intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau bụng và một số bệnh thường gặp (Kỳ 1)

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

174
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các vị trí trên bụng: ¼ trên trái bụng, ¼ trên phải bụng, ¼ dưới trái bụng, ¼ dưới phải bụng Đau bụng là một triệu chứng rất thường gặp. Ổ bụng có nhiều cơ quan, nội tạng, do đó chẩn đoán một trường hợp đau bụng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bài viết sau đây sẽ điểm lại phần lớn các nguyên nhân đau bụng nhằm giúp bệnh nhân có một cái nhìn tổng quan, hướng xử trí ban đầu ở nhà và trong những tình huống cần thiết phải đi khám bệnh. 1. Định nghĩa: Đau bụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau bụng và một số bệnh thường gặp (Kỳ 1)

  1. Đau bụng và một số bệnh thường gặp (Kỳ 1) Các vị trí trên bụng: ¼ trên trái bụng, ¼ trên phải bụng, ¼ dưới trái bụng, ¼ dưới phải bụng
  2. Đau bụng là một triệu chứng rất thường gặp. Ổ bụng có nhiều cơ quan, nội tạng, do đó chẩn đoán một trường hợp đau bụng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bài viết sau đây sẽ điểm lại phần lớn các nguyên nhân đau bụng nhằm giúp bệnh nhân có một cái nhìn tổng quan, hướng xử trí ban đầu ở nhà và trong những tình huống cần thiết phải đi khám bệnh. 1. Định nghĩa: Đau bụng là đau ở bất cứ vị trí nào giữa ngực và vùng bẹn. Danh từ thay thế là Đau dạ dày; Đau vùng bụng; Bụng đau; Đau quặn bụng…. 2. Tổng quan: Ổ bụng có nhiều cơ quan. Đau vùng bụng có thể xuất phát từ một trong những cơ quan ấy, bao gồm:  Các cơ quan của hệ tiêu hoá - dạ dày, phần cuối thực quản (tâm vị), ruột non và ruột già (Đại tràng) , gan, túi mật, tuỵến tuỵ.  Động mạch chủ - động mạch lớn đi thẳng từ ngực xuống bụng.  Ruột thừa - một bộ phận nhỏ ở bụng dưới phía bên phải không còn tác dụng gì nhiều.  Hai thận - hai cơ quan có hình giống hạt đậu nằm sâu trong ổ bụng.
  3. Cơ quan nội tạng trong ổ bụng: Túi mật, gan, dạ dày, tuỵ, ruột non, đại tràng, trực tràng, ruột thừa - Tuy nhiên, đau có thể xuất phát từ một nơi khác – như ở ngực hay vùng chậu. Nhiễm trùng lan toả sẽ ảnh hưởng đến nhiều phần của cơ thể, như cúm hoặc viêm họng do vi khuẩn streptococcus chẳng hạn. - Cường độ của cơn đau không nhất thiết phản ánh độ trầm trọng của nguyên nhân gây đau. Đau bụng dữ dội đôi khi chỉ vì những tình trạng nhẹ như đầy hơi, hoặc đau quặn khi bị viêm dạ dày ruột do virus. Ngược lại, đau ít hoặc không đau lại có thể biểu hiện cho những tình trạng nặng đe doạ tính mạng như ung thư đại tràng hoặc viêm ruột thừa giai đoạn sớm.
  4. 3. Nguyên nhân thường gặp Rất nhiều bệnh có thể gây đau bụng. Điều quan trọng nhất là hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay. Trong đa số các trường hợp bạn chỉ cần chờ đợi, dùng các thuốc đơn giản trong tủ thuốc gia đình và sau cùng nên đi khám bệnh nếu triệu chứng đau không giảm bớt. Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm:  Trướng hơi hệ tiêu hoá; Táo bón mãn tính  Không dung nạp đường lactose (không dung nạp sữa)  Viêm dạ dày ruột do virus (tiêu chảy cấp do siêu vi)  Hội chứng ruột kích thích; Chứng xót thượng vị và khó tiêu  Trào ngược dạ dày thực quản; Loét dạ dày tá tràng  Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; Viêm ruột thừa cấp  Bệnh túi thừa Meckel, Viêm túi thừa nhỏ ở ruột (diverticulitis)  Tắc ruột—ngoài triệu chứng đau còn có thêm buồn nôn, sình bụng, nôn ói và bí trung tiện, đại tiện
  5.  Dị ứng thức ăn; Ngộ độc thực phẩm (do vi khuẩn salmonella, shigella)  Thoát vị (ruột không nằm đúng vị trí)  Sỏi thận; Nhiễm trùng đường tiểu; Viêm tuyến tuỵ  Lồng ruột – tuy ít gặp nhưng đây là một tình trạng nghiêm trọng, trẻ bị lồng ruột thường nằm bó gối và kêu khóc.  Phình bóc tách động mạch chủ bụng - chảy máu vào thành động mạch chủ.  Nhiễm ký sinh trùng (Giardia); Cơn tán huyết do hồng cầu liềm (Sickle cell crisis)  Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; Viêm bờm mỡ đại tràng (Epiploic appendagitis)  Đau do zona vùng ngực bụng, rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu khi chưa có biểu hiện ngoài da
  6. - Khi một cơ quan trong ổ bụng bị viêm, vỡ ra và thoát dịch, bệnh nhân không những bị đau dữ dội mà bụng còn cứng và thường kèm sốt. Đó là tình trạng viêm phúc mạc do nhiễm trùng lan toả ổ bụng. Viêm phúc mạc do vỡ ruột thừa viêm là một cấp cứu y khoa. - Ở trẻ nhỏ, khóc lâu không rõ nguyên nhân thường do đau bụng và sẽ hết khi trẻ đánh hơi hoặc đi tiêu được. - Đau bụng khi hành kinh (thống kinh) có thể do co thắt cơ trơn hoặc do một vấn đề ở bộ phận sinh dục. Thống kinh có thể do lạc nội mạc tử cung
  7. (endometriosis) xảy ra khi niêm mạc tử cung đóng ở những vị trí khác thường như vùng chậu hoặc buồng trứng, do u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung, hoặc do bệnh lý viêm vùng chậu - viêm bộ phận sinh dục, thường do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Đau bụng có thể do nguyên nhân từ một cơ quan trong lồng ngực, như phổi ( viêm phổi) hoặc tim (nhồi máu cơ tim), hoặc đau do vặn cơ ở thành bụng. - Ung thư đại tràng và các loại ung thư khác ở ống tiêu hoá là những bệnh lý nặng nhưng tương đối ít gặp hơn. - Một nguyên nhân khác gây đau bụng ít gặp là rối loạn cơ thể hoá (somatization disorder), có căn nguyên là rối loạn cảm xúc nhưng biểu hiện bằng những bất ổn trên cơ thể (như đau bụng tái đi, tái lại). Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus ở trẻ em có thể có triệu chứng đau bụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2