intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận diện bản sắc kiến trúc văn hóa Chăm-pa trong thiết kế các khu resort nghỉ dưỡng vùng duyên hải Nam Trung bộ

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu bắt đầu bằng việc phân tích các yếu tố di sản kiến trúc văn hóa Chăm Pa hiện có, tìm hiểu và đưa ra các yếu tố xác định giá trị “Bản sắc” đặc trưng của kiến trúc văn hóa truyền thống dân tộc Chăm Pa thông qua một số mô hình thiết kế các khu resort nghỉ dưỡng tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ. Bằng cách phân tích các yếu tố về môi trường, không gian, văn hóa, kiến trúc và xã hội con người Chăm Pa có phù hợp trong xu hướng tìm kiếm những giá trị thiết kế nhận diện bản sắc Kiến trúc văn hóa Chăm Pa hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận diện bản sắc kiến trúc văn hóa Chăm-pa trong thiết kế các khu resort nghỉ dưỡng vùng duyên hải Nam Trung bộ

  1. Nhận diện bản sắc kiến trúc văn hóa Chăm-pa trong thiết kế các khu resort nghỉ dưỡng vùng duyên hải Nam Trung bộ TS.KTS. Đoàn Ngọc Tú Trường Đại học Nguyễn Trãi Tóm tắt: Bản sắc văn hóa là dấu hiệu Chăm Pa có phù hợp trong xu hướng tìm đặc trưng để phân biệt văn hóa của cộng kiếm những giá trịthiết kế nhận diện bản đồng này với cộng đồng khác, dân tộc sắc Kiến trúc văn hóa Chăm Pa hiện nay? này với dân tộc khác. Được kết tinh ở Abstract: Champa culture has a truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện dramatic impact on significantly trong lối sống, trong phong tục tập quán, meaningful cultural values of Vietnam. trong các hoạt động sản xuất vật chất và The ancient capital of the Kingdom of tinh thần của cộng đồng. “Tìm về bản sắc Champa, the unique culture of spiritual văn hóa Việt Nam” PGS.TSKH Trần Ngọc origin from Hinduism had been Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ developing on the coast of Vietnam from các giá trị vật chất và tinh thần do con the 4th to the 15th centuries,a unique người sáng tạo và tích lũy qua quá trình culture which owed its spiritual origins to hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác Indian Hinduism of Champa developed giữa con người với môi trường tự nhiên on the coast of contemporary Viet Nam. và xã hội”. Văn hóa Chăm Pa đã có Beginning with an analysis of the những ảnh hưởng to lớn đến các giá trị existing Champa cultural and văn hóa có { nghĩa quan trọng của Việt architectural heritage, the researcher Nam. Kinh đô xưa của Vương quốc Chăm found out and showed the factors Pa từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 15, một nền determining the featured identity value văn hóa độc đáo có nguồn gốc tinh thần of the traditional cultural architecture of từ Ấn Độ giáo của người Chăm đã phát the Champa people based on several triển trên bờ biển Việt Nam. Nghiên cứu design models of resorts in the provinces bắt đầu bằng việc phân tích các yếu tố di of South Central Coast. By analyzing the sản kiến trúc văn hóa Chăm Pa hiện có, environment, space, culture, tìm hiểu và đưa ra các yếu tố xác định architecture, and society, whether the giá trị “Bản sắc” đặc trưng của kiến trúc Champa people are suitable for the trend văn hóa truyền thống dân tộc Chăm Pa of searching for the identity value and thông qua một số mô hình thiết kế các the current Champa identity, style of khu resort nghỉ dưỡng tại các tỉnh Duyên architecture. hải Nam Trung bộ. Bằng cách phân tích Từ khoá: Bản sắc, phong cách Kiến trúc các yếu tố về môi trường, không gian, Chăm Pa. văn hóa, kiến trúc và xã hội con người 18
  2. 1. Đặt vấn đề Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập và giao lưu quốc tế, với những bước tiến mạnh mẽ về mặt kinh tế xã hội. Cùng với đó, yếu tố bản sắc văn hóa Việt Nam với hơn 4000 năm lịch sử tồn tại và phát triển là những tinh hoa mà chúng ta cần gìn giữ, chắt lọc tiếp bước và phát huy giá trị để hòa nhập. Với tư duy mới trong giải pháp thiết kế quy hoạch, kiến trúc đô thị tương thích với nhu cầu sống và làm việc của con người trong thực tại. Bảo tồn, kế thừa và khai thác các giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống, đặc trưng dân tộc, vùng miền. Đồng thời góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, hướng tới các giá trị văn hóa của xã hội trong tương lai. Quá trình hội nhập quốc tế tạo nên sự đổi mới, phát triển cả về quy mô, chiều sâu và kéo theo đô thị hóa. Môi trường kiến trúc có nhiều yếu tố ngoại nhập cả chủ quan và khách quan. Là yếu tố để va chạm, giao thoa, học tập nhiều nền kiến trúc, nhiều nền sáng tạo khác có sự tương đồng về văn hóa, góp phần cũng cố và phát triển giá trị văn hóa kiến trúc bản địa. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh thắng cảnh và có nhiều di tích văn hóa đặc trưng của các dân tộc nơi đây. Tất cả đều mang trong mình những giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng mang tính đặc thù của một vùng đất có bề dày lịch sử. Đặc biệt, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tự thân với các giá đã khắc họa lên một nền văn hóa đa dạng, phong phú trong sự gắn liền với đời sống sinh hoạt đời thường của cộng đồng cư dân. 2. Tổng quan về kiến trúc và văn hóa Chăm Pa Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ân Độ vàJava đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ângiáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ 9 và 10[1] và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. 1 Thành cổ Cham Pa ở những vùng thuộc Cham Pa cổ: Vùng INDRAPURA (từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân, nay là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) có 4 thành: Thành Khu Túc, Thành Ngo, Thành Lồi, Thành Hóa Châu. Vùng AMARAVATI (từ đèo Hải Vân đến đèo Bình Đê, nay là Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi) có 3 thành: Thành Trà Kiệu, Thành Đồng Dương và Thành Châu Sa. Vùng VIJAYA (từ đèo Bình Đê đến đèo Cù Mông, nay là tỉnh Bình Định) 3 thành: Thành Thị Nại, Thành Đồ Bàn và Thành Cha. Vùng KAUTHARA (từ đèo Cù Mông đến đèo Rù Rì - Nha Trang, nay là tỉnh Phú Yên và Bắc tỉnh Khánh Hòa) có Thành Hồ. Vùng PANDURANGA (đèo Rù Rì nay là nửa Nam tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.) có 3 thành: Thành Văn Lâm, Thành Vụ Bổn và Thành Sông Lũy. 19
  3. Hình 1: Một vị Vua Chăm Pa Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng. Văn hóa Ân Độ, Campuchia và Java đều có ảnh hưởng đến văn hóa Chăm Pa. Từ thế kỷ 4 vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt Nam ngày nay đã truyền bá văn minh Ân Độ vào xã hội Chăm. Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ângiáo, đặc biệt là Shiva giáo, trở thành quốc giáo. Hình 2: Một số Tháp khu vực Duyên hải miền Trung Kiến trúc Chăm Pa được phân tích qua các tháp Chăm thờ các vị thần Ân Độ giáo và các vị vua Chăm được hóa thần còn sót lại cũng như dấu tích của các tòa thành cổ, tu viện phật giáo thời Indrapura. về phong cách kiến trúc điêu khắc các tháp được các nhà nghiên cứu thường chia ra làm nhiều thời kz, mỗi một thời kz có những thay đổi khác nhau, dấu ấn riêng biệt của 20
  4. người Chăm là kỹ thuật làm gạch kết dính để xây tháp và chạm trổ trên đá. Hình 3: Mặt bằng bố cục các không gian Hình 3: Tháp Ponagar Nha Trang Hình 4: Một số điêu khắc trên tháp Hình5: Tháp Ponagar Nha Trang Hình6: Tháp Po Klong Garai Ninh Thuận Điêu khắc của người Khmer và người Java, nền điêu khắc Chăm Pa là một trong ba nền điêu khắc chịu ảnh hưởng của Ân Độ đã đạt tới trình độ cao. Tuy ảnh hưởng nhiều từ nền điêu khắc Ân Độ, Java và Khmer nhưng điêu khắc Chăm Pa vẫn có những tính độc đáo riêng. 21
  5. Hình7: Nghệ nhân làm gốm tại Ninh Thuận Hình8: Sản phẩm gốm giới thiệu du khách Xu thế hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả các hình chạm khắc dưới dạng phù điêu, trong điêu khắc Chăm Pa rất ít có khung cảnh chung mà nhấn mạnh vào từng hình tượng, như bức phù điêu tiên nữ Apsara đang múa được tìm thấy ở Trà Kiệu thể hiện bàn tay to, cánh tay cong. Chính vì thế nghệ thuật điêu khắc của Chăm Pa mang tính ấn tượng nhiều hơn là tả thực, tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm quan trọng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm Pa. Trong văn hóa ChămPa, hình tượng Shiva Nataraja thường được chế tác bằng vật liệu đá cát, dưới hình thức phù điêu hoặc bán phù điêu, đặt trên trán cửa (tympan) các ngôi tháp Chăm, vừa mang { nghĩa tôn giáo vừa nhằm mục đích trang trí kiến trúc. Khác với vẻ mạnh bạo, dữ dội trong nghệ thuật Ấn Độ, hình tượng Shiva Nataraja đang thực hiện điệu múa Tandava trong điêu khắc đá Chămpa được thể hiện trong tư thế hình thể hình chữ S rất mềm mại, uyển chuyển. Hình 9: Phù điêu Shiva múa, thế kỷ 10, tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng Tượng đầu sư tử vào thế kỷ thứ 10, ở Trà Kiệu được điêu khắc đầy tinh xảo. Nghệ thuật điêu khắc đá Chămpa có hai loại hình chính là phù điêu và tượng có chủ đề về các vị thần tối cao cùng các thần khác có hình voi, sư tử, chim và vũ nữ... 22
  6. Hình 10:Tượng đầu sư tửtại phòng trưng bày văn hóa Chăm Pa bảo tàng lịch sử TP Hồ Chí Minh Tượng chim thần Garuda có tuổi đời hơn 1.000 năm. Trong Ấn Độ giáo, Garuda là vật cưỡi của thần Vishnu, được biểu hình bằng một con chim săn mồi có đầu người, với ba mắt và mỏ đại bàng. Hình 11: Tượng chim thần Garuda Hình 12: Hình tượng cách điệu Thần Voi Ganesha Thần Voi Ganesha, một trong những vị thần nổi tiếng và được tôn thờ nhất trong các đền thờ Hindu. Hình ảnh vị thần mình người đầu voi được tìm thấy khắp Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Bali (Indonesia), Bangladesh, Nepal và ở một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hình 13: Thần Voi Ganesha tại phòng trưng bày văn hóa Chăm Pa bảo tàng lịch sử TP Hồ Chí Minh Hình 14: Nghệ nhân tái hiện lại hình tượng thần Voi Ganesha 23
  7. Hình 15: Nghệ thuật múa Chăm Pa Trong văn hóa Chăm Pa rực rỡ không thể nhắc tới nghệ thuật múa, Người Chăm Pa biết ơn thần linh mà tạo ra điệu múa mang nét quyến rũ vĩnh hằng, điệu múa Apsara vọng thần linh, say sưa và quyến rũ. 3. Nhận diện giá trị “Bản sắc” trong mối quan hệ giữa kiến trúc và văn hóa bản địa trong phát triển đô thị bền vững Mỗi đô thị đều thể hiện sự Văn minh - Văn hóa và có bản sắc,với xu hướng phát triển chung toàn cầu cho đô thị bền vững và hội nhập thì sự Văn minh - Văn hóa đó cũng tạo nên sự khác biệt của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi lãnh thổ vùng miền.Phát triển đô thị bền vững là tổng hợp và cân bằng giữa “Kinh tế - Xã hội - Môi trường”. Đây chính là các yếu tố cấu thành và không thể tách rời trong đô thị.Bản thân “đô thị” được nhìn nhận “như một cơ thể sống” luôn tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển hướng tới sự “cân bằng". Do đó, cần nhìn nhận vấn đề phát triển bền vững đô thị bằng biện pháp tổng hợp và toàn diện, hành động có kế hoạch, có quy tắc và chủ động về ảnh hưởng của môi trường. Trên cơ sở này, các đô thị hướng đến bền vững cần đạt được sự thống nhất chặt chẽ và hữu cơ trên cả bốn lĩnh vực Môi trường “Ecology” - Kinh tế “Economics” - Chính trị “Politics” - Văn hóa “Culture”. Kiến trúc bền vững là một bộ phận quan trọng trong đô thị bền vững, một sản phẩm của văn hóa lấy con người làm trọng tâm, được tổng hòa và cộng sinh của các ngành nghệ thuật và khoa học - công nghệ.Kiến trúc ngày nay cùng hòa mình hội nhập và giao lưu với ngôi nhà chung văn hóa toàn cầu. Do đó, văn hóa kiến trúc cần nhìn nhận, hành động và phát triển một cách bền vững theo tinh thần chung của mọi thời đại trên thế giới về ứng xử hài hòa và thích ứng với văn hóa bản địa và môi trường tự nhiên vùng miền. Hiện nay có rất nhiều tài liệu về nghiên cứu liên quan đến yếu tố văn hóa bản địa trong kiến trúc tại các khu khách sạn, resort nghỉ dưỡng như: “Japanese Spa Resort” [2] mô tả chi tiết 2 Jinling Qu (2005) giới thiệu thiết kế hơn 26 resort và khách sạn nổi tiếng ở Nhật Bản 24
  8. phong cách thiết kế thanh lịch với sự hòa hợp giữa kiến trúc hiện đại và nền văn hóa truyền thống của Nhật Bản, quan điểm thiết kế đề cao cảm xúc của du khách. “Design Guidelines for Modern Thai Architecture in Resort Contexts” [3] Nghiên cứu sự chuyển đổi từ kiến trúc TháiLan truyền thống sang kiến trúc đương đại để đưa ra hướng dẫn thiết kế kiến trúc Thái Lan hiện đại trong khung cảnh resort.“Native Regionalism in Development of Sustainable Resort in Malaysia” [4] trình bày các yếu tố của chủ nghĩa khu vực, tiếp cận vấn đề trong kiến trúc khách sạn tại Malaysia; Phân tích vật liệu xây dựng thích ứng với kiến trúc bản địa Malaysia trong việc phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng như là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững và“(Re) Presenting The Vernacular /(Re) Inventing Authenticity: Resort Architecture In Southeast Asia” [5] đề xuất quan điểm về tính bản địa, tính chân thực trong kiến trúc khách sạn và minh chứng bằng 3 trường hợp nghiên cứu là khách sạn Amanpuri (Phuket, Thái lan), The Datai (Langkawi, Malaysia) và Amadari (Bali, Indonexia). Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về vấn đền này.“Bản sắc văn hóa địa phương trong thiết kế kiến trúc resort ở Việt Nam”[6] Tác giả Phạm Quznh Trang đã nghiên cứu và chỉ rõ sự biểu hiện của bản sắc văn hóa địa phương trong kiến trúc ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số nguyên tắc khai thác và chuyển hóa bản sắc văn hóa địa phương vào thiết kế kiến trúc resort. Tuy nhiên, chưa đi sâu vào bản chất của sự ảnh hưởng từ văn hóa địa phương đến kiến trúc khách sạn và các khu du lịch nghỉ dưỡng, các đề xuất giải pháp mới mang tính định hướng chung, chỉ chú trọng tới hình dáng kiến trúc và màu sắc bề ngoài. Các yếu tố địa hình, cảnh quan, văn hóa phi vật thể và cảm xúc nơi chốn, về tinh thần nơi chốn chưa được đề cập hoặc còn thiếu và hạn chế.“Về tính mô phỏng trong thiết kế Resort” [7] đăng trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam đề cập tới khai thác kiến trúc bản địa qua cấu trúc và hình thức để mô phỏng trong thiết kế khách sạn. và tại hội thảo Kiến trúc du lịch biển Việt Nam do Hội KTS tổ chức tại Phú Quốc, Phạm Đình Việt đã có phân tích, đánh giá những thành công của một số khách sạn nổi tiếng thế giới trong khu vực châu Á ở đảo Bali, đảo Jeju và đảo Langkawi qua việc khai thác văn hóa bản địa trong kiến trúc khách sạn. “Khu Du Lịch Champa Island Nha Trang” là quần thể cồn đảo duy nhất tại Nha Trang nằm giữa Trung tâm thành phố và ngay cửa sông Cái đổ ra biển. Sông núi, biển trời bao bọc, hệ thống sinh thái đa dạng cùng với nét tinh tế của kiến trúc Chăm truyền thống, tạo nên quang cảnh hùng vĩ và độc đáo. 3 Khiensak Seangklieng (2005) Luận án tiến sĩ chuyên ngành du lịch và quản l{ di sản kiến trúc 4 Nhóm tác giả Zuhairuse Md Darus, Siti Nurhidayah Abdul Manan, Nor Atikah Hashim, Roslan Saat, Azami Zaharim, Zaidi Omar (2008). Tạp chí 5 Hock Beng Tan (1995) 6 Phạm Quznh Trang (2008) Luận văn thạc sỹ kiến trúc 7 Tạ Mỹ Dương (2007) tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Phạm Đình Việt (2012) 25
  9. Hình16: Mặt đứng ngoài khách sạn Hình17: Tiền sảnh khách sạn Khai thác các biểu tượng văn hóa Chăm Pa là những vòm cuốn, cùng họa tiết của nghệ thuật điêu khắc được thiết kế tinh tế vào các không gian nội thất công trình. Hình 18: Không gian phòng ăn Hình 19: Sảnh lễ tân khách sạn Hình 20: Điêu khắc trang trí 3. Khai thác các yếu tố văn hóa bản địa trong các khu nghỉ dưỡng, khách sạn tại Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Văn hoá bản địa cần phân tích một cách có hệ thống dựa trên những cơ sở lý luận khoa học và chứng minh từ nguồn gốc các biểu hiện của tính bản địa trong kiến trúc, đó không phải là một khái niệm về tính vận động, sự lặp lại mà bản thân nó có một quá trình, kế thừa và biến đổi sáng tạo trong cuộc sống. Chính vì vậy, tính dân tộc và bản sắc văn hóa địa phương cần được bảo vệ và phát huy trong sáng tạo kiến trúc, nhưng không phải bằng cách sao chép quá khứ mà bản địa hóa kiến trúc quốc tế và quốc tế hoá kiến trúc bản địa, để đạt được giá trị công trình vừa hiện đại, vừa tôn tạo, bảo tồn và có bản sắc riêng. Bản sắc văn hóa kiến trúc là sự tổng hòa “nghệ thuật cộng sinh” các ngành nghệ thuật khác, yếu tố tự nhiên - môi trường “địa hình, khí hậu”, yếu tố cảm xúc “cảnh quan thiên nhiên, tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng”, yếu tố thời gian và không gian giữa các điểm, nét, mảng và khối hình...”. Tính địa phương, vùng miền cho thấy mỗi biểu tượng, hình tượng văn hóa đều gợi ra một ý niệm nhất định, có nghĩa là mỗi { tưởng biểu đạt một hệ thống ký hiệu khác nhau, mang tính khái quát cao, đạt được giá trị hài hòa, biểu cảm nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Thực chất thế giới văn hóa được bao bọc trong thế giới biểu tượng. 26
  10. Các yếu tố nhận diện bản sắc đặc trưng văn hóa xã hội của người Chăm Pa tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ qua mối quan hệ giữa con người với con người thể hiện trong các giá trị đặc trưng của văn hóa bao gồm yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất. Kiến trúc bản địa và hội nhập là sử dụng vật liệu, phong cách - đặc điểm, cấu trúc - tổ chức không gian văn hóa, kiến trúc truyền thống đặc sắc, giàu bản sắc và đặc trưng dân tộc vùng miền được tiếp biến với công nghệ, giải pháp và hình thức hiện đại, góp phần hòa nhập quốc tế bền vững. Một số mô hình công trình công cộng; khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã sử dụng văn hóa Chăm Pa trong phong cách thiết kế: “Khách sạn The Code - Đà Nẵng”[8] Họa tiết trang trí ở mặt tiền khai thác nét văn hóa Chăm thông qua cách điệu mặt bằng tổng thể của những tòa tháp Chăm ở thánh địa Mỹ Sơn. Hình 21: The Code - Đà Nẵng “Khách sạn Joy Trip Nha trang”[9]Với lối thiết kế không gian Sảnh khách sạn khai thác một vài nét văn hóa Chăm Pa, với cảm hứng từ những khối gạch xếp của các Tháp Chăm. Các khối hình này được khắc tên các danh lam thắng cảnh của Nha trang Hình 22: Joy Trip Nha trang Giải pháp Không gian kiến trúc với tiến bộ Khoa học công nghệ tiên tiến đã tạo ra các công trình kiến trúc sự năng động, thông minh và mới mẻ,đã ngày càng mang tính thực dụng làm cho dây chuyền công năng trong công trình kiến trúc được giản tiện. Người thiết kế kiến trúc nếu biết vận dụng, chắc lọc, kế thừa, sáng tạo tính dân tộc và bản sắc văn hóa địa phương với các xu thế khoa học công nghệ làm không gian kiến trúc có thể linh hoạt, khai thác tốt nhất địa hình và 8 Hồ Mộng Long - Khách sạn The Code - Đà Nẵng (2018) – HML Architecture 9 Hồ Mộng Long - Khách sạn Joy Trip Nha trang (2020) – HML Architecture 27
  11. yếu tố khí hậu, địa điểm sẽ là một kết quả tất yếu trong quá trình phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng luôn biến đổi. Điều này cũng là một nhân tố làm cho bản sắc địa phương ngày càng phong phú và đậm nét và thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội. “Khu Du Lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Núi Chúa”[10]Dự án được hoàn thành xây dựng năm 2022 và bắt đầu khai thác năm 2023 tại quần thể khu vực Núi Chúa, thuộc Xã Ninh Hải, Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Có quy mô 45ha với các chức năng nghỉ dưỡng du lịch biển.Bố cục tổng thể quy hoạch nghiên cứu kỹ lưỡng, các thức kiến trúc cách điệu vòm cuốn, trang trí văn hóa Chăm Pa khi khai thác các yếu tố văn hóa Chăm Pa bản địa trong bố cục quy hoạch, kiến trúc, nội ngoại thất tạo nên một sự thu hút nổi bật đối với du khách khi đến với khu nghỉ dưỡng. Văn hóa Chăm Pa được khai thác tối đa trong toàn bộ khu nghỉ dưỡng từ tổng thể đến chi tiết. Các chi tiết được chắt lọc cô đọng, tổ hợp với nhau nên việc cảm nhận về chủ thể và câu chuyện về văn hóa Chăm được nổi bật và sắc nét. Hình 23: QH không gian kiến trúc cảnh quan Hình 24: Phối cảnh khu trung tâm Hình 25: Nhà tiếp đón với thiết kế gắn liền với thiên nhiên môi trường tự nhiên Hình 26: Không gian Nhà hội nghị sử dụng thiết kế vòng cuốn 10 Đoàn Ngọc Tú, Hoàng Công Hợp (2021) Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Núi Chúa – Ninh Thuận – GSSC.Interco 28
  12. Hình 27: Không gian sảnh Nhà tiếp đón Hình 28: Không gian sảnh Nhà hội nghị Hình 29: Sử dụng các hình tượng Chăm Pa trong trang trí nội thất công trình Khối khác sạn và cụm công trình công cộng được thiết kế hài hòa trên nền kiến trúc bản địa Chăm Pa. Hình 30: Khối khách sạn Hình 31: Khối nhà hàng 4. Kết luận Bối cảnh thế giới phải đối diện với nhiều thách thức có tính toàn cầu hóa, đã đặt ra cho nhiệm vụ quy hoạch phát triển đô thị, công trình kiến trúcnhiều vấn đề để hướng đến phát triển bền vững và đặc biệt phải có bản sắc. Đây là xu hướng tất yếu của kiến trúc Thế giới, kiến trúc tiếp nhận và chọnlọc các giá trị kiến trúc truyền thống và giao lưu quốc tế để tiếp biến hội nhập đồng thời phát triển bền vững môi trường xã hội và nhân văn. Do đó, vai trò khai thác yếu tố kiến trúc bản địa cụ thể là nhận diện bản sắc kiến trúc Chăm Pa cần được phát huy giá trị trên nhiều yếu tố; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của vùng, miền. 29
  13. Kiến trúc, quy hoạch đô thị bảo đảm sự hòa nhập với môi trường nhân văn về truyền thống văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, làm tăng giá trị môi trường kiến trúc văn hóa khu vực và hướng tới các giá trị nghệ thuật của xã hội trong tương lai. Đảm bảo sự hòa nhập góp phần tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đáp ứng các nhu cầu vật chất, văn hóa tinh thần của cá nhân, cộng đồng và dân tộc bằng việc tôn trọng quyền, lợi ích hưởng thụ của cộng đồng dân cư, tránh tạo xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích bảo đảm sự hòa nhập với cộng đồng, bảo tồn và phát triển các giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Mô hình quản lý hiệu quả đô thị và kiến trúc, tôn trọng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thiết kế, đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng các dự án. THUẬT NGỮ 1. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ thuộc Trung Bộ Việt Nam, bao gồm 08 tỉnh thành ven biển: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. 2. Văn hóa“culture”là biến thể của từ “cultus” (là chữLatinh với nghĩa gốc là gieo trồng), dùng theo nghĩa “cultus agri” (là gieo trồng ruộng đất) và “cultus Animi” (gieo trồng tinh thần, tức là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người). Việt Nam, hiểu theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống... Theo Đoàn Văn Chúc, “Văn hóa - vô sở bất tại”. Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên đều là văn hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Philippe Stern (1942), L’Art du Champa (Ancien Annam) et son e’volution, Toulouse les frères Doula doure Manres imprimeurs, 39 Rue Saint-Suipice, Paris. [2]. Trần Ngọc Thêm (2006) Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam, Nhà xuất bản: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. [3]. Nguyễn Đức Thiềm (2008), Khía cạnh văn hóa – xã hội của kiến trúc, NXB Xây dựng, Hà Nội [4]. Đoàn Văn Chúc (1997). Xã hội học văn hóa. Nxb Văn hóa - thông tin. [5]. Lê Đình Phụng (1993), Vài ý kiến về thành cổ Champa ở Bình Định, tạp chí Khảo cổ học, số 2- 1993. [6]. Lê Đức Thắng (1997), Quy hoạch các điểm du lịch với việc khai thác di sản kiến trúc, văn hóa, lịch sử khu vực, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. [7]. Hồ Mọng Long (2018), Khai thác yếu tố Kiến trúc Chăm trong khách sạn tại Nha Trang, luận văn thạc sỹ kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. [8]. Huznh Thị Được (2006), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn độ, NXB Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng. [9]. https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/y-nghia-bieu-tuong-tren-vom-cuon-cua-kien- truc-den-thap-champa.html [10]. https://www.topdulichtrainghiem.com/2019/05/vai-net-ve-van-hoa-cham-pa.html [11]. https://vietoceantravel.com/cung-nhau-kham-pha-nhung-ngon-thap-cham-noi-tieng-o-viet- nam.html 30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1