Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LỒNG RUỘT<br />
TÁI PHÁT Ở TRẺ EM<br />
Trần Ngọc Sơn*, Trần Văn Quyết**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị lồng ruột tái phát (LRTP) ở trẻ em<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhân được điều trị LRTP (từ lần đầu tiên) tại bệnh viện<br />
Nhi Trung ương từ tháng 9/2009 đến tháng 9/2011.<br />
Kết quả: Có 66 bệnh nhân (BN) thuộc diện nghiên cứu (60,6% là trẻ nam) với tuổi trung bình 30,8 ± 2,4<br />
tháng (dao động 4 tháng đến 8 tuổi). 64 BN bị LRTP sau tháo lồng bằng hơi (TLBH) và 2 BN – sau phẫu thuật<br />
tháo lồng cho lồng ruột tiên phát (LR1). 89,7% LRTP xảy ra trong vòng 12 tháng sau LR1 và 46,1% - trong<br />
vòng 6 tháng. Triệu chứng phố biến nhất của LRTP đau bụng 95,5%, nôn 57,6%, ỉa phân máu 23,3%. Siêu âm<br />
chẩn đoán xác định LRTP ở 100% các trường hợp. Ở 62 BN (94%) không tìm thấy nguyên nhân thực thể<br />
(NNTT). 2 BN được chỉ định phẫu thuật do có NNTT phát hiện trên siêu âm và phải cắt đoạn ruột. Tất cả 64 BN<br />
còn lại được TLBH thành công. Với thời gian theo dõi trung vị 21 tháng sau điều trị, LRTP lại tái phát ở 40,8%<br />
BN. Ở 22,7% BN, LRTP tái phát thêm 3 lần hoặc hơn và 2 BN trong nhóm này nội soi tiêu hóa phát hiện thấy và<br />
cắt polyp đại tràng. Đại đa số LRTP lại được TLBH (với tỷ lệ tháo thành công 100%), tuy nhiên ở 8% LRTP lại<br />
tái phát hơn 2 lần trong vòng 24 giờ. Các BN này và một số BN có LRTP từ 3 lần trở lên được chỉ định phẫu<br />
thuật tháo lồng và cố định manh tràng. Tổng cộng có 145 ca LRTP trên 66 BN được điều trị, 125 ca đươc TLBH<br />
(86,2%) và 20 ca được phẫu thuật (16 ca phẫu thuật nội soi). Tỷ lệ tái phát chung sau TLBH và phẫu thuật<br />
tương ứng là 48% và 20%.<br />
Kết luận: Đại đa số LRTP ở trẻ em là vô căn (không có NNTT) và có thể được TLBH thành công. Tuy<br />
nhiên tỷ lệ tái phát sau điều trị (cả TLBH hoặc phẫu thuật) của LRTP vô căn là cao hơn nhiều so với LR1.<br />
Từ khóa: Lồng ruột tái phát, trẻ em, nguyên nhân, điều trị.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TO STUDY ETIOLOGY AND TREATMENT RESULTS OF RECURRENT<br />
INTUSSUSCEPTIONS (RIS) IN CHILDREN<br />
Tran Ngoc Son, Tran Van Quyet* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 6 - 2014: 104 - 108<br />
Objectives: To study etiology and treatment results of recurrent intussusceptions (RIs) in children<br />
Methods: Medical records of children treated for RI (from the first episode) at National Hospital of<br />
Pediatrics, Vietnam between September, 2009 and September, 2011 were reviewed.<br />
Results: 66 patients were identified (60.6% boys) with mean age 30.8±2.4 months (range: 4 months - 8<br />
years). 64 patients had RI after air enema reduction (AER), and 2- after surgical reduction for primary<br />
intussusceptions (PI). 89.7% RI occurred within 12 months after PI and 46.1%- within 6 months. Most common<br />
symptoms of RIs were abdominal pain 95.5%, vomiting 57.6%, bloody stool 23.3%. Ultrasound detected RI in<br />
100% cases. In 62 patients (94%) no pathologic lead point (PLP) was found. Two patients underwent surgery for<br />
PLP (detected by ultrasound) and intestinal resection was performed. All other 64 RIs were reduced successfully<br />
by AER. For a median follow up of 21 months, re-recurrence occurred in 40.8% of patients. In 22.7% of patients,<br />
intussusception re-recurred 3 times or more, and in two patients in this group, a colonic polyp was found and<br />
removed by colonoscopy. Most RIs were treated again by AER (successful reduction in 100%), but in 8%<br />
intussusception re-recurred more than 2 times within 24 hours. Those patients and some others with RI more<br />
than 3 times were indicated for surgery, which consisted of surgical reduction and caecopexy. Totally 145 RIs of<br />
* Bệnh viện NhiTrung Ương<br />
Tác giả liên lạc: TS. BS Trần Ngọc Sơn<br />
<br />
104<br />
<br />
ĐT: 0904138502<br />
<br />
Email: drtranson@yahoo.com<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
66 patients were treated, 125 - by AER (86.2%) and 20- by surgery (16 cases- by laparoscopic surgery). The<br />
overall re-recurrent rate after AER and surgery for RI was 48% and 20%, respectively.<br />
Conclusions: Most cases of RI in children were idiopathic (without PLP) and can be treated successfully by<br />
AER. However the recurrent rate after treatment (AER or surgery) for idiopathic RI is much higher than PI.<br />
Kewords: Recurrent intussusceptions, children, etiology, treatment.<br />
chuẩn chọn lựa BN vào nghiên cứu này bao gồm<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
các bệnh nhi có LRTP lần 1 trong thời gian trên<br />
Lồng ruột là một trong những cấp cứu hay<br />
và các BN này đã được chẩn đoán và điều trị<br />
gặp nhất ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện<br />
LR1 cũng tại BVNTW, với hồ sơ đầy đủ dữ liệu.<br />
điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến<br />
Chẩn đoán lồng ruột dựa trên tiêu chuẩn nhìn<br />
chứng nặng thậm chí tử vong (3). Hầu hết các<br />
thấy đầu lồng trên màn hình tăng sáng sau khi<br />
trường hợp lồng ruột tiên phát (LR1) ở trẻ nhỏ là<br />
bơm khí qua hậu môn hoặc nhìn thấy khối lồng<br />
không có nguyên nhân thực thể (NNTT) (1,3).<br />
trong phẫu thuật. Tháo lồng bằng bơm khí qua<br />
Phương pháp điều trị chủ yếu cho LR1 là tháo<br />
hậu môn (hay được gọi là tháo lồng bằng hơi –<br />
lồng bằng các phương pháp không phẫu thuật<br />
TLBH) được thực hiện dưới kiểm soát của màn<br />
(bằng bơm khí, bơm barit hoặc bơm nước qua<br />
hình tăng sáng. Chỉ định phương pháp phẫu<br />
hậu môn). Phẫu thuật tháo lồng cho LR1 thường<br />
thuật mổ mở hay nội soi phụ thuộc vào chủ<br />
được chỉ định khi các phương pháp trên thất bại,<br />
quan của phẫu thuật viên. Cách thức phẫu thuật<br />
khi LR1 đã có biến chứng viêm phúc mạc, hoăc<br />
bao gồm tháo lồng và cắt đoạn ruột khi có<br />
các trường hợp LR1 có nguyên nhân thực thể(3,8).<br />
NNTT, hoặc tháo lồng, cắt ruột thừa và cố định<br />
Với sự tiến bộ của y học ngày nay tỷ lệ tử vong<br />
manh tràng vào thành bụng bên phải khi không<br />
chung của các bệnh nhi bị lồng ruột ở các trung<br />
thấy có NNTT. Các BN bị LRTP nhiều lần được<br />
tâm lớn thường không vượt quá 0,1%. Tuy vậy<br />
chỉ định CT ổ bụng và nội soi đại tràng để tìm<br />
tỷ lệ lồng ruột tái phát (LRTP) sau điều trị là<br />
NNTT.<br />
tương đối cao từ 4-15%(3,4,6,7,9) . Mặc dù ở Việt nam<br />
Các số liệu được tập hợp bao gồm đặc điểm<br />
và trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về lồng<br />
BN (tuổi, giới), phương pháp điều trị LR1, diễn<br />
ruột tiên phát, cho đến nay vẫn chưa có nhiều<br />
biến<br />
lâm sàng, chẩn đoán, điều trị LRTP và kết<br />
báo cáo về lồng ruột tái phát ở trẻ em. Có những<br />
quả. Các BN được theo dõi sau điều trị dựa trên<br />
vấn đề về LRTP vẫn còn chưa được nghiên cứu<br />
dữ liệu hệ thống máy tính của bệnh viện và/hoặc<br />
nhiều như tỷ lệ LRTP có NNTT, tỷ lệ lại tái phát<br />
gọi điện thoại.<br />
của LRTP sau điều trị và phương pháp điều trị<br />
KẾT QUẢ<br />
tối ưu cho LRTP. Vì vậy chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tỷ lệ bệnh nhân<br />
Trong thời gian từ 01/9/2009 đến 31/8/2011<br />
LRTP có NNTT và đánh giá kết quả điều trị<br />
tại BVNTW đã có 119 BN vào viện với chẩn<br />
LRTP ở trẻ em, qua đó đề xuất phương pháp<br />
đoán là LR tái phát trong số 2257 bệnh nhân LR<br />
tiếp cận điều trị hợp lý cho bệnh nhân (BN) bị<br />
được chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên chỉ có 66<br />
LRTP.<br />
BN đáp ứng tiêu chuẩn lựa chon BN nghiên cứu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá kết quả<br />
điều trị lồng ruột tái phát (LRTP) ở trẻ em.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Chúng tôi hồi cứu lại các BN bị LRTP được<br />
điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương (BVNTW)<br />
từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 9 năm 2011. Tiêu<br />
<br />
Trong số này có 40 trẻ nam (60,6%) và 26 trẻ nữ<br />
(39,4%) với tỷ lệ nam: nữ là 3:2. Tuổi trung bình<br />
của các BN là 30,8±2,4 tháng (dao động từ 4<br />
tháng đến 8 tuổi). 64 (97%) BN bị LRTP sau điều<br />
trị LR1 với TLBH, chỉ có 2 BN là sau phẫu thuật<br />
tháo lồng cho LR1. 89,7% LRTP xảy ra trong<br />
vòng 12 tháng và 46,1% - trong vòng 6 tháng sau<br />
<br />
105<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
LR1. Đặc biệt có 13 BN (19,6%) bị LRTP trong<br />
tháng đầu tiên sau LR1, trong đó 2 BN (3%) là<br />
sau 1 ngày và 3 BN (4,5%) là sau 1-7 ngày.<br />
Triệu chứng lâm sàng của LRTP chủ yếu là<br />
đau bụng - 63 BN (95,5%), nôn – 38 BN (57,6%),<br />
ỉa máu -18 BN (23,3%). Thăm khám lâm sàng sờ<br />
thấy khối lồng ở 58 BN (87,9%) , thăm trực tràng<br />
có máu ở 17 BN (25,8%) trong đó có 3 BN (4,5%)<br />
sờ thấy đầu khối lồng khi thăm trực tràng. Tất cả<br />
BN đều được siêu âm bụng và 100% đều thấy<br />
hình ảnh bia bắn điển hình của lồng ruột.<br />
64 trên 66 BN bị LRTP lần 1 được điều trị<br />
tháo lồng bằng hơi (97%) với tỷ lệ tháo lồng<br />
thành công là 100%. Trong số này 58 BN (90,6%)<br />
tháo lồng thành công với 1 đơt bơm hơi, chỉ có 6<br />
BN (9,4%) là phải cần tới bơm hơi đợt thứ 2. Sau<br />
tháo lồng bằng hơi 60 BN (94,7%) ra viện không<br />
có biến chứng, chỉ có 3 BN (4,7%) bị ỉa chảy và 1<br />
BN (1,6%) bị sốt.<br />
2 trên 66 BN (3%) đươc chỉ định phẫu thuật<br />
ngay do siêu âm phát hiện có nguyên nhân thực<br />
thể: 1 BN có u manh tràng, 1 BN có nang ruột<br />
đôi hồi tràng. 2 BN này được phẫu thuật tháo<br />
lồng (mổ mở), cắt đoạn ruột có nguyên nhân và<br />
nối ruột tận tân với kết quả tốt sau mổ.<br />
Theo dõi BN sau ra viện với thời gian từ 2<br />
tháng đến 24 tháng (trung bình 10± 0,3 tháng)<br />
cho thấy Có 27/66 bệnh nhân bị LR tái phát lần 2,<br />
chiếm tỷ lệ 40,9%. Tất cả những bệnh nhân này,<br />
khi bị LRTP lần 1 đều được tháo lồng bằng hơi, 2<br />
bệnh nhân LRTP lần 1 được mổ cắt đoạn ruột có<br />
nguyên nhân đều không tái phát. LRTP lần 2<br />
cách lần 1 trong vòng 12 tháng ở 81,5%, trong<br />
vòng 6 tháng đầu ở 40,8%.<br />
100% bệnh nhân LR tái phát lần 2 được điều<br />
trị tháo lồng bằng hơi. Có 23/27 (85,2%), bệnh<br />
nhân được bơm hơi tháo lồng thành công không<br />
tái phát ngay, 4 bệnh nhân (14,8%) được tháo<br />
lồng bằng hơi thành công nhưng sau đó tái phát<br />
nhanh và được chỉ định điều trị phẫu thuật.<br />
Sau điều trị LRTP lần 2, có 10 BN tiếp tục<br />
bị LRTP với tổng số lần LRTP từ 3 đến 8 lần<br />
(Bảng 1)<br />
<br />
106<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
Bảng 1: Tỷ lệ tái phát sau khi được điều trj LRTP lần 1.<br />
Số lần tái phát<br />
0<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
Tổng<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân<br />
39<br />
7<br />
10<br />
1<br />
3<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
66<br />
<br />
%<br />
59,2<br />
10,6<br />
15,2<br />
1,5<br />
4,5<br />
3,0<br />
3,0<br />
1,5<br />
1,5<br />
100<br />
<br />
* Nhận xét: Với 41 ca LRTP từ lần 3 trở lên (1<br />
BN có thể có nhiều hơn 1 ca), 27 ca (65,9%) được<br />
TLBH và 14 ca (34,1%) được điều trị phẫu thuật.<br />
Tổng kết chung của điều trị LRTP với TLBH<br />
được trình bày ở bảng 2. Trên 118 ca LRTP được<br />
tháo lồng bằng hơi, tỷ lệ tái phát chung là 44,9%.<br />
Có 2 BN bị LRTP nhiều lần được nội soi đại<br />
tràng phát hiện và cắt polyp đại tràng, sau đó<br />
không còn bị tái phát.<br />
Bảng 2: Tổng kết điều trị lồng ruột tái phát với tháo<br />
lồng bằng hơi<br />
<br />
LR tái phát lần 1<br />
LR tái phát lần 2<br />
LR tái phát lần 3<br />
LR tái phát lần 4<br />
LR tái phát lần ≥5<br />
Tổng<br />
<br />
Tái phát<br />
Tổng số đợt<br />
LRTP*<br />
Số đơt LRTP*<br />
64<br />
27<br />
27<br />
18<br />
18<br />
5<br />
6<br />
1<br />
3<br />
2<br />
118<br />
53<br />
<br />
%<br />
42,1<br />
66,7<br />
27,8<br />
16,7<br />
66,7<br />
44,9<br />
<br />
*: một bệnh nhân có thể có nhiều hơn 1 đợt lồng ruột tái<br />
phát<br />
<br />
* Nhận xét: Khi chỉ định phẫu thuật, phẫu<br />
thuật nội soi được ứng dụng ở 80% các trường<br />
hợp so với 20% của mổ mở (Bảng 3). Tỷ lệ thành<br />
công của phẫu thuật nội soi là 15/16 BN (93,8%).<br />
Bảng 3: Chỉ định và phương pháp điều trị phẫu thuật<br />
cho LRTP.<br />
<br />
Chỉ định<br />
<br />
Phương<br />
pháp<br />
<br />
Mổ nội<br />
soi<br />
<br />
Tái phát ≥ 3 lần<br />
Tái phát lại ≥ 2<br />
lần/24 giờ<br />
Có nguyên nhân<br />
thực thể<br />
Thành công<br />
Chuyển mổ mở<br />
Mổ mở<br />
<br />
n<br />
14<br />
<br />
%<br />
70<br />
<br />
4<br />
<br />
20<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
15<br />
1<br />
4<br />
<br />
80<br />
20<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
* Nhận xét: Trong tổng số 20 ca được phẫu<br />
thuật, lồng kiểu hồi – manh – đại tràng chiếm<br />
55%, lồng hồi- đại tràng lên chiếm tỷ lệ 25%, tỷ<br />
lệ lồng hồi – hồi – đại tràng và đại – đại – tràng<br />
ít gặp hơn, chỉ chiếm 10%. Ngoại trừ 2 BN<br />
được phát hiện có NNTT trước mổ bằng siêu<br />
âm, ở 18 BN còn lại đều không tìm thấy có<br />
NNTT trong mổ.<br />
Sau phẫu thuật điều trị LRTP, có 25% có<br />
biến chứng sau mổ (15% viêm ruột và 10% sốt<br />
cao trên 390C ). Theo dõi sau khi ra viện của<br />
các BN được phẫu thuật LRTP, tỷ lệ tái phát<br />
sau mổ là khá cao, tới 20% (các BN này lại<br />
được TLBH thành công). Ngoài ra còn có 1 BN<br />
(5%) bị tắc ruột sau mổ được điều trị nội khoa<br />
có kết quả tốt.<br />
Tổng kết lại các NNTT dẫn đến LRTP (qua<br />
chẩn đoán hình ảnh, tìm thấy trong mổ, nội soi<br />
tiêu hóa), 94% các BN bị LRTP đều không có<br />
NNTT (bảng 4).<br />
Bảng 4: Nguyên nhân thực thể của lồng ruột tái<br />
phát.<br />
Nguyên nhân<br />
Không rõ nguyên nhân<br />
Polyp ruột<br />
Ruột đôi<br />
U manh tràng<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
62<br />
2<br />
1<br />
1<br />
66<br />
<br />
%<br />
94<br />
3<br />
1,5<br />
1,5<br />
100<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Tuổi trung bình của trẻ bị LRTP trong<br />
nghiên cứu này là 30,8 tháng, cao hơn so với một<br />
số báo cáo khác về LRTP(4,7). Các trẻ nam bị LRTP<br />
nhiều hơn với tỷ lệ nam:nữ là 1,5 tương tự như ở<br />
LR1 1,3. Nghiên cứu của Ransan N(7) trên 75 BN<br />
bị LRTP cũng cho thấy tỷ lệ nam:nữ là 1,3.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian bị<br />
LRTP phổ biến nhất là trong vòng 12 tháng đầu<br />
tiên sau LR1 phân bố tương đối đều giữa 6 tháng<br />
đầu và 6 tháng sau, với tỷ lệ trẻ bị LRTP trong<br />
khoảng từ 6-12 tháng sau LR1 là khá cao – 43,6%.<br />
Kết quả này khác kết quả nghiên cứu của một số<br />
tác giả khác. Theo nghiên cứu của Ngô Đình<br />
Mạc(6), 89,7% (35/39 bệnh nhân) bị tái phát trong<br />
khoảng thời gian 6 tháng đầu. Theo báo cáo của<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Rangsan N (7), tỷ lệ bệnh nhân bị LRTP trong thời<br />
gian 6-12 tháng chỉ là 19,5%.<br />
Một số nghiên cứu về LRTP đã cho thấy<br />
các triệu chứng lâm sàng của LRTP là không<br />
khác biệt có ý nghĩa so với LR1 (4,7). Nghiên cứu<br />
của chúng tôi cho thấy trong khi tỷ lệ BN bị<br />
đau bụng và nôn là tương tự, tỷ lệ phân có<br />
máu của LRTP là thấp hơn so với LR1 (1). Điều<br />
này có thể là do bố mẹ của trẻ bị LRTP đã có<br />
kinh nghiệm hơn trong phát hiện triệu chứng<br />
bệnh và cho trẻ đến viện sớm hơn. Ở loạt BN<br />
của chúng tôi 55,2 BN bị LRTP đến viện trước<br />
12 giờ từ khi bắt đầu có triệu chứng, tương tự<br />
như một số nghiên cứu khác(4,7).<br />
Chẩn đoán xác định LRTP dựa trên siêu âm<br />
và X-quang khi bơm hơi tháo lồng. Trong nghiên<br />
cứu này, siêu âm chẩn đoán chính xác lồng ruột<br />
ở 100% các trường hợp LRTP. Tuy nhiên chẩn<br />
đoán dược NNTT dẫn đến LRTP là khá khó<br />
khăn. Chỉ có 2 trên 4 BN có NNTT được phát<br />
hiện ra nguyên nhân bệnh lý dẫn đến LRTP (u<br />
manh tràng và nang ruột đôi) bằng chẩn đoán<br />
hình ảnh trước khi điều trị. 2 BN còn lại sau khi<br />
đã điều trị mà LRTP thêm nhiều lần được nội soi<br />
tiêu hóa mới phát hiện ra có polyp đại tràng và<br />
được cắt polyp cũng qua nội soi tiêu hóa. Điều<br />
đáng chú ý ở đây là 1 trong số 2 BN này đã được<br />
phẫu thuật nội soi tháo lồng nhưng trong mổ<br />
không phát hiện được polyp đại tràng. Kinh<br />
nghiệm của chúng tôi cho thấy nội soi đại tràng<br />
nên được thực hiện ở những BN bị LRTP nhiều<br />
lần sau điều trị, kể cả đã được phẫu thuật nội soi<br />
ổ bụng.<br />
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy đại đa<br />
số các trường hợp (tới 94%) LRTP ở trẻ em là<br />
không có NNTT. Một nghiên cứu gần đây trên<br />
số lượng khá lớn BN bị LRTP cũng đã cho kết<br />
quả tương tự(7). Điều này ủng hộ cho quan điểm<br />
tiếp cận điều trị LRTP ở trẻ em tương tự như<br />
LR1. Các BN trong nghiên cứu này cũng đã<br />
được điều trị chủ yếu bằng phương pháp không<br />
phẫu thuật – TLBH. Điều đáng nói là tỷ lệ TLBH<br />
thành công của các trường hợp LRTP đạt tới<br />
100%, có khác biệt so với LR1 khi mà tỷ lệ này<br />
<br />
107<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
chỉ khoảng 90%, tương tự như một số báo cáo<br />
khác(4,7). Tuy vậy đáng chú ý là tỷ lệ tái phát sau<br />
TLBH là rất cao, tới 44,9% so với tỷ lệ tái phát 1015% của LR1 đã được công bố. Điều này cho đến<br />
nay chưa được nghiên cứu nào đề cập.<br />
Quan điểm về chỉ định phẫu thuật điều trị<br />
lồng ruột nói chung và LRTP nói riêng khi<br />
tháo lồng bằng các phương pháp không phẫu<br />
thuật thất bại hoặc khi phát hiện có NNTT<br />
được tất cả các tác giá đồng thuận(3,8). Tuy<br />
nhiên vẫn còn chưa có ý kiến thống nhất về chỉ<br />
định phẫu thuật điều trị LRTP nhiều lần mà<br />
không thấy NNTT. Trong nghiên cứu này, có<br />
18 BN được chỉ định phẫu thuật do LRTP<br />
nhiều lần trong đó có 14 BN là do tái phát từ 38 lần, 4 BN là do tái phát sớm lại 2-3 đợt sau<br />
TLBH trong vòng 24 giờ. Một số tác giả khác(7)<br />
chỉ định phẫu thuật cho BN bị LRTP là trẻ lớn<br />
và/hoặc tái phát lần thứ 5. Phẫu thuật nội soi<br />
đã được thực hiện trên 80% BN bị LRTP của<br />
chúng tôi với tỷ lệ tháo lồng thành công 93,8%<br />
đã cho thấy tính khả thi của phương pháp này<br />
cho trẻ bị LRTP, tương tự như ý kiến của một<br />
số tác giả khác(2). Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi<br />
mặc dù tháo được khối lồng nhưng có hạn chế<br />
là có thể bỏ sót tổn thương trong mổ, đặc biệt<br />
là polyp trong lòng ruột, như trường hợp 1 BN<br />
của chúng tôi đã nhắc tới ở trên.<br />
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ngay<br />
cả sau khi được điều trị phẫu thuật, tỷ lệ BN bị<br />
LRTP mà không có NNTT tái phát lại cũng là rất<br />
cao – tới 20%, cao hơn hẳn so tỷ lệ tái phát 0-4%<br />
của LR1 sau điều trị phẫu thuật đã được công bố<br />
trong y văn. Để hạn chế LRTP vô căn tái phát lại,<br />
kỹ thuật cố định hồi tràng vào manh tràng đã<br />
được nhiều tác giả ứng dụng(2,5). Tuy nhiên cũng<br />
có nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về<br />
tỷ lệ LRTP giữa nhóm BN được ứng dụng kỹ<br />
thuật này và nhóm BN chỉ mổ tháo lồng đơn<br />
thuần (5). Các BN bị LRTP vô căn của chúng tôi<br />
được phẫu thuật tháo lồng và cố định manh<br />
tràng vào thành bụng phải. Có thể phải cần thêm<br />
<br />
108<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 6 * 2014<br />
những nghiên cứu so sánh mới để tìm ra kỹ<br />
thuật thực sự hiệu quả hạn chế tái phát sau mổ<br />
LRTP vô căn. Các BN bị LRTP lại sau phẫu thuật<br />
cũng vẫn có thể được TLBH thành công như đã<br />
thấy trong loạt BN của chúng tôi và theo báo cáo<br />
của các tác giả khác(7).<br />
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã cho<br />
thấy đại đa số LRTP ở trẻ em là vô căn (không<br />
có NNTT) và có thể được TLBH thành công.<br />
Tuy nhiên tỷ lệ tái phát lại sau điều trị (cả<br />
TLBH hoặc phẫu thuật) của LRTP vô căn là<br />
cao hơn nhiều so với LR1. Do đó cần có thêm<br />
những nghiên cứu để tìm ra các phương pháp<br />
mới hạn chế tái phát lại sau điều trị lồng ruột<br />
nói chung và LRTP nói riêng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Bines JE, Liem NT, Justice FA, Son TN, Carlin JB, Campo MD,<br />
Jamsen K, Mulholland K, Barnett P, Barnes GL (2006).<br />
Validation of clinical case definition of acute intussusception in<br />
infants in Vietnam and Australia. Bulletin of the World Health<br />
Organisation;84(7):pp 569-575.<br />
Boehm R, Till H (2003). Recurrent intussusceptions in an infant<br />
that were terminated by laparoscopic ileocolonic pexie. Surg<br />
Endosc. May;17(5):pp 831-2.<br />
Daniel GY (1998). Intususception. In “Pediatric Surgery”, Edited<br />
by Jay Grosfeld. Mosby Year Book, Inc. pp 1185-1195.<br />
Justice FA, Nguyen LT, Tran SN, Kirkwood CD, Thi NT, Carlin<br />
JB, Bines JE (2011). Recurrent intussusception in infants. J<br />
Paediatr Child HealthNov;47(11):pp 802-5.<br />
Koh CC, Sheu JC, Wang NL, Lee HC, Chang PY, Yeh ML (2006).<br />
Recurrent ileocolic intussusception after different surgical<br />
procedures in children. Pediatr Surg Int. Sep;22(9):pp 725-8.<br />
Ngô Đình Mạc, Lê Tẩy (1976). Lồng ruột lại sau tháo lồng bằng<br />
bơm không khí vào đại tràng. Ngoại khoa, 4(2): tr 49 - 53.<br />
Niramis R, Watanatittan S, Kruatrachue A, Anuntkosol M,<br />
Buranakitjaroen V, Rattanasuwan T, Wongtapradit L, Tongsin<br />
A (2010). Management of recurrent intussusception:<br />
nonoperative or operative reduction? J Pediatr Surg.<br />
Nov;45(11):pp 2175-80.<br />
Trần Ngọc Sơn (2011). Chẩn đoán và điều trị lồng ruột cấp ở trẻ<br />
em. Trong “Hướng dẫn điều trị tập III: Cấp cứu nhi khoa”, Bộ Y<br />
tế, NXB Y học., tr.170-174.<br />
Yang CM, Hsu HY, Tsao PN, Chang MH, Lin FY (2001).<br />
Recurrence of intussusception in childhood. Acta Paediatr<br />
Taiwan. May-Jun;42(3):158-61.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo<br />
<br />
12-09-2014.<br />
<br />
Ngày phản biện đánh giá bài báo<br />
<br />
08-10-2014.<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
14-11-2014.<br />
<br />