intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận biết và xử lý ngộ độc tại nhà

Chia sẻ: Heo Meo Iu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

103
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bữa cơm gia đình cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Mỗi loại thực phẩm có biểu hiện ngộ độc và cấp độ nguy hiểm khác nhau. Nếu không được xử lý ban đầu và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh. - Ngộ độc do sử dụng nguồn nước ô nhiễm làm kem, đá, tưới rửa rau quả hoặc dùng thực phẩm ở nguồn nước ô nhiễm: Có biểu hiện tiêu chảy kèm theo nôn và đau bụng. Vi khuẩn gây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận biết và xử lý ngộ độc tại nhà

  1. Nhận biết và xử lý ngộ độc tại nhà Bữa cơm gia đình cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Ảnh: Gaidinhnet
  2. Mỗi loại thực phẩm có biểu hiện ngộ độc và cấp độ nguy hiểm khác nhau. Nếu không được xử lý ban đầu và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh. - Ngộ độc do sử dụng nguồn nước ô nhiễm làm kem, đá, tưới rửa rau quả hoặc dùng thực phẩm ở nguồn nước ô nhiễm: Có biểu hiện tiêu chảy kèm theo nôn và đau bụng. Vi khuẩn gây bệnh có tên gọi là phẩy khuẩn tả (V.cholerae). - Ngộ độc thực phẩm đóng hộp: Có biểu hiện giảm trương lực cơ, đặc biệt là ở mắt (nhìn thấy mờ) và gây khó thở. Nguyên nhân là do thực phẩm đóng hộp bị ô nhiễm trong quá trình chế biến như cá, thịt, các loại rau. Vi khuẩn gây ra có tên gọi là vi khuẩn kỵ khí (clostridium botulinum). - Ngộ độc từ thực phẩm nhiễm phân người: Có biểu hiện tiêu chảy, có loại gây triệu chứng giống hội chứng lị, phân có máu, hoặc bệnh tả. Vi khuẩn gây bệnh có tên gọi là escherichia coli.
  3. - Ngộ độc từ thực phẩm nấu chưa chín: Có biểu hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, không sốt nhưng mất nước nặng. Vi khuẩn gây bệnh có tên là Tụ cầu. - Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật trong các loại rau quả hoặc chè: Có biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ. Tổn thương não, gây hội chứng nhiễm độc não do thuỷ ngân, phốt pho. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, máu, tiết niệu, nội tiết, tuyến giáp và có thể dẫn đến tử vong. - Ngộ độc sắn: Có biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Các trường hợp ngộ độc nặng có biểu hiện rối loạn thần kinh, co cứng cơ giống như bệnh uốn ván và có thể dẫn tới tử vong sau khoảng 30 phút. - Ngộ độc nấm: Có nhiều loại nấm gây ngộ độc, trong đó có 3 loại chủ yếu là nấm màu vàng, nấm nhạt và nấm đỏ. Cả 3 loại đều nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nấm độc màu nhạt có thời gian ngộ độc kéo dài sau bữa ăn, thường khoảng từ 9 – 11 giờ sau khi ăn người bệnh mới xuất hiện triệu chứng ngộ độc như đau bụng, nôn, gan
  4. to, hôn mê. Nấm độc màu đỏ có thời gian ngấm độc nhanh nhất, từ 1- 6 giờ sau khi ăn với biểu hiện toát mồ hôi, chảy dãi, nôn mửa, tiêu chảy… Trường hợp nặng có thể hôn mê, co giật. Khi bị ngộ độc, xử trí cấp cứu ban đầu tại nhà là phải gây nôn cho người bị ngộ độc nôn hết thức ăn đã ăn, uống để ngăn cản sự hấp thụ của ruột đối với chất độc, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau đó, đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế chậm nhất trước 6 giờ sau khi có biểu hiện ngộ độc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2