Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy đụng khó tiêu
lượt xem 6
download
Đầy bụng là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Khi bị đầy bụng, trẻ thường có dấu hiệu: khó chịu, khóc, biếng ăn, bỏ ăn, dễ nôn ói, bụng phình chướng hơi hoặc có thể đi tiêu phân sệt hoặc lỏng vài lần trong ngày...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy đụng khó tiêu
- Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy đụng khó tiêu Đầy bụng là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Khi bị đầy bụng, trẻ thường có dấu hiệu: khó chịu, khóc, biếng ăn, bỏ ăn, dễ nôn ói, bụng phình chướng hơi hoặc có thể đi tiêu phân sệt hoặc lỏng vài lần trong ngày... Đầy bụng là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa (google image) Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện, do đó trẻ thường rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu nếu bạn
- không phân chia bữa ăn khoa học và lựa chọn những thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nguyên nhân Cho trẻ ăn thức ăn không phù hợp với độ tuổi - Nhiều bậc cha mẹ do không biết cách, cho trẻ ăn dặm sớm (trước 5-6 tháng tuổi), ăn cơm sớm (khi chưa mọc đủ răng hàm), hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. - Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng chướng căng. Vì vậy, trẻ có cảm giác no, ăn kém đi, bỏ bú sữa, khó chịu, dễ nôn ói... - Hơn nữa, thức ăn chưa tiêu sẽ tạo ra áp lực thẩm
- thấu cao, kéo nước từ trong cơ thể vào ruột, gây hiện tượng tiêu phân sệt hoặc lỏng nhiều lần trong ngày. - Cho trẻ ăn nhiều các món như giò chả, xúc xích, dưa muối chua, các loại bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt… Tất cả những đồ ăn đó không tốt cho sự phát triển về thể chất cho bé. Hơn thế nữa, đây cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị tiêu chảy. Các loại đường trong bánh kẹo, nước ngọt có thể khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Trong vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho con, cha mẹ nào cố gắng cho con ăn được nhiều, nhất là những thức ăn bổ dưỡng. Thế nhưng, đằng sau những lợi ích có được nếu không biết cách vô tình các bậc cha mẹ làm hại con vì quan niệm sai lầm của mình. Trẻ ăn quá nhiều, các bữa ăn quá gần nhau
- Trẻ ở mỗi độ tuổi có thể tích dạ dày (bao tử) và chiều dài ruột tương ứng. Trẻ nhỏ, dạ dày cũng nhỏ, vì vậy ăn mỗi lần được rất ít, phải ăn thành 6-8 bữa mỗi ngày mới nạp đủ nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Nếu bị ép ăn quá nhiều một lúc hoặc chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi cầu, chướng bụng ở trẻ. Trẻ tiêu hóa kém với một số loại thức ăn Các loại thực phẩm như: Cơm nếp, xôi, bánh chưng, bánh tét, thức ăn nhiều dầu mỡ... bạn không biết lại cho trẻ ăn và kết quả là trẻ bị ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu. Trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu
- Khi trẻ ăn những thức ăn bị ôi, thiu, nhiễm khuẩn gây ra viêm ruột, nôn ói, tiêu chảy. Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Lời khuyên Từ những nguyên nhân trên, bạn nên hết sức cẩn thận khi cho trẻ ăn. Cung cấp cho trẻ những thức ăn phù hợp với độ tuổi Trẻ ở độ tuổi nào thì chỉ có khả năng tiêu hóa được những thức ăn phù hợp với độ tuổi đó. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dưới đây sớm hơn hay trễ hơn ở một số thời điểm quan trọng:
- - Dưới 5 tháng tuổi: Chỉ có sữa là cần thiết và phù hợp. - Trẻ 5- 6 tháng: Sữa là chủ yếu, bên cạnh đó tập ăn dặm với bột nhưng với lượng ít và tăng dần. - Trẻ 6-8 tháng: Bột có đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, đạm, béo, rau), sữa, trái cây mềm. - Trẻ 8-12 tháng: Ngoài bột, sữa, trái cây mềm, nên tập ăn thêm cháo (đủ 4 nhóm). - Trẻ 12-24 tháng: Ngoài bột, cháo, tập ăn thêm nui, bún, hủ tiếu... - Trên 24 tháng: Tập ăn cơm khi đủ 20 răng sữa. Các giai đoạn chuyển tiếp từ sữa sang bột (5-6 tháng)
- hoặc từ cháo sang cơm (24 tháng) rất quan trọng. Vì vậy, bạn cần khéo léo, tập chuyển từ từ để trẻ có thể chấp nhận được những thay đổi lớn này. Phân chia lượng thức ăn phù hợp với từng trẻ - Trẻ sơ sinh có thể bú sữa 8-14 lần mỗi ngày, vì vậy các cữ sữa sẽ liên tục tùy theo nhu cầu của trẻ. - Khi trẻ khoảng 5-6 tháng tuổi, tập cho trẻ ăn những bữa ăn dặm đầu tiên với bột sữa, bột ngũ cốc... Dần dần lượng thức ăn đặc (bột, cháo) tăng lên, thay thế các cữ sữa. - Khoảng 6-8 tháng tuổi, mỗi ngày trẻ cần 2 nửa chén bột với đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, đạm, rau, dầu) cùng khoảng 5-6 cữ sữa. - Sau 8 tháng có thể tập cho trẻ ăn cháo, hơn 1 tuổi
- tập ăn nui, bún... Khoảng 2 tuổi thì ăn được cơm (3 bữa ăn đặc và 3-4 cữ sữa mỗi ngày). Nếu trẻ ăn hết một chén cháo chùng 200ml thì nghỉ khoảng 2-3 tiếng sau hãy cho một cữ ăn hay một cữ bú khác. Nếu trẻ ăn quá ít, đôi khi phải cho trẻ ăn thêm ngay một loại thức ăn khác như bánh flan, sữa chua, kem... hoặc uống thêm một ít sữa cho đủ no bụng. - Từ 3 tuổi trở lên, 3 bữa chính của trẻ không có cơm thì phải có hủ tíu, mì, nui... và ít nhất là 3 cữ sữa (200ml/cữ) mỗi ngày. Bữa ăn, giờ ăn hợp lý Giờ giấc cho trẻ ăn cũng cần thay đổi tùy vào từng trẻ. Nếu cho ăn quá sớm, trẻ còn no, chưa kịp tiêu hóa thức ăn bữa trước cũng khiến trẻ biếng ăn. Thông thường sau một bữa ăn đặc no nê, khoảng 3 tiếng sau hãy cho trẻ ăn cữ khác, bú sữa mau tiêu hơn nên có
- thể cho bữa ăn gần hơn. Cần cho trẻ ăn no nhưng cũng phải chừng mực, vì ép trẻ ăn quá nhiều so với bao tử của trẻ, nếu không từ chối ăn thêm trẻ cũng tự động nôn ra. Bữa ăn đầu tiên trong ngày nên bắt đầu sau khi trẻ thức dậy khoảng 30 phút, có thể là một bữa ăn đặc (cơm, cháo, bún...) hay sữa. Bữa kế tiếp khoảng 2-3 tiếng sau và nên đổi món. Ví dụ sáng ăn cháo thì xế trưa uống sữa, trưa ăn cơm, xế chiều uống sữa, tối ăn cơm và trước khi ngủ cho trẻ uống sữa trở lại... Thức ăn đảm bảo an toàn cho trẻ - Không cho trẻ dùng thức ăn thừa của bữa trước, những thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, mốc... - Cẩn thận khi cho trẻ ăn thực phẩm dễ sinh nhiều hơi
- như: Xúp lơ hoa xanh, bắp cải, củ hành, tỏi, dưa leo, tiêu xanh, bắp, củ cải, dưa cải... dễ gây đầy bụng cho trẻ. Theo Parentslink
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nguyên nhân và cách điều trị đau lưng cấp
5 p | 183 | 16
-
Cách nhận biết và điều trị trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
6 p | 168 | 12
-
Nguyên nhân gây đau đầu
5 p | 201 | 10
-
Khi bé khóc không rõ nguyên nhân?
5 p | 89 | 9
-
Bí quyết để bé tránh xa cặp kính cận Nôbita
4 p | 106 | 7
-
Tìm hiểu “thủ phạm” khiến trẻ hay cáu giận
3 p | 92 | 6
-
Tài liệu: Vì đâu trẻ loét dạ dày
7 p | 85 | 5
-
Phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ trong ngày Tết
4 p | 72 | 5
-
Trẻ đạp chăn khi ngủ, tại sao?
3 p | 112 | 4
-
Những hoa quả khiến bé bị … hăm
4 p | 76 | 4
-
7 nguyên nhân khiến trẻ thấp lùn
5 p | 76 | 4
-
Bú sai cách, trẻ có thể bị ung thư
5 p | 68 | 3
-
Trẻ tăng cân do ngủ không đủ giấc
4 p | 61 | 3
-
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa?
4 p | 104 | 3
-
Ăn đồ lạnh khiến trẻ bị táo bón
4 p | 61 | 2
-
Dấu hiệu của sốt virut ở trẻ em.
3 p | 127 | 2
-
Nguyên nhân khiến con bạn khóc
6 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn