intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận biết các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

132
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhận biết các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ Những dấu hiệu bệnh tật sau đây sẽ giúp mẹ thoát khỏi tình trạng băn khoăn khi chăm sóc bé. Bệnh thủy đậu Triệu chứng: thường bắt đầu với sốt, mệt mỏi, không thèm ăn và bát phan nổi sau 10 ngày đến 3 tuần nhiễm virus. Các nốt phát ban sẽ duy trì trong vài ngày và dần rộp lên, ngứa ngáy trước khi khô đi. Việc gãi làm trầy xước các nốt rộp sẽ có thể gây sẹo. Bệnh lây truyền cho đến khi các nốt rộp khô hoàn toàn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận biết các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

  1. Nhận biết các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ Những dấu hiệu bệnh tật sau đây sẽ giúp mẹ thoát khỏi tình trạng băn khoăn khi chăm sóc bé. Bệnh thủy đậu Triệu chứng: thường bắt đầu với sốt, mệt mỏi, không thèm ăn và bát phan nổi sau 10 ngày đến 3 tuần nhiễm virus. Các nốt phát ban sẽ duy trì trong vài ngày và dần rộp lên, ngứa ngáy trước khi khô đi. Việc gãi làm trầy xước các nốt rộp sẽ có thể gây sẹo. Bệnh lây truyền cho đến khi các nốt rộp khô hoàn toàn. Mức độ lây lan: Virus khu trú trong các giọt dịch - nhiễm vào quần áo, chăn màn và qua hắt hơi. Khả năng lây truyền xuất hiện 1-2 ngày trước khi da bắt đầu phát ban. Điều trị: Chăm sóc tại nhà 1 tuần hoặc uống thuốc giảm đau và uống nhiều nước. Đã có một số tiến bộ trong điều trị bệnh này nhưng vẫn chỉ là tác động bên ngoài, tức là dùng loại dầu tắm đặc biệt (hỏi dược sĩ) hoặc nước lá chân vịt sẽ giúp giảm ngứa, nhanh se các nốt rộp.
  2. Tác dụng phụ của vắc-xin: phổ biến nhất là sốt và phát ban. Tại sao cần tiêm vắc-xin: Mặc dù không đe dọa sự sống nhưng sởi là căn bệnh làm trẻ em khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy ở những nơi nốt đậu mọc lên. Trong một số trường hợp, các nốt đậu có thể lan vào miệng, họng và cơ quan sinh dục ngoài... sẽ khiến trẻ vô cùng khổ sở. Sởi Triệu chứng: Sốt, ho, viêm kết màng mắt, hội chứng kích thích, mệt lử. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 1-4 tuổi. Triệu chứng khởi đầu giống với cảm lạnh (chảy nước mũi). Trong 3-7 ngày tiếp theo, các nốt đỏ tí xíu với nhân màu trắng xanh ở trung tâm sẽ xuất hiện ở rìa 2 bên mặt của trẻ. Sau 3-7 ngày tiếp theo, các nốt đỏ này sẽ bắt đầu lan vào mặt, cổ và khắp cơ thể. Các biểu hiện trên sẽ chấm dứt sau khoảng 2 tuần. Bệnh tự khỏi nhưng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm gan, viêm phổi. Tốc độ lây lan: Hắt hơi, ho và tiếp xúc sẽ khiến virus sởi lây truyền. Khả năng lây truyền xuất hiện 4 ngày trước và sau khi xuất hiện các nốt sởi. Điều trị: Xét nghiệm nước bọt sẽ cho biết có đúng là mắc sởi không. Nếu bé có biểu hiện mắc bệnh, cần đưa bé đi khám ngay và thông báo với mọi người xung quanh để những đứa trẻ khác tránh tiếp xúc. Không cần điều trị gì ngoài việc nghỉ ngơi, chờ bệnh lui. Trong một số trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ cho dùng thuốc kháng virus. Tác dụng phụ của vắc-xin: 10% trẻ bị sốt nhẹ nhưng không nổi nốt trong giai đoạn 6-11 ngày sau khi tiêm. Tại sao cần tiêm vắc-xin: Sởi là bệnh thường gặp ở trẻ em. Việc tiêm phòng sẽ giúp ngăn ngừa hay giảm bớt sự mắc bệnh ở trẻ. Viêm màng não Triệu chứng: Viêm màng não là tình trạng não bị phù nề và nhiễm độc máu. Đây là loại bệnh nghiêm trọng bởi vì tốc độ gây viêm não và thần kinh cột sống có thể diễn ra chỉ sau vài giờ nhiễm vi khuẩn. Cứ 10 trường hợp thì có 1 không thể phát hiện sớm bệnh và đây là nguyên nhân dẫn tới tử vong. Viêm màng não nguy hiểm nhất đối với trẻ dưới 5 tuổi và thường do vi khuẩn gây ra. Dấu hiệu cảnh báo sớm thường là thấy đau chân hay tay dữ dội, tay và chân lạnh, da tái và môi thâm, nôn vọt, sốt, mệt mỏi và đau đầu. Triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn bao gồm cứng cổ và thân thể hoặc “mềm oặt”, thở gấp, thường kèm sốt, da tái xám và có thể phát ban (vùng da có màu đỏ hoặc tím),
  3. không cầm nắm được, không ăn, mệt mỏi quá độ và không muốn thức dậy, khóc lóc hay rên rỉ bất thường. Biểu hiện của viêm màng não do virus cũng tương tự, với các biểu hiện giống như cúm: sốt, đau người, đau đầu, nôn và nôn vọt, nhạy cảm bất thường với ánh sáng nhưng thường không phát ban. Tốc độ lây lan: Lây qua các giọt dịch từ họng, hắt hơi và tiếp xúc. Phải làm gì: Nếu nghi ngờ viêm màng não, cần đưa đi cấp cứu ngay. Điều trị: Sau khi xét nghiệm máu, chụp CT và lấy mẫu dịch tủy sống, nếu là viêm màng não do vi khuẩn sẽ điều trị chuyên sâu với thuốc nhóm steroid và kháng sinh. Nếu là viêm màng não do virus thì không cần điều trị tại bệnh viện, chỉ cần nghỉ ngơi, bệnh sẽ khỏi sau 2 tuần. Tác dụng phụ của vắc-xin: Gây ốm tạm thời ở trẻ. Tại sao cần tiêm vắc-xin: 4 loại vắc xin là MMR, viêm màng não C, viêm màng não khuẩn, Hib, sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi các vi trùng gây viêm màng não.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2