NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRO BAY NHIỆT ĐIỆN - NƠI GẶP GỠ GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ<br />
NHÀ KHOA HỌC<br />
Tro bay vốn là phế thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, đã gây nên tình trạng ô nhiễm<br />
môi trường, làm đau đầu các nhà quản lý của Nhà máy cũng như các nhà quản lý và<br />
nhân dân địa phương. Nhưng hiện nay, nó đã trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào của<br />
một cơ sở sản xuất khác - Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện. Câu chuyện chúng tôi<br />
muốn đề cập ở đây không chỉ là sự ra đời của một cơ sở sản xuất mới mà hơn thế nữa<br />
là sự gặp gỡ và hợp tác có hiệu quả giữa doanh nghiệp và khoa học đã tạo nên một cơ<br />
sở sản xuất với triển vọng đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường.<br />
Dự án Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện<br />
Trong sản xuất điện năng từ than, vấn đề tồn chứa<br />
và sử dụng phế thải tro bay đặt ra rất bức xúc. Việc<br />
nghiên cứu sử dụng tro bay không chỉ có ý nghĩa<br />
về mặt kinh tế - kỹ thuật mà còn mang ý nghĩa xã<br />
hội to lớn (giảm diện tích chiếm đất của bãi chứa,<br />
bảo vệ môi trường…). Chính vì thế, trên thế giới<br />
người ta đã đầu tư nhiều công trình nghiên cứu về<br />
vấn đề này và cho đến nay hầu như không còn<br />
nước nào để lãng phí nguồn nguyên liệu tro bay<br />
nhiệt điện.<br />
Đối với nước ta, hiện nay hàng năm các nhà máy<br />
nhiệt điện thải ra khoảng 1,3 triệu tấn tro bay và dự<br />
kiến vào năm 2010 là khoảng 2,3 triệu tấn. Phần lớn lượng tro bay thải ra hiện vẫn còn nằm ở<br />
các bãi chứa, lấp các hồ nước, bãi sông, đất ruộng, chiếm nhiều diện tích và gây ô nhiễm môi<br />
trường. Vì vậy, việc nghiên cứu, áp dụng các giải pháp xử lý và sử dụng tro bay nhiệt điện để<br />
giảm tối đa khối lượng cần phải tồn chứa và những ảnh hưởng xấu của chúng đến môi trường<br />
đất, nước, không khí và sức khoẻ con người là rất cần thiết. Với mục đích là tận dụng phế<br />
thải, bảo vệ môi trường, đến nay, các nhà khoa học nước ta đã đạt được những kết quả nhất<br />
định trong nghiên cứu sử dụng tro bay trong sản xuất xi măng, bê tông, vật liệu xây dựng...<br />
nhưng việc ứng dụng còn rất hạn chế. Tro bay của Việt Nam có nhược điểm là hàm lượng<br />
than chưa cháy cao, hoạt tính thuỷ lực thấp… nên trên thực tế chưa có nhà máy nào sử dụng<br />
tro bay trong sản xuất xi măng (trừ các nhà máy xi măng liên doanh, nhưng lại sử dụng tro bay<br />
nhập ngoại). Hiện nay, tro bay của các nhà máy nhiệt điện dùng than (trừ Nhà máy Nhiệt điện<br />
Phả Lại) được khai thác, xử lý chủ yếu là để làm nhiên liệu nung vôi, gạch… với khối lượng<br />
không lớn. Riêng tro bay Phả Lại, do hàm lượng than chưa cháy thấp hơn, khó sử dụng làm<br />
nhiên liệu đốt nên tồn đọng càng nhiều.<br />
Trước tình hình đó, Công ty Cổ phần Công nghiệp và Dịch vụ Cao Cường (thị trấn Phả Lại -<br />
Chí Linh - Hải Dương) đã phối hợp với Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ<br />
Việt Nam) thực hiện dự án Nhà máy Chế biến Tro bay Nhiệt điện. Dự án được tiến hành từ<br />
tháng 7.2006 với công suất thiết kế 80.000 tấn sản phẩm tro bay/năm, thời gian thu hồi vốn là<br />
4,8 năm. Nhà máy được xây dựng trên khu đất có diện tích 9.935 m2 với tổng vốn đầu tư 17,7<br />
tỷ đồng. Dự kiến, doanh thu bình quân là 37,1 tỷ đồng/năm, trong đó, doanh thu từ tro bay<br />
(sản phẩm chính) là 33,6 tỷ đồng/năm và từ than (sản phẩm phụ) là 3,5 tỷ đồng/năm. Dự án<br />
sẽ góp phần xử lý nguồn tro thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, làm giảm ô nhiễm môi<br />
trường khu vực, đồng thời tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội, tạo công ăn việc làm<br />
cho lao động địa phương.<br />
Trong dự án, công nghệ chế biến tro bay được thực hiện theo hai công đoạn chính:<br />
2<br />
<br />
Tuyển nổi: Xưởng tuyển nổi được đặt ngay cạnh hồ chứa<br />
tro thải của Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Nguyên liệu<br />
được bơm cùng với nước lên sàng rung. Tại đây phần hạt<br />
thô được loại ra, còn phần hạt mịn được đưa vào bể chứa<br />
điều hoà. Trong bể điều hòa, nguyên liệu được khuấy<br />
nhẹ, nước trong tràn ra ở phía trên mức tràn được điều<br />
tiết sao cho tỷ lệ rắn/lỏng là 1/3 (tỷ lệ này được kiểm tra<br />
bằng phương pháp đo tỷ trọng của dung dịch huyền phù).<br />
Dung dịch huyền phù được bơm lên thùng khuấy tiếp xúc<br />
với sự tham gia của dầu M7 là chất thuốc tuyển 1 với hàm<br />
lượng 2 lít/tấn nguyên liệu. Sau đó, dung dịch được đưa<br />
vào hệ thống tuyển nổi gồm 1 cụm máy tuyển vét 4 ngăn<br />
với sự tham gia của thuốc tuyển 2 là dầu thông (hàm<br />
lượng 2 lít/tấn nguyên liệu). Cả 2 loại thuốc tuyển này<br />
được khống chế một cách nghiêm ngặt cùng với việc ổn<br />
định tỷ trọng của dung dịch bằng một hệ thống điều khiển<br />
trung tâm để đảm bảo năng suất hoạt động của hệ thống<br />
tuyển nổi và hạn chế lượng dư thừa của thuốc tuyển. Phần nổi là than được gạt xuống máng<br />
dẫn và đưa về bể cô đặc than. Phần chìm là dung dịch tro bay được dẫn về bể cô đặc tro bay.<br />
Nước thoát ra từ các bể cô đặc được dẫn về bể chứa nước tái sử dụng, còn các sản phẩm tro<br />
bay và than sau khi được cô đặc với tỷ lệ rắn/lỏng là 50/50 sẽ được bơm lên 2 bãi chứa khác<br />
nhau. Quá trình róc nước và phơi tự nhiên sẽ đưa độ ẩm xuống 20 đến 22%. Sản phẩm chính<br />
(tro bay) có độ ẩm < 20% sẽ được chuyển vào kho có mái che (xem sơ đồ).<br />
Hệ thống sấy và thu sản phẩm: Tro bay có độ ẩm