intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận biết những biến chuyển “trừu tượng” để tăng động lực dạy và học tiếng Anh chuyên ngành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày những nội dung tương ứng các đặc trưng đã nói trên, bao gồm: 1) xây dựng thói quen đọc, 2) nuôi dưỡng tình yêu với khoa học, 3) tăng cường tư duy ngôn ngữ, 4) bài học về nghĩ lớn làm nhỏ, 5) cách nhìn đa chiều và quan điểm hài hòa, 6) tư duy sáng tạo để giải quyết mâu thuẫn và phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận biết những biến chuyển “trừu tượng” để tăng động lực dạy và học tiếng Anh chuyên ngành

  1. NHẬN BIẾT NHỮNG BIẾN CHUYỂN “TRỪU TƯỢNG” ĐỂ TĂNG ĐỘNG LỰC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Nguyễn Thị Hằng Nga1 Tóm tắt: Bài viết là kết quả của một nghiên cứu trường hợp về chính chúng tôi - giảng viên dạy tiếng Anh chuyên ngành (TACN) 8 năm cho đối tượng sinh viên ngành Khoa học môi trường. Với kinh nghiệm về học, dạy, biên soạn sách, biên soạn chương trình, phiên dịch và nghiên cứu khoa học... chúng tôi đã chú tâm quan sát và phản tỉnh lại toàn bộ lịch sử học, dạy và sử dụng TACN để rút ra kinh nghiệm dạy - học cho bản thân. Những bài học này không chỉ dừng lại ở quá khứ mà đã không ngừng chuyển biến chúng tôi cho đến tận bây giờ, và ngay cả trong công việc hiện tại. Bên cạnh các biến đổi thông thường là không ít những biến đổi “trừu tượng” đáng giá cho chính người dạy và người học, đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là: 1) xây dựng thói quen đọc, 2) nuôi dưỡng tình yêu với khoa học, 3) tăng cường tư duy ngôn ngữ, 4) bài học về nghĩ lớn làm nhỏ, 5) cách nhìn đa chiều và quan điểm hài hòa, 6) tư duy sáng tạo để giải quyết mâu thuẫn và phát triển. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tìm tiếng nói chung từ các đồng nghiệp, những người học và người sử dụng TACN, cùng tiếp tục tăng cường thực hành cách học tập và giảng dạy phản tỉnh (reflective) để thu gặt được nhiều thành quả hơn, tạo thêm nhiều động lực hơn. Từ khóa: Tiếng Anh chuyên ngành, tư duy ngôn ngữ, giảng dạy phản tỉnh. SENSE “INVISIBLE” TRANSFORMATION TO INTRINSICALLY MOTIVATE ESP LEARNING AND TEACHING Abstract: This is a case study of and by an ESP teacher with 8 years in English for Environment science. We have observed and reflected professional tasks through out ESP courses including learning, designing syllabus, writing textbooks, researching... to explore practice- oriented lessons for ourselves which did not end when we stopped ESP, but have non- stop transformed us so far and even in the current job. In addition to common predictable changes, there is also “invisible” transformation at which new trends of 4.0 education aim. They are: 1) Build up reading habit 2) Nurture love for science 3) Enhance linguistically thinking 4) Practise Think globally, act locally 5) Multi-dimentional and Harmonized mind 6) Think creatively to solve problems for development. We share our research to look for common opinions from teachers, learners and users in general, so that the community of ESP users continuously practise reflective learning and teaching with more achievements and more motivation. Keywords: Reflective learning and teaching, ESP, linguistically thinking. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH 170 TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. MỞ ĐẦU Theo chuyên gia nghiên cứu về khoa học môi trường, cơ hội thay đổi không chỉ đến từ các sự kiện sâu sắc như chiến tranh hay cách mạng mà đơn giản là đến từ sự tiến hóa trong nhận thức (Peter, 1969). Cách đây 20 năm, sự kiện một giảng viên ngoại ngữ rất thiếu kinh nghiệm như chúng tôi đảm nhận thêm một chuyên ngành mới và đòi hỏi phải am hiểu lĩnh vực môi trường để dạy cho các sinh viên chuyên ngành không đáng so sánh với cách mạng của nhân loại, nhưng nó là sự kiện đủ sâu sắc như một cuộc cách mạng cho cá nhân chúng tôi. Do vậy, nó đã mang đến những cơ hội. Nhìn lại toàn bộ quá trình, học tập và giảng dạy TACN không những tạo ra kết quả “trực quan” như cải thiện kĩ năng ngôn ngữ, kiến thức khoa học môi trường mà còn tạo ra không ít những biến đổi “trừu tượng” quí báu. Có được những thành tựu trên là do chúng tôi đồng thời đã nỗ lực thực hành phương pháp giảng dạy phản tỉnh (reflective teaching).1 2. NỘI DUNG Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, “đặc trưng cơ bản của giáo dục dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 là mở, suốt đời, tương tác, cá thể hóa, chuẩn bị những con người canh tân và sáng tạo. Những người làm công tác giáo dục ngoại ngữ cũng có thể góp phần thay đổi lớp học của mình theo hướng mới. Do vậy, trong số khá nhiều biến đổi “trừu tượng” đã diễn ra, chúng tôi chọn lọc trình bày những nội dung tương ứng các đặc trưng đã nói trên, bao gồm: 1) xây dựng thói quen đọc, 2) nuôi dưỡng tình yêu với khoa học, 3) tăng cường tư duy ngôn ngữ, 4) bài học về nghĩ lớn làm nhỏ, 5) cách nhìn đa chiều và quan điểm hài hòa, 6) tư duy sáng tạo để giải quyết mâu thuẫn và phát triển. Sáu nội dung chi tiết thuộc kết quả nghiên cứu này sẽ được trình bày theo trật tự từ (1) đến (2) hoặc đến (3) (nếu có). Các mục số (2) và (3) là những thành tích nội tại, sẽ giúp cá nhân tăng cường động lực nội tại. (1) Tiếp xúc, lĩnh hội kiến thức khoa học môi trường bằng tiếng Anh. (2) Tổng hợp, đổi mới cách nghĩ, từ đó cải thiện cảm xúc và chất lượng cuộc sống. (3) Điều chỉnh triết lí, phương pháp dạy và học ngoại ngữ của cá nhân. Giảng dạy phản tỉnh là một quá trình tự quan sát và tự đánh giá. Người dạy nhìn vào những gì mình làm 1 trong lớp học, suy nghĩ về lý do tại sao lại làm điều đó và suy nghĩ về việc liệu cách đó có hiệu quả hay không. Bằng cách thu thập thông tin về những gì diễn ra trong lớp học, phân tích và đánh giá thông tin này, chúng tôi xác định và khám phá các phương pháp và triết lí (underlying beliefs) của riêng mình. Sau đó, những điều này có thể dẫn đến những thay đổi và cải tiến trong việc giảng dạy của chúng tôi. Do đó, giảng dạy phản tỉnh là một cách phát triển nghề nghiệp từ chính lớp học của chúng tôi (Julie Tice, 2014).
  3. NHẬN BIẾT NHỮNG BIẾN CHUYỂN “TRỪU TƯỢNG” ĐỂ TĂNG ĐỘNG LỰC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 171 Hình 1: Trật tự trình bày kết quả nghiên cứu 2.1. Xây dựng thói quen đọc Thói quen là một đặc tính của ngôn ngữ ngoài các đặc tính như đặc tính văn hóa, đặc tính hành vi xã hội, đặc tính cấu trúc… Kĩ năng ngôn ngữ nói chung và kĩ năng đọc nói riêng đòi hỏi quá trình rèn luyện lặp đi lặp lại. Khi xây dựng được thói quen đọc là đã đảm bảo cho việc rèn luyện diễn ra đều đặn và thường xuyên. Khi học và dạy TACN, chúng tôi phần lớn nhờ 5 yếu tố sau để xây dựng thói quen: áp lực, mục tiêu, động lực, tần xuất, thành tích. Các yếu tố này đan xen và tương hỗ khó tách rời. Ví dụ, mục tiêu tạo ra động lực và áp lực tích cực1 (Pressure at comfort, stretch level) giúp tăng cường hiệu quả thực hiện (performance); tần xuất hành động cũng tạo ra thành tích, nhờ thành tích lại tiếp tục gia tăng động lực hướng đích và đạt mục tiêu. Hình 2: Biểu đồ “U ngược” về Áp lực (pressure) và Hiệu quả thực hiện (performance)(Hseni, n.d) (Truy cập tại https://www.hseni.gov.uk/articles/what-work-related-stress) Hình 3: Bảng so sánh 5 yếu tố giữa đọc TAKCN và đọc TACN Các yếu tố xây dựng thói quen đọc TAKCN TACN Mục tiêu Không rõ: tiện gì đọc đó Rõ ràng: Khoa học môi trường Áp lực Ít Đủ Tần suất Ít lặp lại đối với một nội dung Lặp lại với một nội dung Thành tích Khó nhận biết Dễ nhận biết Động lực Ít Nhiều Áp lực tích cực (Pressure at comfort, stretch level): áp lực vùng màu xanh và vàng cam trên biểu đồ sẽ 1 đảm bảo thực hiện công việc hiệu quả cao.
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH 172 TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Sự khác biệt ở bảng trên sẽ được mô tả chi tiết hơn dưới đây: - Áp lực: Trước khi dạy TACN, chúng tôi thường đọc về các lĩnh vực đa dạng, và thường có ít áp lực để làm việc này liên tục, chủ yếu đọc khi thích. Theo lí thuyết về hành vi, khi áp lực thấp ở mức 1 (boredom/chán nản) thì con người thiếu động lực làm việc nên mức độ thực hiện thấp. Để làm việc hiệu quả cần gia tăng áp lực tới mức 2 (comfort/ dễ chịu) hoặc mức 3 (stretch/kéo căng). Vì vậy, áp lực công việc là phải dạy TACN đã tăng đến mức cần thiết. Đôi khi, áp lực này tăng quá đến mức 4, 5 cũng dẫn đến việc giảm hiệu quả thực hiện. Tuy nhiên, các tình huống này không diễn ra liên tục, và nếu xảy ra chúng tôi điều chỉnh bằng cách giảm áp lực từ các nguồn việc khác, đề nghị đồng nghiệp và người thân giúp đỡ… - Mục tiêu: Thiết lập mục tiêu (goal-setting) là một trong những lý thuyết có ảnh hưởng nhất về tạo động lực (Locke, 1990). Nếu đặt ra các mục tiêu cụ thể động lực làm việc tăng cao. Học TACN có mục tiêu rõ ràng hơn như: đọc về khoa học môi trường. - Động lực: Khi có áp lực phù hợp và mục tiêu rõ ràng, chúng tôi có nhiều động lực hơn trước để đọc. Dần dần chúng tôi có cảm giác đón chờ và tò mò với các thông tin mới vì mỗi một thông tin đọc được đem đến cảm giác thế giới sự vật kết nối ngày càng chặt chẽ và hợp lí chứ không rời rạc hay khó hiểu như trước đây. Nhờ thế chúng tôi càng tìm đọc nhiều hơn nữa, ngay cả khi phải dành thêm thời gian để chuẩn bị bài đọc mới cho sinh viên thay vì dùng lại những bài đọc trước. - Tần suất: Khi đọc TACN, kiến thức về Khoa học môi trường (KHMT) được lặp lại nhiều lần trong các bài đọc mới. Điều này giúp chúng tôi gặp lại và củng cố kiến thức chuyên ngành, kiến thức ngôn ngữ, tăng khả năng nhớ và hiểu. - Thành tích: Lúc đầu đọc KHMT bằng tiếng Việt để tích lũy kiến thức KHMT, tiếp đó chúng tôi chuyển sang đọc tiếng Anh. Sau một vài năm, kiến thức chuyên ngành và kiến thức ngôn ngữ tăng rõ rệt, việc đọc dễ hiểu hơn, dễ nhớ hơn, dễ áp dụng hơn. Ngoài ra, chúng tôi tìm thấy niềm vui khi có cơ hội am hiểu một cách hệ thống hơn về một vấn đề môi trường, có khả năng nắm bắt thông tin mới mẻ nhờ việc đọc báo, tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Anh. Nhận diện các loại thành tích lớn, nhỏ như trên sẽ khiến não bộ “ra lệnh” giải phóng hóa chất Dopamine, là hóa chất tăng động lực và khả năng tập trung làm việc (NTH. Nga, 2018). Do vậy, chúng tôi có thể kiên trì đọc tài liệu trong suốt thời gian giảng dạy. 2.2. Nuôi dưỡng tình yêu với khoa học Chúng tôi bắt đầu yêu thích khoa học khi được thường xuyên tiếp cận với một cuốn tạp chí chuyên ngành KHMT uy tín D+C (do một chuyên gia giới thiệu). Các bài nghiên cứu rất ấn tượng bởi tính thiết thực, tính nhân văn thể hiện am hiểu dày dặn về ngôn ngữ, chính trị và xã hội. Chúng tôi từng bước nhận ra ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu, tìm
  5. NHẬN BIẾT NHỮNG BIẾN CHUYỂN “TRỪU TƯỢNG” ĐỂ TĂNG ĐỘNG LỰC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 173 tòi, giải quyết vấn đề, và dần trở nên quan tâm hơn đến nghiên cứu. Chúng tôi bước đầu làm quen với cách khảo sát, tổng hợp, phân tích, diễn giải số liệu và đề xuất giải pháp. Chúng tôi được tiếp cận cách các nhà khoa học phản biện độc lập về các giải pháp cho từng vấn đề môi trường như: cách mạng nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, sản xuất điện, nhiên liệu sinh học, nóng ấm toàn cầu, rác thải, tái chế... Những vấn đề được bàn bạc lâu dài xuyên qua nhiều thời đại và trải rộng khắp các quốc gia, giao cắt với các nền văn hóa địa phương, mang dấu ấn từ các lĩnh vực khác như quyền bình đẳng, an ninh, chính sách, giáo dục, luật pháp... Kết hợp với các yếu tố khác như chính sách phát triển nghiên cứu khoa học của nhà trường, nhận thức và cảm xúc tích cực đạt mức phù hợp để chuyển từ yêu thích khoa học sang hành động nghiên cứu khoa học. 2.3. Tăng cường tư duy ngôn ngữ Khi làm việc với các văn bản TACN KHMT, chúng tôi có nhiều cơ hội đối chiếu và so sánh giữa từ ngữ và khái niệm khoa học, nhờ đó từng bước bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ. Trong thời gian giảng dạy, chúng tôi đã thực hiện 02 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về ngôn ngữ học. Làm việc với thuật ngữ môi trường giúp chúng tôi trải nghiệm sự hạn chế của ngôn ngữ so với sự rộng lớn và trừu tượng của nội hàm/ khái niệm. Biết tên gọi con chim không có nghĩa là đã hiểu biết về con chim đó (T.Irene Sanders, 2006). Điều này đôi khi khiến cho giao tiếp của con người khó đạt được sự hiểu biết và thấu cảm. Ví dụ, tên gọi của một sự vật chỉ diễn tả được rất ít về sự vật đó, chủ yếu là diễn tả nét đặc trưng nên tên gọi thường phiến diện và mang tính thiên vị (N.T.H.Nga, 2017). Hơn nữa, do kinh nghiệm khác nhau nên khi tiếp nhận tên gọi, trong tư tưởng mỗi người sẽ thiên vị về các nội dung khác nhau của sự vật đó. Ví dụ: Tên gọi Người đã trải nghiệm với sự vật Người chưa trải nghiệm với sự vật Air tree Hệ thống điều hòa không khí nơi công cộng Cây không khí (có thể liên tưởng đến cái cây và không khí) Ozone hole Sự suy giảm mật độ phân tử Ozone trong Lỗ thủng tầng ozone (hình dung ra lỗ thủng bầu khí quyển ở tầng bình lưu, không có của tờ giấy) lỗ thủng nào cả. sushi Cơm cuộn rong biển kiểu Nhật Món ăn của Nhật (không tưởng tượng ra nó thế nào) bánh chưng Bánh làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt, lá rong Một loại bánh (không tưởng tượng ra nó thế nào) Hình 4: Ví dụ minh họa sự khác biệt khi tiếp nhận tên gọi Những mô tả trong bảng chỉ mang tính tương đối, minh họa cho sự khác biệt trong suy nghĩ của các cá nhân khi tiếp nhận cùng một tên gọi. Khó có một cách diễn tả/tên gọi
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH 174 TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN nào mô tả hoàn toàn sự vật/ hiện tượng. Và từ ngữ thường đi qua “tấm lọc” kinh nghiệm cá nhân trước khi tạo ra những tác động lên nhận thức. Từ đó, chúng tôi nhận ra cần có giải pháp giảm ảnh hưởng tiêu cực trong giao tiếp song phương và đa phương như trong 2 ví dụ dưới đây: - Cha mẹ nói chuyện với con cái về chiến tranh và thời kì bao cấp. Về ngôn ngữ, cả 2 bên đều diễn đạt bằng những từ ngữ tương đối giống nhau. Nhưng quá trình giải mã nội dung từ ngữ lại khác nhau do cha mẹ có nhiều trải nghiệm hơn con cái về 2 khái niệm trên. Trong tình huống này, tư duy ngôn ngữ sẽ giúp cha mẹ hiểu và thông cảm khi con cái ít đồng tình, ít hào hứng với các chủ đề này. - Các chuyên gia (IT, Vũ trụ, Hóa, Sinh,...) thông cảm hơn với hiểu biết thiếu hệ thống của người ngoài chuyên ngành, tìm cách hạn chế dùng thuật ngữ hoặc sử dụng cách diễn giải đơn giản. Nếu họ không hiểu hoàn toàn thì đó cũng là điều lí giải được. Tư duy ngôn ngữ càng cải thiện, con người càng ứng phó chủ động và thực tế hơn với thế giới thông tin, càng sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ. 2.4. Bài học về nghĩ lớn làm nhỏ (Think global, Act local) Các nhà môi trường học đã nghiên cứu những điều bé nhỏ nhưng thiết thực và dễ áp dụng để khắc phục bất lợi về môi trường. Ví dụ, mái nhà màu trắng để giảm hấp thụ nhiệt, giảm hiệu ứng nhà kính, đặt lốp thải ở bờ biển để tránh xói lở và tạo nơi trú bão cho sinh vật biển; bình sinh học biến tro cốt người chết thành cây xanh; phong trào “watashi no hashi” thúc giục mọi người tự mang theo đũa ăn của mình vào nhà hàng để giảm bớt sản xuất và thải loại đũa sử dụng 1 lần; nhà cửa, xe hơi và thiết bị nhỏ gọn tiết kiệm điện; các chiến dịch “warm biz”/mặc ấm vào mùa đông để bớt sử dụng lò sưởi và “cool biz”/ mặc mát vào mùa hè để giảm sử dụng điều hòa... Cách nghĩ, cách làm trên là một bài học sinh động giúp tôi tìm ra cách phát triển nghề nghiệp. Dạy tốt là một kiểu nghĩ lớn, kế hoạch lớn. Nhưng kế hoạch này chỉ hoàn thành bằng cách thực thi những hành động nhỏ. Tôi đã bắt đầu từ những thay đổi rất nhỏ trong việc dạy học: tìm hiểu cách đặt tiêu đề khi dạy viết và diễn thuyết; tìm hiểu cách quản trị mục tiêu của một buổi học, 1 khóa học để tăng động lực nội sinh; tìm hiểu về biến động của áp lực trong học tập; tìm hiểu về hóa chất tạo động lực Dopamine; sử dụng ngôn ngữ tích cực, phản hồi đúng cách; nhận biết thành tích cá nhân, cải thiện khả năng tập trung, luyện tập chu trình sáng tạo trong từng bài tập nhỏ, phát triển kĩ năng giao tiếp để đạt được sự hợp tác giữa người học với nhau, giữa người học và người dạy… Khi làm những công việc nhỏ, chúng tôi dễ tìm ra nhiều việc vừa sức để làm ngay chứ không cần phải chờ đợi điều kiện thuận lợi từ người khác. Mỗi khi hoàn thành một việc nhỏ, chúng tôi lại thấy dễ dàng và có động lực hơn khi làm các việc nhỏ tiếp theo. Cứ thế, tìm tòi và giải quyết vấn đề của dạy - học trở thành một thói quen hàng ngày.
  7. NHẬN BIẾT NHỮNG BIẾN CHUYỂN “TRỪU TƯỢNG” ĐỂ TĂNG ĐỘNG LỰC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 175 2.5. Cách nhìn đa chiều và quan điểm cân bằng Nhờ tiếp cận với nguồn tài liệu về KHMT, chúng tôi nhận biết sự đan xen chằng chịt khó tách rời của các yếu tố khách quan và chủ quan khi giải quyết 1 vấn đề như ô nhiễm đất, phá rừng... Các nhà khoa học không chỉ nhìn từ một lĩnh vực hẹp như thổ nhưỡng hay nông nghiệp mà còn đứng từ các góc độ khác như nhận thức, thái độ của con người, điều kiện kinh tế, chính sách xã hội, chế độ chính trị, trình độ khoa học công nghệ, văn hóa tập quán.... Giải pháp cần toàn diện nhất có thể, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân mà phải xem xét đến mục tiêu phát triển đất nước và mục tiêu giữ gìn sinh thái. Điều này giúp chúng tôi hình thành cách tiếp cận một vấn đề nảy sinh trong lớp học cũng từ nhiều chiều kích. Để tăng hiệu quả giờ học tiếng Anh, tôi tìm hiểu nhu cầu và đặc điểm của sinh viên, tìm hiểu về môn học, xác định điểm mạnh - yếu về chuyên môn và các năng lực khác của giảng viên để phát huy và khắc phục, tìm hiểu về cơ chế não bộ để khích thích khả năng ghi nhớ; cải thiện nhận thức và siêu nhận thức (Mega- cognition); tìm hiểu cơ chế tâm lí cảm xúc để khai thác tốt động lực nội tại; tìm hiểu hành vi tổ chức để quản lí và điều hành lớp học... Cách thức này tạo ra những chuyển biến chậm nhưng rất có ý nghĩa đối với chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy kiến thức các ngành học như tâm lí, ngôn ngữ, giáo dục, khoa học thần kinh, giảng dạy ngoại ngữ kết nối với nhau và chiếu sáng lẫn nhau để một số vùng kiến thức ở “góc khuất” trở nên rõ ràng hơn. Các ngành học là những cột khói mà ở dưới thấp thì tách rời nhau, nhưng càng lên cao nó sẽ nhập lại làm một (T.Irene Sanders, 2006). Tìm hiểu thêm một chuyên ngành nữa và kiên trì phát triển dần lên - giống như cột khói trên cao - giảng viên có thêm cơ hội khám phá được những mệnh đề mới trong chuyên ngành chính của mình. Hình 5: Minh họa cho mối liên hệ giữa các ngành học (https://locphen.vn/nguyen-nhan-gay-o-nhiem-moi-truong-nuoc-o-viet-nam-hien-nay.html) Đôi khi, chúng tôi vận dụng mọi kinh nghiệm và kiến thức cá nhân nhưng vẫn chưa giải quyết được các khó khăn trong các lớp học, không khiến cho tất cả học sinh học tập hiệu quả như mong muốn. Cách nhìn đa chiều giúp chúng tôi hiểu là các giải pháp đang nằm ở “góc khuất” khác mà chúng tôi chưa thể nhận ra ngay lúc này. Nhờ đó, chúng tôi duy trì tinh thần lạc quan và kiên trì cho đến khi tìm được thêm câu trả lời.
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH 176 TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Quan điểm hài hòa là hệ quả tích cực của cách nhìn đa chiều. Hài hòa là các yếu tố khác biệt “cộng sinh và cộng hưởng” tạo thành 1 tổng thể cân bằng. Dưới đây là ví dụ về cách nhìn đa chiều và quan điểm hài hòa: - Trong khi một số ít nước giàu tìm con đường nhân danh kinh tế hay khoa học đổ trộm rác thải, mở cơ sở sản xuất ô nhiễm tại các nước nghèo, một số nước giàu có khác nghiên cứu công nghệ sản xuất mới để tự xử lí rắc rối của mình mà không gây hại thêm đến các quốc gia và dân tộc khác. Một đất nước không tiến bộ về công nghiệp như Bhutan lại là một bài học khác khiến thế giới suy ngẫm. Họ giữ gìn không khí trong lành bằng cách không làm gia tăng và do đó không cần xử lí chất ô nhiễm CO2. Thụy Sỹ và nhiều nước Bắc Âu xây dựng quốc gia trung lập không chiến tranh, không mở rộng lãnh thổ và tăng cường sống hòa hợp thiên nhiên, tiêu thụ hợp lý. - Một số chuyên gia phản đối khai thác sử dụng nhiên hoang dã, nhưng số khác lại ủng hộ ở một mức độ nào đó vì họ muốn đời sống người dân cải thiện, và sự no ấm của người dân cũng là thứ cần đánh đổi vì con người cũng là yếu tố thuộc về thiên nhiên và cũng cần được chăm sóc. Về bài toán giữa kiếm sống và khai thác thiên nhiên, quan điểm của những người dân nghèo sẽ khác với quan điểm của tầng lớp các nhà chính trị, hoặc các nhà khoa học giàu có và học thức cao, ít phải lo toan đến mưu sinh hàng ngày. (N.Đ.Hòe, 2012). Nhiều nhà lãnh đạo thế giới thường không áp dụng y hệt các bài học của từng quốc gia mà ứng dụng một cách hài hòa với tình hình địa phương mình, quốc gia mình mới có thể cho hiệu quả cao. Quan điểm hài hòa, cân bằng cũng được chúng tôi áp dụng đối với các lớp học khi cân nhắc và triển khai các lí thuyết liên quan đến giảng dạy ngoại ngữ của các chuyên gia châu Âu, châu Á hay Đông Nam Á... vì không có một phương pháp giảng dạy ngoại ngữ đơn lẻ nào mang lại hiệu quả cho mọi điều kiện giảng dạy. Chúng tôi theo dõi, điều chỉnh việc áp dụng lí thuyết đối với từng lớp học, người học, môn học... Ví dụ, xu thế chung là giảng viên thích cách tiếp cận giao tiếp hành động và sử dụng nhiều tiếng Anh khi giảng giải. Tuy nhiên, chúng tôi sử dụng hài hòa cả phương pháp ngữ pháp dịch, sử dụng tiếng Việt trên lớp, có lúc tăng cường các hoạt động tư duy giảm giao tiếp, có lúc ngược lại.... Quan điểm này cũng phù hợp với lí thuyết Hậu phương pháp1. Đường hướng sư phạm hậu phương pháp khuyến khích giáo viên tìm tòi, phát triển các phương pháp 1 dạy học phù hợp với đối tượng người học cụ thể trong những điều kiện văn hóa, xã hội và kinh tế cụ thể của địa phương thông qua “thực hành chiêm nghiệm” (reflective practice) chứ không phải chạy theo các phương pháp giảng dạy đang được tuyên truyền là thời thượng. Quan niệm về phương pháp dạy học này đòi hỏi giáo viên phải nắm được nhiều phương pháp dạy học khác nhau, thử nghiệm các phương pháp đó qua các công trình nghiên cứu cải tiến sư phạm (action research). Derrida nhà hậu cấu trúc luận thuộc thế hệ đầu tiên nói rằng “Triết lý đã chết hôm qua rồi… tư tưởng vẫn còn có tương lai”. Suy từ câu nói này, ta có thể nói: Phương pháp dạy học đã chết hôm qua rồi nhưng giảng dạy vẫn có tương lai. Thách thức đặt ra cho mỗi giáo viên là làm sao phát triển được khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế giảng dạy của mình để từ đó phát triển thành những lý thuyết riêng, đóng góp cho lý thuyết chung về giảng dạy ngoại ngữ bằng việc tích cực tham gia nghiên cứu cải tiến sư phạm như đã nói ở trên. (L.V.Canh)
  9. NHẬN BIẾT NHỮNG BIẾN CHUYỂN “TRỪU TƯỢNG” ĐỂ TĂNG ĐỘNG LỰC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 177 2.6. Tư duy sáng tạo để giải quyết mâu thuẫn và phát triển Các giải pháp môi trường mang chúng tôi đến với vô vàn ý tưởng sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp 1như: biến rác thành tiền, biến những bất lợi thành thuận lợi. Những ý tưởng sáng tạo thiết thực và hiệu quả để giải quyết rắc rối lại là những ý tưởng tôn trọng và hiểu biết sự vật, sự việc và hoàn cảnh. Bởi vì những rắc rối thường tiềm ẩn trong đó giải pháp. Nếu không tìm tòi, hiểu biết về những rắc rối đó, thì sự sáng tạo cũng ít khả thi. Ví dụ, để tự cứu mình khỏi dư lượng thuốc diệt cỏ, loài cây cải dại Canola đã tự thực hiện biến đổi gien để sinh tồn; một học sinh nữ lớp 9 ở Kon Tum thấy khó khăn của mẹ và bà con nông dân khi thu hoạch sắn đã chế tạo ra máy nhổ sắn. Được lĩnh hội tinh thần làm việc và sống sáng tạo qua những bài viết chuyên ngành, chúng tôi chuyển thái độ từ né tránh rắc rối, mâu thuẫn sang thái độ chấp nhận như một thực tại khách quan. Nếu tìm cách giải quyết cũng đồng nghĩa với phát triển và ngược lại, né tránh mâu thuẫn, chúng ta sẽ không phải đổ ra nhiều công sức, nhưng cũng sẽ như con tàu mãi neo nghỉ trong vùng cảng an toàn. Khi ra khơi, ban đầu bạn có thể lo ngại, nhưng bạn sẽ có niềm vui của việc ra khơi. Cũng đúng như Tom Rubbins nói: “Một hệ thống thực sự ổn định là hệ thống đón chờ điều bất ngờ, là chuẩn bị sẵn sàng để hủy hoại và mong đợi được cải biến.” Loài chim Roadrunner sống trên sa mạc (Hình 6). Ngoài việc có đôi chân dài và khỏe để băng trên cát nóng, chúng còn có cơ chế lọc và thu hồi nước thải của cơ thể để tái sử dụng. Nhờ đó mà 2 nhu cầu mâu thuẫn là lấy nước và thải nước vẫn diễn ra “hòa thuận”, đảm bảo sinh tồn bền vững. Hình 6: Loài chim Roadrunner với cơ chế giải quyết cơ chế mâu thuẫn (https://listverse.com/2016/07/07/10-desert-animals-with-brilliant-survival-adaptations/) Thiên nhiên, cây cỏ, loài vật luôn tìm cách thích nghi với thay đổi của môi trường xung quanh, chỉ có con người dường như có xu thế thích ổn định hoặc chỉ chấp nhận thay đổi theo ý muốn chủ quan của mình (ví dụ, hoàn cảnh thuận lợi thì thích như thế mãi, hoàn cảnh khó khăn thì thích ngay lập tức phải thay đổi). Kiến thức về thiên nhiên gợi ý cho chúng tôi trong nội tại con người luôn là một quá trình tìm kiếm cách thức để giải quyết ổn thỏa các cặp nhu cầu mâu thuẫn, ví dụ: Mục tiêu của giáo dục thời đại 4.0 là tạo ra những con người sáng tạo (innovators) và những con người 1 khởi nghiệp (entrerpreneurs).
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ GẮN VỚI CHUYÊN NGÀNH 178 TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ: LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - Nhu cầu nghỉ ngơi/nhu cầu làm việc. - Nhu cầu tự do sáng tạo/nhu cầu tuân phục kỉ luật. - Nhu cầu liên kết hợp tác/nhu cầu độc lập tự giác. - Nhu cầu sang tạo, khác biệt/nhu cầu hòa nhập, tương đồng. Chúng tôi đã chuyển dần sang thái độ thích nghi và bớt e ngại thay đổi, tìm thấy được giải pháp ngay trong nội tại sự việc. Điều này mang lại cho chúng tôi nhiều thành quả trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu, trong cuộc sống cá nhân và xã hội, dù nhỏ bé nhưng nhiều ý nghĩa. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu này của chúng tôi là quá trình chú tâm quan sát và phản tỉnh về hoạt động HỌC và DẠY tiếng Anh chuyên ngành. Học là sự tích lũy kinh nghiệm, nhờ khả năng liên hệ thực tế, người học có thể ứng dụng hiệu quả những thứ đã học. Do vậy, mặc dù chúng tôi gần như dừng dạy TACN cách đây hơn 10 năm, nhưng dấu ấn của ngành học này theo chúng tôi đến tận bây giờ và không ngừng đóng góp vào công việc hiện tại. Giờ đây, chúng tôi đã nhận ra học tập là kho báu Learning: The Treasure Within (Unesco, 1996). Học và dạy TACN có thể mang lại rất nhiều biến đổi “trừu tượng” như thói quen, động lực, nhãn quan, các giá trị tư tưởng, phương pháp và năng lực tư duy... Hạn chế của nghiên cứu này là tính định tính cao. Hơn nữa, động lực của con người là yếu tố chịu ảnh hưởng của rất nhiều biến lượng. Tuy nhiên, khi truy hồi về những sự kiện đáng nhớ liên quan đến động lực làm việc, chúng tôi ghi nhận những ấn tượng sâu sắc và rõ ràng nhất về các tác nhân tích cực từ môn học TACN. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tìm tiếng nói chung từ các đồng nghiệp làm việc với TACN, cùng tiếp tục tăng cường thực hành cách học tập - giảng dạy chú tâm và phản tỉnh để thu gặt được nhiều thành quả hơn. Chú tâm bao gồm quan sát, sáng tạo, điều chỉnh, thích nghi, liên hệ và ứng dụng thực tế... Chú tâm không chỉ có nghĩa là chuyên sâu và cô lập mình trong lối đi riêng của giảng dạy tiếng Anh mà còn mang ý nghĩa mở rộng, kết nối với các chuyên ngành khác để vượt qua các giới hạn cũ, tìm kiếm những mệnh đề mới cho việc học - dạy TACN và ngoại ngữ nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia 2018, Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học. Hà Nội- 4/2018. Trường ĐHNN, ĐHQGHN. 2. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế, Chiến lược và kế hoạch giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Hà Nội tháng 2/ 2018.
  11. NHẬN BIẾT NHỮNG BIẾN CHUYỂN “TRỪU TƯỢNG” ĐỂ TĂNG ĐỘNG LỰC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 179 3. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế, Ngôn ngữ học Việt Nam 30 năm đổi mới và phát triển của Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2017. 4. Hội thảo Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục và hội nhập quốc tế, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hà Nội tháng 5/2018. 5. Hội thảo Giáo dục khai phóng: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp cách mạng Công nghiệp 4.0. Đại học Việt – Nhật, Đại học Nguyễn Tất Thành. Hà Nội tháng 7/2018. 6. Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Sinh, An ninh môi trường, Nxb Khoa học Kĩ thuật, 2012 7. Peter J. Anderson, Global Politics of Power, Justice and Death, Routledge, 1969. 8. Thomas L.Friedman, Thế giới phẳng, Nxb Trẻ, 2006. 9. Inamori Kazuo, Cách sống, Nxb Lao động Xã hội, Cty sách Thái Hà, 2014. 10. David Joseph Schwartz, Sự kì diệu của tư duy lớn, Nxb Đà Nẵng, 2007. 11. Victoria Moran, Sáng tạo và cân bằng, Nxb Thời Đại, 2011. 12. Art Markman, Tư duy thông minh, Nxb Lao Động, 2017. 13. Virender Kapooor, PQ Chỉ số đam mê, Nxb Lao động – Xã hội, 2011. 14. T.Irene Sanders, Tư duy Chiến lược và Khoa học mới, Nxb Tri Thức, 2006. 15. Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Ngọc Toàn, “Nguyên tắc tạo tiêu đề cuốn hút cho các bài viết (trên cứ liệu tiêu đề tiếng Anh và tiếng Việt)”, Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học, 2016. 16. Nguyễn Thị Hằng Nga và Nguyễn Thị Hợp, “Bàn thêm về định danh sự vật (thông qua các thuật ngữ Anh- Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (2017). 17. Nguyễn Thị Hằng Nga, “Giảng viên sáng tạo đổi mới: Bằng cách nào?” Kỉ yếu Hội thảo quốc tế về giảng dạy Ngôn ngữ, 2017. 18. Nguyễn Thị Hằng Nga, “Giáo dục 4.0: Tăng cường dạy và học với bán cầu não phải”, Hội thảo quốc tế chiến lược và kế hoạch giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Viện Khoa học Giáo dục, 2018. tr. 250. ttps://www.teachingenglish.org.uk/article/reflective-teaching-exploring-our-own- classroom-practice. https://www.simplypsychology.org/simplypsychology.org-Kolb-Learning-Styles.pdf. https://www.simplypsychology.org/learning-kolb.html.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2