intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 2

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

123
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 2 Đại Việt sử ký toàn thư chép những năm Chân Lạp có cử sứ giả sang Đại Việt để bang giao: 1012, 1014, 1020, 1025, 1026, 1039, 1056, 1077, 1089, 1120, 1123. Thời kỳ này, chỉ một lần ngoại giao giữa Đại Việt và đế quốc Chân Lạp có xấu đi khi đế quốc Chân Lạp liên minh với Tống trong cuộc xâm lược năm 1076, trên danh nghĩa chứ không thực sự tham chiến. Sau khi Harshavarman III tử nạn, do Harivarman IV của Champa gây ra, khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 2

  1. Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 2 Đại Việt sử ký toàn thư chép những năm Chân Lạp có cử sứ giả sang Đại Việt để bang giao: 1012, 1014, 1020, 1025, 1026, 1039, 1056, 1077, 1089, 1120, 1123. Thời kỳ này, chỉ một lần ngoại giao giữa Đại Việt và đế quốc Chân Lạp có xấu đi khi đế quốc Chân Lạp liên minh với Tống trong cuộc xâm lược năm 1076, trên danh nghĩa chứ không thực sự tham chiến. Sau khi Harshavarman III tử nạn, do Harivarman IV của Champa gây ra, khi vua này thân chinh đánh phá Angko vào 1080. Sau cái chết của Harshavarman III là thời kỳ trị vì của Jayavarman VI (1080 - 1107 ) và Dharanindravarman I (1107 – 1113), nói chung hai ông vua này không có gì nổi bật. Năm 113, người cháu trai của Dharanindravarman I làm cuộc đảo chánh dân sự, giết vua Dharanindravarman I để cướp ngôi và trở thành vị vua kiệt xuất Suryavarman II của đế quốc Chân Lạp. Và kể từ khi ông vua đầy tham vọng và hiếu chiến này lên ngôi, tình hình Đông Nam Á đầy bất ổn, luôn xảy ra xây dựng lớn mà tàn phá cũng lớn. Giữa Đại Việt và đế quốc Chân Lạp không còn hòa hiếu
  2. như xưa, vì tham vọng quá lớn của Suryavarman II. Suyrayavarman II tiếp tục mưu đồ xâm chiếm Dưới triều đại của Suryavarman II, ở kinh đô Angko, ngôi đền lớn nhất Awngko Wat được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm. Angko Wat là nơi thờ thần Vishnu. Vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn (nay là miền Trung Thái Lan) bị Suryavarman II thôn tính. Một khu vực xa hơn về phía tây của vương quốc Pagan (nay là Myanmar) cũng bị Suryavarman II xâm chiếm và nhập vào đồ bản của đế quốc Chân Lạp. Sơ đồ đường rút lui khỏi Chiêm Thành và xâm lấn Đại Việt của đoàn quân do Suyrayavarman II chỉ huy năm 1150 Phía nam, Suryavarman II cũng lấn đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si
  3. Tham marat của Thái Lan) thuộc khu vực bán đảo Malay. Về phía đông, nhiều vùng của Chiêm cũng bị sáp nhập vào đế quốc Chân Lạp. Về phía bắc, các vùng đất song song với Đại Việt, đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay cũng bị Suryavarman II thôn tính. Như thế thời Suryavarman II đế quốc Chân Lạp có lãnh thổ với diện tích gấp 10 diện tích lãnh thổ Đại Việt. Vào năm 1080, sau khi hòa hoãn với Đại Việt, vua Harivarman IV của Champa đã xua quân đánh đế quốc Chân Lạp, chiếm Sambor (bắc Phnom Penh và đông hồ Tonle Sap), giết vua Harshavarman III, tàn phá kinh thành Somesvara (Angkor), bắt nhiều người Chân Lạp làm tù binh. Năm 1145, vua Suryavarman II của Chân Lạp phục thù, đánh Champa chiếm Đồ Bàn, tàn phá khu thánh địa Mỹ Sơn. Mãi đến năm 1149 vua Chiêm mới đuổi được quân xâm lược. Năm 1128, Suryavarman II hòa hoãn với Harivarman V của Champa để dồn sức tấn công Đại Việt. Sau khi vua Lý Nhân Tông băng hà ngày 4 tháng chạp năm Đinh Mùi [1127] tại điện Vĩnh Quang, ngày 8 tháng chạp linh cửu quàng ở điện Hồ Thiên, Hoàng thái tử Lý Dương Hoán lên ngôi trước linh cửu, chưa kịp táng tiên đế, chưa đầy hai tháng quốc tang thì Suryavarman II đã cử quân tướng 2 vạn sang xâm lược Đại Việt từ ngày 29 tháng giêng Mậu Thân [1128].
  4. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mậu Thân, Thiên Thuận năm thứ 1[1128]. Mùa xuân, tháng giêng…Ngày Giáp Dần, hơn hai vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Xuống chiếu cho Nhập nội thái phó Lý Công B ình đem các quan chức đô cùng người châu Nghệ An đi đánh.”. Quân Chân Lạp hơn hai vạn, của một đế quốc với lãnh thổ rộng gấp mười Đại Việt, với sự lãnh đạo của một hoàng đế kiệt hiệt như Suryavarman II, đã từng thôn tính nhiều vương quốc, thì đây là một cuộc xâm lược đích thực, không dừng lại ở mức cướp bóc! Triều Lý đập tan tham vọng của hoàng đế Chân Lạp Suryavarman II cứ đánh là thua Vua Lý Nhân Tông đã tiên liệu khi để lại di chiếu, có đoạn dặn dò: “…Mà thái tử Dương Hoán tuổi đã tròn một kỷ [12 tuổi], có nhiều đại độ, thông minh thành thật, trung nghiêm kính cẩn, có thể theo phép cũ của trẫm mà lên ngôi hoàng đế. Nay kẻ ấu thơ chịu mệnh trời, nối thân ta truyền nghiệp của ta, làm cho rộng lớn thêm công nghiệp đời trước. Nhưng cũng phải nhờ quan dân các ngươi một lòng giúp rập mới được.
  5. Này Bá Ngọc, ngươi có khí lượng của người già cả, nên sửa sang giáo mác, để phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh, trẫm dù nhắm mắt cũng không di hận. Việc tang thì chỉ 3 ngày bỏ áo trở, nên thôi thương khóc; việc chôn thì nên theo Hán Văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế…”(sdd, tr 296). “Việc không ngờ” đâu chỉ “biến động giành ngôi của các thân vương” mà còn nạn ngoại xâm của các lân bang nữa. Ngày Quí Hợi tháng hai, tướng Lý Công Bình đã đánh bại quân xâm lược Chân Lạp ở bến Ba Đầu, bắt được chủ tướng và quân lính. Ngày Đinh Mão, tháng 2, khi các quan dâng biểu mừng vua lên ngôi thì cũng là ngày nhận thư báo thắng trận của Lý Công Bình gửi về kinh sư. Tháng 3, Lý Công Bình đem binh về kinh sư, dâng tù 169 người. Bị thua đau vào cuối tháng giêng, chỉ hơn nửa năm, vào tháng 8, hoàng đế Suryavarman II lại lệnh cho một đạo quân lớn gồm 700 thuyền chiến lại đánh phá ở hương Đỗ Gia thuộc châu Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh). Hoàng đế Lý Thần Tông xuống chiếu sai tướng Nguyễn Hà Viêm ở Thanh Hóa, tướng Dương Ổ ở châu Nghệ An đem quân đánh và phá được giặc. Suryavarman II lại gửi hoàng đế Lý Thần Tông một phong quốc thư, yêu cầu Đại Việt cử sứ giả sang Chân Lạp. Vua Đại Việt không thèm trả lời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2