intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHÂN CÁC TRƯỜNG HỢP GHÉP XƯƠNG SỤN TỰ THÂN TRONG HƯ HỎNG NẶNG SỤN KHỚP GỐI

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

114
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu: Ghép xương sụn tự thân là một trong số những phương pháp điều trị mang lại kết quả khả quan cho những trường hợp tổn thương mặt sụn khớp chịu lực ở khớp gối trên những bệnh nhân còn trẻ. Có nhiều báo cáo của các tác giả trên thế giới với kết quả tốt. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi báo cáo kết quả bước đầu của hai trường hợp ghép xương sụn tự thân. Mô tả dụng cụ tự chế để lấy và ghép sụn. Kỹ thuật lấy sụn ghép và đặt sụn ghép với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHÂN CÁC TRƯỜNG HỢP GHÉP XƯƠNG SỤN TỰ THÂN TRONG HƯ HỎNG NẶNG SỤN KHỚP GỐI

  1. NHÂN CÁC TRƯỜNG HỢP GHÉP XƯƠNG SỤN TỰ THÂN TRONG HƯ HỎNG NẶNG SỤN KHỚP GỐI TÓM TẮT Giới thiệu: Ghép xương sụn tự thân là một trong số những phương pháp điều trị mang lại kết quả khả quan cho những trường hợp tổn thương mặt sụn khớp chịu lực ở khớp gối trên những bệnh nhân còn trẻ. Có nhiều báo cáo của các tác giả trên thế giới với kết quả tốt. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi báo cáo kết quả bước đầu của hai trường hợp ghép xương sụn tự thân. Mô tả dụng cụ tự chế để lấy và ghép sụn. Kỹ thuật lấy sụn ghép và đặt sụn ghép với diện tích sụn được lấy được mô tả. Sự cải thiện cảm giác đau được đánh giá qua các lần theo dõi. Kết quả: Hai bệnh nhân có cải thiện cảm giác đau, cả hai đều hài lòng với kết quả ghép sụn sau thời gian theo dõi 8 tháng và 1 năm. Kết luận: Phương pháp ghép s ụn xương tự thân với những dụng cụ tự chế khi áp dụng trên những bệnh nhân trẻ dưới 50 tuổi mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên nghiên cứu cần phải được tiến hành trên số lượng bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo dõi lâu dài hơn để có kết luận về sự cải thiện tình trạng đau và sự hoà nhập của sụn ghép.
  2. ABSTRACT Background: The autologous osteochondral graft was one of methods for treatment of the full thickness cartilage damage of knee and had a good result for young patients with the cartilage damage of weight-bearing articular surface of knee. Many reports of others authors had good results in the world. Material and method: Two cases were reported. The home-made instruments for cartilage harvesting, the techniques of cartilage harvesting and surface of cartilage harvesting were described. An amelioration of pain was evaluated in follow-up. Result: Two patients had an amelioration of pain. They all were satisfied after 8 months and 1 year follow-up. Conclusion: The autologous osteochondral graft with the home – made instruments had a good result when it was applied on young patients under 50 yrs. However, this study has to have more patients and long term follow-up to have the result of an amelioration of pain and of an intergration of the graft. GIỚI THIỆU
  3. Thoái hóa khớp gối hiện đang nổi lên như là 1 vấn đề sức khỏe cần quan tâm của cộng đồng vì tuổi thọ của dân số tăng lên. Các bác sĩ chấn thương chỉnh hình ngày càng gặp nhiều những bệnh nhân đến khám vì lí do đau do hư s ụn khớp gối vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó thoái hóa khớp là một nguyên nhân thường gặp. Thay khớp gối nhân tạo là một trong những biện pháp điều trị tốt cho những bệnh nhân lớn tuổi. Tuy nhiên khớp gối nhân tạo có tuổi thọ nhất định, do vậy đối với những bệnh nhân ở tuổi trẻ và trung niên thường rất hạn chế chỉ định thay khớp, hơn nữa khớp nhân tạo giá cả cao so với khả năng chi trả của bệnh nhân. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu việc phục hồi sụn khớp gối ở bệnh nhân trẻ và trung niên bị hư sụn khớp gối bao gồm ghép sụn tự thân nuôi dưỡng, ghép xương sụn kiểu khảm, ghép xương sụn đồng loại, ghép sụn nhân tạo... hoặc kỹ thuật khoan qua lớp xương dưới sụn của Pridie. Các kết quả bước đầu của phương pháp ghép sụn được cho là khả quan với tỉ lệ thành công lên đến 80 % và cải thiện rõ ràng triệu chứng đau ở khớp gối. Chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm bước đầu của chúng tôi trong kỹ thuật ghép xương sụn tự thân trên bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. BỆNH SỬ Bệnh nhân nữ Phùng thị L. sinh năm 1960, nhập viện vì lí do đau gối (P), với bệnh sử đau gối (P) đã 20 ngày sau té khi đánh cầu lông. Sau khi té
  4. bệnh nhân cảm giác đau ở gối phải, gối sưng to do tràn dịch. Bệnh nhân được điều trị bằng cách chọc hút dịch nhưng vẫn còn đau. Kết quả chụp MRI sau đó cho kết quả tổn thương sừng sau sụn chêm trong độ II do thoái hóa, tụ dịch gối ít, tổn thương phần tủy xương đầu dưới xương đùi và mâm chày. Bệnh nhân được nội soi chẩn đoán và điều trị, kết quả hai sụn chêm còn tốt duy chỉ có vùng hư sụn khớp độ IV ở vùng chịu lực của lồi cầu ngoài đùi với diện tích 1cm2. vùng này được cắt lọc và khoan qua lớp xương sụn theo phương pháp Pridie. Bệnh nhân được phẫu thuật lần hai với phương pháp ghép sụn xương tự thân. Phần sụn được lấy từ vùng mặt khớp chè đùi ở cực trên lồi cầu ngoài. Phần xương dưới sụn sau khi lấy ra ở nơi nhận được ghép vào nơi cho. Cả hai phần xương sụn được cố định bằng kim Kirschner. 8 tháng sau bệnh nhân được phẫu thuật nội soi để giúp gập gối tối đa. Phần sụn ghép hoà nhập với mô xung quanh mặt dù phần sụn bị mềm. Triệu chứng đau cải thiện rõ rệt.
  5. Hình 1: Dụng cụ lấy sụn xương tự chế Hình 2: Tổn thương sụn độ IV đã được làm sạch
  6. Hình 4: Miếng ghép được lấy ra
  7. Hình 5: Vị trí nơi cho và nơi nhận Hình 6: Miếng sụn ghép và miếng xương sụn lấy ra từ nơi nhận Hình 7: Chuyển đổi mảnh ghép sang nơi nhận và ghép miếng xương sụn từ nơi nhận sang nơi cho
  8. Hình 8: Bệnh nhân hậu phẫu Bệnh nhân 2 Bệnh nhân Trần Thị Đ. Sinh năm 1957, nhập viện vì đau gối T không giảm với thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Nội soi phát hiện tổn thương sụn khớp ở lồi cầu trong xương đùi. Bệnh nhân đã được mổ ghép sụn xương tự thân. MRI kiểm tra sau 4 tháng cho thấy sụn ghép hoà nhập với phần sụn chung quanh.
  9. Hình 9: Mảnh ghép lúc mổ. Hình 10: Hình MRI sau 3 tháng BÀN LUẬN Có nhiều phương pháp phục hồi mặt sụn khớp hư (0). Phẫu thuật khoan qua lớp xương sụn được Pridie giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1959. Phương pháp này có tỉ lệ thành công khoảng 40% sau theo dõi 6 năm theo Insall, nhưng sau đó s ụn tái tạo nhanh chóng bị thoái hóa do tính chất sụn bị
  10. thây đổi. sau đó Steadman và Rodrigo giới thiệu kỹ thuật mới cải tiến của Pridie bằng cách chỉ khoan tới mảnh xương dưới sụn. Theo dõi 7 năm tỉ lệ thành công lên tới 75%. Sau đó nhiều kỹ thuật tương tự được giới thiệu như chà mặt xương dưới sụn của Johnson, xốp hóa phần xương dưới sụn của Ficat. Tuy nhiên tất cả các phương pháp trên chỉ là cố gắng tạo ra 1 lớp sụn thay thế với tính chất không giống như bản thân lớp sụn khớp do vậy mà kết quả lâu dài không tốt(0). Từ năm 1908, Lexer là người đầu tiên ghép sụn xương đồng loại. Tuy nhiên Convery và Gross đã giới thiệu kết quả ấn tượng về ghép sụn xương đồng loại. Tuy vậy có hai vấn đề bất lợi khi ghép đồng loại là bệnh lí miễn dịch và bệnh lây nhiễm, và khả năng sống của tế bào chỉ khoảng 10 đến 30%. Sụn ghép không có khả năng hòa nhập vào sụn xung quanh. Mãi đến năm 1993 Matsusue(0) và cộng sự mới công bố kết quả ghép nhiều mảnh sụn xương được lấy từ thành ngoài của xương đùi. Hangody s ử dụng kỹ thuật này và báo cáo tỉ lệ thành công sau theo dõi từ 2 đến 5 năm là 86 đến 90%. Các tác giả khác cũng công bố kết quả của mình với sự thành công khích lệ(0). Tuy vậy cũng còn rất cần những nghiên cứu với thời gian theo dõi lâu dài. Một hướng ghép sụn khác được mở ra sau khi sự nuôi cấy sun thành công. Năm 1965 Smith đã thành công trong việc phân lập và phát triển tế
  11. bào sụn trong môi trường cấy. Các nghiên cứu trên động vất được tiến hành cho kết quả khích lệ. Năm 1985, các nghiên cứu bắt đầu trên người. những kết quả bước đầu đã được báo cáo. Tại Việt Nam, những cố gắng nhằm bảo tồn phục hồi sụn khớp với kỹ thuật nội soi cắt lọc, khoan xương kiểu Pridie đã được thực hiện với theo dõi ngắn hạn(0,0). Việc ghép tế bào sụn nuôi chưa phát triển được vì khả năng nuôi cấy tế bào sụn chưa được. Các dụng cụ để lấy sụn xương ghép kiểu khảm chưa có hoặc giá thành cao nên chưa thấy có báo cáo nào về kỹ thuật này. Ở đây chúng tôi sử dụng mẫu dụng cụ lấy sụn do chúng tôi tự thiết kế và làm lấy, diện tích mẫu sụn lấy khoảng 1cm2 và bề sâu khoảng 1cm. Nơi cho sụn là phần mặt khớp không chịu lực của gối đó chính là phần cực trên cùng của khớp bánh chè lồi cầu đùi. Vì mảnh ghép lớn nên có thể cố định dễ dàng bằng kim Kirschner hoặc vit nhỏ, đối với trường hợp thứ hai vì mảnh sụn ghép khít với nơi nhận nên chúng tôi không dùng thêm phương tiện cố định. Phần mặt sụn ghép cấp kênh với nơi nhận không nhiều và được gọt bớt 1 ít. Vì là ghép sụn xương nên mảnh xương sụn sẽ lành với mô xương xốp chung quanh. Mô s ụn sợi sẽ hàn khít mảnh sụn ghép với sụn xung quanh. Kết quả nội soi lần thứ hai sau 8 tháng của bệnh nhân 1 chứng minh điều
  12. này. Hình ảnh MRI sau 3 tháng của bệnh nhân 2 cho thấy vào thời điểm này mặc dù còn ít phù nề quanh vùng mô ghép nhưng mô ghép đã bắt đầu hoà nhập với xung quanh và điều quan trọng nhất là tình trạng đau của bệnh nhân giảm rất nhiều cho đến gần như mất hẳn trên cả hai bệnh nhân Mặc dù kết quả vẫn còn phải được tiếp tục theo dõi lâu dài nhưng k ỹ thuật ghép xương sụn tự thân hứa hẹn một kết quả khả quan trong điều trị hư sụn khớp ở lứa tuổi trẻ và trung niên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1