intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý kế toán Phần 4

Chia sẻ: Danh Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

242
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lưu ý, bảng 3-1 là copy 2-1 ở chương 2. Ở bảng này, vốn chủ sở hữu trước đây ghi là vốn anh Thanh, nay được gọi chung là vốn cổ đông. Giả định Công ty Baco có phát sinh tổng doanh thu trong tháng 1/2006 là 250 triệu đồng nhưng cho khách hàng thiếu chịu, giá mua (giá vốn) của hàng đã bán là 150 triệu đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý kế toán Phần 4

  1. nhập kho, nợ lại người bán (5) Mua thiết bị, trả một -4 20 = 16 phần tiền mặt (6) Bán thiết 1 -1 = bị (7) Trả lại hàng -2 = -2 mua ngày 03/01 (8) Trả nợ -4 = -4 người bán (9) Thu nợ 1 -1 = khách hàng Số dư đến 343 0 158 19 = 100 20 400 12/01/2006 520 520 Lưu ý, bảng 3-1 là copy 2-1 ở chương 2. Ở bảng này, vốn chủ sở hữu trước đây ghi là vốn anh Thanh, nay được gọi chung là vốn cổ đông. Giả định Công ty Baco có phát sinh tổng doanh thu trong tháng 1/2006 là 250 triệu đồng nhưng cho khách hàng thiếu chịu, giá mua (giá vốn) của hàng đã bán là 150 triệu đồng. Ghi nhận giao dịch bán hàng gồm 2 phần: doanh thu (ký hiệu là giao dịch 10a) và chi phí (ký hiệu là giao dịch 10b). 37
  2. Kế toán ghi (giao dịch 10a): Khoản phải thu 250 Doanh thu bán hàng 250 Và ghi (giao dịch 10b): Giá vốn hàng bán 150 Hàng tồn kho 150 Vậy, giao dịch 10a làm tăng tài sản, cụ thể là khoản phải thu, và giao dịch 10b làm giảm tài sản, cụ thể là hàng tồn kho. Nhìn theo đẳng thức kế toán như ở bảng 3-1 ta thấy: Nợ phải trả + Vốn chủ = Tài sản s ở h ữu Khoản Hàng Lợi nhuận tồ n = phải Diễn giải nội dung giữ lại thu kho (10a) Doanh thu = bán chịu + 250 + 250 (10b) Giá vốn hàng -= bán 150 - 150 Cũng để đơn giản, giả sử trong tháng 1/2006 không còn chi phí nào khác, chúng ta sẽ thấy tài khoản lợi nhuận giữ lại tăng ròng 100 triệu, và tài sản tăng ròng tương ứng 100 triệu đồng. 38
  3. Kế toán theo tiền mặt và theo thực tế phát sinh Có 2 cách phổ biến để xác định Kế toán thực tế phát sinh xác nhận ảnh hưởng của các giao dịch khi lợi nhuận: kế toán theo tiền mặt doanh thu và chi phí thực tế xảy ra. Kế toán tiền mặt xác định ảnh và kế toán theo thực tế phát hưởng của các giao dịch chỉ khi nào tiền mặt được thu vào hay chi ra. sinh. Kế toán theo thực tế phát sinh xác định ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế phát sinh lên các báo cáo tài chính trong kỳ kế toán khi doanh thu và chi phí thực tế đã xảy ra. Nghĩa là, doanh thu và chi phí được ghi nhận khi chúng xảy ra mà không nhất thiết phải xuất hiện tiền mặt. Ngược lại, kế toán theo tiền mặt chỉ xác định ảnh hưởng của các giao dịch kinh tế phát sinh lên các báo cáo tài chính khi nào tiền mặt được thu vào hay tiền mặt được chi ra. Trong một thời gian dài của lịch sử kế toán hiện đại, các nhà khoa học đã tranh luận nhiều về ưu điểm của 2 nguyên tắc này. Những người ủng hộ kế toán theo Mục tiêu học tập 2: thực tế phát sinh lập luận rằng phương Sử dụng khái niệm kế toán theo thực tế phát pháp kế toán theo tiền mặt đã bỏ qua các sinh, khái niệm phù hợp để xác định giao dịch kinh tế làm tăng hay giảm tài doanh thu và chi phí. sản vì chúng không ảnh hưởng đến tiền mặt. Những người ủng hộ kế toán theo tiền mặt lại chỉ ra rằng một công ty, dù cho nó hoạt động có hiệu quả như thế 39
  4. nào, cũng có thể đi đến phá sản nếu quản lý tiền mặt không hiệu quả, rằng có lãi mà không có tiền, hoặc “lãi giả, lỗ thật”. Cuộc tranh luận giờ đây đã được “thu xếp” tương đối ổn thỏa. Trong các báo cáo tài chính hàng năm, các công ty lập báo cáo thu nhập theo nguyên tắc kế toán theo thực tế phát sinh, và lập thêm báo cáo ngân lưu14 theo nguyên tắc kế toán tiền mặt. Giao dịch 10a và 10b trên đây là một minh họa của kế toán theo thực tế phát sinh. Doanh thu được công nhận dù chưa thu được đồng nào và chi phí được ghi nhận để tương thích với doanh thu mặc dù chẳng có đồng nào được chi ra. Tiếp theo sau đây chúng ta hãy xem xét một cách chi tiết về nguyên tắc kế toán theo thực tế phát sinh. Và cũng có thể nói kế toán thì rất dễ, nhưng nếu có thì đây cũng là một trong những điều “tương đối khó” trong kế toán15. Ghi nhận doanh thu Điều chính yếu nhất mà các kế toán viên áp dụng để tính toán lợi nhuận theo phương pháp thực tế phát sinh là việc xác nhận doanh thu, đó là việc kiểm tra xác định xem doanh thu có nên được ghi nhận trong kỳ này hay không. Để được xác nhận, thông thường doanh thu phải đáp ứng được 2 điều kiện sau: 14 Có thể gọi là “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”, hay ngắn gọn hơn là “Báo cáo dòng tiền”. Cash Flows statement. 15 Bất kỳ một mục tiêu nào, một đích đến nào cũng đều có “ngưỡng” phải vượt qua. Để dễ dàng hơn, không có cách nào khác là cần đọc, đọc và nghiền ngẫm một chút. 40
  5. i) Điều kiện thứ nhất, doanh thu phải được thực hiện, “thực tế đã phát sinh”. Doanh thu được coi là đã thực hiện khi công ty đã cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng. ii) Điều kiện thứ hai, doanh thu phải được thanh toán. Doanh thu được thanh toán khi công ty đã nhận được tiền mặt hay nhận được sự cam kết trả tiền. “Cam kết trả tiền” thường là mua bán chịu hoặc một hình thức trả chậm nào đó. Việc xác nhận doanh thu đối với các công ty bán lẻ như siêu thị, nhà hàng thì khá đơn giản. Doanh thu được thực hiện và thanh toán tiền đồng thời với việc bán hàng hóa dịch vụ, tức ngay lúc khách hàng trả tiền và nhận sản phẩm. Đối với công ty bán sỉ và công ty sản xuất khác, thời điểm doanh thu được thực hiện và thời điểm thanh toán thường là khác nhau. Một khi doanh thu được thực hiện, doanh thu vẫn chưa được công nhận cho đến khi điều kiện thứ hai được đáp ứng. Ví dụ: • Báo Tuổi Trẻ nhận trước tiền đặt báo dài hạn, nhưng doanh thu vẫn chưa được thực hiện cho đến khi nào báo được giao. 41
  6. • Cửa hàng Khỏe Sport cho khách đem về dùng thử sản phẩm, doanh thu vẫn chưa được ghi nhận vì khách chưa trả tiền. • FIFA từ năm 2004 đã nhận tiền đặt chỗ cho các bảng hiệu quảng cáo ở các sân bóng tại World Cup 2006. Vậy doanh thu của FIFA sẽ được ghi nhận như thế nào16? Sự phù hợp và phân bổ chi phí Chúng ta đã xem xét doanh thu, giờ hãy chuyển qua chi phí. Có hai loại chi phí trong mỗi kỳ kế toán: (i) các chi phí có liên quan tới doanh thu thực hiện, và (ii) các chi phí liên quan tới cả kỳ kế toán. Một số chi phí, được gọi chi phí sản phẩm thì liên quan trực tiếp với doanh thu. Giá vốn hàng bán là chi phí để có được hàng hóa để bán (cũng được gọi là chi phí hàng bán17) và hoa hồng bán hàng là những điển hình về loại chi phí này. Chi phí sản phẩm sẽ được công nhận sao cho phù hợp với doanh thu trong kỳ. Quá trình này trong kế toán gọi là nguyên tắc phù hợp18. Các chi phí khác, chẳng hạn như chi phí thuê nhà hay chi phí quản lý thì không thể có mối quan hệ trực tiếp cụ thể nào với doanh thu cả. Các chi phí này giúp công ty hoạt động 16 Đối với các câu hỏi bỏ lửng này, bạn đọc hãy tự suy nghĩ để tìm câu trả lời hoặc thảo luận cùng bạn học, hoặc với giảng viên. 17 Xem phụ lục ở cuối chương nói về phương pháp định giá hàng tồn kho. 18 Hay còn gọi là sự tương thích, tương ứng (matching concept). 42
  7. trong suốt một kỳ kinh doanh và được gọi là chi phí thời kỳ. Chi phí thời kỳ được công nhận khi chúng phát sinh trong kỳ. Chi phí thuê nhà, lương cố định trả hằng tháng thì không phụ thuộc vào doanh thu nhiều hay ít, là những ví dụ điển hình về loại chi phí này. Có một vài loại chi phí tương đối “rắc rối” do chúng xảy ra trước đó khá lâu, trước Chi phí sản phẩm quan hệ trực tiếp tới khi có doanh thu được doanh thu. thực hiện. Để ghi nhận Giá vốn hàng bán là chi phí để có được hàng hóa bán ra trong kỳ. các chi phí này vào kỳ kế Nguyên tắc phù hợp quy định chi phí phải tương thích với doanh thu trong kỳ. toán thích hợp cần phải Chi phí thời kỳ được công nhận khi chúng phát sinh. sử dụng khái niệm chi Chi phí chờ phân bổ là khái niệm “chia ra” phí chờ phân bổ. Theo từng phần vào các kỳ ở tương lai. đó, trước tiên việc mua các loại hàng hóa hay dịch vụ sẽ được ghi nhận là tài sản, sau đó chuyển dần như là các chi phí vào các kỳ trong tương lai. Cụ thể khi hàng hóa hay dịch vụ được bán hoặc được sử dụng, kế toán viên sẽ ghi giảm tài khoản tài sản và tăng chi phí trong kỳ. Tiền thuê nhà trả trước hay tiền bảo hiểm trả trước là những loại tài sản như vậy. Ví dụ công ty trả trước tiền thuê nhà 6 tháng là 60 triệu đồng vào ngày đầu năm 01/01/2006. Bên phía tài sản của bảng cân đối kế toán có một tài khoản tài sản tăng lên, tạm gọi đó là tài khoản “tiền thuê trả trước” số 43
  8. tiền 60 triệu (tất nhiên có một tài sản giảm tương ứng 60 triệu, đó là tiền mặt). Sau đó, mỗi tháng tài khoản “tiền thuê nhà trả trước” sẽ giảm đi 10 triệu và chi phí thuê nhà trong tháng phát sinh 10 triệu. Hằng tháng, ghi chi phí phát sinh tăng 10 triệu nhưng không phải trả tiền mà chỉ là động tác “phân bổ chi phí” mà thôi. Áp dụng nguyên tắc phù hợp và chi phí chờ phân bổ Xem ví dụ Baco trên đây, ngoài giá vốn hàng bán chỉ có thêm 2 chi phí khác, đó là chi phí thuê nhà và chi phí khấu hao. Giả định Baco trả trước 6 tháng tiền thuê nhà là 60 triệu đồng vào ngày 05/01/2006. Số tiền này giúp công ty có quyền sử dụng ngôi nhà trong 6 tháng, nó là một tài sản vì nhờ đó sẽ mang lại lợi ích trong 6 tháng tới. (Ký hiệu giao dịch này là giao dịch 11). Khi trả tiền thuê nhà, kế toán ghi (giao dịch 11): Tiền thuê nhà trả trước 60 Tiền mặt 60 Cuối tháng 01/2006, kế toán ghi (giao dịch 12): Chi phí thuê nhà 10 Tiền thuê nhà trả 10 trước 44
  9. Giao dịch 12 được ghi vào cuối tháng 01/2006. Nó xác nhận là một phần sáu đã được sử dụng. Vì vậy, kế toán thể hiện tài sản “tiền thuê nhà trả trước” giảm đi một phần sáu, tức 10 triệu đồng. Tài khoản “tiền thuê nhà trả trước” trên bảng cân đối kế toán sẽ còn lại là 50 triệu đồng vào ngày 31/01/2006. Điều này là phù hợp, vì chi phí thuê nhà của mỗi tháng chỉ là 10 triệu, chứ không phải là 60 triệu như số tiền đã trả trước. Tương tự, chi phí khấu hao cũng là một hình thức áp dụng nguyên tắc phù hợp và khái niệm chi phí chờ phân bổ. Đó là sự phân bổ các chi phí mua sắm tài sản có thời gian sử dụng lâu dài vào chi phí của nhiều kỳ ở tương lai. Có thể nói chi phí khấu hao trong kỳ thể hiện phần “hao mòn” của tài sản đã phục vụ trong kỳ. Riêng đất đai, Khấu hao là sự phân bổ các chi phí mua sắm tài sản có không khấu hao vì nó không bị hao thời gian hữu dụng lâu dài vào chi phí của các kỳ ở tương lai. mòn bao giờ. Cả chi phí thuê nhà và chi phí khấu hao đều phải bỏ tiền ra trước và nó sẽ “hao mòn” dần trong quá trình sử dụng. Khi tài sản được sử dụng, giá trị ban đầu của nó được chuyển dần từng phần từ tài sản sang chi phí trong từng kỳ. Khác nhau duy nhất giữa chi phí thuê nhà và chi phí khấu hao là thời gian phân bổ. Tài sản cố định có thời gian hữu 45
  10. dụng nhiều năm, thuê nhà trả trước thường có giá trị trong vòng 1 năm. Giả định tài sản cố định của Công ty Baco là các thiết bị có trị giá 19 triệu đồng (xem bảng 3-1 trên đây) và có thời gian hữu dụng là 1,5 năm. (Ký hiệu là giao dịch số 13). Vậy, chi phí khấu hao trong tháng 01/2006 sẽ được kế toán ghi nhận là 1 triệu đồng (= 19 triệu đồng/ 18 tháng). [Làm tròn số]. Thời điểm ghi nhận phân bổ chi phí Hãy luôn nhớ rằng mọi tài sản của doanh nghiệp đều hứa hẹn từ đó sẽ mang về tài sản hoặc các lợi ích khác lớn hơn trong tương lai. Trong một doanh nghiệp, các tài sản như hàng tồn kho chờ bán, tiền thuê nhà hay bảo hiểm trả trước và máy móc thiết bị có thể được hình dung là các chi phí để dành cho hoạt động trong tương lai, và chúng sẽ được ghi nhận là chi phí trong tương lai. Với tài sản là hàng tồn kho, chi phí sẽ được ghi nhận tại thời điểm hàng được bán và doanh thu được ghi nhận. Với tiền thuê trả trước, thời điểm xác nhận là lúc việc thuê có hiệu lực. Với tài sản cố định, tổng giá trị của chúng được chia thành nhiều phần và mỗi phần được xác nhận là chi phí trong 46
  11. từng kỳ, tương ứng với lợi ích do chúng mang lại, kế toán gọi đó là khấu hao. Ví dụ, Công ty Mỹ Quốc trả cho Công ty quảng cáo Đất Việt 10 triệu để thiết kế và quảng cáo sản phẩm mới. Mỹ Quốc hiểu rằng tác động của quảng cáo này là lâu dài, tối thiểu là hơn hai kỳ kế toán. Vậy chi phí 10 triệu trên đây sẽ được phân bổ như thế nào? Phương án thứ nhất, chi phí quảng cáo trả trước sẽ được ghi nhận cả vào chi phí của kỳ này. Kế toán ghi: Chi phí quảng cáo trả trước 10 Tiền mặt 10 Và ghi nhận chi phí trong kỳ này: Chi phí quảng cáo (hoặc chi phí quản lý) 10 Chi phí quảng cáo trả trước 10 Với phương án này, kế toán cho rằng phải “thận trọng”. Rằng không có gì đảm bảo là doanh thu của kỳ tiếp theo sẽ tốt đẹp hơn nhờ vào chi phí quảng cáo. Phương án thứ hai, chi phí quảng cáo trả trước sẽ được phân bổ làm 2 kỳ, chỉ ghi nhận một nửa vào kỳ này. Kế toán ghi: Chi phí quảng cáo trả trước 10 Tiền mặt 10 Và ghi nhận chi phí trong kỳ này: 47
  12. Chi phí quảng cáo (hoặc chi phí quản lý) 5 Chi phí quảng cáo trả trước 5 Với phương án này, kế toán cho rằng phải “phù hợp”. Rằng chi phí quảng cáo 10 triệu không phải của riêng kỳ này, nó cần phải “chia lửa” cho kỳ kinh doanh kế tiếp. Và như vậy, trên bảng cân đối kế toán cuối kỳ, bên phía tài sản, tài khoản “Chi phí quảng cáo trả trước” sẽ còn số dư là 5 triệu đồng19. Đến kỳ kinh doanh tiếp theo, kế toán tiếp tục phân bổ: Chi phí quảng cáo (hoặc chi phí quản lý) 5 Chi phí quảng cáo trả trước 5 Tuy mục tiêu của chương này là tập trung vào báo cáo thu nhập, nhưng điều quan trọng cần nhớ rằng báo cáo thu nhập chỉ là một cách giải thích các thay đổi trên bảng cân đối kế toán mà thôi. Đẳng thức kế toán dưới đây cho thấy các khoản mục doanh thu và chi phí như là một thành phần của vốn chủ sở hữu. Báo cáo thu nhập đơn giản là chỉ tập hợp các thay đổi của vốn chủ sở hữu qua một kỳ kế toán và gom chúng vào một khoản mục. 19 Chưa đến lúc chúng ta phải đi sâu phân tích tài chính, tuy nhiên đến đây bạn đọc cũng đủ kiến thức để nhận ra rằng, với hai phương án hạch toán (ghi nhận) chi phí như trên sẽ dẫn đến hai kết quả lợi nhuận khác nhau, mà cả hai đều không sai với “nguyên tắc kế toán”, tức không sai với pháp luật. Như vậy, các cổ đông sẽ xem xét lợi nhuận như thế nào; cơ quan thuế dựa trên số liệu nào để tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Và có phải chăng các giám đốc và các kế toán viên có quá nhiều quyền hành để “vẽ” lợi nhuận theo ý muốn? Hãy chờ đợi và hãy suy nghĩ. 48
  13. Từ đẳng thức căn bản kế toán đã nghiên cứu ở chương 2: TÀI SẢN = NGHĨA VỤ NỢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU Bởi vì vốn chủ sở hữu gồm vốn góp ban đầu và lợi nhuận giữ lại (làm giàu thêm cho chủ sở hữu), ta có thể viết lại đẳng thức như sau: TÀI SẢN = NGHĨA VỤ NỢ + VỐN GÓP + LỢI NHUẬN GIỮ LẠI Và bởi vì lợi nhuận giữ lại là kết quả (là hiệu số) của doanh thu và chi phí, ta có thể viết lại đẳng thức như sau: TÀI SẢN = NGHĨA VỤ NỢ + VỐN GÓP + DOANH THU – CHI PHÍ Đẳng thức kế toán được hiểu và áp dụng giống nhau trên toàn thế giới, từ một Tổ hợp bánh tráng phơi sương Bến Đò Quê ở ngoại thành Sài Gòn cho đến Công ty vĩ đại Microsoft của Bill Gates ở Mỹ. Rằng không có một giao dịch nào, đơn giản hay phức tạp mà không thể phân tích thông qua đẳng thức kế toán. Các nhà quản trị và kế toán viên sử dụng đẳng thức kế toán để nhận biết tác động của các giao dịch trong quá trình kinh doanh đến tình hình tài chính doanh nghiệp như thế nào. 49
  14. BÁO CÁO THU NHẬP Đến đây chúng ta đã hiểu được khi Mục tiêu học tập 3: nào thì doanh thu và chi phí được Lập báo cáo thu nhập và trình bày mối quan hệ với bảng cân ghi nhận và ghi nhận như thế nào đối kế toán. Báo cáo thu nhập là báo cáo để xác định lợi nhuận. mọi doanh thu và chi phí liên quan trong một thời kỳ. Chương 2 đã giới thiệu Lợi nhuận ròng là phần còn bảng cân đối kế toán, được xem lại từ doanh thu sau khi trừ tất cả mọi chi phí. là bức ảnh chụp nhanh một cách tóm tắt về tình hình tài chính doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Cũng trong chương 2, đã giới thiệu tổng quát về báo cáo ngân lưu, tóm tắt về các dòng tiền thu vào chi ra của các hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. Chương này sẽ nghiên cứu báo cáo thu nhập20, thể hiện tổng quát kết quả (lãi, lỗ) của tất cả các hoạt động trong một thời kỳ. Báo cáo thu nhập là một bảng báo cáo tất cả mọi doanh thu và chi phí có liên quan trong một khoảng thời gian xác định, chẳng hạn là một tháng, một quý, 6 tháng hay một năm. Lợi nhuận ròng (hay thu nhập ròng) được mọi người quan tâm nhất, nằm ở “dòng cuối cùng” của báo cáo thu nhập, đó là 20 Báo cáo thu nhập còn được gọi là: Báo cáo lợi nhuận, báo cáo lãi lỗ, hay báo cáo kết quả kinh doanh. Một lần nữa, lời khuyên là: đừng quá quan trọng, và cũng đừng tranh luận quá đà về tên gọi, danh hiệu mà hãy quan trọng lấy nội dung. 50
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2