intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong thú y nhằm hạn chế hiện tượng kháng thuốc

Chia sẻ: Nguyen Dinh Luan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

484
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình đề kháng đã được báo động trên thế giới, trước sự gia tăng không ngừng của hiện tượng nhờn thuốc của nhiều loại vi khuẩn. Ỏ Việt Nam thị trường thuốc rất phong phú nhưng chưa được quản lý chặt chẽ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong thú y nhằm hạn chế hiện tượng kháng thuốc

  1. CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG THÚ Y NHẰM HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG KHÁNG THUỐC Giảng viên hướng dẫn: Đào Công Duẩn Trần Ngọc Đạo Nhóm 3: Phan Thị Thanh Hương Trần Thị Lan Nguyễn Văn Nhàn
  2. I. Đặt vấn đề • Tình hình đề kháng sinh đã được báo động trên th ế giới, trước sự gia tăng không ngừng của hiện tượng nhờn thuốc đối với nhiều loại vi khuẩn. • Ở Việt Nam, thị trường thuốc rất phong phú chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng đề kháng kháng sinh ra tăng còn do việc dùng kháng sinh không qua kê đơn và không đúng cách. • Vì vậy, song song với việc cải thiện hệ thống quản lý phân phối thuốc kháng sinh, kiểm soát và hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi thú y, n ắm vững nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn.
  3. II.Giải quyết vấn đề • Hiểu biết về kháng sinh. • Hiện tượng kháng kháng sinh. • Nguyên tắc sử dụng kháng sinh. • Quản lý sử dụng thuốc kháng sinh
  4. 2.1. Hiểu biết về kháng sinh 2.1.1. Khái niệm kháng sinh? • Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu t ạo phức tạp, phần lớn trong số đó lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sản sinh ra. • Với nồng độ thấp đã có tác dụng( cả invitro và invivo) ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nhưng không hay rất ít gây độc cho người, gia súc, gia cầm
  5. 2.1.2. Cơ chế tác dụng của kháng sinh  Ức chế tổng hợp vách tế bào: Kháng sinh ức chế sinh tổng hợp vách như các β-lactam, vancomycin.  Ức chế tổng hợp protein: Kháng sinh ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosom. Streptomycin,nhóm aminoglycoside, tetracyclin ức  chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phần 30s ribosom của vi khuẩn. Macrolid, Lincosamid, Chloranphenicol lại tác động  bằng cách gắn vào tiểu phần 50s của ribosome.  Ức chế chức năng màng: Kháng sinh gây rối loạn chức năng thẩm th ấu chọn  lọc của màng nguyên tương: Polymycin
  6. 2.1.2. Cơ chế tác dụng của kháng sinh  Ức chế tổng hợp axit nucleic:  Kháng sinh có tác dụng ức chế tổng hợp nucleic acid ở 3 mức độ khác nhau.  Tác động vào sao chép ADN: nhóm quinolon.  Ức chế sao mã ARN: rifampicin  Ức chế tổng hợp các nucleotid: sulfamid và trimethoprim.  Một số loại thuốc kháng sinh còn có thể t ạo các chelat: tetracycline, chloranphenicol…
  7. 2.2. Hiện tượng kháng kháng sinh • 2.2.1. Khái niệm Một loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh khi loại vi  khuẩn này vẫn có thể sinh trưởng, phát triển đ ược v ới sự hiện diện của một nồng độ kháng sinh cao hơn gấp nhiều lần nồng độ ngăn chặn sự sinh trưởng, phát tri ển của các loại vi khuẩn khác hoặc của chính loại vi khuẩn đó trước đây. Hay với liều dùng thông thường, kháng sinh bị nh ờn  không có tác dụng gì đối với vi khuẩn.
  8. 2.2. Hiện tượng kháng kháng sinh 2.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng kháng kháng sinh.  Sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi, không đúng cách, không tôn trọng liều lượng và thời gian trị liệu.  Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi thú y, canh nông và ngư nghiệp  Vấn đề dùng các chất diệt khuẩn.
  9. 2.2.3. Cơ chế tác kháng kháng sinh của vi khuẩn  Sự kháng thuốc xảy ra theo kiểu trực tiếp  Một số loại kháng sinh nhất định, chẳng hạn nh ư penicillin chỉ tác dụng lên lớp vỏ tế bào nên có th ể không có hiệu quả đối với những vi sinh vật không có vỏ tế bào (ví dụ như Mycoplasma không có một lớp vỏ tế bào đặc trưng).  “Bao bọc” ngoài tế bào làm giảm độ thẩm thấu, không cho phép một số loại kháng sinh nhất định ngấm vào bên trong.  Khử hoạt tính enzim của kháng sinh.  Né tránh hoặc nguỵ trang.  Các vi sinh vật cũng có thể đào thải một loại kháng sinh ra khỏi tế bào, do vậy nó trở nên có khả năng kháng loại kháng sinh đó.
  10. 2.2.3. Cơ chế tác kháng kháng sinh của vi khuẩn • Sự kháng thuốc theo kiểu gián tiếp: • Trong vi sinh vật có thể hình thành thông qua các gen nhiễm sắc thể hoặc thông qua các plasmit (cấu trúc t ự sao chép mang gen trong tế bào chất). • Sự kháng thuốc được hình thành là do sự thay đổi hoạt tính ban đầu của thuốc hoặc làm giảm sự hình thành các enzyme chủ chốt, do vậy làm giảm tác dụng của thuốc. • Sự kháng thuốc kháng sinh được hình thành gián ti ếp qua các gen nhiễm sắc thể của vi sinh vật không dễ dàng được di truyền lại.
  11. 2.2.3. Cơ chế tác kháng kháng sinh của vi khuẩn  Sự kháng thuốc hình thành gián tiếp thông qua th ể R- plasmit (R-plasmid-mediated-resistance).  Đây là những vòng DNA cực nhỏ và di động nằm ngoài nhiễm sắc thể của vi khuẩn. . Các R.plasmid có các gen được mã hoá theo các enzyme, mới làm mất hoạt tính của thuốc, gen mã hoá theo cơ chế bất hoạt hoá m ột hay nhiều loại kháng sinh.  Qua quá trình tiếp hợp các R-Plasmid có thể làm trung gian cho sự kháng một hay nhiều loại thuốc kháng sinh thông qua các các vi khuẩn có thể truyền các plasmid mang gen kháng kháng sinh cho nhau qua cầu n ối nguyên sinh chất.  cơ chế biến nạp (transformation).  cơ chế tải nạp( transdution).
  12. 2.3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh  Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.  Phải chọn đúng kháng sinh và đường đưa thuốc thích hợp.  Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng th ời gian quy định.  Phài nắm vững nguyên tắc khi cần thiết phải sử dụng phối hợp kháng sinh.
  13. 2.3. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh 2.3.1.Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn. Mỗi nhóm kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm vi  khuẩn nhất định, và hầu hết không có hiệu quả với tác nhân gây bệnh khác như: virus, ký sinh trùng, n ấm… Việc sử dụng kháng sinh khi không nhiễm trùng vừa  thất bại trong điều trị, tốn kém, vừa có thể mang lại tác hại cho đối tượng sử dụng kháng sinh. Về mặt sinh học việc dùng kháng sinh bừa bãi gây tăng thêm các ch ủng kháng thuốc.
  14. 2.3.2. Phải chọn đúng kháng sinh và đường đưa thuốc thích hợp  Lựa chọn kháng sinh.  Chọn kháng sinh dựa vào vị trí nhiễm trùng:  Nhiễm trùng do vi khuẩn nội bào: Quinolon II, Macrolid, Cyclin, Lincosamid, Phenicol.  Nhiễm trùng tiền liệt tuyến: Quinolon II, Macrolid, Phenicol.  Chọn lựa kháng sinh dựa trên phổ tác dụng.  Chọn lựa kháng sinh dựa trên cơ địa gia súc.  Tình trạng bệnh lý.
  15. 2.3.2. Phải chọn đúng kháng sinh và đường đưa thuốc thích hợp  Đường sử dụng:  Đường sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như.  Tính khẩn cấp trong trị liệu  Vị trí nhiễm khuẩn  Đặc tính hấp thu kháng sinh  Khả năng sử dụng kháng sinh theo đường uống.
  16. 2.3.2. Phải chọn đúng kháng sinh và đường đưa thuốc thích hợp  Các đường đưa thuốc:  Đường uống(PO).  Đường tiêm tĩnh mạch:dùng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng hay nhiễm trùng ở vị trí đặc biệt: màng não, tim mạch, xương… hay khi đường uống không thể thực hiện  Tiêm bắp(IM):Betalactamin, Amynosid, Lincosamid  Tiêm dưới da(SC)  Dùng kháng sinh tại chỗ:chủ yếu dùng trong điều trị nhiễm trùng ở mắt, tai, da và âm đạo. Các kháng sinh: nhóm Macrolid, Lincosamid, Colistin  Dạng khí dung:Pentamidin, thuốc kháng n ấm, Amynoglycosid.
  17. 2.3.3. Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian quy định.  Liều lượng sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào các yếu tố:  Mức nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh đối với kháng sinh  Tính chất dược động của kháng sinh  Vị trí của ổ nhiễm trùng  Cơ địa gia súc  Sự dùng phối hợp kháng sinh  Thời gian sử dụng kháng sinh: sử dụng đúng liệu trình với từng kháng sinh.
  18. 2.3.4. Nắm vững nguyên tắc trong phối hợp kháng sinh  Nắm chắc tác dụng cộng dồn, tác dụng hiệp đồng, hoặc tác dụng đối kháng.  Không bao giờ sử dụng phối hợp một loại kháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh kìm khuẩn.  Phối hợp thuốc kháng sinh trong chống nhiễm trùng vi khuẩn họ đường ruột (Enterobacterie): Betalactamin +Amikacin Fluoroquinolon + Amynoglycosid/ Betalactamin Cotimoxazol + Amynoglycosid Fosfomycin + Amynoglycosid  Một số phối hợp kháng sinh được xem là đối kháng: Penicillin( hoặc Ampicillin) +Tetracyclin/Macrolid Quinolon + Chloramphenicol
  19. 2.4. Quản lý sử dụng thuốc kháng sinh  Để sử dụng hiệu quả thuốc kháng sinh trong điều tr ị cần tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh .  Ngăn chặn sự lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.  Hạn chế và chấm dứt việc dùng kháng sinh trong th ức ăn với mục đích kích thích tăng trưởng.  Tăng cường giám sát kê đơn hợp lý (trong đó có giám sát sử dụng kháng sinh).  Tăng cường kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, tránh nguy cơ tồn dư lượng kháng sinh cao trong thực phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2