intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà người homông

Chia sẻ: Ton Thi Huong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

103
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà người HMông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo… Bàn thờ tổ tiên của người HMông rất đơn giản, chỉ là một mảnh ván hoặc 3...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà người homông

  1. NHA O CUA NGUOI HMONG Nhà người HMông thường thống nhất 3 gian 2 cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên. Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo… Bàn thờ tổ tiên của người HMông rất đơn giản, chỉ là một mảnh ván hoặc 3 ống cắm hương làm bằng tre nứa cắm vào tường. Trong gia đình người HMông, phòng ngủ của vợ chồng con cái được bố trí riêng. Người HMông ngủ bằng phản hoặc giát bằng tre mai đập giập. Người HMông rất khắt khe, nơi ngủ của con dâu, em dâu thì bố chồng và anh chồng không được vào và ngược lại, con dâu, em dâu không được vào chỗ ngủ của bố chồng, anh chồng. Nhà của người HMông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngô lúa khi mang từ nương về bao giờ cũng được cât lên gác. Khói bếp sẽ làm khô và giữ cho không bị sâu mọt. Phong tục người HMông không cho con gái, đàn bà được ngủ trên gác. Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép lên gác. Nhà của người HMông không bao giờ làm dính sát vào nhau, cho dù là anh em ruột thịt. Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Nếu những hạt gạo hay ngô đó đã bị sâu hay kiến ăn thì coi như đất ở đó dữ, không làm nhà được. Chọn được đất ở, người HMông tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Để trình tường người ta phải làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 mét, rộng 0,45- 0,5 mét. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác.
  2. Trình tường xong, cây cột cái thường được đem thẳng từ rừng về, không được đặt xuống đất mà phải đưa lên nóc ngay. Người HMông coi hai cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn. Hai cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người HMông, nhất là trong tang ma. Cây cột cái ở giữa phía bếp lò dùng để treo trống khi có người chết ( ma tươi); cây cột cái giữa ở phía bếp sưởi để treo trống khi làm ma khô. Cây cái nóc gần trời nhất nên là nơi người trời về nghỉ ngơi, xem xét mọi việc làm trong nhà. Người trời thường thanh cao nên khi đưa cây đòn nóc ở rừng về người ta phải đưa lên nóc ngay, không đựoc đặt xuống đất. Đặc biệt khi vào rừng chặt hạ cây cột cái, cây đòn nóc thường phải chọn ngày tốt hợp với tuổi của của gia chủ. Tìm được cây gỗ, phải thắp 3 nén hương, tiếp đó cắm 3 tờ giấy bản vào gốc cây khấn thần rừng, thần cây cho xin cây gỗ về làm nhà. Họ quan niệm rằng như thế thần cây, thần rừng mới không quở mắng và nhà cửa mới yên vui, mọi người khoẻ mạnh, ăn nên làm ra. Cửa chính nhà của ngưòi HMông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người HMông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người HMông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người HMông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính. Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người HMông, do vậy ngày về
  3. nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành. Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người HMông rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người HMông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi. Nhà người HMông thường được xếp đá xung quanh làm hàng rào che chắn. hàng rào đá xếp xung qunah một nhà hoặc 2,3 nhà có quan hệ anh em nội tộc với nhau, làm thành một khu riêng biệt.Người HMông cũng làm nhà dựa lưng vào núi, kiêng làm nhà quay lưng ra khe, vực sâu. Bản của người HMông có từ vài ba nóc nhà trở lên, có bản chỉ có một dòng họ, nhưng không nhiều, còn lại đa số là một bản có nhiều dòng họ sống cùng nhau. NGÀY KIÊNG HỔ CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ MỒ SÌ SAN Vào những ngày đầu năm mới hằng năm, người Dao đỏ ở xã Mồ Sì San (huyện Phong Thổ - Lai Châu) lại tổ chức tục kiêng Hổ. Đây là dịp để dân bản được quần tụ vui chơi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn để có được một năm mới ấm no, hạnh phúc. Các già bản người Dao đỏ ở xã Mồ Sì San (huyện Phong Thổ - Lai Châu) nói rằng, từ xa xưa cha ông họ đã có tục kiêng Hổ vào ngày đầu năm mới, kéo dài trong 3 ngày. Theo quan niệm của họ, ngày Dần đầu tiên trong tháng giêng âm lịch, hổ sẽ xuất hiện bắt gà, lợn, trâu bò, gây thiệt hại về người và của. Trong những ngày tục kiêng Hổ, dân bản không lên nương, không lên rừng, nông cụ được xếp gọn gàng vào một góc nhà không ai được đụng đến và đặc biệt là không gây ra những tiếng động lớn trong nhà. Họ cho rằng, nếu làm những việc ấy sẽ gặp điều rủi trong suốt cả năm. Các cụ già thường ngồi viết chữ mừng năm mới, nam thanh niên tổ chức các trò chơi, phụ nữ thì may vá, thêu thùa, trẻ em được mặc những trang phục dân tộc đẹp nhất, mới nhất để vui chơi, giao lưu tìm bạn... Là xã vùng cao biên giới, Mồ Sì San có 4 bản Séo Hồ Thầu, Mồ Sì San, Tân Séo Phìn, Tô Y Phìn nằm trên độ cao 1700m so với mặt nước biển, cư dân toàn bộ là người Dao đỏ. Tục kiêng Hổ ngày đầu năm mới là dịp để dân bản được quần tụ vui chơi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn để có được một năm mới ấm no, hạnh phúc
  4. Các thiếu nữ Dao đỏ trong trang phục truyền thống băng mù đi tìm bạn. Trong ngày kiêng Hổ, đến bất kỳ nhà nào ở Mồ Sì San đều thấy thịt treo đầy trên gác bếp thể hiện mong ước năm tới lương thực sẽ dư thừa.
  5. Đưa con đi chơi.
  6. Công cụ lao động và Tù và được xếp gọn dưới bàn thờ trong ngày kiêng Hổ.
  7. Phụ nữ chỉ may vá và thêu thùa trong ngày kiêng Hổ. Cụ Lý Phủ Hin ở bản Tô Y Phìn viết chữ “Năm mới, phúc mới, đại cát, đại lợi” bằng chữ Dao trong ngày kiêng Hổ.
  8. Vào ngày kiêng Hổ, người Dao đỏ đeo gông vào cổ lợn để không vào vườn phá hoại hoa mầu. Các em bé người Dao với trò chơi cung tên tự tạo để lớn lên bảo vệ bản mường.
  9. Bóng đá là môn thể thao mới du nhập nhưng được trẻ em hào hứng tham gia. Thanh niên các bản tổ chức trò chơi quăng vịt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2