đang ở sẵn trong con người. Bởi Phú vẽ rất nhẹ nhàng. Tài năng ấy như mạch nước ngầm, được khơi dòng là chảy. Nhưng với Chương, mỗi tác phẩm là một hành trình khổ luyện. Tôi cũng không muốn là người kể lể Chương đã phải cố gắng công sức, tỉ mỉ như thế nào để vẽ được như thế vì bản chất nghệ thuật là sự khổ luyện. Điều quan trọng nhất là Chương đã đạt được gì từ sự khổ luyện ấy. Mấy năm trước đây, những bức tranh đầu tiên Chương vẽ theo phong cách này quả thực là rất cứng. Xem tranh ít thấy rung động và xúc cảm. Bởi lúc ấy Chương đã dồn hết kỹ thuật, lý trí để vẽ theo sự giống của hiện tượng, sự vật. Chương nắm được nhưng chưa thể hiện được “sức sống” của chi tiết cũng như toàn bộ tác phẩm. Xem cái lọ hoa hay góc phố hay chiếc xe đạp có thể thấy rất tỉ mỉ, rất chi tiết và rất thật...nhưng cảnh trong tranh vẫn “chết”. Sự rung động, ấm áp và dạt dào tình cảm của tác giả chưa truyền được tới người xem. Xuống phố II lần này đã phần nào đạt được điều đó. Chương nhìn thấy một ngày nắng đẹp... Chương đã cho chúng ta xem lại được cái cảm giác ấy. Chương nhìn thấy bầu trời trong veo, phố xá trong veo sau cơn mưa hạ thì chúng ta lại cảm được những rung động trước thiên nhiên ấy qua tác phẩm của Chương. Và, đây mới chỉ là sự bắt đầu con đường nghệ thuật của Phạm Bình Chương.
  6. Hoàng Anh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2