intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHÀ BÁO TRẺ:NĂNG ĐỘNG HAY CHỘP GIẬT?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

88
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lật giở những trang báo ngày, lướt xem những trang báo mạng, những người quan tâm đến sự phát triển của báo chí có thể có nhiều suy nghĩ lẫn lộn. Rõ ràng là phong cách tác nghiệp của các phóng viên Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 này khác hẳn với lối làm báo thời bao cấp, nhưng bảo là chất lượng hơn hẳn, thì chưa chắc. Bên cạnh rất nhiều bài phóng sự hay, những bài phỏng vấn sắc sảo, những thông tin nhanh chóng là những mớ "hổ lốn" không thể gọi là thông tin báo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHÀ BÁO TRẺ:NĂNG ĐỘNG HAY CHỘP GIẬT?

  1. NHÀ BÁO TRẺ:NĂNG ĐỘNG HAY CHỘP GIẬT? Lật giở những trang báo ngày, lướt xem những trang báo mạng, những người quan tâm đến sự phát triển của báo chí có thể có nhiều suy nghĩ lẫn lộn. R õ ràng là phong cách tác nghiệp của các phóng viên Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 này khác hẳn với lối làm báo thời bao cấp, nhưng bảo là chất lượng hơn hẳn, thì chưa chắc. Bên cạnh rất nhiều bài phóng sự hay, những bài phỏng vấn sắc sảo, những thông tin nhanh chóng là những mớ "hổ lốn" không thể gọi là thông tin báo chí. Người ta chạy đua nhau để đưa tin về những vụ quan chức này bị quay cảnh nóng, thày giáo kia gạ gẫm học sinh, anh công an tát người dân thường hay mấy tên yêu râu xanh hãm hại các em nhỏ. Các báo cũng chạy đua nhau bỉ báng ng ười này, vùi dập người kia nhưng khi mọi chuyện xoay theo chiều hướng khác lại thì liên tục đăng những bài viết như thể mình.... vô can trong nh ững tin trái ngược trước đó. Điều đáng nói là những thông tin nửa vời không đến nơi đến chốn này được tung lên để nhằm tăng lượng truy cập, nâng số người mua báo chứ hình như không phải vì muốn làm cho xã hội trong sạch hơn. Dẫn chứng rõ ràng là những thông tin đó cứ được tung ra "hồn nhiên," thậm chí chỉ dưới dạng tin đồn, hoặc chưa được kiểm chứng thấu đáo, và dẫu đúng hay sai thì loại thông tin này cũng rất hời hợt, nói ra rồi bỏ đó mà thôi. Dường như rất nhiều phóng viên trẻ không được đào tạo về những nguyên tắc cơ bản nhất của nghề báo - một nghề đầy trách nhiệm.
  2. Trong một vài lần nói chuyện với các phóng vi ên trẻ, Báo chí đòi hỏi kinh tôi nói rằng xã hội luôn dành sự trân trọng đặc biệt nghiệm thực tế nhiều hơn với một số nghề và gọi những người làm nghề đó là tài năng bẩm sinh, bởi bằng "thầy" - thầy giáo, thầy thuốc - vì những nghề đó có vai trò quan trọng. Nhưng nghề báo cũng có vai vậy những người không lăn lộn, không va vấp với trò quan trọng không kém, xét ở phương diện nhất cuộc đời - với thái độ định. Những bài giảng của một thầy giáo có thể đến trung thực và lương tâm với hàng trăm, hàng ngàn người trong cả quãng đời nghề nghiệp - thì khó mà làm việc, một sai lầm của bác sĩ có thể ảnh hưởng rèn ngòi bút được. đến sức khỏe, hay sinh mạng của một con người. Nhưng với nghề báo, chỉ một bài, thậm chí một câu viết, có thể được tiếp nhận bởi hàng triệu người, và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người. Nhận xét của tôi là thế hệ các nhà báo 7x, 8x hiện nay cực kỳ năng động, họ lại được trang bị những kiến thức mới mẻ của xã hội, những công nghệ mới nhất để tác nghiệp, và việc tham khảo báo chí của các nước khác thì quá thuận lợi. Sự tự tin của họ là điều quá tốt, bởi mỗi người đều phải tự tin vào chính mình, và yếu tố này càng cần thiết ở nhà báo. Có người gọi đây là sự tự kiêu/kiêu căng - nghe thì nó có vẻ thiên về khía cạnh "xấu" nhưng thực ra ở vào đúng hoàn cảnh thì nó cũng không phải là tệ. Người giỏi có quyền tự kiêu ở một chừng mực nào đó (khi đó ta gọi là "kiêu hãnh"), cốt sao nó đừng biến thành "ngạo mạn" là được. Nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà báo trẻ hiện nay có thể dễ dàng giỏi hơn những nhà báo lớn tuổi. Báo chí đòi hỏi kinh nghiệm thực tế nhiều hơn là tài năng bẩm sinh, bởi vậy những người không lăn lộn, không va vấp với cuộc đời - với thái độ trung thực và lương tâm nghề nghiệp - thì khó mà rèn ngòi bút được (nói cho văn vẻ chứ bây giờ chúng ta dùng computer hết).
  3. Tôi chứng kiến rất nhiều phóng viên, nhà báo lợi dụng vị thế của mình để lên mặt, thậm chí để kiếm chác, tôi cũng biết nhiều người ngoại ngữ mới thuộc loại "tàm tạm" nhưng dịch "tá lả" trên báo, truyền tải thông tin sai mà chả ai biết. Tôi cũng thấy có không ít tờ báo với nhiều bài báo không hề đặt mục tiêu phục vụ công chúng lên hàng đầu mà chỉ muốn câu khách, giật gân, bôi xấu. Những hiện tượng này không phải ngày xưa không có mà vì hiện nay chúng ta có nhiều tờ báo hơn và nhiều nhà báo hơn, vì thế dễ thấy hơn. Nhưng âu đó cũng là chuyện bình thường. Xã hội luôn có mặt xấu mặt tốt, con người cũng có mặt phải mặt trái. Vấn đề là làm sao tăng mặt tốt lên, và chuyện chán nản than vãn không bao giờ là một giải pháp tích cực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2