intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 1

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

130
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 1 Sau 65 năm dời đô về Thăng Long, tính từ mốc lịch sử 1010, các triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đã củng cố và phát triển Đại Việt một cách bền vững. Nhân tài vật lực tụ hội, triều đình với quan văn quan võ kiệt xuất đã làm bừng sáng Thăng Long. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lấy lại những phần đất của tổ tiên ở phương nam đã bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 1

  1. Nhà Lý chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp 1 Sau 65 năm dời đô về Thăng Long, tính từ mốc lịch sử 1010, các triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông đã củng cố và phát triển Đại Việt một cách bền vững. Nhân tài vật lực tụ hội, triều đình với quan văn quan võ kiệt xuất đã làm bừng sáng Thăng Long. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, lấy lại những phần đất của tổ tiên ở phương nam đã bị nước Chiêm lấn chiếm, triều Lý đã cắm một mốc son chói lọi vào năm 1076. Thật vậy, cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của liên minh Tống-Chiêm-Chân Lạp năm 1076 là một thử thách lớn lao đối với Đại Việt. Triều Lý ở Thăng Long, đứng đầu là Lý Nhân Tông, đã chèo lái con thuyền Đại Việt vượt qua bão táp phong ba 1076 rất oanh liệt, đầy trí dũng, minh chứng sự sáng suốt của Lý Thái Tổ khi quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Các nhà sử học đã nghiên cứu sự kiện lịch sử 1076 khá sâu và đã từng công bố, thu hút sự chú ý của độc giả, khán thính giả của các phương tiện truyền thông đại chúng. Cũng vì lẽ đó, một số sự kiện lịch sử quan trọng khác đôi khi chưa được quan tâm
  2. đúng mức, chưa được đánh giá đúng tầm, thậm chí có thể bị đại chúng quên lãng. Trong tâm cảm “Từ thuở mang gươm đi mở nước, ngàn năm nhớ mãi đất Thăng Long”, chúng tôi mạo muội đặt vấn đề: Các nhà sử học thường nêu bật công lớn của bốn vua triều Lý với cụm từ “phá Tống bình Chiêm”, và các nhà nghiên cứu lại tập trung vào những sự kiện liên quan Tống, Chiêm. Trong khi đó, vào thời Lý Thần Tông, Lý Anh Tông trị vì, Đại Việt đã nhiều lần bẻ gãy ý đồ xâm lược Đại Việt của vua Suryavarman II, vị vua kiệt hiệt của đế quốc Chân Lạp, thì ít nhắc đến. Đến thế kỷ 12, Suryavarman II từng tiêu diệt nhiều vương quốc ở Đông Nam Á để bành trướng lãnh thổ, nhiều lần xâm lược Đại Việt nhằm thôn tính nhưng không thành công, để rồi hoàn toàn thất bại đầy tủi hận khi phải mất mạng trong lần thân chinh đánh phá Đại Việt năm 1150. Đại Việt chiến thắng liên minh Tống - Chiêm - Chân Lạp Năm Bính Thìn [1076], Thái Ninh năm thứ 5, triều đình Tống Thần Tông, kinh đô Khai Phong, đang phải đối phó với nước Kim, nước Liêu ở phía Bắc và nội bộ đang chia rẽ trầm trọng. Nhưng vì nước Tống là một đại quốc, đang hận chưa lấy được Đại Việt mà còn bị Đại Việt đánh vào châu Ung, châu Khâm trước đó nên họ vẫn quyết tâm đánh chiếm Đại Việt. Triều đình Tống Thần Tông từ kinh đô Khai
  3. Phong rất thâm độc khi liên minh với Chiêm và Chân Lạp ở phía tây nam Đại Việt, nhằm tiêu diệt Đại Việt đang tự cường và tự chủ. Còn nước Chiêm Thành mặc dầu đã bị Đại Việt đánh bại nhiều lần trước đó, thậm chí bị đế quốc Chân Lạp cướp phá, nhưng đến năm 1074, hoàng thân Than lên ngôi xưng là Harivarman IV (1074- 1080), nước Chiêm Thành phục hưng và vua Harivarman IV cho dựng lại kinh đô Indrapura (Quảng Nam) đã bị bỏ từ lâu, cho trùng tu khu thánh địa Mỹ sơn và xây mới nhiều đền đài tráng lệ. Ông vua Chiêm Thành này có thực tài nên vô hiệu hóa một chiến dịch quân sự của Đại Việt, do Lý Thường Kiệt trực tiếp chỉ huy, đánh vào Chiêm Thành năm 1075. Lúc bấy giờ Chân Lạp với kinh đô Angko đã trở thành đế quốc, nhiều lần định thôn tính Chiêm Thành nhưng Harivarman IV của Chiêm Thành cũng chống trả sự xâm lược của đế quốc Chân Lạp. Thật vậy, sau khi vua Suryavarman I t ài ba của đế quốc Chân Lạp, ngự trị ở Ang ko, mất vào năm 1050, thì 2 người con là Udayadityavarman II và Harshavarman III thừa kế sự nghiệp. Thời kỳ từ 1050 đến 1066 này ở Chân Lạp lại loạn lạc cho đến tận năm 1066. Sau năm1066 Harshavarman III có thực quyền, thống nhất đ ược đất nước, liền nhiều lần thân
  4. chinh đi đánh Chiêm Thành nhưng không thành công trọn vẹn. Bản đồ thế giới vào thế kỷ 12 Tống Thần Tông (vua nhà Tống, rất thâm độc khi liên minh với Chiêm và Chân Lạp, năm 1076, nhằm xâm chiếm và sát nhập Đại Việt vào đồ bản Trung Hoa)
  5. Tuy Tống- Chiêm-Chân Lạp liên minh đánh Đại Việt nhưng không chặt chẽ, chủ yếu vẫn là quân Tống tham chiến dưới sự chỉ huy của Chiêu thảo sứ Quách Quỳ. Khi liên minh này xâm lược Đại Việt vào tháng 3, mùa xuân năm Bính Thìn [1076] đã bị Đại Việt đánh bại, quân xâm lược Tống phải đền tội hơn 1000 binh. Vua Lý Nhân Tông anh minh đã sai Lý Thường Kiệt thống lĩnh đại quân để chống quân Tống. Với tổng chỉ huy tài ba Lý Thường Kiệt, quân Đại Việt đã làm nên đại thắng ở đại phòng tuyến Như Nguyệt lẫy lừng trong lịch sử. Vua Lý Nhân Tông vẫn ngự ở kinh đô Thăng Long để đọc thư báo tiệp mỗi ngày. Thế kỷ 11, 12 Chân Lạp đang trên đà mở mang lãnh thổ, chiếm nhiều đất đai của Chiêm Thành, Thái, Lào, Miến để phát triển thành đế quốc Chân Lạp. Vì các vua Chân Lạp từ 1000 đến 1128 phải giải quyết những bất ổn về nội trị, phải chống trả những cuộc xâm lược của Champa do Harivarman IV thân chinh. Và do những chiến công “phá Tống bình Chiêm” vang dội của Đại Việt dưới thời Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông nên đế quốc Chân Lạp luôn giữ mối bang giao hòa hiếu với Đại Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0